TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRỰC TUYẾN THÍCH ỨNG VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
2. Thực trạng tổ chức các sự kiện dành cho sinh viên
Trước tình hình căngthẳngcủađạidịch Covid-19, TrườngĐạihọc Hùng Vương nhanh chóng, kịpthờichuyểntừ hình thứcđàotạotrựctiếp sang đàotạotrựctuyếnđể hoàn thành kế hoạch,mục tiêu đặt ra ởđầunămhọc.
Song song vớiviệc họctập, nhà trường cũng đã tổ chức các hoạt độngtrực tuyến để sinh viên có thể tham gia như: Ngày hộiviệc làm; Gặpmặt sinh viên đầu khóa, đầunăm;Cuộc thi lập trình HVU Code Challenge; Giải toán tiểu học; Cuộc thi Kế toán giỏi;… Các hoạt động đều nhận được sự thu hút từ phía người học và diễn ra thành công tốt đẹp.
2.1. Sự kiện trực tuyến ngày hội việc làm
Sáng ngày 04/6/2021, tại Trường Đạihọc Hùng Vương đã chính thức diễn ra NGÀY HỘI VIỆC LÀM TRỰC TUYẾN “JOB FAIR ONLINE HVU 2021”. Chương trình được tổ chứcnhằmmụcđíchđemlạicơhộiviệc làm cho sinh viên trướcngưỡngcửatốtnghiệp [3].
Đây là nămđầu tiên nhà trườngtổchức Ngày hộiviệc làm theo hình thứctrựctuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngày hội diễn ra với mục đích tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà trường,gắn hoạtđộng đàotạo theo đơnđặt hàng của doanh nghiệp; mang đến cơ hội cho sinh viên của nhà trường tìm kiếmđượcnhữngvị trí việc làm có thu nhậphấpdẫn.
Nhằmhiệnthực hóa cam kếtvềviệc làm cho sinh viên, nhiềunăm qua, trườngđạihọc Hùng Vươngđãđẩymạnhhợp tác, ký kếthợp tác với hàng trăm doanh nghiệp, các cơsởtuyển dụng, các trường đại học, viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước, như: Tậpđoàn Vingroup, Samsung Multicampus, Sông HồngThủĐô, Viettel, VNPT, Tậpđoàn FPT-Softwere; Đạihọc Normady - Pháp, Viện Nghiên cứu sa mạc Ramat Negev (Israel), Đại học Nara - Nhật Bản, Học việnHồng Hà - Trung Quốc,Đạihọc Kinh tế Quốc dân, Đạihọc Kinh tế - Luật Thành phốHồ Chí Minh... đểkếtnốiviệc làm và thựctập, rèn nghề cho sinh viên.
Ngày hộinăm 2021 thu hút sự tham gia củahơn 150 đơnvịđối tác củatrường, trong đó có hơn 40 doanh nghiệp tham gia phỏngvấntuyểndụngtrựctiếptạitrường mang đến 3.689 vị trí việc làm ở các lĩnh vực kinh tế, ngôn ngữ, du lịch, kỹ thuật công nghệ, nông lâm ngư, sư phạm, công tác xã hội,…
Tại chương trình, sinh viên nhà trường đã đặt nhiều câu hỏi liên quan trực tiếp đến định hướng sau khi tốtnghiệp,nhữngcơ hội phát triển bản thân khi làm việctại các doanh nghiệp;
môi trường,điềukiện làm việctại các công ty... đó là những thông tin rấtbổ ích đểmỗi sinh viên không ngừng hoàn thiệnbản thân, chuẩnbịnhững hành trang tốtnhất cho công việcsắptới. Cùng vớiđó, các doanh nghiệpcũngđãlựachọn,kiếm tìm được cho đơnvị mình nhữngứng viên tiềm năng, có nănglựcđểđảmnhậnnhữngvị trí việc làm với thu nhậphấpdẫntạiđơnvị.
“Ngày hội việc làm - Job Fair online HVU 2021” khép lại với chất lượng và hiệu quả hơn sự kỳ vọng. Tham gia ngày hội, các doanh nghiệp đã phỏng vấn, tuyển dụng được gần 500 ứng viên và tưvấnnghềnghiệp cho trên 3.000 lượt sinh viên củatrường.
2.2. Các hộithảo,cuộc thi dành cho giảng viên, sinh viên
* Hộithảo khoa học“Vai trò củatrườngđạihọcđịaphươngđốivớisự phát triển kinh tế - xã hộivùng”
Nằm trong chuỗihoạtđộng chào mừng Kỷniệm 60 nămtruyềnthống nhà trường,chiều ngày 15/11/2021, Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của trường đạihọcđịaphươngđốivớisự phát triển kinh tế - xã hộivùng”với hình thứctrựctiếpkếthợp trựctuyến qua mạng internet.
Thành phần tham gia gồm:Đạibiểu tham gia trựctiếptại Phòng Hộithảotầng 4, Trường Đạihọc Hùng Vương,phường Nông Trang, thành phốViệt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đạibiểu tham gia trực tuyến (online) trên ứng dụng MS Teams (qua tài khoản ban tổ chức cung cấp) hoặc theo dõi livestream và đặt câu hỏi tại địa chỉ Facebook:
https://www.facebook.com/daihochungvuong.
Tham dựhộithảogồm có: lãnh đạo TrườngĐạihọc Hùng Vương;đạidiệncơ quan quản lý nhà nướccủatỉnh Phú Thọ; các chuyên gia cao cấp, nhà nghiên cứu trong lĩnhvực giáo dục; lãnh đạo, nhà khoa họcđếntừhơn 40 trườngđạihọc,viện nghiên cứutừ ba miềnBắc, Trung, Nam.
Hội thảođược tổ chứcnhằm phân tích, đánh giá thực trạng và các giải pháp đàotạo nguồn nhân lực của các trường đại học địa phương, kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ của các trường đại học địa phương phụcvụ phát triển kinh tế - xã hội,giảiquyết các vấnđềcủa địaphương và doanh nghiệp và địnhhướng,giải pháp phát triển các trường đạihọcđịaphươnggắnvới phát triển kinh tế - xã hội vùng.
Từ các bài viết tham gia hộithảo, ban tổchứcđãlựachọngần 70 bài viếtcủahơn 100 tác giả là các giảng viên, nhà khoa học và nhà quản lý đến từ 47 cơ quan, tổ chức, các trường cao đẳng,đạihọc,họcviện đểđăng trong kỷyếuhộithảo. Các nhà khoa họcđã mang tớihội thảo không khí sôi nổi khi trao đổi,thảoluận xung quanh nhiềuchủđềnhư: các vấnđề chung vềvị trí, vai trò của các trườngđạihọcđịaphương; trườngđạihọcđịaphươngvớiviệcđàotạo và phát triểnnguồn nhân lực; hoạtđộng nghiên cứu khoa học, ứngdụng và chuyển giao công nghệcủa các trườngđạihọcđịaphương; hoạtđộngkếtnốiđể phát triển các trườngđạihọcđịa phương gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng; định hướng, giải pháp phát triển các trường đại học địa phương… Trong đó, đối tượng trung tâm vẫn là “Vai trò của trường đại học địa phương
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng”. Hội thảo cũng hướng tới mục tiêu giúp cho các nhà quản lý nắm bắt thêm thông tin từthựctiễnđangdiễn ra tại các trườngđại họcsưphạmhiện nay. Nhiềugợi ý giải pháp cảtừ góc độ lý luận và thựctiễnđãđược đềxuấtđể góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh các sự kiện do nhà trường tổchức thì các sựkiện do các khoa tổ chứccũng theo hình thứctrựctuyến và không kém phần sôi động. Có thểkểđếnmộtsố các sựkiệnđến từ các khoa như:
Báo cáo chuyên đề kỹ năng kinh doanh trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 của Khoa Kinh tế và Quảntrị kinh doanh. Buổi báo cáo chuyên đềđã diễn ra vô cùng sôi nổivớinhững ý kiến,nhậnđịnhcực kì quý báu và thựctếcủa ông Lê VănThắngđốivới sinh viên ngành Quảntrị kinh doanh nói riêng và sinh viên khoa kinh tế nói chung. Chương trình báo cáo chuyên đề nằm trong chuỗi các hoạt độngthưởng niên của Khoa Kinh tế và Quảntrị kinh doanh nhằmtăngcườngchương trình thựctế cho sinh viên và tạo liên kếtđối với doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Hội thi giải Toán song ngữở Tiểuhọc diễn ra hàng nămtại Khoa Giáo dụcTiểuhọc và Mầm non. Hội thi đượctổchứcnhằmkhuyến khích các bạn sinh viên tích cực tham gia họctập dướinhiều hình thứcmới, giúp các bạn sinh viên có cơhội phát huy nănglựccủabản thân và nâng cao kiếnthức toán họccũngnhư lòng yêu nghềsưphạm cao quý. Là sân chơi giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm bổích giữa sinh viên trong Khoa. Do diễnbiếnphứctạpcủadịch bệnh Covid-19 nên Ban tổ chức đã quyết định tổ chức thi bằng hình thức online. Các đội thi đã cùng nhau trải qua 4 phần thi: Chào hỏi → Khởiđộng → Vượt chướng ngạivật → Vềđích.
Các phần thi diễn ra vô cùng hấpdẫn và khác biệt so với các Hội thi giải Toán các nămtrước đó. Qua việcứngdụng các phầnmềm và trang web như: MS Teams, phầnmềm zalo cho phần bình chọn đội thi có phần chào hỏi ấn tượng nhất và phần mềm Quizizz dành cho phần thi giao lưu khán giả...Vớisựhỗtrợcủa các phầnmềmđó,cuộc thi trở nên hấpdẫn và kịch tính.
Seminar “Dạy toán ở Tiểu học bằng tiếng Anh”: Thuật ngữ “học tập tích hợp ngôn ngữ và nộidung” (Content and Language Integrated Learning - CLIL) đãtrở thành “từkhóa” quan trọng (keyword) trong Giáo dụchọc. Đó là quá trình họctập các môn họccụthể (không phải môn Ngoạingữ) thông qua ngôn ngữthứ hai. Bằng cách này ngườihọcsẽvừatiếp thu được tri thức khoa họccủa môn họcđồngthời phát triểnđượcnănglực ngôn ngữ.Buổi Seminar “Dạy Toán ởTiểuhọcbằngtiếng Anh”vớisự tham gia trình bày của Báo cáo viên PGS.TS. Nguyễn Chí Thành - Trường Đạihọc Giáo dục, ĐạihọcQuốc gia Hà Nộiđã thu hút sự quan tâm của các giảng viên, sinh viên tham dự.Buổi Seminar đãdiễn ra sôi nổivới các ý kiếnthảoluậnvề mặt chuyên môn cũngnhưvề cách sửdụngtiếng Anh trong giảngdạy. Qua đó, các giảng viên, sinh viên trong khoa cũng thấy được trách nhiệm tự học và nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng sử dụng ngoại ngữ của mình. Qua buổi Seminar “Dạy Toán ở Tiểu học bằng tiếng Anh”đã cung cấp cho người tham dự các thông tin thiếtthựctừ kinh nghiệm cá nhân của báo cáo viên, giúp cho các giảng viên, sinh viên tích lũy thêm nhữngkỹnăngphụcvụ cho công tác giảngdạy và họctậpcủa mình.
Chuyên đề“Cơhộinghềnghiệp và kĩnăng xin việccủa sinh viên ngành giáo dụcmầm non”.Hội nghị chuyên đề này được Khoa Giáo dục Tiểuhọc và Mầm non - Trường Đạihọc Hùng Vươngtổchức vào tối ngày 09/05/2022. Tạibuổi Hộinghị, sinh viên đã sôi nổi trao đổi và đặt các câu hỏi liên quan đến ngành học và cơ hội việc làm cùng với khách mời: Thạc sĩ NguyễnThị Minh Châu - Hiệutrưởng Trường Mầm non Vinschool Gardenia - CầuDiễn - Hà Nội. Buổi Hộinghịđã giúp sinh viên được nâng cao hiểubiết và nắmbắtcơhội,vị trí việc làm phù hợp; trang bị cho sinh viên kỹ năng xin việc tại các cơ sở giáo dục và các đơn vị tuyển dụng lao động; sinh viên có kỹ năng quản trị và điều hành, chủ nhiệm lớp học, đồng thời tạo cơ hội cho các sinh viên tăngcường giao lưuhọchỏi.
* Cuộc thi Olympic Ngoạingữ của Khoa Ngoại ngữ:Nằm trong kế hoạchhoạt động nămhọc 2021 - 2022, tối ngày 04/12/2021, Liên chi Đoàn Khoa Ngoạingữphốihợp cùng Chi Đoàn giáo viên tổ chức thành công Đêm chung kết Olympic Ngoại ngữ 2021 bằng hình thức trực tuyến. Trước đó, trải qua 2 vòng loại được tổ chức trong tháng 11/2021, Ban tổ chức đãchọn ra 16 bạn sinh viên xuất sắc đầy tài năng cả về Ngoại ngữ lẫn kiến thức xã hội đạidiện cho các sinh viên toàn khoa để tham gia đêm chung kết. Dù đượctổ chức trựctuyến,nhưng cuộc thi vẫn thu hút được rất nhiều các bạn sinh viên tham gia và không kém sự kịch tính. Đâythực sự là một sân chơi không chỉ giúp các bạn sinh viên có cơ hội được giao lưu gắn kết mà còn là cơ hội tốt để học hỏi trao đổi kiến thức và khả năng chuyên môn Ngoại ngữ của mình.
* Cuộc thi “Hùng Vương code challenge” của Khoa Kỹ thuật - Công nghệ. Đây là Sân chơi học thuật hấp dẫn của Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương dành riêng cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin đượcdiễn ra vào những ngày đầucủanăm 2022.
Sinh viên IT (Information technology) của Khoa Kỹthuật - Công nghệthểhiệnkhảnăng sáng
tạo của mình bằng cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C/C++,... để thực hiện bài thi trên hệ thống LMS trong khoảng thời gian 120 phút đầy căng go và quyết liệt. Cuộc thi thu hút hàng trăm sinh viên chuyên ngành tham gia. Đây là trảinghiệmbổ ích giúp các bạn sinh viên được thỏasức sáng tạo, bùng cháy vớiđam mê lập trình và thểhiện khả năngtư duy, kỹ năng lập trình đểtrở thành người tài năng trong tương lai.
Ngoài các sựkiệnhoạtđộng của các Khoa được tổchức theo hình thứctrựctuyến thì các đơnvị,bộphận khác cũng linh hoạttổchức các hoạtđộngđể không vì ảnhhưởngcủadịch Covid-19 mà ngừngtrệ, gián đoạn các hoạtđộng của mình. Các sựkiệnnhậnđượcsựhưởng ứng nhiệt tình của các bên tham gia.