Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty trong năm

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sử dụng phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 36 - 39)

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HẬU GIANG

3.3 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty trong năm

3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty

Thuận lợi:

- Cơ cấu sản phẩm của công ty đa dạng và phong phú đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

- Nguồn gạo xuất khẩu sản xuất trong nước dồi dào, do cải tiến kỹ thuật nên có năng suất thu hoạch tốt.

- Chất lượng hạt gạo ngày càng được cải tiến để đạt gạo cao sản đáp ứng các thị trường khó tính nhằm mở rộng thêm thị trường.

- Vì đây là mặt hàng lương thực thiết yếu nên được sự hỗ trợ vốn của Nhà nước theo chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân.

- Các xí nghiệp chế biến lương thực của công ty được đặt ngay tỉnh Hậu Giang tức gần vùng nguyên liệu lúa nên việc thu mua và chế biến lương thực dễ dàng, tiết kiệm được chi phí, từ đó thúc đẩy việc sản xuất lương thực của công ty.

Khó khăn:

- Hàng năm công ty vẫn phải nhờ vào nguồn vốn vay ngân hàng để trang trải các khoản chi phí như chi phí mua nguyên liệu, đầu tư vào các dự án, máy móc thiết bị sản xuất, cũng như mở rộng quy mô hoạt động của công ty.

- Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nói chung và trong nước nói riêng đã làm cho việc kinh doanh của công ty ít hiệu quả.

- Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt với sự xuất hiện của nhiều đối thủ xuất khẩu gạo, dẫn đến lượng cung về gạo tại các nước ngày càng nhiều, lớn hơn lượng cầu về lương thực trên thế giới, điều này làm cho giá trị hạt gạo của Việt Nam giảm, giá gạo xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói chung và Hau Giang Food nói riêng.

- Chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định do chính sách quản lý và áp dụng của Nhà nước chưa đồng bộ dẫn đến bà con nông dân vẫn còn trồng một số giống lúa chất lượng chưa tốt, mặt khác do tập quán và kỹ thuật canh tác không đồng nhất còn manh mún nên chất lượng hạt lúa khi thu mua không đồng đều làm ảnh hưởng đến khâu chế biến gạo xuất khẩu.

3.3.2 Định hướng phát triển của công ty trong năm 2013

- Phấn đấu trong năm 2013 đạt kết quả kinh doanh vượt xa kết quả kinh doanh trong thời gian qua, đồng thời khắc phục khó khăn yếu kém, luôn giữ mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, tích cực tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng thị trường.

- Mở rộng kênh phân phối và kênh thu mua, không ngừng nâng cấp, cải tiến kỹ thuật, đầu tư máy móc và các dây chuyền sản xuất để tăng sản lượng và chất lượng gạo xuất khẩu, tăng giá trị xuất khẩu cho doanh nghiệp, đồng thời chủ động được nguồn hàng cung ứng khi buôn bán.

- Quyết tâm hoàn thành việc xây dựng 3 xí nghiệp mới với công suất 60.000 tấn theo đúng kế hoạch đã đề ra vào năm 2015.

- Đẩy mạnh thu mua và đảm bảo lợi ích cho người nông dân, luôn tham gia bình ổn giá thị trường lương thực trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận giúp nông dân yên tâm sản xuất.

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá hình ảnh và sản phẩm của công ty trong các kỳ hội chợ nông nghiệp, festival lúa gạo đặc biệt luôn nâng cao chất lượng gạo và đa dạng hóa các loại gạo để tăng sức cạnh tranh của công ty trên thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của thị trường.

- Động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực tham gia các khóa học nhằm trao dồi thêm và hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt công việc. Đồng thời, luôn chăm lo, cải thiện đời sống cho đội ngũ nhân viên, tạo động lực trong công việc.

CHƯƠNG IV

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC HẬU GIANG

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng sử dụng phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần lương thực hậu giang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)