THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
3. Đề xuất một số chính sách và giải pháp hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp
Như vậy, nhu cầu việc làm của sinh viên là rất lớn, đòi hỏi cần có nhiều định hướng, giải pháp đồng bộ trong việc tạo công ăn việc làm cho sinh viên, nhằm tận dụng nguồn lao động trẻ trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong thời gian qua, Chính phủ và các ban ngành chức năngđã chú trọng giải quyết việc làm thông qua một loạt các chính sách đảm bảo việc làm cho người lao động, thúc đẩy sự phát triển, công bằng và tiến bộ xã hội. Dưới đây là một số chính sách hỗ trợ việc làm đã góp phầngiải phóng sứcsảnxuất,tạođiềukiện cho thịtrường lao động phát triển, cụthể là: Bộluật Lao độngnăm 2019; LuậtĐầutư, Luật Doanh nghiệp,LuậtHợp tác xã, LuậtThuế, Luật Phá sản…;Luật Bảohiểm xã hội 2014; Luật Giáo dụcnghềnghiệp 2014; Luật Việc làm 2013 (Nghị địnhsố 28/2015/NĐ-CP; Thông tưsố 28/2015/TT-BLĐTBXH);Luật Người lao độngViệt Nam đi làm việcởnước ngoài; các nghịđịnh, thông tư liên quan tới lao động,thịtrường lao động và việc làm; các chính sách về tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, định hướng nghề nghiệp, thông tin dự báo thị trường lao độngnhằm kếtnối cung cầu lao động; Quyếtđịnh số 27/2019/QĐ-TTg ngày 9/9/2019 của Thủ tướng Chính phủvề tín dụngđốivớingười lao động tạihuyện nghèo đi làm việcởnước ngoài theo hợpđồngđếnnăm 2020.
Các chính sách trên là cơsởđể thúc đẩytạoviệc làm, thúc đẩyđầutư phát triển kinh tế - xã hội; gắnvớihoạt động đàotạo nghề, truyền nghề, truyền bá các kinh nghiệm sảnxuất - kinh doanh... Tuy nhiên, để tiếp tục giải quyết bài toàn việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, Nhà nước cần chú trọng một số giải pháp sau:
Một là, nhà trường cần chú trọng nâng cao chấtlượngđào tạo, kết nốigiữa nhà trườngvới doanh nghiệpnhằm nâng cao chấtlượngđàotạođápứngchuẩnđầu ra
Chấtlượng đàotạo là nhân tố quan trọng trong việc hình thành năng lực làm việccủa sinh viên nhằmđápứng yêu cầucủa doanh nghiệp và xã hội.Để nâng cao chấtlượngđàotạo, nhà trườngcầntập trung vào các nhiềuhoạtđộngnhư:
- Hoạt động đào tạo: cần quan tâm đến việc phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo: nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụsư phạm cho giảng viên; cũngnhư năng lực quản lý cho cán bộ quản lý và huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên. Mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất; cải tiến các trang thiết bị giảng dạy. Luôn cập nhật và cải tiến chương trình đào tạo nhằm đápứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Định kỳ thực hiện kiểm định cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo của nhà trường. Việc kiểm định là cơ sở khách quan đánh giá chất lượng toàn bộ hoạt động đào tạo của nhà trường. Thường xuyên thực hiện khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp. Tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên. Trong điều kiện đảm bảo các quy định, nhà trường có thể cho phép sinh viên chuyển đổi ngành học.
- Hoạtđộng liên kết,hợp tác với doanh nghiệp: quan hệhợp tác giữatrườngđạihọc và doanh nghiệpcầnđược xây dựng trên nềntảng bình đẳng và có lợi cho hai bên nhằm góp phần vào sự phát triển chung cho xã hội. Các doanh nghiệp sẽ đặt hàng các yêu cầu về nội dung nhà trường cần đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; đóng vai trò phản biện trong việc xây
dựng chương trình đào tạo của nhà trường; chú ý đến nhu cầu sử dụng lao động từ phía doanh nghiệp.Tạo môi trườngthuậnlợi cho sinh viên đến tham quan, thựctập;tuyểndụng sinh viên sau khi ra trường. Tham gia ngày hộiviệc làm của sinh viên do trườngtổchức.Cử các doanh nhân có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn đến báo cáo chuyên đề hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa họctạitrường.Đặt hàng các nghiên cứu khoa họcphụcvụgiảiquyết các vấn đềcủa doanh nghiệp…giảngdạy, nghiên cứu khoa họctạitrường…
Hai là, phốihợpgiữa các ngành, tổchứcgiảiquyếtviệc làm cho sinh viên tốtnghiệp Trung tâm hỗ trợ sinh viên phải thực sự là cầu nối giữa trường đại học và doanh nghiệp, giúp nhà trườngthường xuyên dự báo và cập nhật đúng nhu cầu nhân lựccủa doanh nghiệp và tổchức trong ngắnhạn và dài hạn. Các trung tâm giớithiệu việc làm, các đơn vị cung ứng lao động cần chủđộng phốihợpvới doanh nghiệp, nhà đầutưtổ chức các buổi phỏng vấn, tuyểndụng sinh viên tốtnghiệp ra trường vào làm việc.Tiếptục rà soát lại biên chế các cơ quan, đơnvị, địaphươngđể tham mưu, đề xuấtphương án tuyển dụngnhững sinh viên có năng lực và đủ điều kiện vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là bổ sung đội ngũ cán bộ có nănglực cho cơsở.
Các cơ quan liên quan cần chủđộng phốihợpgiải ngân kịpthờinguồnvốn vay Quỹquốc gia giảiquyếtviệc làm và nguồnvốnxuấtkhẩu lao động;Hỗtrợ và tạoviệc làm cho lao động;Phốihợp, chỉđạo các doanh nghiệpxuất khẩu lao động, các cơsở đàotạo tổchứcdạynghề,ngoạingữ cho người lao độngđểtiếpcậnvớithịtrường các nước phát triển;Phốihợpvới Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện chính sách hỗ trợ lao động vay vốn đi xuất khẩu lao động.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn tiếp theo, trong đó tập trung vào hai nhóm đốitượng chính là: (1) sinh viên các cơsở giáo dụcđại học, cao đẳng (tập trung hỗ trợ các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo khởinghiệp, hỗ trợcơ chế, nguồnvốnhỗtrợ các dự án, đề án trong lĩnhvựcđổimới, sáng tạo, ứngdụng công nghệ cao trong nông nghiệp); (2) doanh nhân trẻ, các chủ doanh nghiệp,cơsởsảnxuất kinh doanh trong độtuổi thanh niên đăng ký kinh doanh (tập trung vào hỗ trợvềquản trị doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo, tiên phong hội nhập).
Hỗtrợ và nhân rộng các mô hình sinh viên làm kinh tế giỏi, trang trạitrẻ, tổhợp tác, hợp tác xã của sinh viên. Xây dựng và triển khai mộtsốđề án, chương trình hỗtrợ sinh viên tốt nghiệp phát triển kinh tế tậpthể, hợp tác xã kiểu mới. Các cấp cán bộĐoàn làm việc với các ngân hàng tạođiềukiện cho sinh viên tốtnghiệp vay vốn phát triểnsảnxuất, kinh doanh, xuất khẩu lao động…
Ba là, đẩymạnh phát triểnhệthống các loại hình giớithiệuviệc làm
Để làm đượcđiều này, các cơ quan quản lý nhà nước cầnphải phát triểnmạnhhệthống các loại hình giớithiệuviệc làm để trở thành cầunối quan trọnggiữangười lao động và người sửdụng lao động,giữađàotạo và sửdụng, giúp địnhhướng ban đầu cho sinh viên trong việc lựachọn ngành nghềđàotạo và cơhộiviệc làm. Việctổchứcgiớithiệuviệc làm cho sinh viên phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, các thông tin phải trung thực, rõ ràng và đầy đủ theo quy định của pháp luật; khi giới thiệu việc làm cần hỗ trợ từ khâu đăng ký dự tuyển, cung cấp những kỹ
năng cơ bản trong việc tham gia dự tuyển, nhất là khi phỏng vấn và thương thảo với người sử dụng lao động. Trung tâm hướngnghiệpviệc làm ở các trườngphảiđứng ra bảođảmviệcgiới thiệu và hỗ trợ các điềukiện tham gia dựtuyển. Khi lao động sinh viên được tuyểndụng vào làm việc cho các doanh nghiệp, tổchức, trung tâm cầnphảithựchiện theo dõi tình trạngviệc làm và hỗtrợnhững khó khăncủangười lao động khi làm việc.
Bốn là, thựchiện tốt chính sách hỗtrợ vốn, phát triển ngành nghềtruyền thống gắnvới phát triển du lịch,dịchvụ - thươngmại
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để tập trung đầu tư phát triển ngành nghề tập trung vào: vốn ngân sách nhà nước,vốn tín dụng, vốntự có của doanh nghiệp, vốn của dân cư…. Đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn khác từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc thông qua hình thức liên kết kinh tếbằngviệc cung ứng nguyên liệu, vậtliệu,thiếtbị hay ứng vốntrước cho các cơsởsảnxuất và ngườiứngvốn,thiếtbịsẽ bao tiêu sảnphẩm.
Đồng thời,đổi mớicơ chế, chính sách thuế, chính sách tín dụng phù hợpđể tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năngsuất,chấtlượngsảnphẩm,tăngsứccạnh tranh trên thịtrường trong nước và quốctế.
Trướchết,áp dụng các chính sách ưuđãi thuế,giảmthuế cho các đốitượngnhư:Cơsở sảnxuất kinh doanh mới thành lập, song có triển vọng phát triển sảnxuất, sử dụng nhiều lao động;cơ sởsảnxuấtsảnphẩmxuấtkhẩu;cơ sởsảnxuấtứngdụng công nghệcao…Tạolập, huy độngvốn thông qua chếđộ lãi suấtưuđãi, thành lậphoặckhuyếnkhích/hỗ trợ thành lập các ngân hàng/trung tâm tín dụng riêng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Hệ thống các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cần có chính sách ưu đãi về vốn (đảm bảo đủ vốn và lãi suấtthấp) cho các DNNVV có các dự án đầutưtốt,gắnvớiđàotạonghề và tạođược nhiềuviệc làm cho lao động qua đàotạonghề.Đơngiản hóa thủtục cho vay đốivới các cơsở sảnxuấtnhỏlẻ; tăngkhảnăng vay vốnbằng tín chấp,ưu tiên cho vay đốivới các ngành mà địa phươngđangkhuyến khích phát triển…
Năm là, đầu tư các nguồnlựcđểgiảiquyếtviệc làm cho sinh viên tốtnghiệp Tăng cường các nguồn lực đầu tư là việc huy động tối đa các nguồn lực ở trong và ngoài nướcđể hỗtrợhọc nghề, vay vốn,tựtạo việc làm và tìm việc làm ởmọilĩnhvực,mọi thành phần kinh tế.Đểtăngcường các nguồnlựcđầutư, trong giai đoạnhiện nay, Nhà nướccầnthực hiệnmộtsố nội dung trọng tâm sau:
- Đẩymạnh thu hút đầutư, phát triển các loại hình doanh nghiệp,sảnxuất kinh doanh, phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, du lịch, thương mại để giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.
- Rà soát các cơchế, chính sách đểsửađổi,bổ sung phù hợpvới tình hình thựctế trong giai đoạnmới,nhằmkhuyến khích các thành phần kinh tếđầutư thành lậpmới các doanh nghiệp.
Đặcbiệt,ưu tiên các doanh nghiệp thu hút đượcnhiều lao động; Tham mưu ban hành chính sách hỗtrợ,khuyến khích các doanh nghiệptựtổchứcđàotạonghề,gắnvớibố trí việc làm...
- Phát triển mạnhhơnnữa các thành phần kinh tếtư nhân, DNNVV, doanh nghiệphộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, tiểu chủ bằng các chính sách, giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động phát triển sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng quan hệ và hợp tác kinh tế đối ngoại để tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịchvụ;Đồng thời, huy động và sử dụnghiệuquả vốnhợp tác quốctế, cải cách hành chính, giảmthủtục hành chính phiền hà, cảithiện môi trường đầutư;điềuchỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, khu chếxuất…để thu hút nguồnvốn FDI, ODA, nhằmtạonhiềuviệc làm cho lao động,trướchết là sinh viên tốtnghiệp.
Sáu là, bản thân sinh viên cầnchủđộng, tích cực nâng cao khảnăng chuyên môn, lựachọn ngành ghề phù hợpvới nhu cầu phát triểncủa xã hội
- Để tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp sinh viên phải đóng vai trò chủ động và tích cực trong suốt quá trình học tập tại trường. Năng lực của sinh viên là yếu tố quyết định trong sự thành công tìm kiếm việc làm. Muốn vậy, sinh viên cần phải có tinh thần lập thân, lập nghiệp. Tinh thần này sẽ tạo động lực học tập cho sinh viên trong thời gian học tập tại nhà trường; giúp cho sinh viên tập trung vào mục tiêu có việc làm sau khi tốt nghiệp và thành đạt trong công việc sau này.
- Sinh viên phải lựa chọn ngành học và nghề nghiệp phù hợp với: sở thích, năng lực và nhu cầu xã hội.
- Việc chọn đúng ngành học không chỉ giúp cho sinh viên “học tập và rèn luyện tốt”
trong thời gian học mà còn giúp người người học cảm thấy hạnh phúc trong quá trình làm việc tương lai. Để giúp sinh viên chọn ngành học và nghề nghiệp đúng, các trường Trung học phổ thông cần tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Bên cạnh đó, các trường đại học cần giới thiệu đầy đủ thông tin về các ngành học của trường cho học sinh phổ thông trong các hoạt động tư vấn của nhà trường.
- Ngoài việc học kiến thức và kỹ năng chuyên môn tại giảng đường và phòng thí nghiệm, sinh viên cần được tăngcường thêm năng lực về một số mặt như: ngoại ngữ, kỹnăng mềm, phong cách làm việc chuyên nghiệp, văn, thể, mỹ. Các năng lực này sẽđược rèn luyện thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ở các câu lạc bộ của nhà trường và các tổ chức trong xã hội.
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội (2019), Bộ luật Lao động 2019, Bộ luật số 45/2019/QH14.
2. Thân Trung Dũng (2015), Việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp - một vấn đề xã hội nan giải.
3. Trịnh Thị Định, Nguyễn Huyền Anh (2018), Khảo sát chất lượng sinh viên thất nghiệp tại Việt Nam.
4. Phan Thị Ngọc Khuyên, Nguyễn Huy Hoàng (2016), Hiện trạng việc làm và các nhân tố kỹ năng cần thiết cho việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
5. Nguyễn Thành Nhơn (2021), Vài suy nghĩ về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
6. Chính phủ (2017), Quyết định số1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm2025”.
7. Tổng cục Thống kê (2020) Báo cáo Điều tra lao động - việc làm 2020.