CHƯƠNG III CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA THẾ KỶ XIX
III.1 Nền âm nhạc ở Áo và Đức
Chủ nghĩa lãng mạn của Áo- Đức được phát triển trong hoàn cảnh chung của xã hội châu Âu trong những năm đầu thế kỷ XIX.
Những khuynh hướng dân tộc –lãng mạn trong âm nhạc ở 2 nước này được nảy sinh ngay trong thời đại Beethoven ở những năm thứ 20 của thế kỷ, đó là những ca khúc của Schubert, là những vở nhạc kịch mang tính cổ tích, thần thoại của Hoffmann, Spohr , Weber…
Sự mâu thuẫn sâu sắc vốn có trong đời sống xã hội – chính trị - văn hóa ở Áo và Đức đã tạo nên những dấu ấn trên nghệ thuật của các nhà soạn nhạc lãng mạn.
Giai cấp quí tộc trong cả hai nước này còn khá mạnh. Áo là trung tâm của chế độ phản động còn Đức bấy giờ là nước lạc hậu ,trì trệ. Chính quyền chuyên chế của tầng lớp quí tộc phong kiến, sự chia nhỏ đất nước (gồm 360 các quốc gia và vương quốc ), sự suy yếu và nô lệ của giai cấp tư bản, thiếu giai cấp công nhân công nghiệp v.v…tất cả những cái đó gây cản trở cho sự phát triển xã hội ở Đức. Cách mạng Pháp đã thức tỉnh ý thức xã hội cho các tầng lớp dân chủ trong nhân dân Đức.
Nhân dân Đức đã khắc phục nhanh chóng tình trạng lạc hậu của mình. Nhân dân Đức và những binh lính yêu nước đã nổi dậy chống chính sách xâm chiếm của Napoleon và họ là những người đóng vai trò lớn trong việc xóa bỏ nhanh chóng chế độ phong kiến.
Sự phát triển của trường phái dân tộc lãng mạn trong âm nhạc của Áo và Đức là dựa trên phong trào đấu tranh cho tự do dân tộc, tự do của nhân dân đang mở rộng trong hai nước này, mà các hoạt động đó đã đạt tới đỉnh cao vào cuối những năm thứ 40 của thế kỷ. Chính vì vậy àm những yếu tố xác nhận đặc điểm của nhạc lãng mạn ÁO –Đức trước hết là nền văn hóa dân gian và thơ ca lãng mạn mới.
Xã hội Đức lúc bấy giờ bắt đầu cuộc đấu tranh cho nền văn hóa dân tộc, dân chủ.
Những truyền thống tiến bộ của nghệ thuật Đức giữ một vai trò thứ nhất trong sáng tác âm nhạc. Những đường nét đổi mới trong tác phẩm của mỗi nhạc sĩ lãng mạn Đức có mối liên quan kế thừa với nền cổ điển của Đức trong thời đại trước. Nhạc kịch lãng mạn, giao hưởng, thanh xướng kịch và ngay cả thể loại mới của ca khúc cũng được hình thành trên cơ sở của những truyền thống nghệ thuật bắt nguồn từ nền văn hóa dân tộc trước đây .
Các hình thức và thể loại dân gian mới có ý nghĩa đáng kể cho trường phái âm nhạc lãng mạn Đức mà các hình thức thể loại đó có sự phổ cập rộng trong thời kỳ chiến tranh cho tự do dân tộc. Sự thịnh hành của nền nghệ thuật dân gian, sự xuất hiện của các hoạt động dân chủ mới trong đời sống nghệ thuật là điển hình ở Đức những năm đầu của thế kỉ XIX. Trong đời sống âm nhạc hình thành các tổ chức hợp xướng của quần chúng. Những sáng tác dân gian được sưu tầm, nghiên cứu, được sử dụng và chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn hóa.
Một trong những thể loại chiếm ưu thế trong âm nhạc lãng mạn của Đức là những bài ca phong tục, liên quan chặt chẽ với tính trữ tình thơ mộng mới của Đức, gần đến thơ ca dân gian chính thống . Bên cạnh các bài ca phong tục trong giai đoạn này là sự nở rộ của loại nghệ thuật viết cho nhạc đàn mang tính thính phòng.
Một đặc điểm quan trọng của trường phái âm nhạc lãng mạn Áo –Đức là sự gần gũi với các thể loại dân gian và phonelo đương thời. Tất cả những đặc điểm đó được thể hiện rõ nét trong sáng tác của các nhạc sĩ Schubert, Weber, Mendelssohn, Schumann…
Người đại diện đầu tiên của chủ nghĩa lãng mạn Đức là Hoffmann. Ông là nhà văn, nhà soạn nhạc, người sáng tác ra vở nhạc kịch lãng mạn đầu tiên, đồng thời còn là
tác giả của những bản giao hưởng, hòa tấu thính phòng cho đàn phím và thanh nhạc.
Hoffmann còn là người sáng lập ra nền phê bình lãng mạn của Đức mà sau này có ảnh hưởng đến những hoạt động phê bình của Weber, Schumann, Wagner. Cùng với Hoffmann còn có những tác giả khác như Spohr soạn nhạc, nhà chỉ huy và là nghệ sĩ biểu diễn đàn Violon (người sáng lập ra trường phái Violon lãng mạn của Đức). Hoffmann, Spohr và cả Massenet đã sáng lập ra nền nhạc kịch lãng mạn của Đức.
Nhưng người đầu tiên sáng lập ra những mẫu mực kinh điển của nghệ thuật lãng mạn là nhà soạn nhạc người Áo – Franz Schubert.
Franz Schubert
(1797-1828)
Các nhà viết lịch sử âm nhạc thế giới thường nhắc đến hình ảnh Schubert cầm ngọn đuốc đi đầu đoàn người tiễn đưa Beethoven đến nơi an nghỉ cuối cùng. Đây được xem là một hình ảnh ý nghĩa, khi Beethoven đã là đỉnh cao của thời kỳ cổ điển và là cầu nối chuyển tiếp sang lãng mạn thì Schubert là vị đại diện đầu tiên của thời kỳ lãng mạn Châu Âu. Ông là người sáng lập ra những mẫu mực king điển của nghệ thuật âm nhạc lãng mạn.
Beethoven đã gọi Schubert là thiên tài, Liszt lại gọi Ông là nhà thơ vĩ đại của âm nhạc lãng mạn. Còn Schubert tự nói về mình: “ Âm nhạc của tôi là sản phẩm một thiên tài và nổi thống khổ”.
Người đời về sau gọi Schubert là “ vua ca khúc ”. Đó là thể loại mà ông thành công và có nhiều đóng góp to lớn cho kho tàng âm nhạc thế giới.
I. Đặc điểm thân thế và sự nghiệp:
Schubert là nhạc sĩ Áo mở đầu trường phái âm
nhạc Lãng mạn châu Âu bằng thể loại ca khúc. Ông mang tính chất ca khúc vào tất cả các thể loại âm nhạc khác của mình.
- Ông sinh ngày 31/1/1797 tại Lichtenthal (ngoại ô Vienne) trong một gia đình nhà giáo đông con, yêu âm nhạc. Từ nhỏ, Schubert đã tiếp xúc với môi trường âm nhạc nhiều dân tộc ở Vienne. Ông học violon và piano trong gia đình. 1808, ông đến Vienne vừa học văn hóa, vừa học nhạc. Schubert tham gia dàn nhạc học sinh, làm quen với những tác phẩm của Mozart, Haydn, Beethoven…Việc tham gia hợp xướng học sinh hỗ trợ nhiều cho việc sáng tác ca khúc sau này của Schubert. Thời gian này ông có theo học lý thuyết âm nhạc và sáng tác với một nhạc sĩ Tiệp khắc và nhạc sĩ Ý Salieri.
- Schubert vào nghề dạy học theo lời cha. 1818 ông bỏ nghề dạy để sáng tác nhạc. Đến năm 1822, ông đã viết 7 giao hưởng, nhiều sonate cho piano, tứ tấu, ngũ tấu, ouverture… Tuy nhiên, thể loại sáng tác chính của Schubert là ca khúc. Chỉ trong năm 1815, ông đã viết trên 100 ca khúc.
- Dù sáng tác rất nhiều, Schubert vẫn chịu nghèo đói và sự miệt thị của giới quý tộc. Ông thường sống nhờ bạn bè. Phần lớn tác phẩm của Schubert bị thất lạc.
- Schubert là nhạc sĩ Vienne đầu tiên sống và sáng tác tự do. Nhưng vì vậy, ông phải chịu nghèo túng suốt đời. Cuối đời, ông có những tác phẩm đồ sộ như giao hưởng số 9, messa As dur, messa Es dur…Ông mất ngày 19/11/1828.
II. Tác phẩm:
- Tính chất âm nhạc: âm nhạc Schubert trữ tình, thơ mộng, gắn bó với thơ ca Đức và âm nhạc dân gian Vienne. Giai điệu giản dị, chân thật, dễ hiểu.
- Thể loại sáng tác nổi bật của ông là ca khúc và giao hưởng. Ông viết khoảng hơn 600 ca khúc và 9 giao hưởng.
1. Thanh nhạc:
- Ông có khỏang 100 tác phẩm thanh nhạc lớn; Nổi bật có messa As dur và Es dur, đại hợp xướng "Khúc hát chiến thắng của Miriam".
- Schubert đã nâng cao những bài ca phong tục Đức-Áo, làm cho nghệ thuật
ông là "Cô thợ xay xinh đẹp" và "Con đường mùa đông". Ca khúc Schubert phần lớn nói về tình yêu lãng mạn. Một số bài mang màu sắc triết lý như "Thần chết và cô gái", "Những ranh giới của loài người". Chủ đề thiên nhiên có những bài như
"Con cá Floren". Nhiều ca khúc phổ thơ Muller, Schiller, Shakespeare, Heine…
- Ca khúc ông kết hợp nhuần nhuyễn giữa giai điệu và phần đệm piano. Mỗi bài có một giai điệu đặc sắc, phù hợp nội dung tác phẩm. Schubert thường viết ca khúc ở những hình thức đơn giản như couplet, 3 đoạn, ballade…
Một số chủ đề hay trong ca khúc:
Ông viết phần đệm riêng cho ca khúc:
4. Giao hưởng: -Schubert viết 9 giao hưởng và một số ouverture. 7 giao hưởng đầu còn mang phong cách cổ điển Vienne. Giao hưởng số 8 mở đầu cho thời kỳ giao hưởng lãng mạn. Giao hưởng này chỉ gồm 2 chương nên còn gọi là giao hưởng "Bỏ dở". Nó liên quan chặt chẽ với ca khúc, mang nhiều tính kịch và tính trữ tình.
Phần phát triển
Anton Bruckner
(1824-1896)
Bruckner là một nhạc sĩ và cũng là một nghệ sĩ dương cầm. cuộc đời Ông gắn liền với cây đàn orgue nhà Thờ. Bruckner được phong giáo sư tại nhạc viện Vienne và nghệ sĩ đàn orgue của triều đình.
I.Thân thế và sự nghiệp:
- Bruckner là nhạc sĩ sáng tác và nghệ sĩ đàn orgue người Áo sinh tại Ansfelden trong một gia đình âm nhạc. Ông mất tại Vienne. Ông mồ côi cha từ năm 13 tuổi. Ông học văn hóa phổ thông và âm nhạc tại Saint-Florian rồi tại Linz (1840- 1841). Ông trở thành người đàn orgue, đàn violon, sáng tác và giảng dạy âm nhạc.
- 1855 ông học với thầy Sechter tại Vienne. Sau đó ông được nhận vào đàn orgue cho nhà thờ Linz. Ông làm việc tại đây 13 năm. 1861, ông nhận danh hiệu
"Bậc thầy của âm nhạc".
- Ông hướng về những sáng tác giao hưởng. Ông viết 2 giao hưởng đầu tiên mang tính thực tập, chuẩn bị cho giao hưởng số 1 c moll (1865-1866). 1868, Sechter mất, Bruckner đến Vienne định cư, kế tục sự nghiệp của thầy. Trong nhạc viện Vienne, ông nổi tiếng về giảng dạy đàn orgue, hòa âm và đối vị. Ông trở thành
- 1871, danh tiếng của ông lang đến Luân đôn. 1872, ông gặp nhạc sĩ Wagner và đề tặng giao hưởng số 3 cho Wagner. 1875, ông trở thành tiến sĩ danh dự của đại học Vienne. Thời gian này ông sáng tác nhiều tác phẩm nhà thờ và 1 quintette thế tục. Ông tiếp tục viết giao hưởng đến bản số 9 (bản này chưa hoàn thành).
- Từ 1891, ông trở nên suy yếu. 1896, ông chết đột ngột do bệnh phù thủng.
Ông được chôn chung với cây đàn orgue trong hầm mộ nhà thờ Saint-Florian.
II. Tác phẩm:
- Âm nhạc Bruckner mang tính triết lý, đề cao con người. Phần lớn tác phẩm của ông viết cho nhà thờ. Âm nhạc mang tính trang trọng, đồ sộ. Ông thường sử dụng bộ kèn đồng, tuba ténor tạo âm sắc orgue nhà thờ. Bên cạnh đó, âm nhạc ông thể hiện tình cảm chứa chan lãng mạn của người Áo như tác phẩm của Schubert.
Âm nhạc tươi vui, phấn khích, ảnh hưởng phức điệu của Bach. Tác phẩm Bruckner xây dựng trên sơ đồ khí nhạc, không liên quan đến tác phẩm văn học. Ông tránh dùng những âm sắc độc đáo như clarinette, cor anglais. Các nước Latin phản đối âm nhạc Bruckner, trái lại các nước Germanique và châu Mỹ xem Bruckner là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của thời đại.
Ông để lại 122 tác phẩm có đánh số. Ngoài ra có 11 giao hưởng (2 bản đầu không đánh số), 1 tứ tấu, 1 ngũ tấu, nhiều messe, psaume, cantate. Ông thử dựng symphonie trên 3 chủ đề (symphonie số 8). Hầu như ông viết rất ít cho đàn orgue.
Chương 1, chủ đề 1, Giao hưởng số 8
Chủ đề 2
Chủ đề 3
Johann Strauss
(1825-1899)
- Johann Strauss là nhạc sĩ lãng mạn Áo rất nổi tiếng về thể loại valse. Âm nhạc của ông nhẹ nhàng, trong sáng, trữ tình, mang tính vũ khúc, nhất là vũ điệu valse (nói thêm về valse).
Các bản valse của ông thường cấu trúc theo kiểu liên khúc nhiều đoạn đơn ghép lại.
- Hai thể loại sáng tác tiêu biểu của ông là Valse và opérette.
- Ông sinh ra trong một gia đình âm nhạc tại Vienne, có truyền thống sáng tác các tác phẩm vũ khúc và tác phẩm dàn nhạc nhẹ nhàng. Ông được cha dạy nhạc.
Từ 1844, ông làm việc trong dàn nhạc riêng của gia đình. Ông sáng tác nhiều tác phẩm, trong đó có hơn 400 bản valse. Nhờ những bản valse này mà ông nổi tiếng thế giới. Các tác phẩm tiêu biểu có: Dòng sông xanh, Dòng máu người Vienne, Đời nghệ sĩ, Câu chuyện rừng Vienne, Bông hồng phương Nam… Ông theo dàn nhạc đi biểu diễn khắp châu Âu và châu Mỹ.
- Từ năm 1863, ông rời bỏ thể loại valse cho dàn nhạc và bắt đầu sáng tác opérette. Ông rất thành công trong lĩnh vực này, có thể sánh ngang với Offenbach và Lecocp. Trong những opérette ông viết cho nhà hát An der Wien (1871-1897), có những tác phẩm tiêu biểu như: La Chauve Souris (1874), Cagliostro (1875), Le Fichu de la Reine (1880), Le Baron Tzigane (1885)…
Phần mở đầu bản Valse “The Beautiful Blue Danube”
Hugo Wolf
(1860-1903)
- Hugo Wolf là nhạc sĩ lãng mạn Áo rất nổi tiếng về ca khúc.
- Ông sinh ngày 13/3/1860 tại Windischgraz và mất tại Vienne ngày 22/2/1903. Cha Wolf làm nghề thuộc da. Những bài học âm nhạc đầu tiên Wolf học từ cha mình. 6 tuổi Wolf đã đàn violon trong một dàn nhạc ở một buổi dạ tiệc lớn. Khi Wolf 7 tuổi, tiệm thuộc da bị hỏa hoạn, gia đình Wolf lâm vào cảnh nghèo khó. Wolf lơ là việc học phổ thông và chú tâm vào học nhạc. Ông phải đi làm gia sư để kiếm sống.
- Ông được vào học nhạc viện Vienne nhưng chẳng bao lâu bị đuổi do tính khí nóng nảy. Ông có nhiều bạn bè tốt giúp ông khỏi phải đói nghèo. Ông liên tục thay đổi chỗ ở từ nhà người bạn này sang nhà người bạn khác. Ông từng chỉ huy dàn nhạc ở Salzbourg trong một thời gian ngắn, nhưng ông gây cãi với giám đốc và thôi việc. Trở về Vienne ông viết 1 opéra nhưng không hoàn thành. Ông viết vài ca khúc nhưng không được các nhà xuất bản ấn hành. 1887, cha Wolf mất trong sự thất vọng về con trai. Sau đó Wolf bắt đầu sáng tác nhiều ca khúc hay và trở nên nổi tiếng. Chỉ trong hơn 2 năm ông đã viết hơn 160 ca khúc. Ông trở lại sáng tác opéra.
33 tuổi, opéra Der Corregidor của ông được trình diễn ở Mannheim nhưng không thành công. Ông viết một opéra nữa nhưng lại không hoàn thành. Ông lâm bệnh thần kinh, phải vào bệnh viện. 4 năm rưỡi sau ông mất.
- Thể loại sáng tác nổi bật nhất của Wolf là ca khúc. Ca khúc của ông nồng nhiệt và mang đậm nét dân ca. Giai điệu ca khúc được chú trọng đặc biệt; phần đệm piano chỉ phụ họa đơn giản. Ông viết 275 ca khúc, trong đó có các tập ca khúc phổ thơ các nhà thơ nổi tiếng như: 53 ca khúc theo thơ Goethe, 55 ca khúc theo thơ Moirike, 20 ca khúc theo thơ Eichendorff, tập ca khúc Tây ban nha (hơn 44 bài), tập ca khúc Ý 46 bài.
- Ngoài ra ông viết 1 opéra, 1 giao hưởng thơ, 1 tứ tấu dây, vài tác phẩm dàn nhạc, hợp xướng, tiểu phẩm piano, một số tác phẩm nhà thờ.
Giai điệu tứ tấu ô Italian Serenade ằ
Giai điệu ca khỳc ô In spring ằ
Carl Marie Von Weber
(1786-1826)
Đầu thế kỷ XIX, opéra Đức ảnh hưởng opéra Ý, pháp nặng nề. Bấy giờ có phong trào cải cách opéra Đức. Những tác phẩm cải cách đầu tiên là "Ondine"
của Hoffmann (1813), "Faust" của Spohr (1816). Tuy nhiên, người có công cải cách opéra Đức triệt để nhất là Weber với opéra "Mũi tên thần".
I. Thân thế và sự nghiệp
- Carl Marie Von Weber là nhà sọan nhạc, chỉ huy, biểu diễn piano và họat động xã hội. Ông đã tham gia tổ chức lại hệ thống nhà hát Đức. Ngoài ra ông còn là nhà văn.
- Ông sinh ngày 18/11/1786 tại Eutin trong một gia đình âm nhạc (cha Weber là chủ gánh hát, đàn violon rất giỏi, mẹ có giọng hát hay). Weber theo gia đình biểu diễn khắp nơi nên sớm làm quen với sân khấu. Từ nhỏ ông tỏ ra có năng khiếu về âm nhạc và hội họa. 11 tuổi ông đã giỏi piano. 1801-1802 ông viết opéra
"Peter Schmoll và những người hàng xóm" mang phong cách singspiel (sing: hát + spiel:jeu) Đức; đây là thể loại kịch thơ Đức kết hợp ảnh hưởng hài kịch Pháp và Ý, điển hình là "Cây sáo thần của Mozart" và "Fidelio" của Beethoven.
- Năm 1803, Weber được tiếp xúc với nhà lý luận âm nhạc Abbé Vogler và ảnh hưởng lòng yêu mến âm nhạc dân gian của Vogler. Weber để lại hơn 90 ca khúc và một số hợp ca mang màu sắc dân gian.
- 12 tuổi ông đã sáng tác những tác phẩm cho sân khấu như "Sức mạnh của tình yêu và tội lỗi", "Cô gái câm trong rừng"…1804, ông đi biểu diễn chỉ huy ở nhiều thành phố.
- 1811, ông sáng lập "Hội hòa âm" tuyên truyền thẩm mỹ âm nhạc mới. Ông đổi mới chương trình biểu diễn, sửa phần phối âm, phối khí và nâng cao nghệ thuật