Chấm dứt tư cách thành viên hợp doanh

Một phần của tài liệu Hợp đồng hợp tác kinh doanh những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 102 - 108)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỂ HỢP

3.2.8. Chấm dứt tư cách thành viên hợp doanh

Trong quá trình kinh doanh không phải lúc nào mọi thứ cũng thuận lợi và không phải lúc nào các thành viên hợp doanh cũng có thể đi đến đích cuối cùng. Thực tế hợp doanh cũng có khi tan rã. Vậy pháp luật cần có những qui định gì để điều chỉnh khi các sự kiện đó xảy ra.? Pháp luật cần phải có các qui định về các trường hơp chấm dứt tư cách thành viên và hậu quả pháp lý của nó.

Căn cứ vào mối quan hệ giữa việc chấm dứt tư cách thành viên với sự tồn tại của hợp doanh có thể chia làm hai trường hợp là chấm dứt tư cách thành viên khi hợp doanh chưa giải thể và chấm dứt tư cách thành viên khi hợp doanh giải thể.

3.2.8.1 .Chấm dứt tư cách thành viên khi hợp doanh chưa giải thể

Pháp luật cần phân thành 3 trường hợp là đương nhiên chấm dứt tư cách thành viên; chấm dứt tư cách thành viên theo ý chí của bên hợp doanh và chấm dứt tư cách thành viên theo quyết định của đa số các thành viên còn lại hoặc theo quyết định của Toà án.

Đương nhiên chấm dứt tư cách thành viên hợp doanh khi:

- Bên hợp doanh là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết.

Trong trường hợp này quyền và nghĩa vụ của bên đã chết được chuyển giao cho người thừa kế. Người thừa kế có quyền yêu cầu thanh lý phần quyền và nghĩa vụ của bên hơp doanh đã chết hoặc trở thành thành viên hợp doanh mới nếu được các bên hợp doanh còn lại đồng ý;

- Bên hợp doanh là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự, giá trị phần quyền và nghĩa vụ của bên hợp doanh này được thanh lý (được bán ) và giao cho người giám hộ quản lý.

- Bên hợp doanh là doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc giải thể. Các chủ nợ của bên hợp doanh này không có quyền yêu cầu phong toả tài sản của hợp doanh. Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác chỉ có quyền ra lệnh thanh lý phần quyền và nghĩa vụ của bên hợp doanh này trong hợp doanh.

Nếu trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày có quyết định tuyên bố thành viên hợp doanh đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, phá sản hoặc bị giải thể mà quyết định này bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng qui định của pháp luật thì thành viên này được khôi phục tư cách thành viên hợp doanh trừ trường hợp giá trị phần quyền và nghĩa vụ của người này đã bị thanh lý toàn bộ.

Chấm dứt tư cách thành viên theo ý chí là các trường hợp bên hợp doanh tự ý ra khỏi hợp doanh khi hợp doanh chưa hết hạn hoạt động đối với hợp doanh có xác định thời hạn hoặc chưa đạt được mục tiêu đối với hơp doanh được hình thành vì mục tiêu nhất định. Hành vi ra khỏi hợp doanh theo ý chí bị coi là vi phạm hợp đồng hợp tác kinh doanh trừ trường hợp:

- Bên hợp doanh đã chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ một cách hợp lệ;

- Bên hợp doanh ra khỏi hợp doanh phù hợp với các điều kiện ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Có chứng cứ để chứng minh rằng hợp doanh có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng như gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu công

nghiệp, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng...hoặc việc tiếp tục hoạt động trong hợp doanh sẽ gây thiệt hại về tài chính hoặc uy tín kinh doanh của bên hợp doanh này.

Bên hợp doanh bị buộc ra khỏi hợp doanh theo quyết định của đa số các thành viên còn lại khi có chứng cứ chứng minh rằng thành viên hợp doanh này:

- Vi phạm nghĩa vụ của thành viên hợp doanh hoặc các nghĩa vụ khác được ghi trong hợp đồng;

- Thành viên là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc bất kỳ thành viên nào có tình hình tài chính không lành mạnh trong 2 năm liên tiếp;

- Thành viên này vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hành vi làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của hợp doanh hoặc việc tiếp tục kinh doanh với thành viên này sẽ làm ít nhất 20% số thành viên còn lại gặp rủi ro về tài chính.

Trong trường hợp sau khi hợp doanh được thành lập, cơ quan cấp giấy phép đầu tư, cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư hoặc bất kỳ cá nhân, tổ chức nào phát hiện thành viên hợp doanh có một trong các dấu hiệu sau đây thì đểu CÓ quyền độ đơn yêu cầu Toà án ra quyết định chấm (lứt tư cách thành viên của thành viên hơp doanh này :

-Thành viên này dùng tài sản có nguồn gốc bất hợp phát để góp vốn;

-Thành viên này lâm vào tình trạng phá sản;

-Thành viên này không chấp hành quyết định trục xuất khỏi hợp doanh của đa số các bên hợp doanh còn lại.

Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt tư cách thành viên:

- Các quyền và nghĩa vụ của bên hợp doanh này chấm dứt kể từ thời điểm thành viên này ra khỏi hợp doanh;

- Giá trị phần quyền và nghĩa vụ của bên hợp doanh này được thanh lý theo giá thị trường tại thời điểm thanh lý. Phần quyền và nghĩa vụ của bên hợp doanh này bao gồm: Số vốn(nếu có) mà bên hợp doanh này đóng góp vào hợp doanh phần lãi và các khoản lợi khác mà bên này được hưởng theo hợp

đồng và theo pháp luật, các khoản nợ và các khoản lỗ mà bên này phải chịu theo qui định của hợp đồng. Nếu không thống nhất được giá thì có thể thuê công ty định giá tài sản chuyên nghiệp hoặc kiện ra Toà án;

- Trong trường hợp bên hợp doanh ra khỏi hợp doanh thuộc trường hợp vi phạm hợp đồng hoặc bị buộc phải ra khỏi hợp đồng theo quyết định của đa số các bên hợp doanh còn lại hoặc bị Toà án ra quyết định chấm dứt tư cách thành viên mà việc ra khỏi này gây thiệt hại cho hợp doanh hoặc một hoặc các bên hợp doanh còn lại thì phải bồi thường thiệt hại.

- Hợp doanh vẫn hoạt động bình thường nhưng phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc chấm dứt tư cách thành viên và thành viên mới gia nhập. Sau 90 ngày kể từ ngày thông báo thì coi như tất cả các bên thứ ba đều biết sự kiện này;

- Nếu không thông báo thì việc bên hợp doanh này mặc dù đã ra khỏi hợp doanh vẫn giao kết hợp đồng nhân danh hợp doanh thì bên thứ ba giao kết hợp đồng với thành viên này có quyền ràng buộc trách nhiệm pháp lý của hợp doanh.

3.2.8.2.Chấm dứt tư cách thành viên khi hợp doanh giải thể Các trường hợp hợp doanh giải thể:

- Hết thời hạn hoạt động;

- Đạt được mục tiêu đã định ra cho hợp doanh;

- Quyết định của Toà án theo đề nghị của một hoặc một số bên hợp doanh hoặc của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư hoặc của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác nếu có chứng cứ chứng minh rằng hợp doanh có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc nguồn gốc tài sản của hợp doanh là bất hợp pháp;

- Các bên hợp doanh nhất trí giải thể hợp doanh;

- Đối với hợp doanh chỉ có hai bên thì khi một bên ra khỏi hợp doanh thì hợp doanh bị giải thể.

Khi giải thể các bên phải thành lập ban thanh lý gồm đại diện của các bên hợp doanh. Ban thanh lý làm việc theo nguyên tắc đa số phổ thông. Ban

thanh lý bầu ra trưởng ban thanh lý theo nguyên tắc ai nhiều phiếu hơn thì thắng. Ban thanh lý có quyền đề ra phương thức thanh lý tài sản. Trong trường hợp trong ban thanh lý có nhiều ý kiến khác nhau về phương thức thanh lý thì chọn ý kiến thuộc số đông hơn. Nếu số người ủng hộ các ý kiến bằng nhau thì chọn ý kiến nào có trưởng ban thanh lý. Điều kiện là các phương thức thanh lý đó không được làm thiệt hại đáng kể đến quyền lợi của người thứ ba. Nếu ý kiến của bên có trưởng ban thanh lý có khả năng gây thiệt hại đáng kể đến quyền lợi của bên thứ ba thì phương thức thanh lý của bên nào ít gây thiệt hại nhất cho người thứ ba được chọn. Nếu vẫn không chọn được phương thức thanh lý thì áp dụng biện pháp rút thăm. Đối với trường hợp chỉ có hai bên hợp doanh thì phương thức thanh lý được chọn là phương thức bảo đảm không làm cho bên này có lợi hơn bên kia hoặc không làm cho bên này bị thiệt hại hơn so với bên kia. Đồng thời phương thức đó không gây thiệt hại đáng kể cho bên thứ ba gồm người tiêu dùng, các chủ nợ và cả Nhà nước.

Đối với thứ tự thanh toán theo tác giả luận văn không nên ưu tiên các khoản nợ thuế của Nhà nước so với các khỏan nợ của các chủ nợ khác. Vì nếu qui định như thế sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa Nhà nước và các chủ nợ khác.

Việc ưu tiên thanh toán các khoản nợ đối với người lao động là hợp lý vì người lao động luôn ở thế yếu hơn so với các chủ nợ khác. Đối với đa số người lao động lương là nguồn thu nhập duy nhất của họ. Một hệ thống pháp luật tiến bộ phải là hệ thống pháp luật bảo vệ những người ở thế yếu trong xã hội. Đồng thời khi thanh lý hợp doanh thì các bên hợp doanh là chủ thể đứng hàng cuối cùng nhưng pháp luật hiện hành lại không giải quyêt mối quan hệ giữa các khoản nợ: phần vốn góp, phần lợi nhuận được chia. Khi kinh doanh tất cả các bên đều mong muốn thu được lợi nhuận. Đối với hợp doanh có những thành viên không góp vốn nếu ưu tiên thanh toán phần vốn góp trước thì các thành viên góp sức sẽ bị thiệt hại. Do vậy thứ tự ưu tiên thanh toán nên như sau:

1. Chi phí liên quan đến hoạt động thanh lý;

2. Các khoản nợ lương và bảo hiểm xã hội;

3. Các khoản nợ đối với người thứ ba kể cả nợ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước và kể cả các khoản nợ của hợp doanh đối với bên hợp doanh trừ phần vốn góp và phần lợi nhuận mà bên hợp doanh được chia;

4. Các khoản lợi nhuận được chia cho các bên hợp doanh;

5. Phần vốn góp của các bên hợp doanh vào hợp doanh.

3.2.9.Hoàn thiện các qui định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Do tính đặc thù của hợp đồng hợp tác kinh doanh cho nên ngoài các qui định của luật hợp đồng thì pháp luật còn phải có các qui định để điều chỉnh các quan hệ tổ chức quản lý kinh doanh. Cho nên các qui định về chế tài trong hợp đổng hợp tác kinh doanh cần phải đa dạng hơn. Nhà làm luật nên bổ sung vào luật các biện pháp chế tài sau:

- Buộc ra khỏi hợp doanh

- Trường hợp một bên hợp doanh cam kết góp vốn mà không góp đúng thời hạn thì phải chịu lãi suất đôí với khoản chậm góp đó;

- Nếu bên cam kết góp vốn không góp vốn hoặc góp vốn không đầy đủ thì khoản không góp hoặc thiếu này sẽ chuyển thành nợ và khấu trừ vào phần lợi nhuận mà bên này được chia.

Đối với việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh thì điều vướng mắc nhất là tư cách đương sự của các bên hợp doanh.

Theo tác giả luận văn nên thừa nhận bên thứ ba có quyền khởi kiện hợp doanh hoặc bất kỳ bên hợp doanh nào về những hành vi vi phạm pháp luật của hợp doanh. Khi bị khởi kiện và bị cơ quan tài phán ra phán quyết thì tài sản của hợp doanh được đem ra thanh toán nợ. Nếu tài sản không đủ thì lấy tài sản của các bên hợp doanh thanh toán. Đồng thời hợp doanh có quyền độc lập khởi kiện bên thứ ba. Cần mở rộng phạm vi của bên thứ ba gồm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Một phần của tài liệu Hợp đồng hợp tác kinh doanh những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)