CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỂ HỢP ĐỔNG HỢP TÁC
2.4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và vấn đê giải quyết tranh chấp
2.4.1. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Khoản 1 điều 308 BLDS qui định: “Người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghiã vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người có quyền.” Trong BLDS, PLHĐKT, LTM không có một điều khoản nào định nghĩa thế nào là vi phạm hợp đồng. Từ khoản 1 điều 308 BLDS có thể coi vi phạm hợp đổng là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Theo từ điển Black law thì: “Vi phạm hợp đồng là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó là hành vi không thực hiện cam kết hoặc cản trở việc thực hiện hợp đồng của bên khác.”1 Theo quan điểm hiện hành thì vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ mà các bên cam kết trong hợp đồng. Theo chúng tôi vi phạm hợp đồng là hành vi của một bên thực hiện trái hoặc không đúng với các điều khoản ghi trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đổng không qui định hoặc qui định trái với qui định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ của các bên trong hợp đồng thì là hành vi trái hoặc không đúng với các qui định đó.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng chính là biện pháp chế tài mà Nhà nước buộc bên vi phạm hợp đổng phải gánh chịu một hoặc một số hậu quả nhất định. Mục đích của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là bảo đảm việc khắc phục, đền bù những hậu quả bất lợi mà bên vi phạm đã gây ra cho bên bị vi phạm. Do đó pháp luật cho phép các bên được áp dụng những biện pháp chế tài được qui định trong pháp luật. Khi có vi phạm xảy ra thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện những biện pháp ghi trong hợp đồng.
Trong trường hợp bên vi phạm không tự nguyện thực hiện các biện pháp đó thì
1 breach o f contract. A violation o f a contractual obligation, either by tầilin g to perform o n e ’s prom ise or by interfering w ith another party’s p erfom ance.[32, p 77]
bên bị vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là các biện pháp mà pháp luật cho phép các bên áp dụng trong hợp đồng nhằm ngặn chặn các hành vi vi phạm hợp đồng, nếu xảy ra vi phạm hợp đồng, là các biện pháp khắc phục các hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.
Dưới góc độ hậu quả của hành vi thì trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là nguy cơ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi vì hành vi vi phạm hợp đồng.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hợp đồng, theo qui định hiện hành thì hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể là hợp đồng dân sự hoặc hợp đổng kinh tế. Điều đó phụ thuộc vào chủ thể giao kết hợp đồng. Đây là sự bất hợp lý của pháp luật hợp đồng hiện hành của nước ta. Tuy nhiên trong luận văn này tác giả không bàn luận đến vấn đề này mà chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp chế tài hợp đồng trong từng loại hợp đồng
•Nếu hợp đổng hợp tác kinh doanh là hợp đồng dân sự thì các bên có thể áp dụng các biện pháp chế tài sau:
- Buộc bên vi phạm bồi thường thiệt hại nếu hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm. Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất;
- Buộc bên vi phạm thực hiện đúng nghĩa vụ, gia hạn thực hiện nghĩa vụ. Các bên có thể vừa áp dụng biện pháp này với biện pháp buộc bồi thường thiệt hại nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại;
- Phạt vi phạm, nếu các bên không có thoả thuận hoặc pháp luật không qui định về bồi thường thiệt hại thì chỉ được áp dụng biện pháp phạt vi phạm. Các bên chỉ được áp dụng biện pháp phạt vi phạm khi có thoả thuận trong hợp đồng;
- Huỷ bỏ hợp đổng nếu trong hợp đổng có qui định khi một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ hợp đồng;
- Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng nếu trong hợp đồng có qui định khi một bên vi phạm là điều kiện đình chỉ việc thực hiện hợp đồng.
•Nếu hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng kinh tế thì theo PLHĐKT, các bên có quyền áp dụng các biện pháp chế tài sau đây:
-Phạt vi phạm hợp đồng với mức tối đa không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm. Có thể áp dụng kèm theo biện pháp buộc bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Muốn áp dụng biện pháp này các bên phải qui định cụ thể trong hợp đồng;
-Buộc bên vi phạm bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng các qui phạm pháp luật trong BLDS và PLHĐKT chủ yếu dùng để điều chỉnh các hợp đồng mua bán tài sản, dịch vụ...Còn hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hợp đồng đặc biệt. Nó là một
“vãn bản pháp luật đặc thù” dùng để điều chỉnh một quan hệ liên kết kinh doanh đặc thù hay nói cách khác nó là nguồn chủ yếu điều chỉnh quan hệ tổ chức kinh doanh của hợp doanh. Do vậy các biện pháp chế tài của nó phải có tính đặc thù không chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng mà còn nhằm các mục đích sau:
- Bảo đảm sự tồn tại của hình thức tổ chức kinh doanh này
- Hợp tác kinh doanh, chống lại sự rút vốn hoặc ra khỏi hợp doanh một cách tuỳ tiện của các bên hợp doanh hoặc các hành vi khác của các bên hợp doanh làm tổn hại đến sự tồn tại và hoạt động kinh doanh của hợp doanh;
-Bảo vệ quyền lợi của số đông, quyền lợi của cá nhân hoặc thiểu số phải phục tùng quyền lợi của đa số;
-Bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, tránh những hành vi thiếu sự tận tâm,thiếu sự trung thực hoặc các hành vi khác ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chung;
-Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba;
Để đạt được những mục đích trên các biện pháp chế tài của pháp luật về hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế là không đủ. LĐTNN năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thi hành lại không có qui định về các biện pháp chế tài hợp đồng. Các bên cũng không thể đề ra các biện pháp chế tài nếu pháp luật không qui định. Sự khiếm khuyết của pháp luật một lần nữa lại gây khó khăn cho các
bên. Các biện pháp chế tài như buộc một hoặc một số bên phải ra khỏi hợp doanh, khấu trừ vào lợi nhuận được hưởng, chuyển phần vốn không góp thành nợ... được nhiều nước áp dụng khi điều chỉnh các quan hệ tổ chức kinh doanh.