5.6. CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG TRỒNG TRỌT
5.6.5. Chế phẩm VSV dùng trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
+ Chế phẩm virut NPV sâu xanh: được thử nghiệm và áp dụng trên đồng ruộng trừ sâu xanh trên bông và thuốc lá ở Sơn La, Hà Nội, Đồng Nai, Sông Bé, Ninh Thuận vv… đều cho kết quả phòng trừ sâu xanh tốt và bảo vệ được năng suất cây trồng. Chế phẩm virus sâu xanh cùng với ong mắt đỏ là những tác nhân sinh học trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu hại bông, song chế phẩm có giá thành cao và người nông dân chưa quen sử dụng nên phạm vi áp dụng chế phẩm này còn hạn chế.
+ Chế phẩm virut NPV sâu róm thông: Hiệu quả diệt sâu róm thông của chế phẩm virus đạt 55,2 - 83,3%. Chế phẩm này được áp dụng thành công trừ sâu róm thông ờ Thanh Hoá. Sử dụng chế phẩm virus sâu róm thông đã hạn chế sử dụng thuốc hoá học và tỷ lệ ký sinh tự nhiên của một số ống ký sinh sâu róm thông tăng lên.
+ Chế phẩm Bacillus thuringiensis (Bt):
Từ năm 1970 ở Việt Nam bắt đầu nghiên cứu sản xuất Bt. Viện Công nghệ thực
phẩm, Viện bảo vệ thực vật, Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, Trung tâm vi sinh, tổng công ty hoá chất... đang sản xuất loại chế phẩm này trên quy mô công nghiệp với chủng Bacillus thuringiensis vai. Kurstaki. Bước đầu các chế phẩm Bt đã được đưa vào sử dụng trừ một số sâu hại như sâu tơ, sâu xanh bướm trang v.v...
+ Chế phẩm vi sinh vật phòng trừ chuột:
Chế phẩm vi sinh vật diệt chuột của Liên bang Nga Bacterodensid là sản xuất từ vi khuẩn Salmonella enteriditis có tác dụng gây bệnh và làm chết các loại chuột nhà, chuột đồng, chuột cống, chuột đen …Chế phẩm đã được sử dụng rộng rãi tại Liên bang Nga, Mông Cổ và Cu Ba, mang lại hiệu quả phòng trừ chuột cao. Tại Việt Nam chế phẩm VSV phòng trừ chuột mang tên BIORAT, kết quả thử nghiệm cho thấy chế phẩm có tác dụng tốt trong việc gây ốm và làm chết các loài chuột, lại không gây ảnh hưởng xấu đến các loại gia súc, gia cầm. Sản phẩm VSV phòng trừ chuột đã được đăng ký vào lanh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dựng tại Việt Nam và được sử dụng rộng rãi tại nhiều địa phương trong cả nước.
+ Chế phẩm VSV diệt sâu hại từ nấm:
Nấm đối kháng có thể kìm hãm sinh trưởng phát triển của các nấm gây bệnh cây.
Dưới đây là một số nấm đối kháng thường gặp.
Các nấm Penicitlium oxalicum, P.frequentans, P.vermiculatum, P. nigricans, P.chrysogetum là những ~ loài đối kháng của nấm Pythium sụp, Rhioctonia solani, Sclerotium cepivorum, Vertici"lúm alboatrum.
Nấm Aspergillus niger đối kháng với các nấm Fusarium solani, Rhizoctonia solania, Alternaria alternata.
Nấm Aureobasidium pollulans và Sporobolomyces roseus là đối kháng với nấm Septoria nodorum.
Nấm Cercospora hkuchii đối kháng nấm Diaporthephaseolorum vai. sojae.
CÂU HỎI ÔN TẬP
51. Trình bày khái niệm về sinh vật đất?
52. Các dạng hình thái của vi khuẩn? Vai trò của vi khuẩn?
53. Khái niệm và vai trò của xạ khuẩn?
54. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố VSV trong đất?
55. Vòng tuần hoàn ngơ trong tự nhiên?
56. Quá trình muôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá?
57. Trình bày quá trình cố định nào phân tử tự do?
58. Quá trình cố định nào phân tử cộng sinh?
59. Quá trình cố định nào phân tử hội sinh?
60. Vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên?
61. Quá trình chuyển hoá xenlulo, xoan, pectin, tinh bột?
62. VSV trong quả trình chuyển hoá photpho trong đất?
63. VSV trong quá trình chuyển hoá kém trong đất?
64. Vai trò của giun đất?
65. Các nhóm động vật đất khác và vai trò của chúng đối với đất?
66. Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý tới sinh vật đất?
67. Ảnh hưởng của các yếu tố hoá học tới sinh vật đất?
68. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh học tới sinh vật đất?
69. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật làm đất tới VSV?
70. Ảnh hưởng của biện pháp luân canh tới VSV?
71. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân tới VSV?
72. Khái niệm, yêu cầu chất lượng, phương pháp sử dụng và hiệu quả của chế phẩm VSV cố định đạm?
73. Khái niệm, yêu cầu chất lượng, phương pháp sử dụng và hiệu quả của phân tân sinh học?
74. Khái niệm, yêu cầu chất lượng và hiệu quả của phân hữu cơ sinh học?
75. Chế phẩm VSV dùng trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
Chương 6 ĐỘ PHÌ ĐẤT
6.1 . KHÁI NIỆM
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến và quý báu nhất. Vì đất là một vật thể sống vận động nên nó có thể tốt lên và xấu đi dưới tác động của con người.
Muốn sử dụng đúng từng loại đất phải đánh giá đúng chất lượng của nó. Trong các chương trước, khi nói về thành phần và tính chất của đất, ta đều có nhận xét và đánh giá từng mặt của đất. Nhưng để đánh giá tổng hợp chất lượng của đất ta phải có những nhận định tổng quát và đầy đủ, đó chính là khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng. Khả năng này chính là nội dung chủ yếu của độ phì nhiêu của đất.
Từ xa xưa nông dân khi canh tác trên mảnh đất của họ đã có nhận xét hết sức giản đơn về độ phì khi thấy năng suất cây trồng tăng hoặc giảm. Về sau này người ta đã đánh giá độ phì nhiêu thông qua việc phân hạng ruộng đất (hạng nhất, nhì, ba v.v...) trên cơ sở thống kê năng suất cây trồng cộng với một số chỉ tiêu đơn giản như chế độ nước, diện tích v.v... Đó cũng là những tư liệu quan trọng trong việc tính thuế đất.
Trên thế giới, trong một thời gian dài người ta đã công nhận định nghĩa về độ phì của Viliam. Viliam đã cho rằng độ phì là khả năng đất cung cấp cho cây không ngừng và cùng một lúc cả nước lẫn thức ăn. Về sau này các tiến bộ về khoa học đất đã cho thấy định nghĩa trên là không đầy đủ, vì nó đã bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng khác của đất như kết cấu, chế độ không khí, nhiệt, phản ứng môi trường, khả năng thuận lợi cho canh tác v v . mà nhiều khi chỉ cần thiếu một yếu tố là cây trồng có thể không cho năng suất được. Ta đã biết mỗi loại cây trồng có những yêu cầu khác nhau đối với đất.
Ví dụ cây chè yêu cầu đất chua, những mía lại cần đất trung tính hơi kiềm, đất ngập nước tốt với cây lúa nước nhưng không tốt với cây sắn. Ngay đối với một loại cây trồng thì giống khác nhau cũng đòi hỏi chế độ dinh dưỡng là khác nhau. Vì vậy khi nhận xét những chỉ tiêu đánh giá độ phì đất phải cụ thể cho từng loại cây trồng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ta không đánh giá chung được độ phì của đất vì đa số cây trồng có những yêu cầu về đất giống nhau.
Trên cơ sở những khái niệm trên, người ta đã đưa ra định nghĩa về độ phì nhiêu của đất như sau: Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất đảm bảo những điều kiện thích hợp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất.
Khái niệm về độ phì là một khái niệm phức tạp và tương đối, cho nên nếu hiểu một cách máy móc thì rất dễ mắc sai lầm. Vì độ phì chỉ là khả năng (tức là tiềm năng của đất), nên khả năng này không trở thành hiện thực nếu thiếu tác động của con người trên cơ sở những yêu cầu ngoại cảnh của cây trồng. Ví dụ nếu đất tốt (độ phì cao) mà trồng cây không đúng vụ hoặc giống kém v.v... thì chưa chắc đã đạt năng suất cao.