Chương 3:KEO ĐẤT, KHẢ NĂNG HẤP PHỤ VÀ DUNG DỊCH ĐẤT
4.7.3. Biện pháp điều tiết chế độ nhiệt của đất
Chế độ nhiệt của đất là một chỉ tiêu khó điều chỉnh. Mặc dù vậy có thể dùng một số phương pháp sau để điều chỉnh nhiệt độ đất:
4.7.3.1. Che phủ mặt đất
Đây là một biện pháp được đánh giá là thực sự có hiệu quả cho việc điều tiết chế độ nhiệt trong đất. Tác dụng che phủ không những điều tiết chế độ nhiệt mà còn có nhiều vai trò khác như giữ ẩm, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế cỏ dại...
Che phủ đất có tác dụng làm giảm nhiệt độ đất về mùa hè do hạn chế được lượng ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào đất. Đồng thời che phủ có tác dụng giữ được ấm cho đất về mùa đông do che phủ hạn chế được sự mất nhiệt qua bức xạ nhiệt bởi hơi nước và do gió.
Để áp dụng biện pháp kỹ thuật này thì việc tăng cường trồng xen, trồng gối, tận dụng sản phẩm phụ rất cần được quan tâm.
4.7.3.2. Điều tiết chế độ nhiệt của đất
Có thể nói điều tiết chế độ nước cũng chính là điều tiết chế độ nhiệt của đất. Như ta đã biết nhiệt độ đất phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ẩm. Nước ảnh hưởng đến nhiệt
dung đất, bốc hơi làm mất nhiệt của đất. . .
Tưới nước cho đất có tác dụng làm giảm nhiệt độ đất về mùa hè do tăng nhiệt dung đất và tăng cường quá trình bốc hơi. Nhưng đất được tưới lại có nhiệt độ cao hơn đất không tưới ở mùa đông. Do đất có nhiệt dung lớn nên nhiệt độ giảm chậm.
Ví dụ: Trong kinh nghiệm chống rét cho mạ xuân của nông dân Việt Nam người ra thay nước vào ruộng mạ lúc chiều tối và tiêu nước ở ruộng mạ vào sáng hôm sau.
Đây chính là biện pháp lợi dụng nước để làm tăng nhiệt dung đất. Ban đêm do cần để đất giảm nhiệt độ chậm nên nông dân tháo nước và để tăng nhiệt dung đất. Ngược lại vào ban ngày nông dân tháo nước ra để làm giảm nhiệt dung, giúp cho đất tăng nhanh nhiệt độ khi có chiếu sáng của mặt trời.
4.7.3.3. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác
Các biện pháp phù hợp và khai thác chế độ nhiệt hiện có, đó là:
- Chọn cơ cấu cây trồng chịu rét cho vụ đông đặc biệt là các loại cây trồng sườn Bắc.
- Bố trí thời vụ gieo trồng sao cho giảm được tác động xấu của nhiệt độ khắc nghiệt như thời gian gieo trồng, thời kỳ cây còn non, cây ra hoa trùng vào thời gian nhiệt độ quá thấp . . .
CÂU HỎI ÔN TẬP
17. Hạt cơ giới là gì? Thành phần cơ giới là gì?
18. Phân chia cấp hạt cơ giới đất như thế nào?
19. Nêu các cấp hạt cơ giới khác nhau có tính chất khác nhau? .
20. Nêu cách phân loại đất theo thành phần cơ giới của Liên Xô (cũ), Mỹ, quốc tế Trình bày tính chất đất theo thành phần cơ giới và biện pháp sử dụng, cải tạo chúng?
21. Trình bày cách xác định thành phần cơ giới theo phương pháp vê giun 22. Kết cấu đất là gì?
23. Nêu vai trò của kết cấu đất?
24. Trình bày trạng thái tồn tại của kết cấu đất?
25. Trình bày quá trình hình thành kết cấu đất?
26. Phân tích các yếu tố hình thành kết cấu đất?
27. Nêu các yếu tố làm đất mất kết cấu?
28. Những phương pháp làm cải thiện kết cấu đất?
29. Tỷ trọng đất là gì?
30. Trình bày dung trọng đất?
31. Ứng dụng dung trọng đất trong thực tiễn?
32. Độ xốp của đất là gì? Độ xốp của đất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
33. Nêu vai trò của việc nghiên cứu các tính chất cơ lý đất?
34. Trình bày tính trương co của đất?
35. Trình bày tính liên kết của đất?
36. Trình bày tính dính của đất?
37. Trình bày tính dẻo của đất?
38. Trình bày sức cản của đất? Cần làm đất khi nào để đất có sức cản riêng nhỏ nhất?
39. Nêu vị trí và vai trò của nước trong đất?
40. Trình bày các dạng nước trong đất?
41. Trình bày các đại lượng đánh giá ẩm độ của đất?
42. Trình bày cân bằng nước trong đất?
43. Trình bày các biện pháp kỹ thuật với chế độ nước trong đất?
44. Nêu vị trí và vai trò của không khí trong đất?
45. Nêu thành phần không khí đất?
46. Nêu sự trao đổi khí giữa không khí đất và khí quyển?
47. Trình bày các biện pháp điều tiết chế độ không khí đất ? 48. Nêu vai tro và nguồn nhiệt cung cấp cho đất?
49. Trình bày các tính chất nhiệt của đất?
50. Trình bày các biện pháp điều tiết chế độ nhiệt độ đ~at ?