Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HẬU GIANG
4.2 Tình hình thanh toán quốc tế theo từng phương thức
4.2.1 Số lượng hợp đồng được thực hiện theo từng phương thức thanh toán
Tính theo tổng số lượng hợp đồng xuất khẩu theo từng thị trường của từng năm thì năm 2012 là năm mà công ty có số lượng hợp đồng cao nhất với 58 hợp đồng nhiều hơn năm 2011 là 23 hợp đồng và hơn năm 2010 là 25 hợp đồng. Cho thấy, năm 2012 là năm mà công ty ký kết được khá nhiều hợp đồng mang về nguồn doanh thu xuất khẩu lớn so với hai năm trước đó.
Cụ thể, bảng 4.3 sẽ thể hiện rõ số liệu thống kê về số lượng hợp đồng ở từng thị trường mà công ty ký kết được trong thời gian từ năm 2010 – 2012:
Bảng 4.3 TỔNG SỐ LƯỢNG HỢP ĐỒNG THEO TỪNG THỊ TRƯỜNG CỦA HAU GIANG FOOD GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
NĂM
2010 2011 2012
THỊ
TRƯỜNG SỐ HỢP ĐỒNG
TỶ TRỌNG
(%)
SỐ HỢP ĐỒNG
TỶ TRỌNG
(%)
SỐ HỢP ĐỒNG
TỶ TRỌNG
(%)
Châu Á 24 72,73 25 71,43 44 75,86
Châu Phi 6 18,18 7 20,00 10 17,24
Châu Âu 2 6,06 2 5,71 3 5,17
Châu Mỹ 1 3,03 1 2,86 1 1,72
TỔNG 33 100 35 100 58 100
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Đầu tiên phải nhắc đến đó là thị trường Châu Á, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong năm 2010, với 33 hợp đồng xuất khẩu thì thị trường Châu Á đã có 24 hợp đồng, chiếm trên 70% trong tổng số hợp đồng mà công ty đã ký kết. Trong hai năm tiếp theo, Châu Á lại tiếp tục là thị trường dẫn đầu về số lượng hợp đồng đã ký kết với công ty, cụ thể năm 2011 có 25 hợp đồng trong tổng số 35 hợp đồng của công ty, chiếm 71,43% tăng 1 hợp đồng so với năm 2010 và năm 2012 là 44 hợp đồng chiếm 75,86% trong
tổng số 58 hợp đồng xuất khẩu mà công ty đã thực hiện trong năm này, tăng 19 hợp đồng so với năm 2011 và 20 hợp đồng so với năm 2010.
Đứng thứ 2 là thị trường Châu Phi với tổng số hợp đồng thực hiện trong cả ba năm là 23 hợp đồng. Đây là thị trường khá hấp dẫn mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang khai thác, với số lượng hợp đồng được thống kê qua từng năm cụ thể như sau: năm 2010 số hợp đồng được ký kết là 6 chiếm 18,18%; sang năm 2011 tăng thêm 1 hợp đồng chiếm 20%, số hợp đồng lại tiếp tục tăng ở năm 2012 với số lượng là 10 chiếm 17,24% hơn năm 2011 là 3 hợp đồng và hơn năm 2010 là 4 hợp đồng.
Hai thị trường tiếp theo đó là Châu Âu và Châu Mỹ tuy số lượng hợp đồng ký kết với công ty rất ít nhưng các quốc gia như Croatia, Lithuania và Mỹ trong nhóm thị trường này là những khách hàng đầy tiềm năng mà công ty đang hướng đến mở rộng thêm thị phần đặc biệt là thị trường Châu Mỹ, mặc dù tỷ trọng hàng năm tại hai thị trường này chỉ ở mức trên dưới 5%.
4.2.2 Các phương thức thanh toán dùng trong hoạt động xuất khẩu của công ty
Như đã trình bày ở các phần trước, công ty chỉ sử dụng chủ yếu hai phương thức thanh toán quốc tế đó là L/C và T/T nhưng L/C được sử dụng phổ biến hơn vì trên thực tế sự an toàn của nó dành cho các bên tham gia được đảm bảo hơn so với T/T mặc dù L/C là phương thức thanh toán mất khá nhiều thời gian do phải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi phải luôn cẩn thận trong việc lập bộ chứng từ. Sau đây là bảng số liệu thống kê về số lượng hợp đồng và giá trị thanh toán hàng xuất khẩu mà công ty đã gặt hái được trong thời gian qua khi sử dụng hai phương thức thanh toán này.
Phương thức thanh toán L/C
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 47 SVTH: Đỗ Ngọc Đoan Trang
Bảng 4.4 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C CỦA HAU GIANG FOOD GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
NĂM
2010 2011 2012
CHÊNH LỆCH 2011/2010
CHÊNH LỆCH 2012/2011 THỊ
TRƯỜNG SỐ HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ (USD)
TỶ TRỌNG
(%)
SỐ HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ (USD)
TỶ TRỌNG
(%)
SỐ HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ (USD)
TỶ TRỌNG
(%)
GIÁ TRỊ
(USD) (%)
GIÁ TRỊ
(USD) (%)
Châu Phi 3 1.204.010 5,38 3 1.402.350 5,90 3 1.609.906 5,76 198.340 16,47 207.556 14,80
Châu Á 21 20.779.832 92,90 22 21.978.349 92,47 26 25.903.804 92,72 1.198.517 5,77 3.925.455 17,86
Châu Âu 2 384.742 1,72 2 387.825 1,63 2 424.950 1,52 3.083 0,80 37.125 9,57
TỔNG 26 22.368.584 100 27 23.768.524 100 31 27.938.660 100 1.396.857 6,24 4.133.011 17,39 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Từ số liệu của bảng trên cho thấy số lượng hợp đồng cũng như giá trị thanh toán thu được trong giai đoạn 2010 - 2012 khi thanh toán bằng phương thức L/C được thực hiện tại ba thị trường đó là Châu Á, Châu Phi và Châu Âu trong đó Châu Á là thị trường mang lại cho công ty doanh thu xuất khẩu cao nhất, kế đó là Châu Phi và cuối cùng là Châu Âu.
Năm 2010 là năm mà tình hình sản xuất trong nước không mấy thuận lợi do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh,…giá gạo xuất khẩu diễn biến lên xuống thất thường: đầu năm giá cao, giữa năm lại giảm nhưng đến cuối năm lại tăng trở lại, chính vì điều này đã làm cho một số thị trường hạn chế nhập khẩu hoặc có khi không nhập khẩu. Điển hình như hai thị trường Châu Phi và Châu Âu có số hợp đồng được ký kết rất ít đồng thời giá trị thanh toán hàng xuất khẩu cũng thấp chỉ chiếm 1,72% đối với Châu Âu và 5,38% đối với Châu Phi. Riêng tại thị trường Châu Á, công ty ký kết được khá nhiều hợp đồng có giá trị lớn đến từ các khách hàng truyền thống như Indonesia, Philippin, Malaysia, ngoài ra có thêm khách hàng mới đến từ Hồng Kông đã giúp mang về cho công ty trị giá tiền hàng xuất khẩu lên đến 92,90% cùng với trên 80% số hợp đồng được ký kết, trong đó Indonesia là đối tác nhập khẩu gạo nhiều nhất.
Đến năm 2011, số lượng hợp đồng thanh toán bằng L/C tại thị trường Châu Á không bị thu hẹp lại mà có sự gia tăng nhưng không đáng kể chỉ tăng thêm 1 hợp đồng so với năm 2010 do trong năm này lượng gạo dự trữ mua ở năm trước của thị trường này vẫn còn nên lượng nhập khẩu không nhiều và giá trị hàng xuất khẩu thu về đạt 21.978.349 USD. Tương tự như năm 2010 thì năm 2011 số hợp đồng tại hai thị trường Châu Phi và Châu Âu vẫn không có sự gia tăng nhưng về giá trị thì có tăng lên, cụ thể chỉ có 2 trong số 27 hợp đồng ở Châu Âu có giá trị đạt 387.825USD chiếm 1,63% tổng giá trị thanh toán. Còn ở Châu Phi thì có 3 hợp đồng trong tổng số 27 hợp đồng nhiều hơn Châu Âu 1 hợp đồng với giá trị đạt 1.402.350 USD tăng 198.340 USD tương đương 16,47% so với năm 2010.
Sang năm 2012, do sự mở rộng thêm thị trường xuất khẩu sang Châu Á, đồng thời có thêm các đơn hàng lớn từ Indonesia nên phương thức này được áp dụng rộng rãi hơn với số lượng hợp đồng là 26 tăng thêm 4 hợp đồng so với năm
2011 và 5 hợp đồng so với năm 2010 và giá trị thanh toán đạt 25.903.804 USD chiếm trên 90% thị phần. Riêng hai thị trường Châu Phi, Châu Âu tuy số hợp đồng được ký kết vẫn không có sự gia tăng trong năm này nhưng giá trị thanh toán lại tăng nhưng không nhiều so với hai năm trước đó chỉ chiếm lần lượt 5,76% và 1,52% tổng giá trị các hợp đồng thanh toán bằng L/C.
Phương thức thanh toán T/T
Khác với phương thức thanh toán L/C thì ở phương thức thanh toán T/T thời gian thanh toán nhanh hơn, các bước thực hiện thì đơn giản và dễ dàng hơn giúp cho công ty nhanh chóng nhận được tiền hàng và phía khách hàng sớm nhận được hàng hóa. Đây là ưu điểm mà phương thức này mang lại khi hai bên chọn hình thức này để giao dịch mua bán, thường được áp dụng đối với các hợp đồng có giá trị giao dịch nhỏ hoặc đối với những khách hàng quen đã hợp tác và làm ăn với công ty nhiều năm.
Sau đây chúng ta sẽ phân tích tình hình sử dụng phương thức chuyển tiền bằng điện của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 được thống kê cụ thể thông qua bảng số liệu 4.5 bên dưới:
GVHD: Nguyễn Thị Kim Hà 50 SVTH: Đỗ Ngọc Đoan Trang
Bảng 4.5 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC T/T CỦA HAU GIANG FOOD GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
NĂM
2010 2011 2012
CHÊNH LỆCH 2011/2010
CHÊNH LỆCH 2012/2011 THỊ
TRƯỜNG SỐ HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ (USD)
TỶ TRỌNG
(%)
SỐ HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ (USD)
TỶ TRỌNG
(%)
SỐ HỢP ĐỒNG
GIÁ TRỊ (USD)
TỶ TRỌNG
(%)
GIÁ TRỊ
(USD) (%)
GIÁ TRỊ
(USD) (%)
Châu Á 3 3.071.730 55,63 3 3.052.880 42,09 18 18.633.960 72,17 (18.850) (0,61) 15.581.080 510,37 Châu Phi 3 2.407.055 43,59 4 4.134.500 57,00 7 6.423.230 24,88 1.727.445 71,77 2.288.730 55,36
Châu Mỹ 1 42.965 0,78 1 66.460 0,92 1 21.750 0,08 23.495 54,68 (44.710) (67,27)
Châu Âu 0 0 0,00 0 0 0,00 1 742.000 2,87 0 0,00 742.000 0,00
TỔNG 7 5.521.750 100 8 7.253.840 100 27 25.820.940 100 1.732.090 31,37 18.567.100 255,96 (Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Nhìn vào bảng 4.5 ta nhận thấy từ năm 2010 – 2012 có 4 thị trường áp dụng hình thức thanh toán T/T đó là những khách hàng đến từ thị trường Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ. Trong đó, Châu Mỹ là thị trường mới và công ty bắt đầu xuất khẩu sang thị trường này từ năm 2010 và lựa chọn hình thức thanh toán chủ yếu là T/T vì các đối tác đến từ thị trường này được công ty đánh giá là có khả năng thanh toán tương đối cao. Hơn nữa, giá trị giao dịch thấp nên công ty áp dụng phương thức này nhằm tạo điều kiện cho hai bên hợp tác. Cụ thể, năm 2010 với 1 hợp đồng thanh toán T/T trị giá 42.965 USD, đến năm 2011 cũng với 1 hợp đồng nhưng giá trị thanh toán bằng T/T đã tăng lên thêm 23.495 USD tức tăng66.460 USD chiếm 0,92% tổng giá trị thanh toán của cả năm. Sang năm 2012, giá trị thanh toán tại thị trường này giảm xuống còn 21.750 USD giảm 44.710 USD tương đương giảm 67,27% nguyên nhân là do trong năm này nhu cầu tiêu thụ không nhiều chỉ nhập với lượng vừa phải.
Tiếp theo là thị trường Châu Âu với khách hàng lâu năm đến từ quốc gia Conakry, trong hai năm đầu thị trường này không nhập khẩu gạo do giá gạo trên thị trường có sự biến động, đến năm 2012 thì mới nhập khẩu trở lại với 1 hợp đồng có giá trị là 742.000 USD chiếm 2,87% trong tổng giá trị giao dịch là 25.820.940 USD.
Châu lục tiếp theo khá hấp dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu vì đây là thị trường khá dễ tính trong việc nhập khẩu gạo đó chính là thị trường Châu Phi.
Năm 2010, có 3 hợp đồng trong tổng số 7 hợp đồng được ký kết giữa công ty với thị trường này mang về giá trị thanh toán đạt 2.407.055 USD. Sang năm 2011, số hợp đồng tăng lên 1 kéo theo giá trị thanh toán cũng tăng tức đạt 4.134.500 USD tăng 71,77% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012, công ty đã ký kết được thêm 3 hợp đồng nữa và giá trị thanh toán tăng lên 6.423.230 USD. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì công ty đã có cơ hội gia tăng việc xuất khẩu gạo vào thị trường đầy hứa hẹn với dân số hơn 1 tỷ người này.
Cuối cùng là thị trường Châu Á, một thị trường truyền thống của công ty với nhiều đối tác làm ăn lâu năm như Indonesia, Trung Quốc,... Ngoài những đơn hàng có giá trị lớn được thanh toán bằng L/C thì công ty và những đối tác này còn sử dụng T/T để thanh toán cho những hợp đồng có giá trị thấp. Trong hai
năm 2010 và 2011 số hợp đồng và trị giá xuất khẩu tương đối thấp chỉ có 3 hợp đồng và giá trị thanh toán đạt 3.071.730 USD chiếm trên 50% ở năm 2010, tiếp tục năm 2011 số hợp đồng bằng với năm 2010 nhưng trị giá xuất khẩu lại giảm 18.850 USD tức đạt 3.052.880USD chiếm 42,09% do các quốc gia Philippin và Trung Quốc nhập khẩu gạo với sản lượng ít. Sang năm 2012, Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu gạo nhiều nhất của công ty với gần 40.000 tấn, còn các đối tác khác như Indonesia và Philippin chỉ nhập khẩu khoảng trên dưới 3.000 tấn.
Nhờ vậy đã mang về cho công ty giá trị thanh toán đạt 18.633.960 USD chiếm 72,17% tổng giá trị thanh toán với gần 70% hợp đồng được ký kết. Do một mặt Trung Quốc là khách hàng lâu năm của công ty, nên công ty đánh giá cao về khả năng thanh toán, mặt khác do vị trí địa lý tương đối gần và tập quán thương mại tương đối đồng nhất nên dễ dàng giao thương với nhau. Chính vì vậy, công ty và phía đối tác chọn T/T để thuận lợi cho việc thanh toán vì quá trình thanh toán nhanh, ít tốn chi phí và thời gian.