Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun phần quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác (Trang 44 - 51)

1.5.4.1. Thực trạng tự học học môn toán của HS

* Thực trạng nhận thức của HS về vai trò của môn toán trong trường THCS.

Biểu đồ 1.1: Thực trạng nhận thức của HS về vai trò của môn toán trong trường THCS

Qua khảo sát điều tra tìm hiểu chúng tôi nhận thấy đa số HS đều ý thức được vai trò của môn toán trong trường THCS. Theo kết quả điều tra bảng 1 (phụ lục 3) cho thấy phần đông HS nhận thức đúng được vai trò của môn toán, việc đánh giá đúng đắn về vai trò của môn toán là điều kiện quan trọng và cần thiết để HS có thể tiến hành tự học một cách dễ dàng và có hiệu quả.

* Về hứng thú tự học với môn toán

Hứng thú học tập là một trong yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình tự học. Khi có hứng thú HS sẽ cảm thấy say mê, yêu thích, muốn tìm hiểu, khám phá về những kiến thức liên quan đến môn học.

Chúng tôi khảo sát, đánh giá về hứng thú tự học môn toán bằng cách sắp xếp thứ tự giảm dần về mức độ hứng thú. Kết quả thu được như sau:

Bảng 1.1: Kết quả điều tra về hứng thú tự học với môn toán

STT Hứng thú Số ý kiến Tỷ lệ % 1 Rất hứng thú 29 9,67 2 Hứng thú 110 36,67 45% 38% 12% 5% Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng

STT Hứng thú Số ý kiến Tỷ lệ % 3 Bình thường 147 49 4 Ít hứng thú 14 4,66

Ở phần khảo sát nhận thức của HS về vai trò của môn toán trong trường THCS. Cho thấy đa số HS đều ý thức được vai trò của môn học này, tuy nhiên khi điều tra về hứng thú tự học với môn toán, thì đa số HS chưa thực sự có hứng thú. Đây phải chăng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập môn toán chưa cao. Chúng tôi đã tiến hành trao đổi, trò chuyện trực tiếp với một số HS để tìm hiểu nguyên nhân tại sao khi các em đã nhận thức rõ được vai trò, ý nghĩa của môn toán nhưng lại không có hứng thú với việc tự học môn này. Đa số HS đều có ý kiến trả lời “Chúng em đều nhận thức rõ được ý nghĩa của môn toán. Tuy nhiên khi em nghỉ học một buổi của môn này rồi tự học ở nhà thì em lại cảm thấy kiến thức của bài sau có liên quan đến kiến thức của các bài trước đó cho nên không biết bắt đầu học từ đâu, GV thì không có thời gian hướng dẫn lại cho các em rồi dần dần em cảm thấy mất kiến thức phần đó lúc nào cũng không biết”. Điều này khiến chúng tôi, những người trực tiếp giảng dạy luôn trăn trở, tự đặt câu hỏi làm cách nào để có thể giúp HS tự học có hiệu quả.

* Về mục đích tự học môn toán của HS

Như vậy, kết quả thăm dò bảng 2 (phụ lục 3) cho thấy động cơ tự học chủ yếu của HS là để có kết quả kiểm tra và thi tốt, điều này một phần lý giải tại sao HS chỉ tự học với cường độ cao mỗi khi có kỳ kiểm tra, kỳ thi. Học sinh chưa ý thức được một cách rõ ràng tự học là để làm tăng vốn kiến thức và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của bản thân.

Biểu đồ 1.2: Mục đích tự học toán của học sinh * Về thời gian tự học

Thời gian tự học cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tự học bởi trong học tập, HS phải học nhiều môn. Mỗi môn có vị trí, tính chất, nội dung, khối lượng thông tin khác nhau. Để tự học tốt, HS phải bố trí và quản lý thời gian hợp lý.

Kết quả điều tra bảng 3 (phụ lục 3) cho thấy: thời gian cho tự học trong ngày của HS phần đông chỉ dành từ 1 đến 2 giờ cho việc tự học. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy phần lớn HS chưa có thói quen tự học thường xuyên, mà thường chỉ tập trung học khi có kiểm tra và thi học kỳ, việc học toán ở lớp cũng như ở nhà của rất nhiều HS chỉ mang tính chất đối phó, thậm chí là không có học, bởi các em chưa có hứng thú với môn học, chưa biết tự xây dựng kế hoạch học tập chi tiết và chưa tìm ra phương pháp tự học có hiệu quả. Vì vậy mục tiêu đặt ra khi giảng dạy về kiến thức, về kỹ năng, thái độ mà HS phải đạt được thường không đạt như mong muốn.

* Về nguồn tài liệu sử dụng cho tự học toán

Ngoài các yếu tố từ bản thân người học như động cơ, hứng thú, các kỹ năng, thì các yếu tố bên ngoài như cơ sở vật chất kỹ thuật, các phương tiện và thiết bị dạy học có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tự học của HS. Để hoạt động tự học diễn ra thuận lợi và có kết quả thì không thể thiếu được sự hỗ trợ cần thiết của các phương tiện vật chất phục vụ hoạt động tự học.

56% 22%

17%

5% Để kiểm tra và thi đạt kết quả

cao

Để ghi nhớ và nắm kiến thức một cách hệ thống

Để vận dụng kiến thức vào giải bài tập

Làm phong phú vốn kiến thức bản thân

Qua điều tra bảng 4 (phụ lục 3) chúng tôi nhận thấy: Khi HS tiến hành hoạt động tự học của mình, tài liệu dành cho hoạt động tự học đa phần các em đều sử dụng tập ghi chép trên lớp (48,33%), số khác có sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo khác nhưng tỷ lệ ít hơn (38,67%). Số HS sử dụng tài liệu hướng dẫn tự học và tài liệu điện tử chỉ chiếm 4,67%. Theo phiếu điều tra cũng như phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với HS, các em trao đổi rằng: “Chúng em chỉ giải các bài tập mà GV dặn dò trong sách giáo khoa”, hoặc một số em đã có sử dụng các tài liệu hướng dẫn tự học (phiếu học tập), tuy nhiên trong các tài liệu tự học chưa có sự chỉ dẫn cách học, chưa đưa ra các mục tiêu cụ thể, cũng như chưa có các bài kiểm tra để các em có thể tự kiểm tra kết quả tự học, vì vậy làm cho các em dễ nảy sinh tâm lý chán nản khi tiến hành tự học và kết quả tự học của HS chưa cao. Thực trạng trên là cơ sở để chúng tôi mạnh dạn tiến hành soạn một tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun cho HS nhằm góp phần bồi dưỡng năng lực tự học của HS.

* Thực trạng về các hoạt động tự học môn toán của HS

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng về các hoạt động tự học toán của HS và thu được kết quả ở bảng 5 (phụ lục 3).

Như vậy các hoạt động mà HS thường sử dụng để tự học toán đa phần là các hoạt động quen thuộc, truyền thống như: Đọc và học thuộc kiến thức trong phạm vi bài giảng. Các hoạt động này giúp HS học thuộc phần kiến thức bài học một cách máy móc mà ít có sự suy nghĩ, liên hệ với thực tế, chỉ có ý nghĩa phục vụ cho việc kiểm tra và thi học kì, chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo, cũng như chưa rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo trong việc tự học, tự nghiên cứu, tự tìm kiếm tri thức. Bởi vậy, khi hướng dẫn, tổ chức cho HS tự học người GV cần giúp HS kết hợp nhiều phương pháp khác nhau thì chất lượng tự học môn toán mới đạt kết quả như mong muốn.

* Về nguyên nhân ảnh hưởng đến tự học toán của HS

Kết quả bảng 6 (phụ lục 3) cho thấy đa số (89%) HS cho rằng do chưa có một tài liệu chuyên dùng hướng dẫn tự học toán cho HS; trên 77% HS cho rằng các hình thức học tập còn đơn điệu, 81,76% HS cho rằng kết thúc một bài học GV không có thường xuyên kiểm tra việc tự học của các em… Theo đánh giá của chúng tôi SGK, sách tham khảo hiện nay không thiếu, mà thiếu tài liệu hướng dẫn phương pháp tự học và tài liệu tổng hợp về kiến thức. Hiện nay có rất nhiều loại sách, tài liệu tham khảo đang lưu hành trên thị trường, cùng với sự phổ biến rộng rãi của mạng internet, đã tạo ra cho các em một nguồn cung cấp tài liệu khổng lồ. Nhưng cũng chính “biển” tài liệu to lớn như vậy lại gây nhiều khó khăn cho HS trong việc phải tìm, lựa chọn, phân loại sách để đọc, để nghiên cứu. Trong khi đó nhiều HS lại chưa có phương pháp tự học hiệu quả, chưa có ý chí vượt khó trong học tập và chưa có các kỹ năng tự học như thế nào với các tài liệu đã có để đạt hiệu quả cao. Đây chính là vấn đề đặt ra đòi hỏi GV cần quan tâm, để định hướng cách dạy, cách học cho HS.

* Về HS cần gì để tự học toán có hiệu quả

Qua khảo sát điều tra, kết quả bảng 7 (phụ lục 3) cho thấy: Với câu hỏi “HS cần gì để tự học toán có hiệu quả” thì phần đông HS đều cho rằng: dùng SGKvà tài liệu tham khảo như hiện nay, nhưng có thêm tài liệu hướng dẫn tự học kèm theo sẽ giúp các em tự học tốt hơn, bởi hiện tại dù vẫn đang tiến hành hoạt động tự học hàng ngày trong hoạt động học tập của mình, nhưng vì không có một tài liệu hướng dẫn cho việc tự học nên khi tự học, kết quả tự học chưa cao. Điều này cho thấy HS đang cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ trong việc tự học, đó chính là học cái gì, học như thế nào, làm sao để đạt được kiến thức mình mong muốn trước khối lượng kiến thức rất lớn và rất nhiều nguồn thông tin. Như vậy vấn đề đặt ra GV cần soạn tài liệu và phương pháp hướng dẫn tự

học phù hợp, nhằm định hướng cho HS cách thức để tiến hành hoạt động tự học, tự thu thập kiến thức một cách chủ động và hiệu quả hơn.

1.5.4.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trong dạy học môn toán ở trường THCS

* Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc tổ chức tự học cho HS

Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 24 GV giảng dạy môn toán ở các trường THCS Tràm Chim, THCS Phú Hiệp, THCS Phú Ninh, THCS Phú Cường, THCS Phú Thọ về vấn đề này, kết quả thu được như sau: 21 ý kiến của GV cho rằng việc tổ chức tự học toán cho HS có ý nghĩa rất quan trọng. Như vậy đa số GV đều nhận thấy trong xu hướng giáo dục đào tạo hiện nay thì việc tổ chức cho HS tự học có ý nghĩa rất quan trọng, phù hợp với mục tiêu đổi mới chương trình SGK, đồng thời rèn luyện cho HS năng lực tự học, tự nghiên cứu suốt đời để HS có thể đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao và luôn thay đổi của xã hội hiện đại.

* Thực trạng về việc GV hướng dẫn HS tự học

Kết quả điều tra về việc hướng dẫn tự học cho HS, kết quả thu được cho thấy: Các GV thường hướng dẫn cho HS tự học toán như: hướng dẫn HS đọc SGK và soạn bài trước khi lên lớp, yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK, Hướng dẫn HS tìm kiếm các tài liệu tại thư viện, các hoạt động như hướng dẫn HS tự học qua hệ thống internet, tự học qua diễn đàn trao đổi với GV và HS khác chỉ chiếm một tỉ lệ thấp. Như vậy, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy GV chưa đề ra các yêu cầu cao cho HS khi tự học, cũng như chưa hướng dẫn cho HS tìm ra cách tự học đạt hiệu quả cao nhất, đa phần GV đều cho rằng việc tự học là việc của HS phải chủ động.

* Thực trạng về các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng việc tự học toán theo đánh giá của GV

Kết quả bảng 1.9 (phụ lục 3) cho thấy phần lớn GV đều cho rằng có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tự học toán của HS như chưa có phương pháp tự học, chưa có sự hướng dẫn tự học có hiệu quả, chưa có tài liệu hướng dẫn tự học cho HS, vì vậy trong quá trình tự học, HS sẽ rất khó học. Cũng từ những nguyên nhân này thôi thúc chúng tôi đưa ra một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học và hướng dẫn cách soạn tài liệu tự học cho HS nhằm giúp cho các em HS có thể tiến hành hoạt động tự học có hiệu quả hơn.

* Thực trạng về việc bồi dưỡng năng lực tự học toán cho HS

Khi điều tra về thực trạng bồi dưỡng năng lực tự học toán cho HS, các GV được phỏng vấn trực tiếp cũng như qua bài kiểm tra phiếu điều tra đều có chung một nhận định là việc bồi dưỡng năng lực tự học toán cho HS là điều rất quan trọng, một số GV có ý kiến “Điều cần thiết nhất để nâng cao năng lực tự học vẫn là hình thành cho HS động cơ, thái độ học tập đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho HS các kỹ năng tự học”, hay làm sao để bản thân mỗi HS nhận thấy được ý nghĩa, vai trò của môn học với nghề nghiệp tương lai của mình, HS sẽ có động cơ để học tập. Chỉ trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của môn học, mỗi HS mới đặt ra quyết tâm, nghị lực, ý chí để khắc phục khó khăn, trở ngại để vươn tới đỉnh cao của quá trình học tập và phát triển được năng lực của bản thân để có thể tự học suốt đời. Như vậy, qua điều tra chúng tôi nhận thấy việc định hướng, hướng dẫn và hình thành năng lực tự học cho HS có một ý nghĩa rất quan trọng, được GV nhìn nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên không phải GV nào trong quá trình giảng dạy đều có thể lồng ghép được việc bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.

Bên cạnh đó theo GV để nâng cao NLTH cần quan tâm xây dựng các tài liệu và phương pháp hướng dẫn tự học mới mẻ, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và kích thích được hứng thú tự học của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun phần quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)