1.2.1.1. Đối với học sinh
Để bồi dưỡng NLTH cho HS thì trước mắt về mặt lý luận nên tập trung giải quyết một số vấn đề quan trọng sau đây:
*Xây dựng động cơ cho người học: Xây dựng động cơ học tập cho HS là một trong những vấn đề quan trọng nhất của việc bồi dưỡng tinh thần tự học, vì sự tự giác học tập phải được bắt nguồn từ bên trong, từ năng lực nội sinh.
Ta có thể chia các động cơ học tập ra làm 2 nhóm chính:
- Các động cơ và hứng thú nhận thức: thường đến với các em khi bài học có nội dung mới, đột ngột, bất ngờ và chứa các yếu tố nghịch lý thỏa mãn yêu cầu đa dạng của các em. Nó cũng thường xuyên xuất hiện khi HS tham gia các hoạt động khởi động, các cuộc thảo luận và các phương pháp kích thích học tập khác.
- Các động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm trong học tập: liên hệ với ý thức xã hội của sự học tập là nghĩa vụ đối với tổ quốc, trách nhiệm đối với gia đình,
nhà trường từ đó mà HS có kỉ luật học tập tốt, thực hiện một cách tự giác yêu cầu của giáo viên. Cần hình thành, phát triển, kích thích động cơ học tập của HS phù hợp với đặc điểm của từng em và điều quan trọng là dạy các em tự kích thích động cơ học tập của mình.
* Làm việc với sách, tài liệu: Đọc sách là một trong những công việc quan trọng nhất của mọi người vì vậy đọc sách thế nào cho có hiệu quả là điều ai cũng muốn biết. Khi đọc sách cần chú ý rút ra những tư tưởng chính trong mỗi đoạn, so sánh, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa…đề xuất cái mới và nêu câu hỏi. Điều này rất quan trọng vì sự sáng tạo thường nảy sinh ra ngay lúc đọc sách. Cần giáo dục cho HS tinh thần đọc sách, tài liệu một cách sáng tạo, không phải chỉ dừng lại ở đọc sách tái hiện và cảm thụ.
* Nghe và ghi theo tinh thần tự học: Nghe và ghi là những kỹ năng cơ bản. Trình độ nghe và ghi của các em là khác nhau và điều đó ảnh hưởng đến kết quả học tập. Đa số HS tự lo liệu lấy cách nghe và cách ghi mà hầu như không trao đổi với nhau. Từ thực tiễn có thể nhận thấy rằng, để nghe và ghi tốt ta thường phải sử dụng một số biện pháp tập trung tư tưởng khi nghe giảng, tăng cường tốc độ ghi và ghi tắt. Nếu tìm hiểu sâu hơn, có thể thấy rằng để ghi tốt, khi nghe giảng cần chú ý đến những điểm sau:
+ Tập trung theo dõi bài giảng, không nên nghĩ đến việc sẽ làm gì vì điều đó sẽ phá hoại lôgic của bài giảng.
+ Chú ý ghi dàn bài để nhìn được khái quát cấu trúc chung của bài giảng. + Tập trung vào những cái chính, những điểm quan trọng nhất mà GV thường nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc lặp đi lặp lại nhiều lần.
+ Chú ý đến các bảng tóm tắt, các sơ đồ tư duy, các hình vẽ, tranh và các tài liệu trực quan khác mà GV giới thiệu vì đây là lúc GV hệ thống hóa, so sánh, phân tích… để đi đến kết luận và rút ra cái mới.
+ Khi gặp các chỗ khó, không hiểu hãy tạm thời gác lại và sẽ cố gắng tìm hiểu những điều đó trong các phần sau để quá trình nghe giảng không bị gián đoạn.
+ Khi bài giảng dừng lại, có thể nêu câu hỏi để đào sâu kiến thức và làm rõ những chỗ chưa hiểu.
1.2.1.2. Đối với giáo viên
Theo Thái Duy Tuyên [25]: Để có thể TH không những học sinh cần nhận biết được tầm quan trọng của nó, biết được nội dung và quy trình tự học, mà GV phải thay đổi cách dạy, các giáo trình và những điều kiện dạy học cũng cần phải có sự điều chỉnh thích hợp. Vậy dạy trên lớp cần được tổ chức như thế nào để HS có thể TH tốt là vấn đề cần đặt ra khi nghiên cứu đổi mới PPDH. Thực tế dạy học cho thấy người GV phải trải qua 3 bước:
- Chuẩn bị giáo án lên lớp - Dạy học trên lớp
- Kiểm tra, đánh giá
Để bồi dưỡng NLTH cho HS thì hoạt động dạy của GV phải thay đổi như thế nào?
* Chuẩn bị giáo án
Xác định các mục tiêu: Trong dạy học xác định mục tiêu là điều cần phải làm đầu tiên. Để xác định được mục tiêu của bài học GV cần phải tìm hiểu yêu cầu của chương trình, đọc sách tham khảo, tìm hiểu trình độ, năng lực, thái độ hiện có của HS, hình dung được những kiến thức, kỹ năng … mà HS cần nắm. Trên cơ sở đó GV sẽ xác định những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS.
- Xây dựng nội dung bài học: Nét nổi bật dễ nhận thấy của bài học theo hướng tổ chức TH cho HS là hoạt động của các em chiếm tỉ trọng cao so với hoạt động của giáo viên về thời gian cũng như cường độ làm việc. Để có một tiết học như vậy ở trên lớp, giáo viên cần đầu tư rất nhiều về công sức và thời gian.
- Lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học:
Khi thiết kế bài học giáo viên cần lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, cụ thể cần dựa vào: Mục đích dạy học; nội dung bài học; đặc điểm trình độ của HS và GV; điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; tính chất, đặc điểm của các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Đây là một giai đoạn vô cùng phức tạp, phụ thuộc rất lớn vào kiến thức, kinh nghiệm, tài năng và trực giác nhạy bén của người GV. Do vậy, người GV cần tập trung chủ yếu vào các hoạt động tự học của HS: đọc tài liệu, thảo luận, báo cáo các vấn đề đã chuẩn bị, giải quyết các tình huống nhận thức và thực tiễn; Suy nghĩ một cách công phu để tạo ra tình huống câu hỏi phát triển tư duy, chuẩn bị một hệ thống bài tập và nhiệm vụ học tập nhằm tổ chức hoạt động TH cho HS.
Tóm lại, để giúp các em TH có hiệu quả thì khi thiết kế bài học cần phải có sự đổi mới, chuyển người học vào vị trí trung tâm, tăng cường tổ chức các hoạt động học tập độc lập hoặc theo nhóm bằng các nhiệm vụ học tập cụ thể.
* Tổ chức dạy học trên lớp: Việc tổ chức dạy học trên lớp theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS là việc làm đòi hỏi GV phải chuẩn bị bài dạy công phu, tỉ mỉ và chú ý từng hoạt động của HS. Có thể tổ chức dạy học trên lớp theo hướng bồi dưỡng NLTH cho HS như sau:
- Các hoạt động của GV tổ chức cho HS học tập thông qua TH trên lớp:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tạo tình huống để HS thấy rõ vấn đề,
thấy mâu thuẫn cần giải quyết
Nghe, tiếp thu, chuyển mâu thuẫn bên ngoài thành mâu thuẫn bên trong, có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hướng dẫn HS hoạt động (đọc giáo
trình, tài liệu, tổ chức thảo luận…)
Đọc giáo trình, tái hiện, suy nghĩ, sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảo luận… Theo dõi sự tự học của các em, tổ chức
thảo luận nhóm, đặt các câu hỏi bổ sung và giúp đỡ các em khi cần thiết
Phát huy tính tích cực, nỗ lực sáng tạo, trao đổi với bạn bè, hỏi thầy cô giáo để giải quyết các nhiệm vụ học tập Giải đáp câu hỏi Nêu câu hỏi
Phân tích, bổ sung, khẳng định những điểm đúng, sửa chữa những sai lầm
Sửa chữa, hoàn thiện, hệ thống hóa tri thức, kỹ năng
- GV vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học nâng cao vai trò TH của HS
Phương pháp Nội dung hoạt động
Nêu và giải quyết vấn đề
- Tạo ra tình huống có vấn đề
- GV và HS cùng giải quyết vấn đề qua các thao tác: đặt câu hỏi, thuyết trình, đặt vấn đề các em cần trao đổi, thảo luận tìm cách giải quyết vấn đề Tự đọc - HS đọc SGK, tài liệu
- Viết tóm tắt, lập sơ đồ, biểu bảng
Thảo luận nhóm - HS được chia thành các nhóm để thảo luận và giải quyết vấn đề GV đưa ra
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - GV tổng kết Phương pháp trực quan - Xem hình vẽ, tranh ảnh - Thảo luận nhóm - GV tổng kết
Phương pháp Nội dung hoạt động Làm bài tập, thực
hành
- Làm bài tập, thực hành - Thảo luận rồi đi đến kết luận Tổ chức cho HS
thuyết trình, báo cáo
- HS báo cáo một vấn đề đã được chuẩn bị trước - Cả lớp nghe, trao đổi và thảo luận
- GV tổng kết Xemina - Cả lớp chuẩn bị
- Một số HS đại diện báo cáo vấn đề GV giao - Cả lớp cùng thảo luận
- GV tổng kết
* Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Kiểm tra đánh giá luôn đóng một vai trò rất quan trọng, là một nhân tố cấu thành của quá trình dạy học; là một biện pháp thu thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học kịp thời và phù hợp với mục tiêu góp phần phát triển trí tuệ, củng cố hệ thống tri thức và các phương pháp học tập; kích thích HS luôn vươn tới kết quả cao trong học tập. Có thể nói, kiểm tra đánh giá là một động lực thúc đẩy quá trình đào tạo và tự đào tạo.
Để bồi dưỡng NLTH cho HS, GV cần chú ý các yêu cầu về kiểm tra đánh giá như:
- Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau.
- Cần thực hiện các hình thức thi: viết, vấn đáp, trắc nghiệm… - Đổi mới khâu chấm, sửa bài, đánh giá kết quả học tập.
GV cần phân biệt cách kiểm tra, đánh giá kết quả truyền thống với cách kiểm tra đánh giá kết quả theo hướng bồi dưỡng NLTH.
STT Kiểm tra đánh giá theo kiểu truyền thống
Kiểm tra đánh giá theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học 1 Chú trọng kiểm tra tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo
Chú trọng kiểm tra năng lực độc lập, sáng tạo, năng lực tự học 2
Đánh giá kết quả học tập theo các tiêu chí: kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo…
Đánh giá kết quả học tập theo các tiêu chí: độc lập, sáng tạo, vận dụng…
3
Thầy giữ vai trò độc tôn trong đánh giá
Kết hợp giữa đánh giá của thầy, đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau của trò.