Đánh giá kết quả, hiệu quả của các hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (Trang 513 - 519)

TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRỰC TUYẾN THÍCH ỨNG VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

3. Đánh giá kết quả, hiệu quả của các hoạt động

Các sựkiện, các buổihộithảo,cuộc thi trựctuyến trong thờikỳđạidịch Covid-19 mang lạikếtquả và hiệuquảrấtđáng khích lệ.

Đốivớisựkiện Ngày hộiviệc làm: Sinh viên có cơ hộitiếp xúc được nhiềuvị trí việc làm ởnhiều doanh nghiệp,đơnvị khác nhau. Từđó, sinh viên có cơhộilựachọnvị trí phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân. Nhà tuyển dụng có cơ hội truyền tải thông tin tuyển dụng tớinhiềuđốitượng khác nhau, quảng bá được hình ảnh công ty, lựachọnđược các ứng viên sáng giá đápứngvớivị trí cầntuyển. Nhà trường thựchiệnđược cam kết giớithiệu việc làm cho sinh viên sau khi tốtnghiệp,tạosựkếtnốichặtchẽgiữađơnvịsửdụng lao động trình độ cao vớiđơnvịđàotạo; đồngthờikhẳngđịnhđượcchuẩnđầu ra các ngành nghềđápứng yêu cầuthựctiễncủa xã hội.

Đốivớihộithảo,hộinghị và các cuộc thi: Các sự kiện này đều thu hút đôngđảogiảng viên, sinh viên và các đối tượng quan tâm tham gia. Với phương thức tham gia rất linh động, không gò bó và tiếp thu được các nội dung, đặcbiệt là các cuộc thi dành cho sinh viên. Trong đó, các cuộc thi Ngoạingữ, Lập trình là các cuộc thi khá đặc thù và có hướngmởnhưngđảm bảođượcchấtlượng,kếtquả thu đượcnhư mong muốn.

Sau các sự kiện, cuộc thi chúng tôi đều lấy ý kiến từ các giảng viên, sinh viên tham gia đểđánh giá chấtlượng, tính hiệuquảcủa các sựkiệnđãtổchứctừđó rút kinh nghiệm và phối kếthợp các sựkiệntrựctiếp và trựctuyến.

a. Đốivới sinh viên

Chúng tôi đãtiến hành khảo sát 212 sinh viên đã tham gia sựkiệntổchức online ở các khoa trong trường bằngphương pháp sửdụngbảng câu hỏiđiều tra và thống kê xử lý sốliệu [2].

Để hiểu được cảm nhận của sinh viên khi tham gia các sự kiện hội thảo, cuộc thi, chúng tôi đưa ra câu hỏi: Những điều anh/chị hài lòng khi tham dự hội thảo hay cuộc thi trực tuyến? Sinh viên có sự hài lòng khác nhau, tập trung lạigồm các vấnđề:Phầnnhiều sinh viên đềuthấyphần mềmđể tham dựtrựctuyếndễsửdụng,dễ thao tác, tiệnlợi,việchọc đỡcăng thẳnghơn, tỷlệ này chiếm 86,8%. Sinh viên cũngtỏ ra hài lòng vềthời gian tổchức linh hoạt, học đượcmọi lúc mọi nơi, không phải mất thời gian tập trung trên trường và đảmbảo được an toàn trước tình hình dịchbệnh Covid-19, tỷlệ này chiếm 52,4%. Sinh viên hài lòng vềnội dung kiến thức, thảo luận tại các buổi hội thảo và các cuộc thi mà các em tham dự, chiếm tỷ lệ 91%. Mộtsố sinh viên khác hài lòng vềviệc có thể xem lạiđượcnội dung khi xem lại video cuộc thi, và hệ thống LMS hỗ trợlập trình các ngôn ngữ lập trình chiếm tỉ lệ 94,8%. Sinh viên cảm thấy có nhiềuhữu ích khác khi tham dự các sựkiệntrựctuyến là 16%.

Đểnắmđược tình hình sửdụng các thiếtbị của sinh viên chúng tôi đãđưa ra câu hỏi:

“Anh/chị am hiểuvềviệcsửdụng các thiếtbị máy tính/di động/máy tính bảng?”với 5 mứcđộ trảlời là: Hoàn toàn đồng ý, Đồng ý, Trung lập, Không đồng ý, Hoàn toàn không đồng ý. Kết quả cho thấy 83 sinh viên “Hoàn toàn đồng ý” chiếm tỷ lệ 39%, 90 sinh viên “Đồng ý” chiếm tỷ lệ 42%, tỷ lệ trung lập là 16% (33 sinh viên), số còn lại là 3% “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý”. Điều này cho thấyđạiđasố sinh viên có am hiểuvềviệcsửdụng các thiết bị khi tham gia các sựkiệntrựctuyến,đây là điềucầnthiếtđểđảmbảo cho sinh viên tiếpcận đượcnội dung các sựkiện.

Bên cạnh đó, chúng tôi khảo sát vềnhững khó khăn của sinh viên gặp phải khi tham gia hội thảo, cuộc thi trực tuyến trong thời gian qua. Các vấn đề ảnh hưởng khi học - thi trực tuyến là: Mạng kém, đường truyền không ổn định, không đảm bảo kết nối, đôi khi không nhìn đượcnội dung chiếm tỷlệ 23,1% trong sinh viên. Vấnđề liên quan đếnthiết bịkết nối tham dựsựkiện như: tham gia bằngđiện thoại gây mỏimắt khó nhìn, máy tính dùng thời gian dài bị nóng nguồn gây ảnhhưởngđếnhiệu suấtthiếtbịchiếm tỷlệ 2,8% trong sinh viên. Không gian học - thi, tiếngồn,…ảnhhưởngtới sinh viên chiếm tỷlệ 2,4%. Số ít sinh viên gặpvấn đề về kinh tế khi duy trì học trực tuyến do chi trả phí dịch vụ mạng.

Khảo sát về tính dễsửdụngcủahệthống LMS đốivới 212 sinh viên khi tham gia cuộc thi do Khoa Kỹthuật - Công nghệtổchức cho thấy trên 74% sinh viên “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý”, mộtsố rất ít sinh viên “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý”chiếm tỷlệ là 4,2%. Điều này cho thấy không có vấn đề khó khăn khi sinh viên dùng thêm một công cụ nữa, đặcbiệtđây là công cụhỗtrợquản lý học - thi.

Đểđánh giá việcsửdụnghệthống LMS giúp cảithiệnviệchọctậpcủa sinh viên hay không, chúng tôi cũngđưa ra khảo sát và nhậnđượckếtquả: trên 80% sinh viên “Đồng ý” và

“Hoàn toàn đồng ý”, dưới 4% sinh viên “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý”. Như vậy, việc sử dụng thêm hệ thống LMS là phù hợp, đem lại hiệu quả.

Từ các khảo sát về các hoạtđộng tổchứcvớisựtrợ giúp của các hệthống trựctuyến cho thấy:để nâng cao hiệuquả mang lại cho sinh viên, cầnsựphốikếthợpcủanhiều công cụ hỗtrợ, từđósẽtậndụngđược tính ưuviệtcủamỗi công cụ, bù đắpthiếukhuyết cho nhau.

b. Đốivớigiảng viên

Qua phỏngvấn,giảng viên trong trườngvềnhữngthuậnlợi và khó khăn khi triển khai thựchiện các sựkiệntrựctuyến, chúng tôi tổngkếtnhư sau:

Về thuận lợi: Các sự kiện trực tuyến phù hợp trong tình hình dịch bệnh phức tạp, đảmbảo sức khỏe an toàn, giảm nguy cơ mắc bệnh cho mọi đối tượng [2]. Đại đa số đội ngũ giảng viên nhà trường trẻ, nhiệt huyết, tận tâm, nhanh nhạy tiếp cận công nghệ nên việc sử dụng các ứng dụng trực tuyến không quá khó khăn. Với phần mềm học - thi trựctuyến Micosoft Teams mà nhà trườngđãtriển khai và hệthống LMS thực hiện bởigiảng viên, sinh viên ngành công nghệ thông tin hoàn toàn miễn phí nên giảm được chi phí. Thời gian tổ chứcsự kiện trực tuyến được điều chỉnh phù hợp, cơ sở vật chất, đường truyền mạng internet được chuẩn bị đầy đủ, đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ kịp thời khi có sự cố.

Về khó khăn:Tổ chức sự kiện trực tuyến, cán bộ, giảng viên phải dành nhiều thời gian chuẩn bị hơn, cần có các phương pháp thu hút sự tập trung cũng nhưkiểm soát sinh

viên trong quá trình tham dự hội thảo cũng như tránh gian lận trong quá trình tham dự cuộc thi. Bên cạnh đó, còn xảy ra một số tình huống chưakiểm soát đượcnhư: sinh viên không bật camera với nhiều lý do khác nhau. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến phần mềm họctrực tuyến và đườngtruyền mạng không ổn định, như: đôi khi gặp sự cốnhư tín hiệu đứt quãng, giảng viên - sinh viên bị thoát khỏi phần mềm. Riêng về lĩnh vực công nghệ thông tin, để đápứng được yêu cầu thì sinh viên cần được trang bị máy tính, nhất là các cuộc thi lập trình.

c. Đánh giá chung

Việc áp dụng các công cụtrựctuyến vào tổ chức các sựkiện của nhà trườngđã mang lạisự thay đổi trong cách tiếpcậnsửdụnghệthốngcủa toàn thể cán bộgiảng viên, nhân viên, sinh viên nhà trường. Nhìn chung, bấtkỳphươngthức nào cũngsẽ có ưuđiểm,tồntạicủa nó.

Hiểu rõ vấn đề đó sẽ giúp các nhà tư vấn có những biện pháp kế sách phù hợp tại mọi thời điểm, đem lại hiệu quả thực sự khi tổ chức các sự kiện.

Việc sử dụng các công cụ trực tuyến trong thời kỳ đại dịch cũng như trong thời kỳ chuyển đổi số là cần thiết. Người dùng biết khai thác những ưu điểm của từng loại công cụ để khắc phục những nhược điểm cho công cụ kia từ đó đáp ứng các mục tiêu đặt ra. Khi sử dụng công cụ trực tuyến, chúng tôi thấy mang lại lợi ích rất lớn và đạt hiệuquả cao:

- Phù hợp trong tình hình dịchbệnh,đảmbảo duy trì các hoạtđộngđãđặt ra.

- Linh hoạt, không gian mở, thu hút đượcnhiềungười quan tâm do đótăng tính quảng bá của các đơnvị tham gia, chia sẻđượcnhiều tri thức,giảm chi phí.

- Kếtnốiđượcnhiềuđơnvịtổchức, thành phầnđadạngtạo thành mộtmạnglưới,một hệ thống không cần tập trung trong một không quan chật hẹp mà vẫn đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra.

Tuy nhiên, khi thựchiện các sựkiệntrựctuyến còn mộtsốnhượcđiểmcầnphảikhắc phụcnhư:

- Diễn biến các sự kiện đôi lúc bị ngắt quãng do ảnh hưởng củađường truyền mạng, phụthuộc vào tốcđộmạng.

- Các yếutố môi trườngảnhhưởngđếnsựtập trung củađốitượng tham gia.

- Đòi hỏi có tương tác, lắng nghe, chia sẻ giữa các bên tham gia vào sự kiện.

Từnhữngtồntại trên, chúng tôi đềxuấtmộtsốgiải pháp nâng cao hiệuquả khi tổchức các sựkiệnnhư sau:

- Đầutư thêm trang thiếtbị truy cậpmạng,đăng ký gói dịchvụ phù hợpđểgiảmthiểu sựcốnghẽnmạng do mậtđộ truy cập cùng lúc trong mộtthờiđiểm.

- Huy độngnguồnủng hộ khác nhau từ các tổchức, doanh nghiệp,tập đoànđểhỗtrợ

sinh viên còn gặp khó khăn về tài chính, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật có được trang bị thiết bịhọctốithiểuphụcvụ tham gia các sựkiệntrựctuyến.

- Nâng cao ý thứctự giác, tinh thầncầu thịcủa sinh viên khi tham gia các hoạt động trựctuyến.

- Vậndụng linh hoạt, khai thác thêm các công cụ trựctuyến khác làm phương án dự phòng khi có sựcố.

- Tùy theo mục đích của sự kiện để có phương thức tổ chức trực tiếp hay trực tuyến, hay kết hợp linh hoạt giữa trực tiếp và trực tuyến.

4. Kếtluận

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 kéo dài, tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội bị ảnh hưởng, thách thức này cũng mang đến cơ hội để thay đổi.Nhận diện rõ vấn đềđó, các hoạt độngsựkiệncủa Nhà trườngđãđượcthựchiện linh hoạt,từtrựctiếpchuyển sang trựctuyến, hoặckếthợptrựctiếp và trựctuyến nhằmmụcđích thích ứngvới tình hình mới mà vẫnđảm bảo các hoạtđộngcủa Nhà trường.

Đểtổchức các sựkiệntrựctuyếncầnkếthợp các tiện ích củatừng công cụđểđảmbảo chấtlượngcủa các sựkiệnđượctruyềntảiđến cho tấtcảmọingười.Mộtsố công cụđãđược sử dụng trong quá trình tổ chức sự kiện như phần mềm MS Teams, mạng xã hội,hệ thống LMS,… Tất cả các công cụ trên đã giúp chúng tôi triển khai thành công các sự kiện trong thời gian vừa qua.

Tài liệu tham khảo

1. NguyễnThịHảo (2021), “Vậndụng mô hình B-learning trong đàotạo sinh viên ngành công nghệ thông tin, Trường Đạihọc Hùng Vương đápứngnền giáo dục 4.0”, Tạp chí Giáo dục và Xã hộisố 8/2021.

2. NguyễnThị Kim Phụng (2021), Những khó khăn khi họctrựctuyến và thựctrạngtự họccủa sinh viên TrườngĐại học Kiên Giang trong đại dịch Covid-19, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, tháng 11/2021, tr.224.

3. Trang web Trường Đại học Hùng Vương: hvu.edu.vn

Một phần của tài liệu Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (Trang 513 - 519)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(520 trang)