CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỂ HỢP ĐỔNG HỢP TÁC
2.4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và vấn đê giải quyết tranh chấp
2.4.2. Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đối với tranh chấp nội bộ, Điều 24 LĐTNN năm 1996 qui định “Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh...trước hết phải thông qua thương lượng, hoà giải. Trong trường hợp các bên không hoà giải được thì vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc Toà án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam...Đối với tranh chấp giữa các bên tham gia....hợp đổng hợp tác kinh doanh, các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng một tổ chức trọng tài khác để giải quyết vụ tranh chấp.” Nhìn chung các nhà làm luật đã đưa ra nhiều phương thức giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn. Tuy nhiên việc qui định bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hoà giải là không phù hợp với quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp của các nhà đầu tư Việt Nam.
Vấn đề cần phải bàn chủ yếu là tập trung vào tranh chấp với người thứ ba. Qua các phần trên, có thể thấy rằng trong hoạt động kinh doanh, nhóm hợp tác kinh doanh giao dịch với rất nhiều chủ thể: cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân, tổ chức nước ngoài. Trong các giao dịch này rất có khả năng xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên Điều 24 LĐTNN năm 1996 chỉ qui định về tranh chấp giữa “...các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam.” Điều 122 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP chỉ qui định về tranh chấp
“ giữa bên hợp doanh nước ngoài với các tổ chức kinh tế Việt Nam...”. Trước 68
tiên, về tư duy lập pháp việc Nghị định qui định về phương thức giải quyết tranh chấp là sai. Bởi vì khi qui định về các phương thức giải quyết tranh chấp là Chính Phủ đã qui định thẩm quyền cho Toà án. Toà án và Chính phủ là hai cơ quan thuộc hai nhánh quyền lực độc lập nhau. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước, không có quyền ban hành các văn bản qui định về thẩm quyền của Toà án. Cơ quan duy nhất có thẩm quyền này là Quốc hội. Từ trước cho đến nay chúng ta vẫn cứ thừa nhận thực tế này. Điểm thứ hai là văn bản dưới luật lại thu hẹp phạm vi của văn bản luật là một điều không thể chấp nhận được. Luật đề cập đến tranh chấp giữa “các bên hợp doanh” với doanh nghiệp Yiệt Nam còn Nghị định chỉ qui định tranh chấp giữa “bên hợp doanh nước ngoài” với tổ chức kinh tê Việt Nam. Có lẽ trong trường hợp này nghị định không chỉ dừng lại là văn bản giải thích luật nữa.
Vấn đề quan trọng nhất khi qui định về tranh chấp giữa nhóm hợp tác kinh doanh với bên thứ ba là bên thứ ba gồm những ai, thì luật cũng như nghị định chỉ thừa nhận có doanh nghiệp Việt Nam. Thế còn các cá nhân trong nước, cá nhân và tổ chức nước ngoài họ vận dụng văn bản luật nào để bảo vệ quyền lợi của mình? Người sử dụng mạng MobiFone bị nhà cung cấp gây thiệt hại, với tư cách là người tiêu dùng người này phải khởi kiện bên gây thiệt hại như thế nào?
Hơn nữa đáng lẽ phải giải thích những khái niệm hoặc những qui định chưa rõ ràng của luật thì nghị định lại càng làm cho nó khó hiểu hơn. Không hiểu là bên thứ ba(doanh nghiệp Việt Nam) có quyền kiện tất cả hay chỉ cần kiện một hoặc một số bên hợp doanh hay kiện “nhóm hợp tác kinh doanh”. Có thể nêu ra một số giả thiết sau:
- Giả sử bên thứ ba khởi kiện tất cả các bên hợp doanh nhưng một bên bị đơn cố tình vắng mặt thì Toà án buộc phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án theo điểm c khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh Giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994. Như vậy quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba không được bảo đảm;
- Giả sử bên thứ ba kiện một hoặc một số bên hợp doanh nhưng cơ sở pháp lý nào để bên này khởi kiện;
- Giả sử kiện nhóm hợp tác kinh doanh, nhưng pháp luật chưa thừa nhận tư cách chủ thể của hợp doanh(nhóm hợp tác kinh doanh).
Ngược lại liệu một hoặc một số bên hợp doanh có thể khởi kiện bên thứ ba mà không được sự đồng ý của các bên hợp doanh khác không? Pháp luật cũng chưa có nguyên tắc điều chỉnh.
Nói tóm lại pháp luật của chúng ta còn quá nhiều nhược điểm và nhiều bất hợp lý.
2.5.THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỂ HỢP ĐỔNG HỢP TÁC KINH DOANH.
Ớ các phần trên, một số vấn đề trong thực tiễn áp dụng pháp luật đã được trình bày. Trong phần này những đánh giá chung về thực tiễn áp dụng pháp luật được đưa ra.
Tỷ lệ rất nhỏ của hình thức đầu tư bằng hợp đồng hợp tác kinh doanh phản ánh một điều là các nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà với hình thức này, hầu như họ chủ yếu đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật buộc phải đầu tư bằng hình thức này. Đó là các lĩnh vực thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ chuyển phát thư, hoat động báo chí, phát thanh truyền hình.
Việc áp dụng hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh rất có lợi cho chúng ta vì hình thức này không đòi hỏi phải góp vốn. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam có ít vốn nên khi tham gia liên doanh thường góp vốn bằng gía trị quyền sử dụng đất. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể đem
“đất” ra để góp vốn. Do vậy chọn phương thức hợp tác kinh doanh là phù hợp.
Các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế về vị thế, uy tín trong thị trường Việt Nam, thị phần lớn, quen biết rộng, hiểu biết về văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam, có sẵn lực lượng lao động...còn các đối tác nước ngoài có lợi thế về vốn, công nghệ và trình độ quản lý. Việc liên kết kinh doanh bằng hợp doanh sẽ có lợi cho cả hai bên. Thực tế đã chứng minh mạng MobiFone đã được chiếm được thị phần lớn nhất trong hệ thống các mạng di động ở nước ta.
MobiFone là hợp doanh giữa công ty VMS thuộc Tổng công ty bưu chính viễn
thông Việt Nam với hãng Comvik của Thuỵ Điển. Trong đó công ty VMS không góp vốn mà đứng ra chịu trách nhiệm điều hành, phát triển thị trường, giao dịch với khách hàng còn Comvik đầu tư vốn và công nghệ như trong năm vừa qua Comvik đầu tư thêm 75 triệu USD. Lợi nhuận được chia đều 50:50.
Sau khi kết thúc hợp đồng thì toàn bộ thiết bị, nhãn hiệu hàng hoá thuộc về công ty VMS. Trong năm vừa qua doanh thu của công ty VMS trong MobiFone đã tăng thêm 200 triệu USD. Qua ví dụ trên, có thể thấy lợi ích mà hợp đồng hợp tác kinh doanh đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Thực tế đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu là
“đầu tư ngang”. Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài cũng có thẩm quyền kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh của hợp doanh. Cho nên việc giao dịch với khách hàng và các hoạt động chủ yếu dựa vào tư cách pháp lý của phía đối tác Việt Nam. Ví dụ khi ký kết hợp đồng sử dụng mạng MobiFone, khách hàng giao kết với công ty thông tin di động VMS của Việt Nam. “...đối với Việt Nam hình thức hợp doanh chỉ là “hợp đổng”, điều mà rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn Việt Nam thay đổi, vì họ không có cơ hội khuếch trương uy tín trên thị trường Việt Nam, phải mượn tư cách pháp nhân của đối tác Việt Nam.”[5, tr 46]
Số lượng hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các đối tác Việt Nam với các đối tác nước ngoài còn rất ít. Đày là một thực tế đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện.