Một số loại đất đồng bằng Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình đất trồng trọt đh thái nguyên (Trang 192 - 201)

Chương 7: PHÂN LOẠI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT

7.2. ĐẤT ĐỒNG BẰNG VIỆT NAM

7.2.2. Một số loại đất đồng bằng Việt Nam

Trong khuôn khổ giáo trình này chúng tôi chỉ đề cập tới một số loại đất đồng bằng phổ biến và đặc trưng.

7.2.2.1. Đất phù sa (P) - Fluvisols (FL) Diện tích đất phù sa Việt Nam là 3.400.059 ha.

Do đặc điểm cấu tạo địa chất và địa hình của nước ta, những nhóm đất bồi tụ (trong đó có đất phù sa) hình thành về phía biển, bồi tụ từ sản phẩm xói mòn các khối núi, đồi, do tác động của sông và biển. Nhóm đất phù sa được phân bố chủ yếu ở 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, cũng như đồng bằng ven biển.

Ở hệ thống sông Hồng từ ngày có đê, toàn bộ vùng đồng bằng không được bồi đắp như trước Nhiều vùng vỡ đê cũ, nước lụt tràn vào đem theo phù sa với lượng lớn đã làm xáo trộn địa hình và đất đai khu vực bị lụt. Riêng đất ngoài đê năm nào cũng được bồi thêm nên luôn luôn trẻ và màu mỡ và cao hơn hẳn so với đất trong đê. Chính

vì vậy, địa hình chung của đồng bằng Bắc Bộ không được bằng phẳng, lồi lõm nhiều.

Khối lượng phù sa chính hiện nay chỉ còn tập trung vào một số vùng như Kim Sơn, Tiền Hải nên tốc độ tiến ra biển của các vùng này rất nhanh (ở Kim Sơn trung bình mỗi năm bồi ra biển được từ 80 - 100 m). Huyện Kim Sơn sau 60 năm đã 5 lần quai đê lấn biển nên đất canh tác được mở rộng gấp 3 lần so với trước.

Ở hệ thống sông Cửu Long (sông Mê Kông): Do thuỷ chế điều hoà và hệ thống kênh rạch chằng chịt dài hơn 3000 khi trải đều nên đất đồng bằng châu thổ sông Cửu Long được bồi đắp hàng năm, bằng phẳng và giàu dinh dưỡng hơn đất đồng bằng sông Hồng. Do những tác động kiến tạo, quy luật bồi đắp phù sa, môi trường đầm mặn... đã hình thành lớp phủ thổ nhưỡng đồng bằng sông Cửu Long. Đất phù sa ở giữa có xen kẽ đất phèn và bao quanh bởi đất mặn, đất phèn tiềm tàng.

Ở dọc bờ biển miền trung, đất phù sa được hình thành do các sông ngắn chảy từ Tây sang Đông, diện tích hẹp và kéo dài, ít màu mỡ.

Nhóm đất phù sa Việt Nam có 5 đơn vị đất chính là (Phân loại đất Việt Nam theo phương pháp FAO-UNESCO, 1996)

- Đất phù sa trung tính ít chua (P) (Eutric Fluyisols, FLe) - Đất phù sa chua (Pc) (Dystric Fluvisols, FLd)

- Đất phù sa giây (Pa) (Gleyic Fluvisols, FLg) - Đất phù sa mặn (Pu) (Umbric Fluvisols, FLu) - Đất phù sa có đốm gỉ (Pr) (Cambic Fluvisols, FLb)

Đất phù sa trung tính ít chua - ký hiu P (Eutric Fluvisols, FLe) Có diện tích 225.987 ha.

- Phân bố chủ yếu ở trung tâm 2 châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Tính chất:

Đây là loại đất phù sa màu mỡ (độ phì tốt), dung tích hấp thu và độ bão hoà bazơ cao.

Tính chất vật lý hoá học, độ phì và hình thái phẫu diện đất phụ thuộc nhiều vào đặc điểm mẫu chất của hệ thống sông, điều kiện địa hình, chế độ đê điều.. nhưng nhìn chung hình thái phẫu diện đơn vị đất phù sa trung tính ít chua thường có những tầng như sau:

Tầng A - Mollic dày từ 18-25 cm và ở những đất bồi đắp thường xuyên táng A thường dày hơn. Đất có cấu trúc hạt, tơi xốp.

Tầng B - Argic có độ dày khác nhau và có thể dày tới 50 cm, tỷ lệ sét cao hơn tầng A, cấu trúc hạt nhỏ, phiến mỏng, ít chặt.

Tầng C thường có biểu hiện rõ của mẫu chất sông, có cấu trúc phiến lẫn hạt, cục

nhỏ.

Về thời gian hình thành: đây là loại đất còn tre, chưa phân hóa rõ, còn giữ được bản chất của đất phù sa, đó là: thành phần cơ giới tù thịt trung bình đến sét nhẹ (sét chiếm 20-30%), có màu nâu tươi đặc trưng, có phản ứng trung tính (PHKCI = 6,5 - 8,0),.độ no bazơ cao >70%, hàm lượng chất hữu cơ khá (OC = 1 ,5 - 2,0%), đạm, lân, tra ly tổng số khá các chất dễ tiêu trong đất nhìn chung biến động trong khoảng từ trung bình đến giàu, các chất vi lượng trung bình khá, tuy nhiên nghèo Mo và B.

Về hình thái phẫu diện đặc trưng có thể xem xét 2 phẫu diện sau:

Phẫu diện HN1: Vừng III thôn Tứ Đình xã Long Biên, huyện Gia Lâm Hà Nội.

Độ cao 8m so với mực nước biển. Bậc thềm phù sa ven sông. Đất chuyên màu thường luân canh đậu đỗ, đay ngô. Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Tầng 0 - 18cm: màu nâu tươi (5YR/3/4M), ẩm, thịt nhẹ, cấu trúc phiến mỏng, nhiều rễ cây, có các ổ cát xen trong tầng đất, tơi xốp, chuyển lớp từ từ.

Tầng 18-53cm: màu nâu tươi (5YR 4/6M), ẩm, thịt nặng nhưng tơi xốp, nhiều lỗ hổng nhỏ, có vết vàng nhỏ chạy dọc theo thành phẫu diện, cấu trúc phiến mỏng xen lớp cát mỏng, chuyển lớp tù tù.

Tầng 58-85cm: màu nâu tươi (5YR 5/6M), ẩm, thịt nặng, xốp vừa, cấu trúc phiến mỏng có vảy mịch ống ánh, chuyển lớp từ từ.

Tầng 85-l0cm: màu nâu tươi (5YR 4/2M), thịt nặng, tơi xốp vừa, cấu trúc phiến, có nhiều vảy mịch.

Phẫu diện 53 PC.AG: ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Hoà, huyện Phú Châu, tỉnh An Giang.

Đất chuyên trồng cây cạn: Mía, chuối và rau đậu:

Tầng 0 - 16cm: màu nâu tươi (5YR 5/3M), ẩm, sét, cấu trúc hạt và cục nhỏ, hơi chặt, chuyển lớp tù từ.

Tầng 16 - 54cm: màu nâu tươi hơi thẫm hơn tầng trên (5YR 4/6M), ẩm, sét, hơi xốp, có hang giun, chuyển lớp từ tù.

Tầng 54 - 140cm: màu nâu thẫm hơn tầng trên (5YR 4/6M), ẩm, lẫn ít Vệt trăng vàng, sét pha thịt, cấu trúc cục nhỏ, xốp vừa.

Nhìn chung đất phù sa trung tính ít chua được sử dụng rất đa dạng: lúa 2 vụ, lúa màu 2-3 vụ, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu. Đặc biệt là vùng ngô tập trung thường cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, cũng như tiềm năng sử dụng cao và đa dạng.

Đất phù sa chua, ký hiu Pc (Dytric Fluvisols - FLd) Diện tích 1.665.892 ha.

Là đơn vị đất phổ biến nhất ở Việt Nam trong nhóm đất phù sa, phân bố suốt từ Bắc vào Nam. Phân bố chủ yếu bao quanh đất phù sa trung tính ít chua ở 2 đồng bằng lớn sông Hồng và sông Cửu Long. Chiếm đại đa -bộ phận diện tích của đất đồng bằng ven biển miền Trung và hầu hết đất phù sa sông suối ở khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Tính chất:

- Là đơn vị đất có độ no bazơ thấp thường < 50%, không có tầng phèn tiềm tàng hay hoạt động

- Đất thường có màu nâu hơi nhạt

- Đất có phản ứng chua toàn phẫu diện (pH = 4,5 - 5,0), hàm lượng nhôm di động khá cao ( 8 - 12 mg/100g đất)

- Hàm lượng hữu cơ của đất từ trung bình đến khá (OC = 1 - 3%), hàm lượng N tổng số trung bình.

- Lân tổng số và dễ tiêu ở mức trung bình và nghèo (lân dễ tiêu = 1-5 mg/100g đất theo Oniani)

- Hàm lượng kim tổng số trưng bình và khu trao đổi từ trung bình đến giàu.

Chúng ta cỏ thể minh họa bằng 2 phẫu diện đặc trưng sau:

Phẫu diện NB 10: Xã Khánh An, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình: Lúa 2 vụ, năng suất trung bình vụ: 3,2 - 3,7 tấn/ha. Gồm các tầng sau:

Apl (0-12cm): màu xám nâu (10YR 6/3M), ẩm, thịt trung bình, sét pha cát và thịt, cấu trúc cục trung bình, rất ít lỗ hổng bé, chặt, chuyển lớp rõ.

AB (12-30cm): màu xám nâu hơi vàng (10YR 6/2M), ẩm, thịt nặng - thịt pha sét, rất ít lỗ hổng, cấu trúc trung bình, chặt, chuyển lớp rõ.

B (30-70cm): màu xám nâu nhạt (10YR 6/2M), ướt, thịt nặng - thịt pha sét giây trung bình, có những vết gỉ sắt nhỏ 10YR 4/4 chuyển lớp đột ngột.

C (70-120cm): màu xám (10YR 6/2M), ướt, thịt nhẹ - thịt pha cát có nhiều vảy mịch nhỏ óng ánh, tơi.

Phẫu diện số 23: xã Diễn Hồng, huyện Diễn Khánh, tỉnh Khánh Hoà: Đất trồng chuối năng suất 35-40 tấn/ha. Gồm các tầng sau:

A (0-24cm): màu nâu nhạt ( 10YR 6/4M), ẩm, sét, ít lỗ hổng bé, cấu trúc cục trung bình, chặt, chuyển lớp tù tù.

AC (24-53cm): màu nâu nhạt (10YR 6/4M), ẩm, sét, cấu trúc cục trung bình, chặt, chuyển lớp từ từ.

(53 – l00cm): màu nâu nhạt (10YR 7/3M), ẩm, sét, cấu trúc cục trung bình, chặt, giây yếu.

Nhìn chung đất phù sa chua đã và đang được quan tâm cải tạo và sử dụng, đại bộ phận chủ động tưới tiêu, việc đưa giống mới vào thâm canh tăng vụ đã từng bước cho hiệu quả tăng ở vùng đất này.

Do đất phù sa chua thiếu và mất cân đối NPK, cũng như độ no bazơ thấp, vì vậy nên lưu ý hạ dần độ chua của đất, tăng cường bón phân hữu cơ kết hợp với vôi và bón cân đối dinh dưỡng NPK. Đối với vùng đất có địa hình cao thoát nước cần luân canh với cây họ đậu để nâng cao độ phì nhiêu của đất.

7.2.2.2. Đất phèn (S) hay đất chua mn - Thionic Fluvisols (FLt) Tổng diện tích 1.863.128 ha.

Đất phèn được phân bố nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, tại các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng... và một số ít ở các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Thái Bình..

Đất phèn được hình thành ở những vùng như đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông...

Đất được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa kết hợp với vật liệu sinh phèn (xác sinh vật chứa lưu huỳnh) và muối phèn. Hai quá trình: quá trình mặn hoá và quá trình chua hoá để tạo ra đất phèn được mô tả tóm tắt như sau:

Quá trình mặn hoá: hình thành do trong đất có chứa một lượng muối tan nhất định như Nacl, Na2SO4, các muối này có nguồn gốc từ nước biển và lượng NaCl giảm dần theo thời gian do có tính tan cao và kết quả là Na2SO4 tích luỹ lại ở đất phèn.

Quá trình chua hoá: Có nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân làm đất bị chua và chứa nhiều phèn. Thực tế nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam đã có kết luận sơ bộ về nguyên nhân làm cho đất chua là do lưu huỳnh có nguồn gốc từ nước biển tích luỹ lại theo 2 con đường:

+ Con đường thứ nhất là do những phản ứng hoá học thuần tuý như muối sun phát ít tan khi nồng độ tăng lên kết tủa lại sinh ra nhiều SO4-2 làm đất hoá chua.

+ Con đường thứ 2 qua tích luỹ sinh học từ.xác các thực vật rừng ngập mặn (phổ biến là các cây sú, vẹt, được..). Trong quá trình sống các cây này hấp thụ và tích luỹ S ở dạng hữu cơ, sau khi chết xác của chúng được phân giải trong điều kiện yếm khí, các hợp chất chứa S bị biến đổi từ S2- chủ yếu ở dạng pyrite (FeS2) và sunfua hydro (H2s) để tạo ra gốc SO4-2

Quá trình này có thể minh hoạ như sau:

Phản ứng này luôn tạo ra H2SO4 làm cho đất bị chua và chính H2SO4 lại tác động với khoáng sét tạo thành alumin sunfat, tức là muối phèn.

Đất phèn có đặc điểm chung như sau: Thành phần cơ giới nặng (sét > 50%), rất chua (pHKCL = 3,0 - 4,5), hàm lượng chất hữu cơ khá (OC = 2-4%), nghèo lân tổng số và dễ tiêu, khử từ giàu đến khá, hàm lượng S cao (S > 0,75%) và nhôm di động cao nhiều nơi cao đến 50 mg/100g đất.

Phẫu diện của đất phèn có 2 tầng đặc trưng là:

- Tầng sinh phèn (Sunfudic horizon) là tầng tích luỹ vật liệu chứa phèn, thường có tỷ lệ sét cao, ở trạng thái yếm khí chứa SO3 trên 1,7% (tương đương với 0,75% S), khi oxy hoá cho pH thấp hơn 3,5.

- Tầng phèn (Sunfuric horizon) là dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là khoáng Jarosite dưới dạng đốm vệt vàng rơm (2,5Y) có pH thường thấp hơn 3,5.

Đất phèn được chia ra làm 2 đơn vị là:

- Đất phèn tiềm tàng Sp (Proto-Thionic Gleysols, Fltp): Chỉ có tầng sinh phèn Đất phèn hoạt động Sj (Orthithionic Fluvisols, Flto): Có tầng phèn và có thể có cả tầng sinh phèn

Đất phèn tiềm tàng - ký hiệu Sp (Proto-Thionic Gleysols-Fltp) Diện tích 652.244 ha. Bao gồm các loại hình cụ thể sau:

+ Đất phèn tiềm tàng dưới rừng ngập mặn + Đất phèn tiềm tàng mặn

+ Đất phèn tiềm tàng

Đất phèn hiện được khai thác cho trồng lúa, nuôi tôm, là những vùng rừng ngập mặn sú, vẹt, nước được bảo tồn….

Tính chất của đất phèn tiềm tàng thể hiện qua 2 phẫu diện sau:

Phẫu diện số 04 CL. TG: Nông trường ấp Bắc II, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

Thảm thực vật: bàng (Lepiromia mucronata), năng kim (Eleochans ochrostachyo).

Gồm các tầng sau:

- Tầng Ah (0-8cm): màu đen (10YR 2/1 M), thịt nặng, sét pha limon và thịt, ẩm ướt, lẫn nhiều hữu cơ bán phân huỷ dạng sợi, nhão, không thuần thục, nhiều rễ bàng và năng kim, chuyển lớp từ từ về màu sắc.

- Tầng Ao (8- 19cm) : màu xám nâu (10RY 4/1 M), ẩm ướt, sét, không thuần

thục, lẫn rễ cỏ và chất hữu cơ dạng sợi màu đen (10YR 2/1) giây mạnh. Chuyển lớp từ từ về màu sắc.

Tầng Acpr (19-45cm): màu nâu xám đen (2,5 T 4M), ẩm ướt, sét, không thuần thục lẫn nhiều xác thực vật màu đen (5Y2/1M) kích thước nhỏ (5-l0mm) giây mạnh, có mùi H2S, Chuyên lớp từ từ về màu sắc.

- Tầng Cpr (45-110cm): màu xám đen (2,5 T 4M) ẩm ướt, sét, dính không thuần thục.

Đất phèn hoạt động - ký hiệu Sj (orthi- thionic Fluvisols - Flto)

Diện tích 1.210.884 ha, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ và một số tỉnh Bắc Bộ, thường được khai thác để trồng lúa.

Tính chất của đất phèn hoạt động thể hiện qua 2 phẫu diện điển hình sau:

Phẫu diện số 30 ĐHLA: xã An Ninh Đông, huyện Đức Hoà, Long An.

Thực vật chủ yếu: cỏ năng kim, cỏ bàng. Gồm các tầng sau:

- Tầng An (0-15 cm): màu xám đen (7,5 YR 3/2M), ẩm, sét, nhiều xác thực vật bán phân huỷ màu đen, nhiều rễ cây cỏ, cấu trúc cục nhỏ, chuyển lớp từ từ về màu sắc.

- Tầng ABJ (15-36cm): màu nâu tồi (7,5 YR 3/4M), ẩm, sét, lẫn ít rễ thực vật, cấu trúc khối, chuyển lớp từ từ về màu sắc.

- Tầng Bj(36-76 cm): màu nâu (7,5 YR 5/2M), ướt, sét ít đốm màu vâng (Jarosite), dẻo, dính, chuyển lớp từ từ về màu sắc.

- Tầng Cpr (76-120 cm): màu xám xanh (5Y 5/2M), ướt, nhão, sét.

Hướng sử dụng và cải tạo đất phèn:

Diện tích đất phèn chưa sử dụng ở nước ta còn khá lớn, có thể khai thác để phục vụ phát triển nông nghiệp. Diện tích đã được khai thác chủ yếu là trồng 2 vụ lúa, năng suất cây trồng phụ thuộc nhiều vào lượng mưa hàng năm. Trên những loại đất này nông dân có kinh nghiệm "ém phèn" để trồng lúa bằng kỹ thuật cày nông, bừa sục giữ nước liên tục và tháo nước định kỳ. Nâng cấp hệ thống thuỷ lợi và sử dụng nhiều các giống cây trồng chống chịu phèn có thể nâng cao năng suất cây trồng trên loại đất này.

Một số biện pháp kỹ thuật cải tạo đất phèn thường được áp dụng là:

Biện pháp thuỷ lợi: Để có thể sản xuất trên đất phèn mới khai phá cần phải thau chua, rửa mặn, do đó biện pháp thuỷ lợi phải được đặc biệt chú trọng. Các kỹ thuật như xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu song song, khoan các giếng sâu để bơm nước lên ruộng, tiêu ra mương, hạ thấp mực nước. ngầm mặn đã được áp dụng có hiệu quả.

- Bón vôi cho đất: Bón vôi có tác dụng tốt cho việc khử chua .và làm ngưng tụ nhôm di động trong đất. Lượng vôi phải dùng nhiều và hiệu quả của chu kỳ bón vôi lại ngắn (2-3 vụ thì chua trở lại). Theo một số tác giả thì nên bón vôi hàng năm, mỗi năm

chỉ bón một lượng nhỏ (tương đương với 1/4 - 1/3 mức độ chua thuỷ phân) là kinh tế nhất. - Biện pháp bón phân: Bón cân đối N, P, K cho cây trồng, đặc biệt chú ý đến P vì P là yếu tố hạn chế của đất phèn. Nên sử dụng phân lân tecmophophat thay cho supe photphat để tăng các chuồn kiềm, kiềm thổ cho đất, hạn chế đất tích luỹ SO4-2. chúng ta có thể sử dụng bột apatit hay phosphorit nghiền bón trực tiếp.

- Biện pháp canh tác: Trong đó đặc biệt chú ý là giữ nước thường xuyên trên ruộng, tuyệt đối không cày ải để tránh bốc phèn. Những nơi đất bị phèn mạnh phải

"lên líp" rửa phèn trước khi trông trọt.

Tăng cường sử dụng các bộ giống cây trồng chịu phèn có khả năng cho năng suất cao v.v... Với những nơi trũng có thể trồng cói một số năm để giảm lượng phèn trước khi trồng lúa, với nơi địa hình cao có thể trồng các loại cây chống chịu chua mặn tốt như mía, dứa. . .

7.2.2.3. Đất xám bc màu có tng loang t (Xu- Plinthic Acrisols (ACP) Diện tích 221.360 ha.

Phân bố ở vùng giáp gianh giữa đồng bằng với vùng trung du Bắc Bộ, được hình thành trên phù sa cổ. Tập trung ở các địa phương như Sóc Sơn, Đông Anh - Hà Nội, Mê Linh - Vĩnh Phúc, Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hoà - Bắc Giang...

Theo bảng phân loại cũ (theo phát sinh học), đơn vị đất này xếp vào loại đất bạc màu có nghĩa là cùng loại đất xám bạc màu (X). Nhưng theo FAO-UNESCO đất XL được tách riêng thành một đơn vị. Mặc dù vậy nó vẫn có những tính chất rất đặc trưng của đất bạc màu.

Về hình thái, lớp đất mặt có màu xám trắng hoặc xám, tầng B có những vệt loang lổ vàng vàng đỏ, có đặc tính plinthic điển hình. Thành phần cơ giới thay đổi rất rõ theo chiều sâu phẫu diện, tầng mặt là cát hoặc thịt pha cát, tầng B thường là thịt hay thịt pha sét Tầng canh tác thường nghèo dinh dưỡng và chua (pHKCL từ 3,5-4,5), độ xốp thấp (<50%), nghèo mùn (<l%). Tổng chuồn kiềm trao đổi thấp (< 4 me/100g đất). Dung tích hấp thu thấp (< 10 me/ 100g đất) . Thường gặp tầng đá ong ở tầng tích tụ. Do thành phần cơ giới nhẹ ở tầng mặt dung tích hấp thu thấp, hữu cơ nghèo nên giữ nước giữ phân kém. Đất dễ thoát nước nhưng khó giữ nước. Khi mưa hay quá ẩm dễ bị gí chặt, nên nông dân thường gọi là đất "Trâu ra mạ vào" và "đất cày nhiều hơn bừa".

Tính chất của đất xám có tầng loang lổ được đặc trưng bởi phẫu diện điển hình sau:

Phẫu diện ĐA 6: tại thôn Thuỵ Hà - Bắc Hồng - Đông Anh - Hà Nội. Độ cao tuyệt đối 10m. Đất trồng lúa, khoai tây, khoai lang. Gồm các tầng sau:

A (0- 10cm) : màu xám sáng (5YR 8/1 M), thịt pha cát nhẹ, viên nhỏ không rõ góc cạnh, nhiều rễ cỏ, lúa ẩm, giây yếu, chuyển lớp từ từ.

AgB ( 10- 17cm) : màu xám hơi nâu nhạt (5 YR 7/1 M), thịt pha cát trung bình,

Một phần của tài liệu Giáo trình đất trồng trọt đh thái nguyên (Trang 192 - 201)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(241 trang)