Nền âm nhạc Hungary

Một phần của tài liệu Lịch sử âm nhạc châu âu thế kỷ XIX (Trang 135 - 140)

CHƯƠNG III CÁC TÁC GIẢ TIÊU BIỂU CỦA THẾ KỶ XIX

III.4 Nền âm nhạc Hungary

Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, ở Hungary âm nhạc theo phong cách Werburg. Đây là phong cách biễu diễn trong âm nhạc dân gian thành thị ( phân biệt với âm nhạc dân gian ở nông thôn). Đây cũng là thể loại âm nhạc kết hợp điệu nhảy Czardas.

Với tính chất khỏe mạnh, khoáng đạt, phóng tác, ngẫu hứng và kịch tính.

Phong cách Werburg hay sử dụng đảo phách, âm tô điểm và theo game Zigan.

Đây là phong cách tiêu biểu của dân tộc Hungary, ảnh hưởng lớn đến âm nhạc chuyên nghiệp châu Âu.

Franz Liszt

(1811-1886)

Liszt là nhạc sĩ lãng mạn Hungari sống gần suốt thế kỷ XIX. Ông có công đặt nền móng cho nền âm nhạc kinh điển Hungari. Trải qua các giai đọan thăng trầm của trường phái âm nhạc lãng mạn châu Âu, âm nhạc ông mang nhiều nội dung và sắc thái khác nhau.

Ông có công sáng tạo thể loại giao hưởng thơ 1 chương và củng cố giao hưởng tiêu đề (các loại giao hưởng tiêu đề từ Berlioz, Glinka, Rimsky Korsakov, Dvorak, Liszt: xây dựng hình tượng và phát triển hình tượng, hoành tráng, nhiều chi tiết, mang tính miêu tả).

Ông rất giỏi về piano, chỉ huy, tổ chức âm nhạc và sư phạm âm nhạc (ông có 337 học trò dạy miễn phí).

I. Thân thế và sự nghiệp:

-Ông sinh ngày 22/10/1811 tại Doborian, phía Tây Hungari. Cha ông là người biết nhạc (violon, cello, hát, sáng tác) đã dạy ông đàn. Mẹ là người gốc Áo.

Liszt ứng tác rất giỏi, nghe và nhớ tốt. 8 tuổi ông đã tham gia biểu diễn lần đầu với

nhạc. Tại đây, ông học sáng tác với Salieri và học piano với Carl Czerny. 11 tuổi, ông biểu diễn ở Vienne rất thành công.

-1823 ông trở về Hungari biểu diễn và trở nên nổi tiếng. Tháng 12/1823, Liszt xin vào học nhạc viện Paris nhưng bị từ chối (vì ông là người nước ngoài).

Liszt học nhạc tư ở ngoài. 1825, ông sáng tác opéra đầu tiên và một số tiểu phẩm cho piano. 1826-1827, ông được mời đi biểu diễn ở Pháp, Anh , Thụy sĩ.

-1827, cha Liszt mất, cuộc sống của ông trở nên khó khăn. Năm 1830, Liszt viết nhiều tác phẩm ủng hộ cách mạng Pháp. Bấy giờ, ông say mê chủ nghĩa xã hội không tưởng.

-1833, Liszt gặp gỡ nữ bá tước Marie de Flavigny. 1835, bà bỏ chồng đi theo Liszt và hai người chung sống 15 năm, có 3 người con. Năm 1835-1848 là thời kỳ sáng tác hay nhất của Liszt. 1839, ông có về thăm Hungari và biểu diễn góp tiền xây dựng nhạc viện Budapest.

-Năm 1848, ông đến sống ở Weimar, đứng đầu trường phái âm nhạc Weimar chống lại trường phái Leipzig, bảo vệ nguyên tắc âm nhạc tiêu đề. Thời gian này ông viết nhiều sách về lý luận mỹ học âm nhạc. Tại Weimar, ông sống với nữ bá tước Caroline 13 năm.

-1861, ông sống cô độc ở Rome. 1865, ông trở thành linh mục. Thời gian này ông nghiên cứu những tác phẩm cổ, đặc biệt là tác phẩm của Palestrina. Ông sáng tác những tác phẩm lớn cho nhà thờ mang nhiều màu sắc Hungari. Ông vận động xây dựng nhà hát Bayreuth.

-1875, Paris tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm hoạt động âm nhạc của Liszt. Từ đó, học bổng Liszt được thành lập hàng năm cấp cho 3 sinh viên giỏi âm nhạc. 1885, ông làm giám đốc nhạc viện Budapest. Ông mất ngày 21/7/1886.

II. Tác phẩm:

-Tính chất âm nhạc: tác phẩm ông mang phong cách hát nói (recitatif). Giai điệu trang hoàng phong phú, sử dụng thang âm dân gian Hungari (điệu thứ hòa âm với quãng 2 tăng giữa bậc III và IV). Tiết tấu sinh động, thay đổi thường xuyên. Âm nhạc ông mang tính tiêu đề, nhưng không phải loại giao hưởng có chương trình như

Berlioz. Ông thể hiện một cách khái quát hình tượng chính của tác phẩm chứ không trình bày theo thứ tự thời gian của sự việc.

-Thể loại sáng tác tiêu biểu của Liszt là giao hưởng thơ, giao hưởng tiêu đề và tác phẩm cho piano. Ông có những tác phẩm tiêu biểu như: 13 giao hưởng thơ, 19 rhapsodie, liên khúc piano "Những năm chu du" (gồm 3 tập, mỗi tập 7 bài).

1.Tác phẩm cho piano: Đây là bộ phận quan trọng nhất trong sáng tác của Liszt. Ông sáng tác nhiều thể loại cho piano như liên khúc, sonate, étude, rhapsodie, các tác phẩm cải biên và chuyển biên…Tác phẩm piano của Liszt có qui mô lớn, âm lượng dày, nặng, trang trọng như dàn nhạc. Giai điệu điêu luyện, mang phong cách ca xướng, ngâm vịnh.

Âm hình tiết tấu đa dạng nhưng vẫn duy trì ngôn ngữ piano. Ông mở rộng kỹ thuật piano từ kỹ thuật violon của Paganini (trille, trémolo, chạy lướt, staccato liên tục, nhảy xa…)

-Tác phẩm tiêu biểu là 19 rhapsodie Hungari và liên khúc "Những năm chu du".

Rhapsodie Hungari là những tác phẩm cải biên tự do từ âm nhạc dân gian Hungari. Các bài số 2, 6, 9, 10, 12, 14, 15 có chuyển biên cho nhạc cụ khác.

Rhapsodie Hungari số 2: gồm 2 chương

Chương I, Chủ đề 1:

Chủ đề 2:

Liên khúc "Những năm chu du" gồm 3 tập: tập 1 nói về thiên nhiên và âm nhạc dân gian Thụy sĩ; Tập 2 miêu tả ấn tượng về nghệ thuật thời Phục hưng; Tập 3 nói về tiến trình từ sự say mê chủ nghĩa xã hội không tưởng đến sự qui phục tôn giáo cuối đời của tác giả.

Ngoài ra Liszt có 5 étude concerto, 2 tác phẩm nổi tiếng cho piano và dàn nhạc (sonate fantaisie và sonate hmoll, viết theo kiểu giao hưởng thơ 1 chương).

2.Giao hưởng: Liszt phát triển thể loại giao hưởng tiêu đề. Ông sáng tác theo kiểu xây dựng một hình tượng trung tâm rồi phát triển tác phẩm một cách tổng quát, cô đọng, nhấn mạnh hình tượng chính. Hai giao hưởng tiêu đề nổi tiếng nhất là Faust (1854) và Dante (1856).

Ông sáng tạo thể loại giao hưởng thơ 1 chương. Thể loại này có cấu trúc kết hợp nhiều hình thức khác nhau. Nó là sự cô đọng của giao hưởng 4 chương cổ điển.

Ông phát triển tác phẩm chủ yếu theo nguyên tắc đơn chủ đề. Trong 13 giao hưởng thơ, tác phẩm nổi bậc nhất là giao hưởng thơ số 4 "Những khúc dạo đầu" (Les Préludes)

Sau phần trình bày chủ đề, tác phẩm phát triển qua 4 giai đoạn. Phần tái hiện xuất hiện chủ đề phụ trước, mang tính hùng

Một phần của tài liệu Lịch sử âm nhạc châu âu thế kỷ XIX (Trang 135 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)