Nền âm nhạc Pháp

Một phần của tài liệu Lịch sử âm nhạc châu âu thế kỷ XIX (Trang 107 - 127)

CHƯƠNG III CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA THẾ KỶ XIX

III.2 Nền âm nhạc Pháp

Nền âm nhạc lãng mạn Pháp được hình thành trong điều kiện của cuộc sống chính trị - xã hội phức tạp. Nền văn hóa Pháp từ đầu thế kỷ 19 ẩn dấu nhiều khuynh hướng mâu thuẫn. Những tư tưởng tiến bộ của chủ nghũa lãng mạn củng được củng cố vững chắc qua các tác phẩm của Victor Hugo, Muset, George Sand; nhưng cũng còn một số khuynh hướng đối lập trong nền văn học. Một số tác phẩm của các nhà văn như Vigny, Lamrtine, Chateaubriant… chống lại những quan điểm tiêu biểu của khuynh hướng tiêu cực của chủ nghĩa lãng mạn.

Cuộc sống âm nhạc ở Paris đã phát triển một cách đặc biệt rộng rải khẩn trương, nhưng còn biểu lộ khá nhiều mâu thuẫn trong nghệ thuật. Đặc biệt ở thể loại opera, đang nằm trong tình trạng trì trệ.

Từ những năm 30, do tác động của cách mạng, ở Pháp bắt đầu có một sự thay đổi trong đời sống văn hóa. Ở tất cả mọi lĩnh vực, xuất hiện những tư tưởng mới mẻ trong sự phát triển của nền nghệ thuật dân tộc, Trong những năm này, phong cách lãng mạn dân tộc Pháp đã được củng cố vững chắc. Trường phái âm nhạc lãng mạn dân tộc được hình thành bởi hai nhạc sĩ: Giacomo Meyerbeer – người xác lập nên phong cách của nền opera dân tộc lãng mạn Pháp- và Hector Berlioz đã mở ra khuynh hướng cải cách trong nền âm nhạc giao hưởng.

Hector Berlioz

(1803-1869)

Berlioz có công xây dựng và là người tiên phong theo phong cách giao hưởng chương trình. Ông đặc nền móng cho giao hưởng chương trình Pháp.

Ngoài sáng tác, ông góp phần xây dựng nghệ thuật chỉ huy và vừa là nhà phê bình âm nhạc tài năng.

Berlioz là nhạc sĩ lãng mạn Pháp sinh ra trong thời kỳ nước Pháp trải qua 2 cuộc cách mạng lớn: cách mạng 1830 (cách mạng tư sản Pháp lật đổ chế độ thống trị của phong kiến và nhà thờ) và cách mạng 1848 (công nhân khởi nghĩa chống tư sản và phong kiến). Làn sóng cách mạng lan tràn khắp châu Âu. Bấy giờ, Paris là một trong những trung tâm văn hóa châu Âu, diễn ra những cuộc đấu tranh giữa những khuynh hướng nghệ thuật khác nhau (đầu tiên là trong văn học và kịch). Âm nhạc lãng mạn Pháp ra đời gắn bó với khuynh hướng hiện thực (đi đầu là opéra).

I. Thân thế & sự nghiệp :

-Berlioz là nhạc sĩ Pháp đầu tiên nổi tiếng thế giới về giao hưởng lãng mạn.

Ông có công xây dựng phong cách giao hưởng lãng mạn tiêu đề Pháp. Ngoài ra, ông còn là nhà lý luận phê bình âm nhạc tài năng, góp phần xây dựng nghệ thuật chỉ huy dàn nhạc.

-Tác phẩm của ông mang cảm xúc nhậy bén, mang tính tiêu đề và bản sắc

màu sắc và vai trò của các bộ khác. Ông đề cao vai trò các nhạc cụ phụ như clarinette, viola, harpe…Ông mở rộng biên chế dàn kèn đồng tự nhiên.

-Ông sinh ngày 11/12/1803 tại Côte-Saint André, trong một gia đình trí thức (cha làm nghề y). Berlioz sớm được tiếp thu những kiến thức về khoa học xã hội, lịch sử, sinh vật học, văn học cổ Hy lạp… Tuy nhiên, quê hương ông có rất ít những sinh hoạt âm nhạc. Berlioz tiếp xúc với âm nhạc đầu tiên qua việc học flute và guitare.

-Năm 1821 ông đến Paris học y. Sau đó ông chuyển sang ngành nhạc. Cuộc sống của ông trở nên khó khăn vì không được sự trợ cấp của gia đình.

-Năm 1826, Berlioz vào nhạc viện Paris học sáng tác với thầy Lesueur. Từ lúc bắt đầu học, ông đã có khuynh hướng sáng tác tiêu đề và tạo màu sắc cho dàn nhạc. Các tác phẩm đầu tiên (1827-1828) là các romance với phần đệm guitare, 2 ngũ tấu dây + gỗ và một số tác phẩm khác.

II. Tác phẩm

-Năm 1830, ông sáng tác giao hưởng tiêu đề đầu tiên Fantastique thể hiện những cải cách về giao hưởng. Tại nhạc viện Paris, ông sáng tác đại hợp xướng Cái chết của Sadanapale dành được giải thưởng Rome sang Ý du học. Ông rất thích thiên nhiên và phong tục tập quán Ý nhưng lại chán ghét loại âm nhạc mang tính hàn lâm viện của Ý.

-Trở về Pháp, Berlioz hoạt động nhiều trong các lĩnh vực sáng tác, chỉ huy và lý luận phê bình. Năm 1832, ông viết opéra một vai Lélio cho lĩnh xướng + hợp xướng + dàn nhạc. Năm 1834, ông hoàn thành giao hưởng Harold ở Ý với âm sắc chủ đạo là đàn viola. Ngoài ra, ông viết Khúc tưởng niệm (1838), opéra Benvenuto Cellini (1838), symphonie Roméo và Juliette (1839, mang tính sân khấu, chia màn, viết cho lĩnh xướng, hợp xướng và dàn nhạc), giao hưởng Tang lễ chiến thắng (cho kèn, dây, hợp xướng), tác phẩm Lời nguyền của Faust (1846, dựa trên thơ của Goethe, viết cho lĩnh xướng, hợp xướng và dàn nhạc)…

-Trong lĩnh vực lý luận phê bình, Berlioz có lối văn châm biếm sắc bén, văn phong tự do phóng khoáng. Ông bàn về cách biểu diễn, hòa tấu, về opéra, phân tích

tác phẩm, giới thiệu tác giả, bàn về thẩm mỹ xã hội. Ông nhấn mạnh vai trò của âm nhạc trong đời sống. Ông bảo vệ nguyên tắc âm nhạc tiêu đề.

-Ông mất ngày 8/3/1869.

*Giao hưởng Fantastique: (1830-1832) gồm 5 chương: chương I "Ước mơ và khát vọng", Chương II "Vũ hội", chương III "Cảnh đồng nội", chương IV "Cuộc diễu hành đến nơi xử giảo", chương V "Giấc mơ trên bãi tha ma".

Giao hưởng này mang tính sân khấu, nói lên tình cảm thật của tác giả. Tác phẩm mang tính đơn chủ đề. Màu sắc nhạc cụ được khai thác để tạo kịch tính cho tác phẩm.

Chương 1 : Chủ đề chính

Giao hưởng ô Harold ở í ằ : Chủ đề chớnh chương 3:

Charles Francois Gounod

(1818-1893)

Ông là nhạc sĩ lãng mạn Pháp, sinh ngày 17/06/1818 tại Paris và mất ngày 18/10/1893 tại Saint Cloud. Chúng ta biết đến ông ngày nay với opéra Faust và bản soạn ca khúc Ave Maria dựa trên Prélude số 1 của Bach. Ông viết hầu hết những thể loại âm nhạc chính đương thời, kể cả nhạc nhà thờ và thế tục. Ông đàn orgue và chỉ huy rất giỏi.

- Ông được sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ. Cha (Francois Louis Gounod) là họa sĩ tài năng phục vụ trong cung đình. Mẹ học piano với Louis Adam và rất giỏi thị tấu. 1823, cha Gounod mất, mẹ ông mở lớp dạy piano để sinh sống. Gounod có năng khiếu trong cả hai lĩnh vực âm nhạc và hội họa. Từ nhỏ ông đã được gửi vào học ở các trường nội trú. Mỗi tuần một lần, Gounod được học với thầy Antoine Reicha về hòa âm và đối vị. Trong thời gian học, ông chú trọng vào việc sáng tác hơn biểu diễn, mặc dù ông cũng khá về hát giọng ténor và đàn phím. Sau khi Reicha mất, ông vào học nhạc viện Paris về đối vị và phức điệu với Halévy, học sáng tác với Henri Berton, Lesueur và Ferdinando Paer.

- 1837 ông nhận giải nhì trong giải thưởng Rome. 1839 ông nhận giải nhất với Cantate “Fernand” và được sang Ý du học. Tại đây ông học phức điệu của Palestrina và Đức, kết bạn với Mendelssohn. Ông bắt đầu nghiên cứu các tác giả cổ điển một cách kỹ càng. Ông viết một messa cho nhà thờ Saint Louis des Francais, phát họa một oratorio, 1 tedeum, 1 requiem. Kinh nghiệm sáng tác tại Ý cho ông một nền tảng vững vàng về thẩm mỹ. Thẩm mỹ của ông một mặt kết hợp cái đẹp, sự chân thật và đạo Kitô giáo; Mặt khác kết hợp …và kỹ xảo. Ông diễn tả Phong cách cổ (stile antico) trong đối vị giống như những bức tranh tường trong nhà thờ của Michelangelo. Suốt thời kỳ ở Rome, ông đi khắp các nhà thờ. Ông còn đọc nhiều thơ lãng mạn của Lamartine và Faust của Goethe. Sau khi đọc kịch của Goethe, ông sửa lại những opéra cũ như Le Vallon, Le Soir, Giấc mơ ban ngày.

- Trở về Paris, ông đàn orgue cho nhà thờ, sáng tác và nghiên cứu thần học.

Ông đi tu từ 1847-1848. Sau đó ông viết opéra Sapho dựa trên tác phẩm văn học của Emole Augier (biểu diễn năm 1851 rất thành công). Năm sau ông cưới Anne Zimmermann, con gái 1 giáo sư nổi tiếng ở nhạc viện. Ông nổi tiếng với việc chỉ huy tác phẩm Orphéon của thành phố Paris và nhạc cho vở kịch Ulysse. Với tác phẩm Faust, ông nổi tiếng là 1 nhạc sĩ tài năng. 1859, ông sáng tác cho théatre lyrique, sau đó cho nhà hát opéra. Ông viết hơn 100 ca khúc, song ca, hợp xướng, romance, 3 giao hưởng, 1 số tác phẩm nhà thờ.

- Tác phẩm của ông mang nội dung triết lý, bi kịch, trữ tình, giai điệu đẹp.

Ông xây dựng nhân vật giàu cá tính, lôi cuốn.

Giai điệu & ca từ của bài “Ave Maria” được tác giả viết sau dựa trên phần đệm có trước là Prelude No.1 của Bach

Trích Ariette của nhân vật Juliette trong vở opera 5 màn “Romeo & Juliet”

Jacques Offenbach

(1819-1880)

Offenbach được xem là nhà viết Operette kinh điển của Pháp.

*Operette

Đây là hình thức sân khấu hình thành tại Pháp. Nó được xây dựng từ những đọan intermedia nhẹ, vũ kịch, những vở tạp hí.

Nội dung opérette lấy từ những đề tài nóng bỏng hàng ngày mang tính phê phán, châm biếm. Nó tương tự opéra buffa, là một thể loại sân khấu vui nhộn.

Các bài hát trong opérette thường dùng hình thức couplet (phiên khúc-điệp khúc). Nó sử dụng nhiều điệu múa thay phiên với đối thoại. Phần đối thoại trong operette chiếm ưu thế. Operette cũng sử dụng nhiều tiết mục thanh nhạc (đơn ca, tốp ca, hợp ca…) như opéra.

Offenbach sinh ngày 21/6/1819 tại Cologne (gốc Đức). Cha Offenbach là một ca sĩ Do thái, bốn tuổi ông đến Paris vào học nhạc viện. Phần lớn cuộc đời Offenbach gắn bó với Paris. 1847 ông chỉ huy dàn nhạc nhà hát hài nhạc kịch Pháp.

1855, ông nhận chức giám đốc danh dự một nhà hát operette và kịch câm. Cùng thời gian này ông viết các opera và opérette đầu tiên. Các tác phẩm được trình diễn ở nhiều nhà hát và rất thành công.

- Tất cả tác phẩm của ông đều sáng tác cho nhà hát kịch từ các song tấu, tiểu phẩm cho cello, romance, ballet, opéra, opérette, nhưng thể loại thành công nhất là

opérette. Ông sáng tác 102 vở operette, trong đó có những vở nổi tiếng như Nàng Hélène xinh đẹp (1864), Chòm râu xanh (1866), Cuộc sống ở Paris (1866), Những tên cướp (1869)…

- Âm nhạc của ông mang tính trào phúng, châm biếm, vạch trần sự thối nát của xã hội bấy giờ. Giai điệu mang tính nghệ thuật cao, nhẹ nhàng, dễ hiểu. Tiết tấu mang tính vũ khúc. Sự hài hước ý nhị của Offenbach góp phần tạo nên phong cách operette Pháp.

Can-Can (trích từ Overture của vở “ Orpheus in the Underworld”):

César Franck

(1822-1890)

César Franzck là nhạc sĩ sáng tác và biểu diễn đàn orgue điêu luyện của Pháp.

Ông còn là nhà phê bình và tuyên truyền nhiệt thành cho âm nhạc Pháp, chống lại ảnh hưởng nặng nề của âm nhạc nước ngoài.

I.Tiểu sử:

Ông sinh ngày 22/12/1822 tại Liège, trong một gia đình trí thức yêu âm nhạc.

Ông được học piano và orgue từ nhỏ. Trong 2 năm đầu, ông học ở nhạc viện Bỉ. Tại đây, ông nổi bật về đàn orgue và phức điệu. Sau đó ông vào học nhạc viện Paris.

Ông nhanh chóng được xếp vào một trong những người đàn orgue xuất sắc nhất thế kỷ XIX. Năm 1871, ông tham gia thành lập nhóm âm nhạc dân tộc (năm 1886 ông trở thành chủ tịch nhóm). 1878, ông dạy đàn orgue tại nhạc viện Paris. Ông mất ngày 8/11/1890 tại Paris.

II. Sáng tác:

Ông sáng tác 1 giao hưởng, 3 giao hưởng thơ, 3 tác phẩm biến tấu viết cho piano và dàn nhạc, 3 opéra, nhiều tác phẩm khí nhạc và nhạc nhà thờ. Riêng tác phẩm viết cho piano và orgue khoảng 130 tác phẩm. Tác phẩm César Franck mang tính phức điệu biến tấu, phong cách lãng mạn. Các tác phẩm nổi bật nhất có: giao hưởng dmoll, Variations symphoniques, sonate cho violon, 2 liên khúc piano

César Franck viết sách bàn về thẩm mỹ âm nhạc nhan đề "Nền âm nhạc hiện đại Pháp".

Chương 1, chủ đề 1, Giao hưởng dmoll

Camille Saint Saens

(1835-1921)

Camille Saint Saens là một trong những người sáng lập nền khí nhạc lãng mạn Pháp. Ông thành lập nhóm nhạc dân tộc Ars Gallica. Ông là nhạc sĩ sáng tác, nhà chỉ huy, nhà phê bình âm nhạc, biểu diễn piano và hoạt động xã hội.

I.Tiểu sử:

Ông sinh ngày 9/10/1835 tại Paris trong một gia đình trí thức yêu nhạc. Ông có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ. 13 tuổi ông vào học nhạc viện Paris. Tại đây ông học piano với Stamaty, học orgue với Benoist, học sáng tác với Reger và Halévy.

-1853 ông đàn orgue cho nhà thờ Saint Merry. 20 tuổi ông tốt nghiệp nhạc viện. 1881, ông được công nhận viện sĩ hàn lâm Pháp. Ông mất ngày 16/12/1921.

II. Sáng tác:

Saint Saens sáng tác khoảng 130 tác phẩm ở các thể loại, trong đó có 3 symphonie, 4 giao hưởng thơ, 10 concerto, 13 opéra và nhiều tác phẩm thính phòng khác.

-Tác phẩm của Saint Saens mang phong cách tự do, độc đáo, gần với phong cách của Liszt.

Giao hưởng: Giao hưởng nổi bật nhất của ông là giao hưởng số 3 cmoll, op.78, gồm 2 chương. Trong các giao hưởng thơ có những bài nổi bật như: Chiếc guồn quay chỉ của Omphale, Phaeton, Vũ điệu của thần chết. Ngoài ra có các tổ khúc giao hưởng Angéri, Capriccio Ả rập, Capriccio Nga.

Concerto: Concerto của ông thường phát triển theo kiểu biến tấu. Về cấu trúc, có sự biến đổi trong vài tác phẩm. Concerto số 4 cho piano chỉ có 2 chương, mỗi chương phân ra làm 2 phần, cả bài phát triển dựa trên 1 chủ đề. Concerto số 2 cho piano có chương I kết hợp giữa nhanh và chậm, chương II nhanh.

Ông có 5 concerto cho piano và dàn nhạc, 3 concerto violon, 1 concerto cello và một số tác phẩm mang tính concerto như Introduction et rondo capriccioso cho violon, Allegro Appassionato cho cello và dàn nhạc, Fantaisia Afrique cho piano và dàn nhạc.

Tác phẩm thính phòng: Nổi bật nhất là tổ khúc Vũ hội thú vật (1886) viết cho 2 piano, 5 đàn dây, 2 flute, 1 clarinette, 1 silophone.

Opéra: tác phẩm tiêu biểu là Samson và Dalila.

Tác phẩm cho piano: gồm nhiều thể loại như etude, tổ khúc, liên khúc, biến tấu, các tác phẩm chuyển biên cho piano.

Chủ đề “Con thiên nga”, do cello thể hiện, tổ khúc Vũ hội muông thú

George Bizet

(1838-1875)

Nửa sau thế kỷ XIX, chiến tranh Pháp-Phổ làm đế chế II ở Pháp ngày càng nghèo nàn, kiệt quệ. Lúc đó, xã hội Pháp chuộng những thể loại âm nhạc nhẹ nhàng như opérette, vũ khúc…Nhạc sĩ tiêu biểu cho các thể lọai này là Offenbach. Các nhạc sĩ chuyên viết những thể loại lớn như Berlioz (giao hưởng tiêu đề), César Franck (giao hưởng, tác phẩm cho orgue và piano)… thời đó ít được quan tâm hơn.

Trong hoàn cảnh đó, Bizet dấn thân vào thể loại opéra, tạo ngôn ngữ mới cho opéra lãng mạn Pháp. Tác phẩm của Bizet mang tính hiện thực cao. Với opéra Carmen, ông trở nên một trong những đại diện xuất sắc nhất về opéra thế kỷ XIX.

Ông giỏi về đàn piano và đọc tổng phổ, hiểu biết rộng về văn học, triết học, nhà hát và tạo hình.

Ông sinh ngày 25/10/1838 trong một gia đình âm nhạc tại Paris (cha dạy thanh nhạc, mẹ người gốc Tây ban nha, giỏi piano). Từ 10 tuổi đế 19 tuổi Bizet học piano tại nhạc viện Paris. 17 tuổi, ông bắt đầu đệm piano, độc tấu piano và sáng tác cho nhà hát hài nhạc kịch. 19 tuổi, ông tốt nghiệp nhạc viện với cantate Clovis et Clotida. Ông được học bổng sang Ý du học 4 năm.

- Trở về Pháp, ông phải kiếm sống rất vất vả (làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày: dạy nhạc, phối khí, sáng tác, cải biên…). Ông kết thân với một nghệ sĩ violon Tây ban nha (Pablo Sarasate) và sáng tác nhiều tác phẩm mang âm hưởng Tây ban

- 1855 ông sáng tác giao hưởng C dur theo phong cách cổ điển. 1863, ông hoàn thành opéra Những người mò ngọc trai mang đề tài phương Đông. 1866, ông sáng tác opéra Ivan IV dựa theo lịch sử Nga. 1867, ông viết vở Cô gái Ba tư xinh đẹp theo tác phẩm của nhà văn Anh Scott (đặc biệtcó những vũ điệu tzigan). Ngoài ra, ông viết một số tác phẩm khí nhạc như tác phẩm cho piano 4 tay, concerto…

- Từ 1872 trở đi là thời kỳ trưởng thành trong nghệ thuật sáng tác của Bizet.

Ông viết opéra 1 màn Djamilah dựa theo trường ca Namouna, nhạc cho vở kịch Arlésienne dựa theo truyện ngắn của Alfon Daudet. Tác phẩm này rất nổi tiếng; về sau trở thành tổ khúc 8 bài (Prelude, Menuette, Adagietto, Carillon, Pastorale, Intermezzo, Menuette, Farandon). Bizet là người đầu tiên đưa kèn saxophone vào dàn nhạc giao hưởng trong tác phẩm Arlésienne. Cũng trong tác phẩm này, ông c n sử dụng thủ pháp hát hợp xướng ngậm miệng. Ngoài ra ông còn viết ouverture cho vở kịch Tổ quốc, 12 tiểu phẩm piano 4 tay cho trẻ em…

- 1874, ông viết opéra Carmen dựa theo truyện vừa cùng tên của Prosper Mérimée (1803-1870). Vở này được trình diễn lần đầu ngày 3/3/1875 nhưng thất bại. Bizet mất ngày 2/6/1875 do vỡ tim.

- Thể loại sáng tác tiêu biểu của Bizet là opéra. Ông có 5 opéra tiêu biểu và giao hưởng C dur.

- Tính chất âm nhạc: âm nhạc Bizet nồng nhiệt, yêu đời. Giai điệu quyến rũ, mang nhiều nét Tây ban nha. Nội dung tác phẩm mang tính hiện thực.

Opéra Carmen: gồm 4 màn:

Màn I: Trại lính và xưởng thuốc lá ở Séville Màn II: Quán rượu của bọn cướp

Màn III: Bọn buôn lậu ở biên giới Màn IV: Quãng trường đấu bò

Chủ đề 1 của ouverture:

Một phần của tài liệu Lịch sử âm nhạc châu âu thế kỷ XIX (Trang 107 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)