Quy mô thể loại không hạn chế

Một phần của tài liệu Lịch sử âm nhạc châu âu thế kỷ XIX (Trang 59 - 64)

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CHÂU ÂU THẾ KỶ XIX

II.9 Quy mô thể loại không hạn chế

Thời kì lãng mạn là giai đoạn có rất nhiều mâu thuẫn. Các nhà soạn nhạc thường viết những tác phẩm hoặc là rất nhỏ, hoặc là rất đồ sộ.

Những tác phẩm piano của Chopin hoặc những ca khúc của Schubert có thời lượng khoảng vài phút. Vì có quy mô nhỏ nên những tác phẩm này chỉ được biểu diễn ở nhà hoặc khi người ta hội họp lại ở nơi nào đó có piano mà thôi.

Trong các tác phẩm đó, những thiên tài âm nhạc thời kì này có thể tạo ra cảm xúc rất mãnh liệt chỉ thông qua một giai điệu ngắn, một vài hợp âm, hoặc một màu sắc mới nào đó tạo nên nét đặc trưng nhất của tác phẩm.

Mặc khác, những tác phẩm quy mô đồ sộ, vĩ đại như của Berlioz và Wagner phải cần đến cả trăm nghệ sĩ biểu diễn, độ dài lên đến vài giờ đồng hồ, và nếu biểu diễn thì phải cần đến một phòng hòa nhạc lớn hoặc nhà hát opera.

Các thể loại giao hưởng, sonata, tứ tấu dây, concerto, opera, tác phẩm cho hợp xướng vẫn phát triển mạnh. Mỗi chương thường dài, đồ sộ và phức tạp hơn so với thời kì của Haydn và Mozart. Ví dụ như, một bản giao hưởng điển hình của thế kỉ 19 có độ dài khoảng 45 phút, trong khi đó, một bản giao hưởng của thế kỉ 18 chỉ vào khoảng 25 phút.

Nói tóm lại, ở thời kì lãng mạn, các tác phẩm có quy mô lớn hơn, dàn nhạc có nhiều nghệ sĩ biểu diễn hơn, kĩ thuật khó hơn và hòa âm phức tạp hơn.

Trong các tác phẩm lớn như giao hưởng, một chủ đề nào đó hoặc nhiều chủ đề có thể xuất hiện lặp lại ở các chương khác nhau. Điều này đã được Beethoven sử dụng khi viết giao hưởng số 5 : một chủ đề trong chương scherzo đã được nhắc lại ở chương kết.

Khi giai điệu được nhắc lại ở chương sau hoặc ở phần sau của tác phẩm, tính chất âm nhạc sẽ thay đổi bằng cách thay đổi sắc thái, phối khí, hoặc tiết tấu. Ví dụ như trong giao hưởng Fantastique của Berlioz, chủ đề trữ tình ở chương mở đầu đã trở thành một điệu nhảy ở chương cuối.

Những chương hoặc những phần khác nhau cũng có thể được liên kết với nhau bằng những đoạn nối. Một chương giao hưởng hoặc một chương concerto có thể được biểu diễn qua luôn chương kế tiếp mà không cần ngừng lại. Beethoven đã từng làm điều tương tự trong giao hưởng số 5 (chương 3 và chương 4).

Giữa các màn, cảnh trong các vở opera ở thế kỉ 19 cũng được kết nối với nhau bằng các đoạn nối, hoặc một chủ đề âm nhạc xuyên suốt tác phẩm.

Một số nhạc sĩ đã phát triển những thể loại đặc trưng của dân tộc mình trở thành thể loại chuyên nghiệp. Trong đó có Chopin đã phát triển mazurka, polonaise – vốn là những điệu nhảy dân gian Ba Lan – trở thành những thể loại chuyên nghiệp, mang tính quốc tế. Ông còn phát triển những thể loại nhỏ như prelude, balade thành những thể loại khó và phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật biểu diễn cao.

Nhiều nhà soạn nhạc còn sáng tạo ra những thể loại mới : Liszt với giao hưởng thơ một chương, Mendelssohn với ouverture độc lập.

Các thể loại truyền thống như giao hưởng, concerto… cũng có nhiều đổi mới táo bạo về nội dung, số lượng chương. Schubert có giao hưởng số 8 với hai chương, Berlioz có giao hưởng Fantastique với năm chương. Smentana với liên khúc giao hưởng Tổ quốc tôi, Edvard Grieg có tổ khúc giao hưởng Peer Gynt...

Giao hưởng có tiêu đề và nội dung câu chuyện giống như opera. Berlioz phát triển thể loại giao hưởng nhiều chương, số lượng chương phụ thuộc vào diễn biến câu chuyện.

Nghệ thuật biểu diễn đạt đến trình độ cao. Thời kì này là thời kì thịnh vượng của các ca sĩ nổi tiếng và các nghệ sĩ biểu diễn điêu luyện như Paganini, Chopin, Franz Liszt…

Một trong những thể loại phát triển mạnh nhất trong âm nhạc thời kì lãng mạn là các ca khúc nghệ thuật dành cho giọng hát với phần đệm piano.

Phần đệm trong tác phẩm do chính tác giả ca khúc viết, đó là phần vô cùng quan trọng, góp phần thể hiện tính cách và nội dung bài hát. Bản thân phần đệm cũng có motif riêng. Các nhạc sĩ như Schubert, Schumann, Brahms… đều là những bậc thầy về phần đệm cho ca khúc

Nhiều phần đệm còn đòi hỏi kĩ thuật biểu diễn cao, trong đó có Serenade của Schubert

Mặc dù hiện tại, các ca khúc nghệ thuật vẫn được biểu diễn ở các phòng hòa nhạc, nhưng trước đây, người ta chỉ hát và thưởng thức chúng ở nhà.

Trong thời kì lãng mạn, ca khúc đóng một vai trò rất quan trọng. Trong các thời kì trước, ca khúc chưa bao giờ giữ vai trò ưu tiên trong nền âm nhạc chuyên nghiệp.

Cho đến thế kỷ 19, các hoạt động tiến bộ của các nhà trí thức làm hình thành nên các nhóm bình thơ, văn, trong các gia đình, trên cơ sở đó, các thể loại ca khúc, liên ca khúc xuất hiện. Từ đó, thể loại ca khúc được coi là một thể loại chuyên nghiệp có ý nghĩa quan trọng, sánh ngang với các thể loại đồ sộ như giao hưởng, opera, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát triển của âm nhạc lãng mạn.

Ca khúc của nhiều nhạc sĩ thời kì hậu lãng mạn như Richard Strauss chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nhạc sĩ chuyên viết ca khúc như Schubert, Schumann…

Mối quan hệ sâu sắc giữa các nhà thơ và các nhà soạn nhạc khiến cho các nhạc sĩ chủ yếu phổ nhạc cho thơ. Vì thế, lời hát trong các ca khúc thường là thơ hoặc phỏng tác từ thơ.

Nhiều tác phẩm giao hưởng cũng lấy cảm hứng từ thơ. Nhiều thể loại âm nhạc mới xuất hiện cũng bắt nguồn từ thơ. Ví dụ như thể loại giao hưởng thơ của Liszt.

Hầu hết các nhạc sĩ viết nhiều cho ca khúc như Schubert, Schumann, Brahms… đều phổ nhạc cho thơ. Hai nhà thơ có tác phẩm được phổ nhạc nhiều nhất là Johann Wolfgang von Goethe (1749 – 1832) và Heinrich Heine (1797 – 1856).

Một phần của tài liệu Lịch sử âm nhạc châu âu thế kỷ XIX (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)