CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CHÂU ÂU THẾ KỶ XIX
I.3 Những sự kiện nổi bật trong thế kỷ XIX
I.3.3 Những khuynh hướng nghệ thuật xuất hiện trong thế kỉ XIX
Giai đoạn đầy biến động trong lịch sử thời cận đại đã được văn học châu Âu phản ánh một cách sinh động, đặc biệt là văn học Pháp. Sau thất bại của Napoleon và sự phục hồi tạm thời của các thế lực bảo hoàng, ở Pháp đã xuất hiện một dòng văn học lãng mạn thể hiện sự nuối tiếc một thời vàng son đã qua của giới quí tộc. Đại biểu cho trào lưu này là nhà văn – tử tước người Pháp Chateaubriand (1768-1848), người sáng lập trào lưu lãng mạn trong văn học Pháp.
Nhà văn Phỏp Franỗois-Renộ (1768 - 1848, Tử tước của Chateaubriand
Victor Hugo (1802-1885)
Victor Hugo (1802-1885) là một nhà văn tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tiến bộ. Ông thể hiện sự thông cảm với những người nghèo khổ qua các tác phẩm
“Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”. Qua các tác phẩm, Victor Hugo nói lên khát khao vươn tới một xã hội tốt đẹp, công bằng và chan chứa tình nhân đạo.
Xã hội tư bản khắc nghiệt, tàn bạo cũng đã được phản ánh qua dòng văn học hiện thực mà tiêu biểu là nhà văn Honoré de Balzac (1799-1850). Những tác phẩm nổi tiếng của ông đã được tập hợp và phát hành trong bộ sách “Tấn trò đời”. Ngoài ra còn những tác phẩm văn học kiệt xuất khác như “Đỏ và Đen” của nhà văn Stendhal (1783-1842), “Viên mỡ bò” của Guy de Maupassant…cũng phản ánh xã hội tư bản đầy bất công, tàn bạo.
Văn học Nga thế kỉ XIX cũng có những đóng góp quan trọng với các tác phẩm như “Chiến tranh và hoà bình” của Lev Tonstoi. Ngoài ra còn phải kể đến những nhà văn tên tuổi của nền văn học Nga thế kỉ XIX như: Tuôcghênhêep, Gôgôn, Đôxtôiepxki, Biêlixki...
Nhà văn Honoré de Balzac
I.3.3.2 Điêu khắc
Điêu khắc thế kỉ XIX không để lại nhiều tác phẩm như thời Phục hưng. Nhà điêu khắc Pháp Bartholdi đã hoàn thành bức tượng Nữ thần tự do để chính phủ Pháp gửi tặng nước Mĩ. Khải hoàn môn ở Pari và nhiều dinh thự ở Pari cũng còn giữ lại được một số tác phẩm điêu khắc có giá trị của thế kỉ XIX. Các nhà điêu khắc bắt đầu theo đuổi những cách tân trong tư duy sáng tạo như: gạt bỏ những tiêu chuẩn của thời đại, tìm cách giản dị hóa những đường nét trang trí, gia tăng khí lực cho những tác phẩm của họ. Xuất hiện nhiều tài năng điêu khắc thuộc loại tầm cỡ của mỹ thuật thế giới như Rouid, Bary, Carbeau, Rodin…
I.3.3.3 Hội họa
Hội hoạ: trong thế kỷ XIX, Paris trở thành trung tâm mỹ thuật của châu Âu với nền nghệ thuật cách tân táo bạo, xuất hiện nhiều phong cách hội họa mới với những tên tuổi nổi tiếng như: Cezanne: là bậc thầy về nghệ thuật dùng màu, được các hoạ sĩ lập thể tôn là tiền bối; Louis David: là người khởi xướng xu hướng Tân cổ điển; Eugene Delacroix: là người khởi xướng xu hướng lãng mạn; Courbet:
ngưòi khởi xướng xu hướng hiện thực và Monet, Pissaro, Sisley, Renoir….là những
Điêu khắc gia tiên phong của ngành điêu khắc hiện đại: Auguste Rodin
người khởi xướng xu hướng Ấn tượng - đây cũng là xu hướng nghệ thuật gây ảnh hưởng nhiều đến âm nhạc thời kỳ này. Đến cuối thế kỉ XIX, danh hoạ người Tây Ban Nha Francisco de Goya đã vẽ những cảnh tàn khốc trong cuộc chiến tranh chống Napoleon.
Các họa sĩ theo trường phái “lãng mạn” phản đối cái trật tự vốn có của trường phái “cổ điển”. Họ cho rằng đó là chủ nghĩa duy lý và sự áp chế về cá tính, nghiêng về khuynh hướng phát huy vai trò tưởng tượng của cá nhân. Hình bên là Chân dung nhạc sĩ Frederic Chopin (1838) được vẽ bởi danh họa Eugene Delacroix.
Các họa sĩ theo trường phái “ấn tượng” thì chống lại phương pháp đào tạo theo kiểu hàn lâm ở những trường mỹ thuật thời đó. Họ nhấn mạnh:
Mục tiêu chủ yếu của sự truyền đạt nghệ thuật là truyền đạt xung động cảm giác của nghệ sĩ, còn việc ghi nhận thiên nhiên chỉ là thứ yếu. Họ gạt bỏ nghệ thuật tưởng tượng, trong đó có đề tài lịch sử vì đó là chuyện của quá khứ, họ chú trọng nhiều đến sự ghi nhận khách quan kinh nghiệm đương đại và thực tiễn với tham vọng thu bắt ấn tượng thị giác tức thì.
Sunrise (1872)– Claude Monet
I.3.3.4 Kiến trúc
Kiến trúc Âu - Mĩ thế kỉ XIX rất đa dạng, thể hiện một sự giao lưu văn hoá rộng mở. Nét mới về kiến trúc giai đoạn này là quan điểm hiện thực xâm nhập vào kiến trúc qua các vật liệu mới như thép, bê tông, kính dày. Một kiến trúc sư người Mĩ là Louis Sullivan đã đưa vào các công trình kiến trúc tư tưởng công năng. Theo ông, các công trình kiến trúc phải được thiết kế phù hợp với chức năng của chúng.
Chẳng hạn một ngân hàng hiện đại không thể giống một đền đài tôn giáo, một thương xá không thể giống một lâu đài trung cổ. Đặc biệt, kiến trúc hành chính thời kì này thể hiện một phong cách rõ rệt mà tiêu biểu là toà nhà Quốc hội Mĩ (1793- 1851) và toà nhà Quốc hội Anh (1840-1865).
Trong hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Châu Âu thế kỷ XIX với nhiều biến động, những thay đổi này đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của Châu Âu. Về mặt nghệ thuật, âm nhạc cũng đã có nhiều ảnh hưởng từ những thay đổi này
Louis Henry Sullivan (1856 – 1924)
CHƯƠNG HAI
NGÔN NGỮ ÂM NHẠC THỜI KÌ LÃNG MẠN
Như đã được trình bày trong chương một, sau cách mạng tư sản Pháp 1789, lịch sử các dân tộc ở châu Âu đã diễn ra khá phức tạp và đầy mâu thuẫn. Các sự kiện chính trị liên tiếp nổ ra làm cho hoàn cảnh xã hội cũng như các quan điểm, các khuynh hướng cũng luôn thay đổi theo.