ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT TỚI VI

Một phần của tài liệu Giáo trình đất trồng trọt đh thái nguyên (Trang 159 - 164)

5.5.1. Ảnh hưởng của phương thức làm đất đến vi sinh vật đất

Cày bừa, xới xáo, làm đất tơi xốp, thoáng khí có tác dụng xúc tiến sự khoáng hoá chất hữu cơ của VSV cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Các loại vi khuẩn hảo khí, vi khuẩn phân giải xenlulo, nấm, xạ khuẩn tăng lên theo mức độ cày sâu. Đối với vi khuẩn yếm khí cày sâu có tác dụng ức chế.

Cày bừa xới xáo đất xúc tiến quá trình oxy hoá, hạn chế quá trình khử oxy, làm giảm độ chua và chất độc trong đất, tạo điều kiện thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn hảo khí, xạ khuẩn, nấm.

những chân đất bí chặt, ngập nước, tác dụng của Việc làm đất đến các quá trình sinh học trong đất mạnh hơn các chân đất khác.

Một số trường hợp đặc biệt như đất cát nhẹ bị khô hạn có thể làm giảm số lượng vi sinh vật khi xới xáo đất không hợp lý trong mùa hanh khô, hoặc đất đồi núi dốc dễ xói mòn, phá huỷ đất, cũng có thể làm giảm vi sinh vật khi cày bừa, xới xáo đất trong mùa mưa.

Trong làm đất cần đặc biệt chú ý cày sâu hợp lý đôi với từng loại đất và đồng thời với việc cày sâu là tăng cường phân bón. Trên những chân đất chua, chua mặn, giây hoặc đất có kết von đá ong, tầng đất mỏng, cày sâu dễ làm giảm số lượng vi sinh vật có ích, ảnh hưởng không tốt đến độ phì của đất và năng suất cây trồng. Làm đất phải kèm theo phân bón, thuỷ lợi, cải tạo đất, chống xói mòn thì có thể phát huy hiệu quả nhiều đối với sự sinh trưởng phát triển của cây trồng và khu hệ sinh vật đất.

Bng 5.3. nh hưởng ca cày sâu đến vi sinh vt đất (Đơn v 103 TB/1g đất)

Độ cày sâu 25 cm 50 cm

VK rỗng sồ 179 263

Nấm tổng số 33,8 38,6

Xạ khuẩn tổng số 7,1 6,2

VK phân giải xenlulô 1,0 6,8

(Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Đường; 1999)

Phương thức làm đất phụ thuộc vào: loại đất, thành phần cơ giới đất, địa hình, trình độ canh tác, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, cơ cấu cây trồng, thời vụ gieo trồng. . .

5.5.2. Ảnh hương của luân canh đến vi sinh vật đất

Quan hệ giữa vi sinh vật đất và cây trồng là mối quan hệ tương hỗ, có tác động qua lại lẫn nhau. Mỗi loại cây trồng có số lượng và thành phần vi sinh vật vùng rễ nhất định. Vì vậy thay đổi cây trồng, thay đổi chế độ luân canh sẽ dẫn đến sự thay đổi quần thể vi sinh vật.

Trên đất có trồng cây họ đậu gặp nhiều vi khuẩn nốt sần Rhizobium, vi khuẩn phân giải lân. Đất trồng chè có số lượng năm, nhất là nấm rễ phát triển mạnh nhưng vi khuẩn hảo khí và xạ khuẩn bị hạn chế. Đất trồng các loại rau mầu, mức độ thâm canh cao và khối lượng chất hữu cơ bổ sung cho đất nhiều nên các loại vi khuẩn hoại sinh phát triển mạnh, tổng số vi sinh vật trong đất rất lớn. Trong đất lúa nước, vi khuẩn yếm khí đạt số lượng lớn và có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoả vật chất hữu cơ và vô cơ. Đất lúa nước vi khuẩn muôn hoá, vi khuẩn nitrat, các loại rong tảo, nguyên sinh động vật có số lượng lớn hơn so với đất trồng cạn. ~

Sự phân bố vi sinh vật có tính chất đặc trưng cho từng loại cây trồng là cơ sờ khoa học để bố trí luân canh cây trồng một cách thích hợp , vừa đạt được . yêu cầu tăng năng suất các cây trồng trong chu kỳ luân canh, vừa có tác động tăng cường độ

phi của. đất vả hạn chế tác hại của sâu bệnh.

Đất ruộng thường được sử dụng theo ba hình thức: chuyên trồng màu, chuyên trồng lúa và luân canh lúa màu. Những chân đất chuyên trồng lúa, vi khuẩn yếm khí và vi khuẩn muôn hoá phát triển mạnh. Trái lại đất chuyên màu vi khuẩn hảo khí, nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn nitrat hoá phát triển tương đối mạnh, còn vi khuẩn muôn hoá và vi khuẩn phản NO3- phát triển yếu. Tính chất ưu việt của luân canh lúa màu thể hiện rất rõ, ở hầu hết các loại luân canh vi sinh vật phát triển mạnh hơn ở 2 loại đất chuyên canh nói trên và do đó tổng số vi sinh vật đạt ở mức lớn nhất.

Bng 5.4. Vi sinh vt các toi hình s dng đất trên đất đồi n úi Sơn La (Đơn vị: 103 tế bào/g đất khô)

Loại hình sửdụng đất

TT Chỉ tiêu Chuyên lúa (2 lúa)

Chuyên màu (3 vụ màu)

Luân canh (2 màu + 1 lúa)

1 VKTSHK 40140 36280 42650

2 VKTSYK 43190 13570 14320

3 Nấm tồng số 64 72 61

4 Xạ khuẩn tổng sô 1 29 141 155

5 VK amôn hóa 845 760 966

6 VK nitơrát hóa 468 435 386

7 VK Phản nitơrát hóa 314 268 287

8 Azotobacter 1 08 119 153

g Rhizobium - 92 105

10 pHKcl 4,8 5,2 5,6

11 OM (%) 3,16 0,74 1,31

12 P2O5 (%) 0,130 0,058 0 089

13 K2O (%) 0,187 0,072 0,095

14 P2O5 di (mg/100g đất) 8,6 10,3 13,4

15 K2O Tra (mg/100g đất) 15,3 18,1 22,5

16 Năng suất quy thóc (tấn/ha) 3,8 4,6 5,2

(Nguyễn Đường, Nguyễn Xuân Thành; 1999)

Nếu xét tỷ lệ giữa vi khuẩn hảo khí và yếm khí thì:

- Đất chuyên trồng lúa luôn luôn <l, có trường hợp tỷ lệ này < 0,7.

- Trong đất trồng màu tỷ lệ vi khuẩn hảo khí trên vi khuẩn yếm khí luôn luôn > 1 , nhiều loại đất tỷ lệ này gấp 2 - 5 lần và có trường hợp đạt đến 1 0 như đất cát.

- Đất luân canh lúa - màu thì 2 loại hình vi sinh vật hảo khí và yếm khí phát triển cân đối thường dao động quanh 1 .

Những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất chua, chua mặn, chiêm trũng, lầy thụt hình thức luân canh lúa màu càng thể hiện tính chất ưu việt của nó.

Kết quả cho thấy: ở loại hình sử dụng đất 2 màu + 1 lúa cho số lượng vi sinh vật đất cao hơn ở loại hình sử dụng đất chuyên lúa và chuyên màu. Luân canh còn có tác dụng làm tăng hàm lượng dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu trong đất, tăng năng suất cây trồng so với ở công thức chuyên canh.

5.5.3. Ảnh hưởng của phân bón đến vi sinh vật đất

Bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất sẽ phát huy tác dụng nhanh hay chậm, nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào quá trình hoạt động chuyển hoá của vi sinh vật đất.

Ngược lại, phân bón có tác dụng làm tăng cường số lượng và hoạt tính vi sinh vật. Tuỳ theo loại phân, liều lượng bón và phương pháp bón khác nhau mà ảnh hưởng đến vi sinh vật ở những mức độ khác nhau.

Ảnh hưởng của phân hữu đến vi sinh vật đất

Các loại phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, bùn ao, rơm rạ... là nguồn dinh dưỡng đối với cây trồng và là yếu tố có ảnh hưởng tốt đến thành phần cơ giới, kết cấu, độ ẩm, chế độ nhiệt, chế độ không khí trong đất. Ngoài ra trong phân hữu cơ chứa sẵn một khối lượng rất lớn vi sinh vật có thể đạt hàng chục tỷ tế bào trong một gam phân. Vì vậy đất được bón phân hữu cơ, số lượng và cường độ hoạt động của nhiều loại vi sinh vật tăng lên một cách đáng kể.

Những loại phân hữu cơ có tỷ lệ đạm cao như cây phân xanh họ đậu, phân chuồng có tác dụng kích thích vi sinh vật phát triển mạnh. Trái lại những phân hữu cơ như rơm rạ, cỏ khô, tỷ lệ chất xơ cao, thời gian đầu có tác dụng ức chế vi sinh vật.

Ảnh hưởng cua phân vô đến vi sinh vật đất

Bón phân hoá học một cách hợp lý có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển vi sinh vật đất.

Bng 5. 5: nh hưởng các los phân bón đến vi sinh vt đất (103/g đất)

Loại phân pH sau TN VSV tổng số Xạ khuẩn Nấm Không bón phân

Bón vôi Phân chuồng Vôi + phân chuồng

5,5 6,1 5,9 6,1

538 640 1136 1397

150 360 610 650

3 10 16

17 (Nguyễn Xuân Thành, 1999)

Các nguyên tố: N, P, K, Ca, vi lượng rất cần thiết đối với vi sinh vật và chúng yêu cầu các nguyên tố theo một tỷ lệ nhất định. Cũng chính vì vậy bón phân phối hợp phân hữu cơ và vô cơ hay bón cân đối các loại phân vô cơ có tác dụng kích thích sự phát triển của vi sinh vật mạnh hơn bón từng loại riêng rẽ.

Khi trong đất chứa nhiều xác hữu cơ chưa phân giải hoặc bón khối lượng lớn phân xanh thì tăng cường số lượng phân khoáng có tác động thúc đẩy hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật, loại trừ được hiện tượng tranh chấp đạm giữa vi sinh vật và cây trồng. Trường hợp đất chua, nghèo dinh dưỡng nếu sử dụng phân khoáng liều cao một cách liên tục sẽ làm tăng độ chua, phá huỷ kết cấu đất nên số lượng vi sinh vật giảm xuống.

Bón vôi có tác dụng cải thiện lý hoá tính đất, tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật một cách rõ rệt. Trên những đất chua bạc màu, lầy thụt và đất đồi núi bị xói mòn mạnh rất cần thiết bón vôi. Bón vôi tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại hình vi sinh vật như: vi khuẩn cố định N2, vi khuẩn nitrat hoá, xạ khuẩn có thể phát triển dễ dàng.

Bón phân hữu cơ vi sinh có tác dụng làm tăng rõ rệt vi sinh vật đất (Bảng 5. 6).

Bng 5. 6: nh hưởng ca 'phân hu cơ vi sinh đến mt s ch tiêu sinh hc ca đất trước và sau thí nghim

Chỉ tiêu CT

VK tổng số hảo khí x 103CFU/1g

VK tổng số yếm khí x 103CFU/1g

Nấm tồng số x103CFU/1g

Xạ khuẩn x103CFU/1g

Tồng sốVSV x103CFU/1g

Trước TN 2307,2 1198,3 14,46 12,21 3589,07

1 5480,6 3312,5 15,50 16,51 8825,11

2 5810,6 3929,3 16,50 19,82 9776,22

3 5668,2 3665,4 15,31 19,54 9368,45

4 4351,0 3162,7 15,22 17,06 7545,98

5 6221,8 4150,2 1 6,89 22,39 10411,28

6 5938,5 3802,2 16,37 21 ,22 9778,29

7 5348,8 3263,5 15,25 20,48 8648,03

8 5714,5 4021,6 17,72 1 7,00 9770,82

9 5476,0 3800,0 16,30 16,28 9308,58

10 4205,5 3025,1 16,50 1 5,62 7262,72

Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Tân; 2006.

1. Đối chứng, Nền ( 100kgN+ 100 P2O5kg + 80K2O kg + 500kg vôi + 10 tấn phân chuồng/ha).

2. 100% nền + 500 kg phân hữu cơ vi sinh Biogro/ha.

3 . 75% nền + 500 kg phân hữu cơ vi sinh Biogro/ha. . . . 4. 0% nền + 500 kg phân hữu cơ vi sinh Biogro/ha.

5. 100% nền +500 kg phân hữu cơ vi sinh Đa chức năng/ha.

6. 75% nền + 500 kg phân hữu cơ vi sinh Đa chức năng/ha.

7. 0% nền + 500 kg phân hữu cơ vi sinh Đa chức năng/ha.

8. 100% nền + 500 kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ha.

9. 75% nền + 500 kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ha.

10 0% nền +500 kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/ha.

Ở các công thức được bón phân HCV S . phối hợp với phân khoáng có số lượng vi sinh vật đất cao hơn công thức chỉ bón phân khoáng đơn thuần.

Nếu chỉ bón phân hóa học sẽ dẫn đến làm chai đất, làm thoái hóa đất, hủy diệt hệ sinh vật trong đất và ô nhiễm môi trường đất. Trong thế kỷ 2 1 , cần phải phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái bền vững bằng cách bón các loại phân sinh học, như: Phân chuồng, phân xanh và phân hữu cơ vi sinh vật để sản xuất nông nghiệp sạch cho hiệu quả và bền vững.

5.5.4. ảnh hưởng của thuốc trừ sâu, trừ cỏ đến vi sinh vật đất

Trong những năm gần đây thuốc trừ cỏ dại, sâu bệnh được sử dụng nhiều và đó góp phần quan trong trong việc bảo vệ, tăng năng suất cây trồng. Nhưng việc sử dụng thuốc hoá học với số lượng nhiều, liên tục đó biểu hiện mặt trái của nó: Tiêu diệt nhiều thiên địch, nhiều loại vi sinh vật có ích, tích luỹ chất độc trong nông sản. . . Bởi vậy việc tìm hiểu về ảnh hưởng của thuốc hoá học đối với vi sinh vật nói chung và vi sinh vật đất nói riêng là cần thiết để có phương pháp sử dụng thuốc hoá học một cách hợp lý, vừa đạt được yêu cầu tiêu diệt cỏ dại, sâu bệnh, vừa đề phòng được hậu quả tác hại của nó đối với đất, cây trồng và con người.

Về thuốc trừ cỏ, nói chung thường dùng ở nồng độ rất thấp thường vài ppm vì vậy ít gây ảnh hưởng đến vi sinh vật đất. Về thuốc trừ sâu, nồng độ thường dùng cao hơn thuốc trừ cỏ và trong đa số trường hợp vì sử dụng đối với bộ phận của cây trên mặt đất nên nó không gây độc hại nhiều đối với vi sinh vật đất.

Các loại thuốc trừ có trừ sâu bệnh có ảnh hưởng không giống nhau đối với vi sinh vật đất Có loại ức chế, có loại kích thích, có loại lúc ban đầu ức chế nhưng sau lại kích thích vi sinh vật.

Thuốc amonithioxianat, natriasênit, natriborat không có hại đối với vi sinh vật.

Các loại thuốc amonithioxianat, natrichlorat làm giảm tổng số vi khuẩn, xạ khuẩn, vi khuẩn nitrat hoá nhưng lại kích thích sự phát triển của các loại nấm.

Một phần của tài liệu Giáo trình đất trồng trọt đh thái nguyên (Trang 159 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(241 trang)