Nội dung tư tưởng và phương pháp nghệ thuật

Một phần của tài liệu Lịch sử âm nhạc châu âu thế kỷ XIX (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CHÂU ÂU THẾ KỶ XIX

II.2 Nội dung tư tưởng và phương pháp nghệ thuật

Cuộc đấu tranh cho những quan điểm dân chủ, tự do dân tộc là nội dung chính của lịch sử ở giai đoạn này đều được phản ánh rõ nét trong các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn.

Xã hội của thế kỷ XIX , người nghệ sĩ lãng mạn cảm thấy đơn độc, khó hiểu, ở họ sinh ra những nỗi đau, sự bế tắc bi thảm, sự mỉa mai chua xót xen lẫn nỗi hoài nghi.

Tuy nhiên, những ước mơ cao đẹp của con người vẫn chưa mất hết trong tâm hồn của người nghệ sĩ lãng mạn, họ đã tìm thấy những ước mơ của con người ở thế kỷ XIX về chủ nghĩa nhân đạo, về tự do, về luân lý và cả về vẻ đẹp tinh thần.

Sự giãi bày thế giới nội tâm của con người trước hết là thể hiện khuynh hướng tự do trong sáng tạo của cá nhân. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao những yếu tố khác thường và sự chân thật trong thế giới tình cảm. Các chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, những lý tưởng không đạt được, những suy nghĩ về cuộc sống, về cái chết và những ước mơ nhân đạo v..v… được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn.

Cho nên chủ nghĩa lãng mạn làm phong phú cho nghệ thuật bằng những hình tượng và những chủ đề mới, mở rộng phạm vi tâm lý trữ tình mà trong những tác phẩm ở những thế kỷ trước không thấy hoặc trong một chừng mực nào đó không mang tính phổ biến hoặc được nhấn mạnh sâu sắc.

Trong các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, chủ đề trữ tình, đặc biệt là trữ tình thuộc lĩnh vực tình yêu đã tìm thấy khía cạnh đầy đủ nhất về thế giới nội tâm của nhân vật. Chủ đề này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, nó được bắt đầu trong những ca khúc của Schubert, đến những bản bản giao hưởng của Berlio và cả trong những vở nhạc kịch của Bizet.

Ngoài thế giới trữ tình , chủ nghĩa lãng mạn còn đề cập đến những chủ đề thuộc các phạm vi khác nữa. Bởi người nghệ sĩ lãng mạn còn là một công dân yêu nước, họ biết đau nỗi đau vì mất nước và ước mơ về một khát vọng tự do cho Tổ quốc yêu quý của mình. Từ những tình cảm trữ tình lãng mạn, trong họ dần hình thành những tình cảm mang tính chất xung đột, căng thẳng. Vì vậy trong các tác phẩm của họ còn chứa đựng cả những khía cạnh mang tính trữ tình, nổi loạn. Chính điều đó đã dẫn đến sự mở rộng phạm vi của của chủ đề, của hình tượng. Đó là những chủ đề liên quan cuộc đấu tranh của nhân dân, đến quá khứ anh hùng, đến các sự kiện và những chiến công anh dũng của nhân dân.

Như chúng ta đã biết thẩm mỹ của chủ nghĩa cổ điển đề cao sức mạnh của trí tuệ.

Còn thẩm mỹ của chủ nghĩa lãng mạn là giải phóng khỏi những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao thế giới tình cảm, qua tình cảm để nói lên sự thật. Thế giới của cảm xúc ngự trị trong thẩm mỹ lãng mạn. Họ đề cao tình cảm hơn trí tuệ, thế giới tình cảm phong phú của con người luôn chiếm vị trí hàng đầu.

Các nhà nghiên cứu cho rằng thẩm mỹ âm nhạc thế kỷ XIX là một trong những trang sử rực rỡ nhất của lịch sử thẩm mỹ.

Các nhà lãng mạn rất quan tâm đến tính dân tộc trong sáng tạo. Họ chú ý đến dân ca, dân vũ, các phong tục sinh hoạt đặc sắc của dân tộc mình. Tiêu biểu trong số đó là các nhạc sĩ như : Schubert, Chopin, Liszt,…

Âm nhạc lãng mạn rất ưa dùng loại nhạc có tiêu đề( programme). Nguyên tắc tiêu đề có mối liên quan chặt chẽ với khuynh hướng làm cho âm nhạc gần với các loại hình nghệ thuật khác, tạo khả năng mới để phản ánh thực tế một cách sinh động hơn.

Tính tiêu đề còn giúp cho sự trần thuật tư duy âm nhạc có tính tự do và rõ ràng hơn.

Những thể loại âm nhạc có tính tiêu đề của các nhà lãng mạn đó là : Thơ giao hưởng, giao hưởng có tiêu đề… mà các nhạc sĩ tiêu biểu như : Liszt, Berlioz, Schumann … là những người sáng tạo và cũng là những tác giả của những tác phẩm mang tính mẫu mực cho loại nhạc có tiêu đề.

Các yếu tố của hình thức âm nhạc như giai điệu, hòa âm, phối khí… có nhiều biến đổi trong sáng tác của các nhà lãng mạn. Trong hòa âm họ đề cao sự tương phản của

vai trò công năng phụ được đề cao, tất cả nhằm miêu tả những tâm trạng tinh tế, sửng sốt, kỳ diệu …

Mặc dầu chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa cổ điển là hai phương pháp nghệ thuật điển hình cho hai thời đại khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau.

Trong tác phẩm của các nhà lãng mạn như Schubert, Mendelssohn, Chopin … đã kế thừa và phát triển những đường nét của nghệ thuật cổ điển. Các nhà lãng mạn đã học tập được trong các tác phẩm của Beethoven về yếu tố tư tưởng sâu sắc trong cách thể hiện, đồng thời họ cũng đổi mới những truyền thống cổ điển. Beethoven thuộc trường phái cổ điển, những nguyên tắc cổ điển là cơ sở cho sự sáng tạo của ông. Tuy nhiên trước khi hình thành chủ nghĩa lãng mạn thì những tác phẩm cuối đời của Beethoven cũng đã thấy xuất hiện những đường nét và khuynh hướng mới.

Một số sáng tác ở giai đoạn cuối của ông, ngoài tính khái quát chung của chủ nghĩa cổ điển, nghệ thuật của Beethoven còn thể hiện thế giới cá nhân điển hình. Đó là bản giao hưởng số 9 và một số bản Sonata thời ở kỳ cuối, đã thể hiện rõ niềm tin vào tư tưởng ánh sáng. Ngoài ra còn chứa đựng cả tính triết học luân lý, tính tâm lý trữ tình, thế giới nội tâm phức tạp của con người, những ước mơ lãng mạn, niềm vui và những tình cảm thơ mộng.

Song song với các hoạt động dân chủ, với các sinh hoạt âm nhạc ở thành thị, với sự nẩy sinh các hình thức và thể loại âm nhạc, nghệ thuật biễu diễn của chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ XIX cũng đạt đến một trình độ cao. Đó là một thời kỳ thịnh vượng của các danh ca nổi tiếng cũng như các danh cầm kiệt xuất như : Paganini, Chopin, Listz …

Thế kỷ XIX với sự ra đời của chủ nghĩa lãng mạn đã đánh dấu một bước phát triển mới của lịch sử âm nhạc thế giới. Ở thế kỷ này nghệ thuật âm nhạc không chỉ bó hẹp trong một vài quốc gia như trước đó ( Ý, Áo, Đức ) mà nó đã được phát triển ra các quốc gia khác ở châu Âu như : Pháp, Ba lan, Hung- ga- ri, Séc, Nauy…

Âm nhạc thời kì lãng mạn bắt đầu khoảng năm 1820 và kết thúc vào những năm 1900 với những nhà soạn nhạc lừng danh như Franz Schubert, Robert Schumann, Clara Schumann, Frédéric Chopin, Franz Liszt, Felix Mendelssohn,

Hector Berlioz, Bedrich Smetana, Antonin Dvorak, Johannes Brahms, Giuseppe Verdi, Giacomo Puccini, Richard Wagner và Gustav Mahler…

Trong thời kì này, âm nhạc có sự liên kết chặt chẽ với các loại hình nghệ thuật khác, đặc biệt là văn học. Nhiều thể loại mới hình thành và phát triển. Âm nhạc mang sự xung đột lớn hơn, ít chú trọng đến tính cân bằng và giải quyết xung đột.

Tuy đường lối chung là như vậy, nhưng các nhà soạn nhạc lãng mạn có khuynh hướng sáng tác rất phong phú. Trong khi một số nhạc sĩ như Mendelssohn và Brahms chịu ảnh hưởng sâu sắc từ âm nhạc cổ điển thì các nhạc sĩ như Berlioz, Liszt và Wagner lại có những đổi mới rất táo bạo.

Khác với âm nhạc cổ điển vốn mang tính khách quan và khái quát, âm nhạc lãng mạn đề cao cảm xúc cá nhân và phong cách riêng của từng nhạc sĩ.

Rất nhiều tác phẩm được sáng tác đã phản ánh chính xác tính cách của người viết. Chính vì vậy, với những người yêu nhạc có kinh nghiệm, chỉ sau vài phút lắng nghe (hoặc thậm chí vài giây), họ có thể phân biệt ngay tác phẩm nào của

Schumann hay Chopin, Wagner hay Brahms.

II.2.1 Chủ đề - Tư tưởng nội dung

Âm nhạc lãng mạn đã mở ra một nguồn cảm xúc bất tận, từ cảm xúc thân quen, chói sáng, khó lường và sầu muộn, đến cảm xúc sung sướng và khao khát.

Trong thời kì này, có hàng ngàn ca khúc và các vở nhạc kịch ca ngợi tình yêu lãng mạn, tuy nhiên các nhân vật thường không có hạnh phúc và bao trùm lên họ là vô số các trở ngại.

Chủ đề sáng tác rất phong phú, từ tình yêu, đam mê, quyến rũ cho đến ma quỷ, ảo giác (giao hưởng Fantastique của Berlioz), tất cả đều được thể hiện bằng âm nhạc. Các nhà soạn nhạc thời kì này đặc biệt ưa thích những chủ đề về thiên nhiên.

Trong giao hưởng Fantastique, Chúng ta có thể nghe thấy Berlioz đã miêu tả tiếng kèn của người chăn cừu và tiếng sấm vang lên như thế nào; tiếng cưỡi ngựa trong đêm mưa gió (trong Erlking của Schubert), dòng sông chảy (Moldau của Smetana), dạo bước ở miền đồng quê (trong Ging heut‟ Morgen uber‟s Feld của Mahler).

(chủ đề trong Moldau của Smetana)

Các nhà soạn nhạc thời kì này cũng đặc biệt yêu thích những chủ đề từ thời Trung Cổ và những chủ đề từ các vở kịch của Shakespeare.

“Trong thời kì này, các nghệ sĩ có khuynh hướng thể hiện nội tâm của con người, mà trước hết là thể hiện tự do cá nhân. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao sự chân thật trong thế giới tình cảm. Những chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, những lý tưởng không đạt được, những trăn trở về cái chết và sự sống, những ước mơ nhân đạo… đều được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn.

Vì vậy, chủ nghĩa lãng mạn đã làm phong phú cho nghệ thuật bằng những hình tượng mới và những chủ đề mới, mở rộng phạm vi tâm lý trữ tình mà trong những tác phẩm của thời kì trước không thấy được, hoặc trong một chừng mực nào đó không được phổ biến hoặc không được nhấn mạnh”.

(trích trong Lịch sử âm nhạc Châu Âu, tập 2 – Nguyễn Thị Nhung).

Một phần của tài liệu Lịch sử âm nhạc châu âu thế kỷ XIX (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)