Chương 7: PHÂN LOẠI VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
7.4. ĐẤT ĐỒI NÚI VIỆT NAM
7.4.1. Đặc điểm hình thành
Có thể nói một cách khái quát rằng đất rừng Việt Nam có các đặc điểm và tính chất phức tạp bởi nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đa dạng và phức tạp.
7.4.1.1. Đất đồi núi Việt Nam được hình thành trên nhiều loại đá mỹ khác nhau
Do kiến tạo địa chất Việt Nam phức tạp, trải qua nhiều quả trình tạo sơn nên vỏ địa chất bao gồm nhiều loại đá mẹ khác nhau, nhất là nền đá mẹ của đất rừng. Đá mẹ là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đặc điểm, tính chất của đất rừng, nhất là đất dưới rừng nguyên sinh, rừng chưa bị tàn phá hoặc rừng tái sinh đã lâu. Chính đặc điểm này rất thuận lợi cho việc xác định tính chất các loại đất rừng.
Tuy nhiên, do quá nhiều loại đá mẹ mà tính chất của đất rừng trên đó cũng rất khác nhau và nhiều khi sự pha trộn các loại đá mẹ với nhau trong một vùng nào đó đã
gây khó khăn cho việc xác định ranh giới của các loại đất rừng.
Các loại đá mẹ khác nhau thực sự đã quyết định nhiều tính chất lý hoá học và khả năng sử dựng của các loại đất rừng ở nước ta. Đất vàng nhạt trên đá cát và cát kết với tầng mỏng, nhiều cát, nghèo dinh dưỡng của vùng trung du phía Bắc có độ phì và khả năng sản xuất kém xa đất đỏ nâu trên đá bazan có tầng dày, tỷ lệ sét cao, khá giàu dinh dưỡng của vùng cao nguyên Tây Nguyên. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đá vôi, đá biến chất thường có tầng đất dày hơn nhiều các đất vàng đỏ vàng nhạt trên đá gianh, đá cát, đá quăczit phù sa cổ.
7.4.1.2. Địa hình cao, chia cắt mạnh và dốc
Đại đa số đất rừng ờ nước ta thuộc vừng. đồi núi, là vùng có địa hình cao, chia cắt mạnh và dốc. Đặc điểm này là nguyên nhân của các hiện tượng rửa trôi xói mòn trên cao, dốc và tích luỹ dưới chân, khe núi, tạo nên những loại đất đặc thù cho vùng đồi núi nước ta. Các dạng địa hình, địa mạo cũng rất phức tạp và đa dạng đã chi phối mạnh các quá trình hình thành đất và các xu thế thoái hoá đất rừng khi khống còn che phủ.
7.4.1.3. rất đồi núi chịu chi phối mạnh của thảm thực bì
Trong quá trình hình thành đất nói chung, thảm thực bì là yếu tố chủ đạo vì có tới khoản 3/4 lượng xác hữu cơ tham gia tạo thành đất được cưng cấp do thực vật. Đặc biệt, tính chất của đất rừng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thảm tung.
Rừng là một quần thể thực vật sống lâu năm, bền vững và có sắc thái riêng.
Rừng ảnh hưởng đến tính chất của đất do việc cung cấp xác hữu cơ trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của nó. Kết quả là lớp đất mặt có độ phì luôn luôn cao hơn các tầng dưới. Ngược lại, đất cung cấp dinh dưỡng cho cây rừng sính trưởng phát triển. Mối quan hệ này bền vững và chính là quy luật tự bón của cây rừng, nó khác với các cây nông nghiệp ngắn ngày. Về nguyên tắc, rừng càng già thì độ phì đất dưới nó càng lớn.
Đất rừng tại các nơi không còn rừng, hay rừng quá nghèo (đất trống đồi núi trọc), đã thay bị thay đổi nhiều và cơ bản là bị thoái hoá. Đây chính là vấn đề thật sự cần được quan tâm, vì tốc độ thoái hoá đất ở những nơi không còn rừng ở nước ta nhanh và mạnh mẽ hơn rất nhiều so với các vùng khí hậu khác.
Tuy nhiên, đất rừng Việt Nam lại còn chịu chi phối bởi điều kiện khí hậu. Các tiểu vùng khí hậu khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến đất thông quan thảm thực bì.
Càng lên cao quá trình tích luỹ mùn trong đất rừng càng tăng và ngược lại.
7.4.1.4. Đất có sự thoái hoá nhanh
Hiện tượng thoái hoá độ phì đất rừng ở nước ta xảy ra thường xuyên ở những nơi rừng bị tàn phá hoặc rừng nghèo. Đất ở những nơi này bị suy giảm nghiêm trọng chất
hữu cơ kéo theo giảm dung tích hấp thu, kết cấu kém, giảm khả năng trữ nước, tăng quá trình cố định lân và chua hoá, bạc màu hoá. Đặc biệt, ở một số vùng có độ cao lớn, rừng không còn khả năng tái sinh.
7.4.1.5. Đất đồi núi chịu tác động mạnh mẽ của hoạt động sống của con người
Đã có thời kỳ độ che phủ tạng ở nước ta chỉ còn xung quanh 26% (1993 - 1994).
Và thời kỳ đó đất trống đồi núi trọc ở nước ta đã lên đến hơn 12 triệu ha. Hơn 12 triệu ha đất rừng bị thoái hoá, mà chủ yếu là những nới đầu nguồn, đã gây ra những hậu quả nặng nề mà cho tới nay ta vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn.
Đặc điểm này xuất hiện gắn liền với sự chặt phá rừng ,ủa con người. Con người phá lốt rừng để lấy đất canh tác lông nghiệp, khai thác các sản thẩm từ rừng để phục vụ cho học sống...tất cả các hoạt động ló đã và đang làm ảnh hưởng nạnh mẽ đến quá trình hình hành và phát triển của đất rừng.
Đất rừng bị suy thoái không chỉ gây tác hại đến khả năng sản xuất của đất mà nghiêm trọng hơn là đã phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái tụ nhiên của vùng đồi núi, làm mất thảm thực vật tự nhiên, mất nguồn dự trữ và khả năng điều hành nước của rừng, gây thảm hoạ thiên 'tai hạn hán, lũ lụt, thay đổi
khỉ hậu trong vùng. Sự suy thoái của đất rừng đã làm thay đổi gần như hoàn toàn cảnh quan tự nhiên của nhiều khu vực đồi núi ở nước ta.
7.4.1.6. Quá trình tích luỹ Fe, Al
Fe, Al. Đây là quá trình rất điển hình trong quá trình hình thành đất ở vùng nhiệt đới ẩm. Người ta chia quá trình tích luỹ Fe, Al thành 2 loại là tích luỹ Fe, Al tuyệt đối và tương đối.
Quá trình tích luỹ Fe, Al tuyệt đối:
Fe và Al có từ trong đá mẹ và khoáng vật phong hoá ra và từ nhiều nơi khác di chuyển đến tích luỹ lại trong đất, gọi là quá trình tích luỹ Fe, Al tuyệt đối. Sản phẩm của quá trình tích luỹ Fe, Al tuyệt đối là tạo nên đá ong và kết von ở trong đất.
* Đá ong:
Thành phần đá ong chủ yếu là các loại oxit và hydroxit sắt. Về mùa mưa, do nhiệt độ cao, môi trường chua nên các hợp chất chưa Fe bị hoà tan trong nước dưới dạng oxit Fe2+ và bị rửa trôi xuống tầng . sâu, tích luỹ lại trong nước ngầm. Về mùa khô nước ngầm dâng lên trong các khe hở mao quản kéo theo Fe2+ và khi đến gần lớp
đất mặt gặp oxy sẽ bị oxy hoá thành oxit Fe3+ kết tủa lại. Các vệt oxit Fe này ngày càng lớn lên và nhiều ra nối liền với nhau làm thành một mạng lưới dày đặc bao bọc ở giữa các ô keo kaolinit hoặc các chất khác. Khi ở trong đất đá ong còn mềm vì oxy hoá chưa triệt để và đất ẩm, nhưng khi nhô ra mặt đất các oxit sắt sẽ bị oxy hoá thêm, bị khử nước nên tiếp tục kết tinh cứng rắn lại, các ô kaolinit mềm nên bị ăn mòn để lại những lỗ như tổ ong. Do đó người ta gọi là đá ong tổ ong.
- Đá ong tổ ong thường phổ biến ở những vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi. Đồi càng trọc, trơ trụi không cây cối, đá ong càng nhiều, càng rộng. Càng lên cao miền núi do địa hình dốc, nước ngầm sâu, càng ít đá ong hoặc không có. Ngay trong một quả đồi cao thì chân đồi thường có đá ong vì nước ngầm nông hơn. ở vùng đồng bằng tuy có sắt nhưng do mặt nước cơ bản thường xuyên có nước nên ít hoặc không có đá ong.
- Đá ong hạt đậu: gồm nhiều hạt kết von Fe, Mn, Al hình tròn nhỏ như hạt đậu gắn kết chặt lại với nhau. Đá ong hạt đậu thường được hình thành ở vùng đất đồi núi đá vôi hoặc từ đá mẹ khác nhau nhưng nước ngầm chứa vôi. Nước chứa sắt từ các chỗ cao trôi xuống gặp môi trường kiềm sẽ kết tủa lại thành các hạt kết von tròn, rồi lâu ngày gắn kết lại thành đá ong hạt đậu.
- Đá ong dạng phiến: bao gồm nhiều lớp Fe kết tủa chồng lên nhau thành phiến.
Loại này ít gặp.
- Kết von:
Theo hình dạng và nguyên nhân hình thành, kết von ở đất Việt Nam thường có mấy dạng là: Kết von tròn, kết von hình ống, kết von giả.
Nguyên nhân cơ bản vẫn là sự kết tủa các hợp chất Fe hoá trị III.
- Kết von tròn: thường có nhân ở giữa. Sắt kết tủa làm thành những vòng cầu đồng tâm bao quanh nhân. Kết von tròn hình thành do Fe kết tủa từ dung dịch đất nhưng lại ít liên quan đến nước ngầm như đá ong. Trong các loại đất chua thành phần kết von chủ yếu là cấu tạo từ Fe, nên cứng và có màu nâu gỉ Fe. hoặc đen có ánh kim loại. Trong các loại đất ít chua như trên đá vôi hay phù sa thì kết von do sắt và ma ngan nên mềm hơn và có màu đen, nâu đen.
- Kết von hình ống: là do Fe kết tủa bao quanh các rễ cây, khi các rễ cây chết và bị phân huỷ sẽ đê lại các kết von hình ống.
- Kết von giả: chỉ là các mảnh đá mẹ được Fe kết tủa bao bọc xung quanh.
Thường gặp ở các loại đất feralít. . :
Ngoài 3 dạng trên còn có thể gặp một số dạng kết von hình thù khác nhau trong đất và có thể nằm lẫn lộn trong 3 dạng trên.
* Ảnh hưởng của kết von và đá ong tới đất và cây:
Nếu đất có nhiều đá ong và kết von sẽ bị chặt, bí, kết cấu kém, nghèo dinh dưỡng Và chua, lân bị giữ chặt, đất giữ nước kém nên khô hạn, v.v... Nhưng nếu kết von đá ong ít khoảng 10 - 15 % mà ở sâu thì cũng ít ảnh hưởng đến cây. Còn khi tầng đá ong và kết von dày (chủ yếu nằm giáp tầng rửa trôi) thì rễ cây kém phát triển và thậm chí không cho thu hoạch. Thực tế ở những vùng còn thảm bì còn tốt thì ít đá ong, kết von hơn những nơi trơ trọc, cây sinh trưởng kém.
Quá trình tích luỹ Fe, Al tương đối:
Quá trình tích luỹ Fe, Al tương đối còn gọi là quá trình feralít. Sự tích luỹ Fe, Al được gọi là tương đối vì quá trình này xảy ra đo đa số các chất khác bị rửa trôi, làm cho tỉ lệ Fe, Al tăng lên. Ta có thể chứng minh được qua số liệu bảng 7.4.
Bảng 7.4: Thành phần hoá học của đá mẹ bazan và đất hình thành trên bazan
Loại Sio2 Cao MgO Al2O3 Fe2O3
Đá 44,44 8,86 7,71 16,73 8,31 Đất 36,05 0,23 0,04 32,73 22,34 (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999)
Quá trình feralít xảy ra khá phức tạp: Đầu tiên các đá và khoáng, nhất là khoáng silicát bị phong hoá mạnh mẽ thành các khoáng thứ sinh như sét. Một phần sét lại có thể tiếp tục bị phá huỷ cho ra các oxit Fe, Al, Si đơn giản. Đồng thời với sự phá huỷ các chất bazơ và một phần SIO2 bị rửa trôi đi và dẫn tới sự tích luỹ Fe và Al. Vì lẽ đó mà người ta thường dựa vào tỉ lệ phân tử SiO2/Fe2o3, Sio2/Al2o3, Sio2/R2o3 bê đánh giá quá trình feralít. Trị số này càng thấp thì quá trình feralít càng mạnh.
Về cơ bản những loại dết nào được hình thành do quá trình feralít là chủ đạo thì thường mang đặc điểm chung sau:
- Hàm lượng khoáng nguyên sinh thấp, trừ thạch anh và một số khoáng vật bền khác.
-: Đất giàu hydroxit Fe, Al, Ti, Mn. Tỉ lệ SiO2/Fe2o3, Sio2/Al2o3, Sio2/R2o3 Của các cẩp hạt sét trong đất thấp, thường <2. Nhiều trường hợp đất chứa Al3+ di động.
- Trong cấp hạt sét, thường keo kaolinit chiếm ưu thế và có số lượng hydroxit Fe, Ai và Ti cao.
- Phần khoáng của cấp hạt sét có dung tích hấp thu thấp.
- Hạt kết tương đối bền.
- Thành phần mùn chủ yếu là axit fulvic.
* Ảnh hướng cua điều kiện ngoại cảnh đến cường độ của quá trình feralít:
-Ảnh hưởng của độ cao tuyệt đối:
Khi lên cao thì lạnh hơn và ẩm độ cao hơn vùng thấp. Sự thay đổi tiểu khí hậu đã phân bố lại thảm thực vật và từ đó ánh hưởng đến quá trình hình thành đất. Do ảnh hưởng của độ cao tuyệt đối mà càng cao lên cao cường độ quá trình feralít càng giảm.
- Ảnh hưởng của đá mẹ và địa hình đến quá trình feralít:
Địa hình dốc thoát nước tốt, đá mẹ giàu bazơ và cứng rắn thì quá trình feralít mạnh. Nếu đá mẹ khó phong hoá và rửa trôi ít thì quá trình feralít yếu. Đất nào tích luỹ nhiều can xi từ đá mẹ ở tầng mặt thì feralít yếu v.v...