nghiệm
2.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Bồi dưỡng cho HS:
- Khả năng đối chiếu kết luận của thầy và các ý kiến của các bạn với kết quả của bản thân để tự điều chỉnh sửa chữa hoặc hoàn thiện kết quả của mình đã tìm được.
- Khả năng đánh giá cách giải quyết vấn đề của thầy, của bạn và của mình từ đó chọn được cách giải quyết tốt nhất.
- Khả năng tự rút kinh nghiệm về phương pháp học tập của mình, từ đó luôn luôn tự điều chỉnh, hoàn thiện để ngày càng tiến bộ.
- Khả năng phát hiện ra những chỗ thiếu hụt về kiến thức, những sai lầm trong nhận thức,… để từ đó tìm cách bổ sung, khắc phục.
2.2.4.2. Cách thức thực hiện
Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể cho học sinh kiểm tra chéo kết quả với nhau. Người giáo viên đưa ra đáp án các học sinh chấm điểm chéo cho
A
B
M
D C
nhau, thông qua việc này các em có thể rút ra cho bản thân những kinh nghiệm, những cách làm hay hơn.
2.2.4.3. Ví dụ minh họa
Ví dụ 2.7: Giáo viên có thể rèn luyện cho HS kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm qua bài toán sau:
Cho hình 2.20:
So sánh độ dài AB AC AD, , . Một HS làm như sau
BC BD< Þ AC AD< .
Mà AB là đường vuông góc nên AB AC AD< < . Một HS khác có cách làm như sau:
Tam giác ABC vuông tại B nên ACB nhọn và AB AC<
Mà BC BD< và C ở giữa B và D nên ACD là góc tù
Tam giác ACD có cạnh AD đối diện với ACD tù nên AC AD< . Do đóAB AC AD< < .
* Ở ví dụ này một học sinh sử dụng định lí quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu, còn một học sinh khác thì sử dụng định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện để giải quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra. Cả hai cách giải đều đúng nhưng cách giải đầu tiên thì ngắn gọn hơn, các học sinh sẽ tự so sánh với nhau và dần tự điều chỉnh để hoàn thiện lại cách giải của mình. Bản thân các em tự rút ra nhận định bài toán này nên sử dụng định lí quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu sẽ giải nhanh hơn.
- GV: Tiếp tục đặt ra một vấn đề mới
Hãy sử dụng định lí quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu để làm bài toán sau: Hình 2.20 B A D C
Bài toán: Cho tam giác ABC đều, kẻ AH vuông góc với BC tại .H
Chứng minh độ dài đường xiên AC bằng hai lần hình chiếu của AC lên đường thẳng BC.
- HS: Chứng minh hình 2.21
Vì tam giác ABC đều nên AB AC= Suy ra HB HC= hay BC=2HC Mà AC BC= (do DABC đều) Do đó AC=2HC.
- GV: Khi nào đường xiên dài gấp đôi hình chiếu của nó?
- HS: Khi góc tạo bởi đường xiên và hình chiếu của nó bằng 60°.
- GV: Kết luận đường xiên bằng gấp đôi hình chiếu khi và chỉ khi góc tạo bởi đường xiên và hình chiếu bằng 60°.
* Với bài toán này học sinh sẽ biết thêm một kiến thức mới, làm kinh nghiệm để giải các bài toán yêu cầu tính độ dài đoạn thẳng, tức là nếu tam giác ABC
vuông tại A có BCA= °60 suy ra BC=2AC hoặc
2
BC AC= . 2.3. Kết luận chương 2
Dựa trên cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn dạy học ở trường THCS đã trình bày ở chương 1, ở chương 2 chúng tôi đã phân tích nội dung kiến thức chương “Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác”, đề ra cách thiết kế tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun chương “Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác”.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã phân chia chương này thành hai mô dun và trong từng mỗi mô đun được cụ thể hóa bởi các tiểu mô đun lý thuyết và các tiểu mô đun bài tập.
H C
B
A
Tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun với nội dung lý thuyết: Tài liệunày có thể giúp cho HS có thể TH một cách dễ dàng và làm quen dần với việc TH hoàn toàn sau này. Trong tài liệu này, chúng tôi đã đưa ra hệ thống các kỹ năng TH cần rèn luyện cho HS và hướng dẫn cho HS rèn luyện những hoạt động chủ yếu trong việc TH.
Tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun với nội dung bài tập: Chúng tôi đã biên soạn được một tài liệu TH có hướng dẫn theo nội dung bài tập được phân loại theo mức độ từ dễ đến khó, từ cơ bản đến phức tạp để rèn luyện kỹ năng TH cho HS.
Cuối cùng, chúng tôi đã căn cứ vào các thành tố của năng lực tự học toán của học sinh THCS mà đề xuất ra được bốn biện pháp nhằm để bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua tài liệu tự học này.
- Biện pháp 1: Hình thành động cơ tự học.
- Biện pháp 2: Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập từ ban đầu. - Biện pháp 3: Tăng cường một số bài tập thực tiễn vào giờ luyện tập. - Biện pháp 4: Rèn luyện kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1 và những nội dung đã trình bày ở chương này chúng tôi cho rằng việc xây dựng và sử dụng tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun chương “Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác” Toán 7 - Tập 2 theo tiến trình đã xây dựng là phù hợp với lý luận dạy học hiện đại, phù hợp với mọi đối tượng HS. Chúng tôi hy vọng khi đưa vào thực nghiệm sẽ bồi dưỡng được năng lực TH cho HS và nâng cao chất lượng, kết quả học tập của HS. Kết quả thực nghiệm sư phạm sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở chương 3.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun, đồng thời kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã viết trong luận văn.
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm
Thiết kế 02 giáo án TNSP gồm: Giáo án về “Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác” và giáo án “Luyện tập quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác” (phụlục 4).
Trao đổi với giáo viên về các tiết học TNSP có sử dụng tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun đã soạn thảo ở chương 2 và hướng dẫn HS sử dụng tài liệu TH có hướng dẫn trong quá trình học trên lớp và TH.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các biện pháp thông qua tài liệu hướng dẫn tự học nhằm bồi dưỡng năng lực TH cho HS.
Về mặt định lượng: Tổ chức cho HS làm bài kiểm tra, xử lý, phân tích kết quả bài kiểm tra (phụ lục 5, phụ lục 7), từ đó rút ra kết luận về mức độ nắm vững kiến thức, độ bền kiến thức và độ rộng kiến thức.
Về mặt định tính: Đánh giá sự phù hợp của các biện pháp thông qua tài liệu hướng dẫn tự học đã đề xuất. Đồng thời đánh giá năng lực TH của HS như thế nào qua việc sử dụng tài liệu TH có hướng dẫn thông qua các phiếu hỏi giáo viên và HS (phụlục 6).
3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm
Đối tượng của thực nghiệm sư phạm là HS lớp 7 trường THCS Tràm Chim.
Nội dung 1: Tổ chức dạy học thực nghiệm 2 bài: “Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác” và “Luyện tập quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác” theo giáo án đã soạn có sử dụng tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun.
Lớp TN tổ chức dạy 2 tiết với 2 giáo án đã soạn có sử dụng tài liệu có hướng dẫn theo mô đun theo hình thức:
Tiết học lý thuyết “Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác”: Giao cho HS tự đọc tài liệu có hướng dẫn ở nhà về tiểu mô đun này, khi dạy GV nêuvấn đề kết hợp với đọc tài liệu hướng dẫn, tổ chức cho HS thảo luận tìm ra định lí về bất đẳng thức tam giác và hệ quả của nó.
Tiết học luyện tập: GV yêu cầu HS tự đọc bài tập mẫu có lời giải trong tài liệu hướng dẫn và thảo luận. GV trả lời thắc mắc của HS và tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm các bài tập không có lời giải mẫu, GV tiến hành sửa các bài tập đó tại lớp và giao phần bài tập nâng cao cho HS về nhà làm.
Nhóm ĐC cũng tổ chức dạy 2 tiết trên nhưng với giáo án do GV tự soạn và dạy theo phương pháp truyền thống, không sử dụng tài liệu đã biên soạn. Tiến hành quan sát các hoạt động của 2 lớp về tính tích cực, chủ động và khả năng, năng lực TH của 2 lớp TN và ĐC.
Nội dung 2: Phát tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun cho lớp TN và phát phiếu điều tra cho GV và HS về nội dung của tài liệu và khả năng TH của HS với tài liệu đã soạn.
Nội dung 3: Tiến hành cho 2 lớp TN và ĐC làm chung 1 đềkiểmtra nhằm đánh giá kết quả học tập của HS ở 2 lớp từ đó đưa ra kết luận về hiệu quả của tài liệu tự học đã biên soạn.
3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm
Phát phiếu thăm dò điều tra GV về các giáo án đã xây dựng và phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm trong dạy học Toán học.
Phát phiếu thăm dò HS về các tiết học TNSP có phát huy được tính tích cực của HS trong học tập môn Toán không?
3.3.2. Phương pháp thống kê toán học
Tiến hành kiểm tra 02 lớp ĐC và TN theo các nội dung TNSP. Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu các bài kiểm tra, so sánh kết quả giữa lớp ĐC và lớp TN để kết luận về tính đúng đắn của giả thuyết khoa học.
3.3.3. Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá
Sau khi chấm bài kiểm tra của HS (các điểm được làm tròn thành những điểm nguyên), chúng ta có thể tính được các thông số thống kế sau:
+ Điểm trung bình của các bài kiểm tra bằng công thức: 1
N i i X X N = =å , trong đó N là số bài kiểm tra, Xi điểm mỗi bài kiểm tra.
+ Phương sai được tính bằng công thức: ( )2 2 1 1 N i i X X S N = - = - å . + Độ lệch chuẩn tính bằng công thức: ( )2 1 1 N i i X X S N = - = - å . + Hệ số biến thiên (hệ số phân tán) V S
X
= (%), hệ số này càng thấp thì chất lượng bài kiểm tra càng cao.
+ So sánh 2 trung bình với phương sai khác nhau, với tiêu chuẩn kiểm định
- = æ ö + ç ÷ ç ÷ è ø ÑC 2 2 ÑC ÑC TN TN TN X X t S S N N .
Giả thiết
0:
H “Kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC là như nhau”
1
H “Kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC có sự khác biệt về kết quả”
- Nếu t t> a/2, thì bác bỏ H0, chấp nhận H1
- Nếu t t£ a/2, thì bác bỏ H1, chấp nhận H0 *Về mặt định tính
Phát phiếu điều tra cho HS và GV cho các tiết TNSP và tiến hành quan sát, ghi chép các hoạt động của HS trong quá trình học tập TNSP để đánh giá tính tích cực, tự lực của HS.
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Đánh giá về mặt định tính
Quan sát 2 lớp TN và ĐC, chúng tôi thu được kết quả về mặt định tính như sau:
- Đối với lớp TN:
HS lớp TN hăng say thảo luận trong nhóm sau khi đọc tài liệu TH, tích cực làm bài kiểm tra hệ vào mô đun và hệ ra mô đun trong tài liệu đã biên soạn.
Khi GV yêu cầu HS trình bày về nội dung “quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác”, HS tự tin hứng thú trả lời và đặt được các câu hỏi cho bạn.
HS chịu khó đọc tài liệu và đa phần các em có kỹ năng đọc tài liệu và có kỹ năng tổng hợp kiến thức trong tài liệu để trả lời câu hỏi của GV. Điều này chứng tỏ HS đã được làm quen với cách đọc tài liệu có hướng dẫn được phát trước đó ở nhà và đã bước đầu hình thành được kỹ năng TH với tài liệu có hướng dẫn theo mô đun.
HS cũng hứng thú với bài học vì đây là bài học có tính thực tiễn nhất là khi GV đưa ra các ví dụ có gắn với thực tiễn tuy nhiên HS không chủ động trong học tập, hoàn toàn phụ thuộc vào tiến trình dạy học của GV. HS chỉ đọc sách giáo khoa khi được GV đặt câu hỏi, chưa được làm quen với kỹ năng đọc tài liệu và tổng hợp kiến thức để trình bày một vấn đề. Với cách học lớp ĐC đã hạn chế năng lực TH, tự khám phá của HS.
Để đánh giá về mặt định tính tác dụng của các tài liệu đối với việc TH của HS chúng tôi đã thông qua các phiếu hỏi giáo viên và HS. Chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến của 08 GV và 38 HS. Kết quả như sau:
Bảng 3.1: Kết quả đánh giá tài liệu TH có hướng dẫn của GV
TT NỘI DUNG Đánh giá (%)
Có Không 1 Mục tiêu học tập của từng tiểu mô đun có phù hợp
với mục tiêu dạy học không? 100 0 2 Nội dung kiến thức trong tài liệu có chính xác
không? 100 0
3 Tài liệu trình bày có rõ cấu trúc nội dung không? 75 25 4 Các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn tự học đã đầy đủ đúng
trọng tâm của bài học chưa? 87,5 12,5 5 Tài liệu có giúp cho việc bồi dưỡng năng TH không? 87,5 12,5 6 Học sinh có hứng thú học tập với tài liệu này không? 75 25
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá tài liệu TH có hướng dẫn của HS
Có Không 1 Kiến thức trong tài liệu có đúng, có chính xác
không? 100 0
2 Cách trình bày tài liệu có giúp em tự học dễ dàng
không? 92,1 7,9
3 Em có thường xuyên tự học với tài liệu đã phát
không? 94,7 5,3
4 Em có thích tài liệu tự học có hướng dẫn theo
mô đun đã phát không? 86,8 13,2 5 Tài liệu có giúp em nâng cao khả năng tự học môn
Toán không? 86,8 13,2
6 Em có tự làm được các đề kiểm tra và bài tập cơ bản
trong tài liệu không? 89,5 10,5 Qua việc điều tra, chúng tôi có thể bước đầu kết luận được tài liệu TH có hướng dẫn theo mô đun có cấu trúc rõ ràng, các câu hỏi, gợi ý đúng trọng tâm, chính xác về mặt kiến thức. Tài liệu này giúp HS học tập tích cực hơn, HS có thể tự tiếp thu các kiến thức Toán thông qua đọc tài liệu. HS đánh giá tự học với tài liệu đã biên soạn giúp HS học tốt hơn môn Toán và bồi dưỡng năng lực TH môn Toán của HS.
3.4.2. Đánh giá về mặt định lượng
Lớp TN được phát tài liệu trước và có một thời gian được TH với tài liệu