CHƯƠNG III CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA THẾ KỶ XIX
III.6 Âm nhạc Tiệp Khắc
Bédric Smétana
(1824-1884)
Nhà phê bình Vladimir Helfert đã có nhận xét xứng đáng về Smentana như sau „„ Smentana không chỉ là một nhà soạn nhạc, ông còn là người có công chính trong việc xây dựng nền văn minh tiệp hiện đại, và là một trong những nhân vật chủ yếu sáng tạo nên nền văn hóa Tiệp‟‟.
Smentana còn là một nghệ sĩ piano, nhà chỉ huy và hoạt động xã hội. Nếu Liszt là người sáng tạo ra thể loại tơ giao hưởng, thì Smentana là người khai sinh ra thể loại liên khúc thơ giao hưởng.
I. Đặc điểm thân thế và sự nghiệp:
Ông là nhạc sĩ cổ điển đầu tiên của Tiệp khắc được thế giới biết đến. Ông xây dựng nền tảng âm nhạc kinh điển Tiệp khắc với hai thể loại điển hình là opéra và giao hưởng tiêu đề.
Ông là nhà sáng tác, biểu diễn piano, chỉ huy và hoạt động tổ chức âm nhạc.
Ông sáng tạo liên khúc giao hưởng thơ (với liên khúc giao hưởng thơ "Tổ quốc tôi") Ông sinh ngày 2/3/1824 tại Leitomisch (phía Nam Tiệp khắc), trong một gia đình nấu rượu bia. Gia đình Smétana thường di chuyển nhiều nơi nên ông có dịp tiếp xúc với dân nhạc dân gian nhiều vùng khác nhau. 6 tuổi, ông bắt đầu biểu diễn
piano và tập sáng tác. 17 tuổi, ông rời gia đình đến Prague học trung cấp âm nhạc trong cảnh nghèo túng. 24 tuổi, ông nổi tiếng về piano và sư phạm.
- 1848, ông tham gia cách mạng chống Áo-Đức, sáng tác nhiều tác phẩm cho cách mạng như: Hành khúc cách mạng cho piano, hợp xướng Khúc hát tự do, ouverture Hân hoan.
- 1856-1861, ông sống ở Thụy điển. Ông viết liên khúc piano Hồi tưởng về nước Tiệp theo điệu Polka, giao hưởng thơ Richard III, Wallenstein…
- 1861, ông trở về Prague lãnh đạo phong trào âm nhạc. Đây là thời kỳ cao trào trong sáng tác của ông với opéra Những người Brandebourg ở Tiệp khắc, opéra Bán vợ chưa cưới, Dalibor, Libussa…
- 1874, ông bị điếc nặng nhưng vẫn sáng tác. Những tác phẩm cuối đời có:
opéra Hai quả phụ, Cái hôn, Bí mật, liên khúc giao hưởng thơ Tổ quốc tôi (6 bài, năm 1879), tứ tấu Cuộc đời tôi giọng e moll, liên khúc piano Vũ khúc Tiệp khắc (14 bài)…
- Ông mất ngày 23/4/1884 tại bệnh viện tâm thần Prague.
II. Tác phẩm:
- Opéra của ông mang tính tập thể, miêu tả giới bình dân. Ông thường lấy đề tài anh hùng và đề tài hài hước. Âm nhạc ông gắn liền phong trào giải phóng dân tộc, chống Áo-Đức. Ông sử dụng chất liệu giai điệu và tiết tấu âm nhạc dân gian Tiệp khắc.
- Tác phẩm tiêu biểu: giao hưởng Huy hoàng giọng E dur (1853), liên khúc giao hưởng thơ Tổ quốc tôi, tứ tấu Cuộc đời tôi, liên khúc piano Vũ khúc Tiệp khắc, Hồi tưởng về nước Tiệp, các opéra: Bán vợ chưa cưới (1866), Những người Brandebourg ở Tiệp khắc, Dalibor, Libussa.
Giao hưởng Ma Vlast (Tổ quốc tôi)- chương 2, chủ đề chính, miêu tả con sông quê hương
Antonin Dvorak
(1841-1904)
I. Thân thế và sự nghiệp:
-Sau Smétana, Dvorak có công phát triển nền âm nhạc kinh điển Tiệp khắc lên đến đỉnh cao. Ông sáng tác nhiều thể loại như opéra, giao hưởng, tác phẩm thính phòng, hợp xướng…
-Ông sinh ngày 8/9/1841 tại Nelahozeves (cách Prague 30 km), trong một gia đình đông đảo, nghèo nhưng say mê âm nhạc. Ông học violon, viola, orgue từ nhỏ. 16 tuổi, ông dạy orgue và học sáng tác ở Prague. Từ 1861-1871, ông đàn cho một dàn nhạc ở nhà hát opéra. Thời kỳ này ông có những tác phẩm nổi tiếng như: opéra 1 màn "Người ngang bướng", cantate "Những người kế tục sự nghiệp núi Trắng", "Những khúc đối xướng Moravi". 1878, ông nhận chức chỉ huy dàn nhạc ở Prague. Thập niên 70-80, ông có nhiều tác phẩm có giá trị như: opéra "Người nông dân khôn ngoan", concerto piano g moll, concerto violon a moll, giao hưởng số 2,3,4, oratorio "Nữ thánh Ludmilla", "Những vũ khúc Slave"…
-1884 ông bắt đầu nổi tiếng ở nước ngoài. 1890, ông vào dạy sáng tác ở nhạc viện Prague. Sau đó ông đi biểu diễn chỉ huy ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ.
Ông sang Mỹ hơn 2 năm, nhận chức giám đốc nhạc viện New York và chỉ huy dàn nhạc. Tại đây, ông sáng tác giao hưởng Thế giới mới và concerto cello.
-Những năm cuối đời, ông hướng đến thể loại giao hưởng tiêu đề: ouverture Giữa cảnh thiên nhiên, Vũ hội hóa trang, Otelo, các giao hưởng thơ Guồng quay chỉ vàng, Bồ câu rừng, Bài ca dũng sĩ…hai vở opéra Con quỉ và Casa, Nàng tiên cá.
Ông mất ngày 1/5/1904 do xuất huyết não.
II. Tác phẩm: -Ông sáng tác 10 opéra, nhiều oratorio, cantate, 9 symphonie, 5 giao hưởng thơ, 3 concerto (cho piano, violon, cello), nhiều ouverture, rhapsodie, vũ khúc, 15 tứ tấu dây…
-Âm nhạc của Dvorak giàu giai điệu, gần gũi âm nhạc dân gian Tiệp khắc và châu Mỹ. Giai điệu phóng khoáng, tự nhiên. Màu sắc dàn nhạc phong phú, âm thanh đầy đặn. Giao hưởng của ông thường sử dụng liên khúc sonate cổ điển. Âm nhạc gắn liền phong trào giải phóng dân tộc, miêu tả thiên nhiên và lịch sử anh hùng của Tiệp khắc. Opéra viết theo 3 hướng: sinh hoạt hàng ngày, lịch sử, cổ tích dân gian.
Giao hưởng số 9 "Thế giới mới":
Chương I, chủ đề 1
Chủ đề 2
Chủ đề kết
Chủ đề chương II
Chương III, chủ đề 1
Chủ đề 2
Chủ đề 3
Chủ đề chương IV