1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý

79 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng giới thông qua chiến dịch “Tôi đồng ý”
Tác giả Nguyễn Ngọc Anh, Trịnh Tuệ Anh, Trương Ái Bình, Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Phạm Trọng Hiền, Nguyễn Thảo Nguyên, Trần Minh Quang
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Tuyết Minh
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Truyền thông
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠITIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn: Phương pháp nghiên cứu truyền thông ĐỀ TÀI: Nghiên cứu về thái độ của sinh viên Học viện Ngo

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn: Phương pháp nghiên cứu truyền thông

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu về thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng giới thông qua chiến dịch

“Tôi đồng ý”

Giảng viên hướng

dẫn: Cô Nguyễn Thị Tuyết Minh

Nhóm sinh viên

thực hiện: Nguyễn Ngọc AnhTrịnh Tuệ Anh

Trương Ái BìnhNguyễn Ngọc Bảo ChâuPhạm Trọng Hiền

Nguyễn Thảo NguyênTrần Minh Quang

Trang 2

Hà Nội – 12/2022

DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

đánh giá

1 Trịnh Tuệ Anh

(nhóm trưởng) TTQT48C1-1246 Tính cấp thiết của đề tài;

Phương pháp nghiên cứu; Kết cấu nội dung báo cáo; Tổng quan về iSEE, ICS, chiến dịch

“Tôi đồng ý”;

Xây dựng bảng hỏi; Tổng hợp, phân tích dữ liệu

10

3 Trương Ái Bình TTQT48C1-1270 Mục đích,

nhiệm vụ nghiêncứu; Xây dựng bảng hỏi

Trang 3

Hiền cứu; Quan điểm

của Đảng và Nhànước, các quyđịnh pháp luật vềvấn đề nghiêncứu; Khuyếnnghị; Xây dựngbảng hỏi

6 Nguyễn Thảo

Nguyên TTQT48C1-1502 Các khái niệm liên quan đến đề

tài; Xây dựng bảng hỏi

8,25

7 Trần Minh

Quang TTQT48C1-1542 Một số khái niệm về truyền thông;

Những vấn đề đặt ra; Khuyến nghị;

Xây dựng bảng hỏi

10

Điểm đánh giá trên đã được cả nhóm thống nhất.

Trang 4

MỤC LỤC

4 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 15

4.1 Giả thuyết nghiên cứu 15

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 16

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 20

1.1 Khái niệm về truyền thông 20 1.2 Khái niệm về truyền thông đại chúng 22 1.3 Các mô hình, cơ chế và phương thức tác động của truyền thông

1.4 Khái niệm về nghiên cứu và nghiên cứu truyền thông 24

Trang 5

1.4.1 Nghiên cứu 24

1.5 Nghiên cứu về thái độ của công chúng 28

1.5.2 Nghiên cứu thái độ của công chúng 29

2.4 Thái độ về hôn nhân đồng giới 32

3 Tổng quan về iSEE, ICS, chiến dịch “Tôi đồng ý” 32

Trang 6

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu 58

2.1 Các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu 58

2.2 Các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu 61

2.2.2 Ảnh hưởng của môi trường lên các mẫu nghiên cứu 62

Trang 8

Biểu đồ 7: Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồnggiới dựa tần suất cập nhật thông tin về chiến dịch “Tôi đồng ý’ trên FacebookBiểu đồ 8: Phần trăm sinh viên Học viện Ngoại giao sẵn sàng đóng góp chữ

ký hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới của chiến dịch “Tôi đồng ý”

Biểu đồ 9: Phần trăm sinh viên Học viện Ngoại giao sẵn sàng đóng góp chữ

ký hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới của chiến dịch “Tôi đồng ý” dựa trêngiới tính

Biểu đồ 10: Phần trăm sinh viên Học viện Ngoại giao sẵn sàng đóng góp chữ

ký hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới của chiến dịch “Tôi đồng ý” dựa trênkhóa học

Trang 9

Biểu đồ 11: Phần trăm sinh viên Học viện Ngoại giao sẵn sàng đóng góp chữ

ký hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới của chiến dịch “Tôi đồng ý” dựa trênngành học

Biểu đồ 12: Phần trăm sinh viên Học viện Ngoại giao sẵn sàng đóng góp chữ

ký hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới của chiến dịch “Tôi đồng ý” dựa trênmức độ quan tâm đến chiến dịch

Biểu đồ 13: Phần trăm sinh viên Học viện Ngoại giao sẵn sàng đóng góp chữ

ký hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới của chiến dịch “Tôi đồng ý” dựa trênnếu họ có theo dõi chiến dịch “Tôi đồng ý” trên Facebook hay không

Biểu đồ 14: Phần trăm sinh viên Học viện Ngoại giao sẵn sàng đóng góp chữ

ký hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới của chiến dịch “Tôi đồng ý” dựa trên tầnsuất cập nhật thông tin về chiến dịch “Tôi đồng ý” trên Facebook

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Lời đầu tiên, cho phép chúng tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng

viên hướng dẫn bộ môn Phương pháp nghiên cứu truyền thông - cô Trần Thị

Tuyết Minh

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ các phương tiệntruyền thông và giờ đây truyền thông đã trở thành một ngành khoa học có ảnhhưởng mạnh mẽ đến quá trình phát triển của cộng đồng nói riêng và xã hộinói chung Nó tạo nên sự liên kết giữa người với người, cộng đồng với cộngđồng ở không chỉ một quốc gia, một khu vực mà còn phủ sóng trên phạm viquốc tế Vì vậy, nghiên cứu truyền thông đã trở thành một loại hình nghiêncứu vô cùng quan trọng và cấp bách để giúp chúng ta bắt kịp với xã hội đangphát triển không ngừng

Đối với những người đồng giới nói riêng và những người thuộc cộngđồng LGBT nói chung, truyền thông chính là công cụ vô cùng quan trọng đểgiúp họ tích cực tuyên truyền và đẩy mạnh nhận thức của xã hội về hôn nhânđồng giới Qua đó loại bỏ những định kiến cổ hủ về người đồng giới và gópphần tiến đến một xã hội bình đẳng hơn Rất nhiều chiến dịch truyền thôngkhác nhau đến từ nhiều tổ chức lớn nhỏ trên khắp thế giới đã được phát động

và nhiều chiến dịch trong số đó đã đạt được những hiệu quả nhất định

Trong bài tiểu luận cuối kỳ của bộ môn Phương pháp nghiên cứu truyền

thông này, nhóm chúng tôi sẽ thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động của

chiến dịch “Tôi đồng ý” trên Facebook lên thái độ của sinh viên Học việnNgoại giao đối với hôn nhân đồng giới” với mục đích đánh giá hiệu quả củachiến dịch truyền thông này đối với sinh viên Học viện Ngoại giao Từ đó rút

ra được bài học cũng như cách đẩy mạnh hiệu quả truyền thông của chiếndịch trong tương lai

Trang 11

Chúng tôi kính mong được tiếp thu những nhận xét, góp ý từ giáo viênhướng dẫn bộ môn để hoàn thiện đề tài một cách hiệu quả nhất Một lần nữa,xin được cảm ơn cô vì đã giúp đỡ bọn em trong quá trình thực hiện đề tài

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Luật đầu tiên quy định về bình đẳng hôn nhân giữa các cặp đồng giới vàkhác giới đã được thông qua ở lục địa Hà Lan vào năm 2000 và có hiệu lựcvào ngày 1 tháng 4 năm 2001 Tính đến năm 2022, hôn nhân đồng giới đãđược hợp pháp hóa và công nhận ở 33 quốc gia Ở khu vực Châu Á, năm

2017 Quốc gia Đài Loan là nước đầu tiên công nhận hôn nhân đồng giới, họ

có quyền được kết hôn hợp pháp và hôn nhân của họ được pháp luật Đài Loanbảo vệ

Trong một báo cáo của tổ chức iSEE và VESS năm 2022, ước lượng sốngười LGBT tại Việt Nam chiếm khoảng 9-11% tổng dân số Hơn nữa, trongnghiên cứu của iSEE vào năm 2013 về ý kiến người dân về hôn nhân cùnggiới, kết quả cho thấy 27,4% người dân biết về hiện tượng “hai người cùnggiới sống chung như vợ chồng” trực tiếp từ chính người đồng tính, chứng tỏđây là một hiện tượng xã hội cần được quan tâm và giải quyết về mặt pháp lý.Trên thực tế, quyền kết hôn là một trong những quyền cơ bản của con người,

họ có quyền mưu cầu hạnh phúc, do vậy bảo vệ quyền của người đồng tínhcũng chính là bảo vệ những giá trị xã hội của pháp luật, hướng đến sự côngbằng trong cộng đồng dân cư

Sự phản đối hôn nhân đồng tính dựa trên những tuyên bố như đồng tínhluyến ái là không tự nhiên và bất bình thường Tuy nhiên, Bộ Y tế vừa cócông văn 4132/BYT-PC chấn chỉnh công tác khám bệnh, chữa bệnh đối vớingười đồng tính, song tính và chuyển giới và khẳng định đồng tính hoàn toànkhông phải là bệnh, do đó không thể “chữa” và không cần “chữa”

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng sự ổn định về tài chính, tâm lý vàthể chất của những người đồng tính được nâng cao nhờ hôn nhân Nghiên cứu

Trang 13

khoa học xã hội chỉ ra rằng việc không cho người đồng tính hưởng quyềnđược kết hôn gây kỳ thị và khiến mọi người phân biệt đối xử chống lại họ,đồng thời nghiên cứu cũng bác bỏ quan điểm cho rằng việc nền văn minhhoặc trật tự xã hội ổn định phụ thuộc vào việc giới hạn kết hôn chỉ dành chongười dị tính Hôn nhân đồng giới có thể cung cấp cho những người trongmối quan hệ đồng giới các dịch vụ liên quan của chính phủ và đưa ra các yêucầu về tài chính đối với họ tương đương với yêu cầu của những người tronghôn nhân khác giới, đồng thời mang lại cho họ sự bảo vệ pháp lý như quyềnthừa kế và quyền thăm bệnh.

Nhằm lan rộng những kết quả nghiên cứu khoa học này tới cộng đồng

để mọi người có cái nhìn đúng hơn về hôn nhân đồng giới không thể không

kể đến các chiến dịch truyền thông Một trong số những chiến dịch đang đượctiến hành sôi nổi ở Việt Nam là chiến dịch “Tôi đồng ý” Chiến dịch hoạtđộng truyền thông chủ yếu qua mạng xã hội Facebook, đã thu hút hơn 100nghìn lượt thích Fanpage và hơn 110 nghìn lượt theo dõi Các bài đăng luônxoay quanh chủ đề về cộng đồng LGBT hay hôn nhân đồng giới nhằm cungcấp những kiến thức mới, những góc nhìn mới về vấn đề này ở Việt Nam Cóthể thấy hiện tại dù đã từng nghe qua rất nhiều về chiến thắng của tình yêu vàhôn nhân trước những khác biệt về gia cảnh, văn hóa, kinh tế nhưng khác biệt

về giới tính vẫn chưa thể vượt qua Với mục tiêu thu thập đủ 250,000 chữ kýủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Việc truyền thông là một phần để giúp chiến dịch gần với những người

sử dụng mạng xã hội nhiều hơn, tuy nhiên đối tượng mà chiến dịch nhắm đếnchủ yếu là giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên Đây được cho là những đốitượng có lan tỏa, ảnh hưởng tới xã hội khi các bạn được trang bị không chỉnhững kiến thức bài vở trên lớp mà còn là những góc nhìn đa chiều về nhiềuvấn đề trong xã hội, trong đó có hôn nhân gia đình

Trang 14

Bởi vậy, nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu về tácđộng của chiến dịch “Tôi đồng ý” trên nền tảng mạng xã hội Facebook lênthái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng giới vớimục đích đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông này đối với sinh viênHọc viện Từ đó rút ra được bài học cũng như cách đẩy mạnh hiệu quả truyềnthông của chiến dịch trong tương lai

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Đồng tính và hôn nhân đồng giới đã trở thành vấn đề được quan tâm vàthảo luận nhiều hơn ngày nay Tuy đây không còn là vấn đề quá mới mẻ đốivới công chúng, việc đào sâu tìm hiểu về khía cạnh truyền thông của đề tàivẫn chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam

Các bài báo và nghiên cứu về chủ đề này thường tiếp cận vấn đề theogóc tiêu cực, chú ý tới cách cộng đồng LGBT bị ảnh hưởng xấu bởi truyềnthông đại chúng Trong khi đó, nghiên cứu này tập trung vào cách truyềnthông qua thông điệp tích cực trong chiến dịch có tầm ảnh hưởng thế nào đốivới nhận thức của công chúng về hôn nhân đồng giới nói riêng và LGBT nóichung

Những bài nghiên cứu về cộng đồng LGBT nói chung và hôn nhân đồnggiới nói riêng chưa được thịnh hành tại Việt Nam Hầu hết các bài nghiên cứuđược công khai đều là những bài tiểu luận hoặc luận án học thuật từ các sinhviên chuyên ngành Luật

Năm 2013, Viện iSEE đã phối hợp cùng Viện Xã hội học và Viện Chiếnlược và Chính sách y tế để thực hiện một cuộc trưng cầu ý kiến người dân uy

mô toàn quốc nhằm tìm hiểu quan điểm và thái độ của xã hội Việt Nam vềhôn nhân cùng giới với 5303 người được phỏng vấn, kết quả được xuất bảncông khai Ở thời điểm đó, những kết quả của cuộc khảo sát và nghiên cứu

Trang 15

trên đã góp phần cung cấp thông tin nền tảng trong quá trình vận động sửa đổi

bộ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, khi Quốc hội Việt Nam thông quaviệc bỏ điều khoản “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” (Luật Hônnhân và Gia đình năm 2000) và thay thế bằng quy định “không thừa nhận hônnhân giữa những người cùng giới tính” (Điều 8, Khoản 2 về điều kiện kếthôn, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)

Sau 5 năm, phong trào vận động quyền của cộng đồng LGBT tại ViệtNam đã tiếp tục trưởng thành và có nhiều tác động đến nhận thức xã hội.Trước nhu cầu xây dựng chiến lược tiếp tục vận động Quốc hội và Nhà nướcViệt Nam sửa đổi luật trong giai đoạn tiếp theo, các tổ chức và những nhàhoạt động xã hội cần có sự cập nhật thực trạng xã hội liên quan đến nhận thức

và thái độ của người dân về quyền kết hôn bình đẳng cho người đồng giới Để

có được những gợi mở sát với thực tế, Viện iSEE với sự đồng hành của tổchức Freedom to Marry Global đã tiến hành nghiên cứu với mục đích tìmhiểu các luồng quan điểm đại chúng xung quanh vấn đề hợp pháp hôn nhânđồng giới từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2019

Khác với nghiên cứu Khảo sát Trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhâncùng giới (iSEE, 2013), nghiên cứu Quan điểm xã hội về Hôn nhân đồng giới(iSEE, 2019) là nghiên cứu định tính trên một số lượng mẫu nhỏ với phạm vitại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, được triển khai chủ yếuphục vụ công tác xây dựng chiến lược nâng cao nhận thức của xã hội mộtcách hiệu quả

Trang 16

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào đánh giá ảnh hưởng của chiến dịch lên thái

độ của sinh viên Học viện Ngoại giao Từ đó, nhận xét về khả năng phát triểncủa chiến dịch trong tương lai đối với sinh viên Học viện Ngoại giao

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đ th c hi n đ c m c đích trên, c n t p trung gi i quy t các nhi mể ự ệ ượ ụ ầ ậ ả ế ệ

Th ba, ứ d a vào c s lý thuy t và k t qu kh o sát đ đ a ra nh ngự ơ ở ế ế ả ả ể ư ữ

nh n xét, đánh giá v tác đ ng c a chi n d ch “Tôi đ ng ý”, t đó rút raậ ề ộ ủ ế ị ồ ừhướng đi đúng đắn để triển khai truyền thông một cách hiệu quả hơn và nhậnđược nhiều hơn sự ủng hộ của các bạn trẻ

4 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

4.1 Giả thuyết nghiên cứu

Sinh viên biết đến chiến dịch “Tôi đồng ý” có thái độ tích cực hơn đốivới hôn nhân đồng giới so với những sinh viên không biết đến chiến dịch

Trang 17

4.2 Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở đặt giả thuyết nghiên cứu như trên và để làm sáng tỏ giảthuyết này, nhóm chúng tôi đưa ra những câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi 1: “Sinh viên Học viện Ngoại giao có thái độ như thế nào đối

với hôn nhân đồng giới ở Việt Nam nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung?”

Câu hỏi 2: “Chiến dịch “Tôi đồng ý” trên mạng xã hội Facebook có

tác động đến thái độ sinh viên Học viện Ngoại giao về hôn nhân đồng giới không?”

Câu hỏi 3: “Những người không theo dõi chiến dịch “Tôi đồng ý” trên

Facebook có thái độ như thế nào về hôn nhân đồng giới?”

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu vào thái độ của sinh viên

Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng giới thông qua chiến dịch “Tôiđồng ý” trên mạng xã hội Facebook

Tổng thể của nghiên cứu: Là sinh viên Học viện Ngoại giao, theo dõi

Fanpage của chiến dịch “Tôi đồng ý”, đã có nhận thức về hôn nhân đồng giớicũng như các khái niệm có liên quan (LGBT, hôn nhân truyền thống, hônnhân đồng giới, )

Mẫu: 400 người sử dụng mạng xã hội hiện đang là sinh viên Học viện

Ngoại giao

Các thông số về người tham gia khảo sát:

Trang 18

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp được sử dụng với mục

đích

tìm cơ sở xây dựng hệ thống lý thuyết về truyền thông, đồng thời kế thừanhững kết quả nghiên cứu có sẵn làm cơ sở cho việc so sánh và đánh giá kếtquả khảo sát

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (an-két): nhằm thu nhận những

Trang 19

chiến dịch “Tôi đồng ý” Từ đó, lấy các dữ liệu thu thập được qua bảng hỏi đểđánh giá thái độ của sinh viên Học Viện Ngoại Giao về hôn nhân đồng giới.Bảng hỏi được thiết kế bởi chính nhóm nghiên cứu, cấu trúc bảng hỏi ở dạngđánh giá mức độ và trả lời câu hỏi được phân loại sẵn, không sử dụng câu hỏimở.

Dữ liệu khảo sát thu thập được sẽ được làm sạch và phân tích bằng phầnmềm SPSS Sau đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội

để xác định mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên Học việnNgoại giao đối với hôn nhân đồng giới

Các biến độc lập: giới tính, khóa, ngành, có theo dõi Fanpage chiến

dịch, mức độ hiểu biết chiến dịch, tần suất cập nhật thông tin

Biến phụ thuộc: thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn

nhân đồng giới

7 Kết cấu nội dung báo cáo

Phần mở đầu: Nêu tính cấp thiết, lịch sử nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa

của đề tài; đối tượng và phạm vi nghiên cứu; đưa ra giả thuyết nghiên nghiêncứu và phương pháp nghiên cứu đề tài

Chương 1: Hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu bao

gồm các khái niệm, lý thuyết về truyền thông, tổng quan về tổ chức và chiếndịch “Tôi đồng ý”, các khái niệm liên quan đến LGBT, hôn nhân đồng giới vàquan điểm của Đảng và Nhà nước về hôn nhân đồng giới

Chương 2: Khảo sát sinh viên Học viện Ngoại giao về vấn đề hôn nhân

đồng giới thông qua chiến dịch “Tôi đồng ý”, phân tích, đánh giá dữ liệu, từđấy đưa ra nhận xét về thái độ của sinh viên về vấn đề đó

Chương 3: Các yếu tố làm ảnh hưởng, gây khó khăn cho vấn đề nghiên

cứu cũng như là quá trình nghiên cứu

Trang 20

Phần kết luận: Tổng kết những thành quả đạt được trong quá trình

nghiên cứu, bổ sung/khẳng định lại giả thuyết nghiên cứu và đưa ra một số lờigợi ý, khuyến nghị

Trang 21

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN

CỨU

1 Một số khái niệm về truyền thông

1.1 Khái niệm về truyền thông

Truyền thông là một hiện tượng xã hội phổ biến Sự ra đời và phát triểncủa truyền thông gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người Tất cả các cánhân, nhóm người và cộng đồng trong xã hội đều được tác động bởi truyềnthông Chính vì vậy mà truyền thông sẽ có những định nghĩa khác nhau tùytheo quan niệm và góc nhìn của từng người

Về nguồn gốc của từ “truyền thông” Theo TS Vũ Tuấn Anh, từ này bắtnguồn từ từ tiếng La-tinh “communicare”, nghĩa là biến nó thành cái thôngthường, chia sẻ, truyền tải thông tin Nội hàm của nó là nội dung, cách thức,con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa những cá nhânvới cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội

Trong tiếng Anh, truyền thông có nghĩa là là “communication” Theo từđiển Merriam Webster, truyền thông được định nghĩa là: “a process by whichinformation is exchanged between individuals through a common system ofsymbols, signs, or behavior”, tạm dịch là “quá trình trao đổi thông tin giữacác bên qua một hệ thống biểu tượng, kí hiệu, hay hành vi chung.” Còn theo

từ điển Oxford, định nghĩa của từ này là “the activity or process of expressingideas and feelings or of giving people information”, tức “hành động hoặc quátrình truyền tải ý tưởng, cảm xúc hoặc thông tin đến người khác”

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông, theo nhà truyềnthông học Dean C Barnlund (1964), truyền thông là quá trình liên tục nhằmgiảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn

Trang 22

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dũng “Truyền thông là quá trình liên tục traođổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm , chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệmgiữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhậnthức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của

cá nhân/nhóm, cộng đồng, xã hội”

Mỗi nhà nghiên cứu đều có quan niệm khác nhau về truyền thông, songtất cả các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm rằng đây là quá trình traođổi thông tin giữa các bên Theo Trần Hữu Quang (2015), “truyền thông làquá trình truyền đại tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên

hệ giữa con người với con người Nói cách khác, truyền thông tự nó bao hàm

ý niệm tương giao xã hội (social interaction)

Từ những định nghĩa khác nhau về truyền thông, TS Vũ Tuấn Anh đãđưa ra những kết luận:

“Truyền thông là một quá trình - có nghĩa nó không phải là một việclàm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà là một việcdiễn ra trong một khoảng thời gian dài Quá trình này mang tính liên tục vì nókhông thể kết thúc ngay sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết, mà tiếp diễnsau đó Đó là quá trình trao đổi và chia sẻ, có nghĩa là ít nhất phải có hai thựcthể và không chỉ có một bên cho và một bên nhận, mà cả hai bên, đều cho vànhận Truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳquan trọng đối với mục tiêu và hiệu quả của truyền thông Và cuối cùng,truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu khôngmỗi việc làm trong quá trình truyền thông sẽ trở nên vô nghĩa”

Trang 23

1.2 Khái niệm về truyền thông đại chúng

Cũng giống như truyền thông, truyền thông đại chúng (masscommunication) là một hiện tượng xã hội phổ biến, tác động ngày càng sâurộng đến các quá trình và lĩnh vực của đời sống xã hội

Theo (PGS TS.) Trần Hữu Quang, truyền thông đại chúng là quá trìnhtruyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông quacác phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình

Thực chất, truyền thông đại chúng chỉ là một phương thức biểu hiệnmới

của hoạt động truyền thông trong xã hội Nói đến truyền thông đại chúng,trước hết là nói đến đối tượng tham gia là các nhóm, các cộng đồng xã hộirộng rãi Tức là truyền thông đại chúng đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu giaotiếp mang tính phổ biến và tạo ra hiệu quả ở quy mô và phạm vi xã hội rộnglớn (Tạ Ngọc Tấn, 2001)

Từ điển Lexico (Từ điển tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha của Oxford)định nghĩa nghĩa truyền thông đại chúng là: “the imparting or exchanging ofinformation on a large scale to a wide range of people”, tức truyền thông đạichúng là sự truyền đạt hoặc trao đổi thông tin trên quy mô lớn cho nhiềungười

Theo PGS TS Nguyễn Văn Dững và PGS TS Đỗ Thị Thu Hằng(2018), sau khi xem xét từ các bình diện khác nhau như bình diện phạm vigiao tiếp, bình diện kênh truyền, bình diện tính chất thông điệp, thì truyềnthông đại chúng có thể được hiểu là “hệ thống (hay mạng lưới) các kênhtruyền thông hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội, vào các nhóm

xã hội lớn (các giai cấp, tầng lớp nhân dân các vùng miền, cả nước, khu vựchay cộng đồng quốc tế) nhằm thuyết phục, lôi kéo và tập hợp, giáo dục thuyết

Trang 24

phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xãhội đã và đang đặt ra ở thời điểm hiện tại.”

Theo TS Vũ Tuấn Anh (2020), truyền thông đại chúng là “hoạt độngtruyền thông - giao tiếp xã hội trên phạm vi rộng lớn được thực hiện thôngqua các phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông”

Ngoài các khái niệm nêu trên, còn rất nhiều quan niệm khác nhau tùytheo sự cảm nhận và góc độ tiếp cận về thuật ngữ truyền thông đại chúng.Nhưng có thể định nghĩa một cách chung nhất và đơn giản nhất từ các địnhnghĩa, quan niệm nêu trên rằng: Truyền thông đại chúng là quá trình truyềntải thông tin một cách rộng rãi ra công chúng thông qua các phương tiện kỹthuật và công nghệ truyền thông nhằm gây ảnh hưởng đến quần chúng để đạtđược nhận thức chung về một vấn đề nào đó”

1.3 Các mô hình, cơ chế và phương thức tác động của truyền thông đạichúng

Với quá trình hình thành và phát triển của truyền thông đại chúng,nhiều mô hình truyền thông khác nhau đã ra đời như mô hình một chiều của

H Lasswell, mô hình hai chiều của C Shannon, mô hình tuyến tính củaShannon và Weaver, mô hình kinh nghiệm của W.Schramm, mô hình truyềnthông về truyền tải thông tin SMCR (Sender - Message - Channel - Receiver)của D Berlo, mô hình hội tụ của L Kinkaid, mô hình tiếp thị xã hội củaPhillip Cotler và gần đây nhất là mô hình 4C về truyền thông trực tuyến của

S Livingstone Điểm chung của những mô hình này là đều liên quan tớithông điệp và người nhận thông điệp và điểm khác nhau là mức độ thụ độngcủa công chúng đang dần giảm bớt ở mô hình hai chiều

Nhìn chung, các mô hình truyền thông đều có mục đích đạt được hiệuquả thông qua truyền phát thông điệp Việc nghiên cứu hiệu quả của truyền

Trang 25

thông đại chúng có vai trò vô cùng quan trọng Những phản ứng của côngchúng sau khi tiếp nhận các sản phẩm truyền thông sẽ là một trong những yếu

tố quan trọng quyết định hoạt động truyền thông tiếp theo

Về cơ chế tác động, cơ chế tác động của truyền thông đại chúng sẽ thôngqua mô hình:

Trong đó, theo phân tích của GS.TS Tạ Ngọc Tấn thì chủ thể xây dựngcác thông điệp hàm chứa nội dung thông tin để thông qua các phương tiệntruyền thông truyền tải đến công chúng Thông tin thông qua các phương tiệntác động vào ý thức xã hội, hình thành tri thức, thái độ mới hay thay đổi nhậnthức, thái độ cũ Sự thay đổi ý thức xã hội sẽ dẫn đến hành vi xã hội và sau đótạo ra hiệu quả xã hội

Về phương thức, phương thức tác động của truyền thông đại chúng làthông qua các thông điệp và thông tin trong phương tiện truyền thông để thayđổi nhận thức của xã hội về một chủ đề hoặc ý kiến Qua đó, từ nhận thức sẽdần thay đổi ý thức của xã hội và từ ý thức sẽ thay đổi hành vi của xã hội Khi

đã đạt được mục đích ban đầu của mình (hoạt động truyền thông luôn cókhuynh hướng chính trị, có tính toán) thì truyền thông đại chúng đã tạo rahiệu quả xã hội

1.4 Khái niệm về nghiên cứu và nghiên cứu truyền thông

1.4.1 Nghiên cứu

Trong quá trình phát triển, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu và khámphá thế giới xung quanh Trong quá trình đó, khả năng nghiên cứu là một kĩnăng vô cùng quan trọng cần thiết cho xã hội để trả lời những câu hỏi về thếgiới xung quanh Các câu hỏi như là: Con người đến từ đâu và quá trình phát

Trang 26

triển của con người như thế nào? Con người sẽ đi về đâu? Có nền văn minhnào ngoài trái đất không? Trái đất có phải là nền văn minh duy nhất trong vũtrụ?

Có rất nhiều câu hỏi như thể trong cuộc sống và cần có những côngtrình nghiên cứu nghiêm túc để trả lời những câu hỏi nêu trên Có nhiều cáchđịnh nghĩa khác nhau về nghiên cứu Từ điển trực tuyến Merriam - Webstercung cấp các thông tin vê nghiên cứu như sau: Nghiên cứu là tìm hiểu haykhảo sát cẩn thận; khảo sát hay thực nghiệm nhằm phát hiện và diễn giải sựkiện; thay đổi những lý thuyết hay định luật đã có dựa trên những dữ kiệnmới, hoặc áp dụng những lý thuyết hay định luật đã được thay đổi vào thực

tiễn, trong tiếng La-tinh, nghiên cứu được ghép từ hai thành tố re (lại) và

cercier (tìm kiếm),

Martyn Shuttleworth cho rǎng: “Theo nghĩa rộng nhất, định nghĩa củanghiên cứu bao hàm bất cứ sự thu thập dữ liệu, thông tin, và dữ kiện nhằmthúc đẩy sự phát triển của tri thức"

Học giả John W Creswell định nghĩa: “Nghiên cứu là một quá trình cócác bước thu thập và phân tích thông tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng

ta về một chủ đề hay một vấn để

Khi các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu một vấn để, họ sẽ phải đặt ranhững câu hỏi sau:

- Mục đích của việc thực hiện nghiên cứu này là gì?

- Đâu là vấn đề cần nghiên cứu?

- Ai có những thông tin chúng ta cân?

- Làm thế nào để đặt câu hỏi một cách tốt nhất?

- Cần phải sử dụng phương pháp nghiên cứu nào cho tình huống này?

- Làm thế nào để thu thập được dữ liệu?·

- Xử lý dữ liệu như thế nào?

Trang 27

- Các dữ liệu dữ liệu này có ý nghĩa gì?

- Làm thế nào để chuyển kết quả này thành báo cáo một cách tốt nhất?

Và rất nhiều câu hỏi khác nữa

Tóm lại, nghiên cứu là quá trình thu thập và phân tích thông tin nhằmphát hiện hay diễn giải một sự kiện, hoặc ứng dụng những lý thuật mới hoặcứng dụng những lý thuyết mới hoặc định luật mới vào trong thực tiễn đờisống

1.4.2 Nghiên cứu truyền thông

Nghiên cứu truyền thông là một ngành trong khoa học xã hội, nghiêncứu về bản chất và hiệu quả của truyền thông đối với cá nhân và xã hội, cũngnhư phân tích những nội dung truyền thông trong thực tế Với tư cách là một

bộ môn khoa học liên ngành, nghiên cứu truyền thông sử dụng các phươngpháp và lý thuyết của các ngành khoa học khác như xã hội học, nghiên cứuvăn hóa, tâm lý học, lý thuyết nghệ thuật, lý thuyết thông tin và kinh tế học

Một định nghĩa khác về nghiên cứu truyền thông là một ngành khoahọc liên quan đến quy trình giao tiếp của con người Có ba dạng giao tiếp cơbản: giao tiếp lời nói liên quan đến vấn đề nghe người khác để hiểu ý nghĩathông điệp, giao tiếp bằng cách viết ra mà trong đó thông điệp được đọc vàgiao tiếp phi ngôn ngữ bằng cách quan sát một người và tự suy ra thông điệp.Nghiên cứu truyền thông là nghiên cứu cả quá trình bao gồm loạt chủ đề, từđối thoại trực tiếp tới các phương tiện truyền thông đại chúng như phát sóngtruyền hình Nghiên cứu truyền thông cũng kiểm tra việc thông điệp đượctruyền tải qua chính trị, và hóa, kinh tế, ký hiệu học, thông diễn học và xã hộitrong bối cảnh của chúng

Hai trường phái chính trong nghiên cứu truyên thông là:

Trường phái quá trình (process school hoặc transmission school): Đặcđiểm của trường phái này là xem truyền thông như một sự truyền đi của các

Trang 28

thông điệp Chính vì vậy, truyền thông liên quan đến việc làm thế nào để liênkết các yếu tố như người nhận, người gửi, cách mã hóa và cách giải mã, cáckênh và các phương tiện truyền thông nhằm đảm bảo cho tính chính xác vàhiệu quá của quá trình truyên thông Truyền thông đỡ đây được hiểu là quátrình theo đó một người ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của một ngườikhác Nếu quá trình ảnh hưởng này không như mong đợi, những người theotrường phái này sẽ đi tìm câu trả lời ở các khâu khác nhau của quá trìnhtruyền thông Khi tiến hành nghiên cứu về mô hình truyên thông, các nhànghiên cứu đang thực hiện các thao tác nghiên cứu theo trường phái này.

Trường phái ký hiệu học (semiotics school): Trường phái này xemtruyền thông như một quá trình sản xuất và trao đổi các ý nghia Trường pháinày quan tâm đến việc làm thể nào các thông điệp (văn bản) tương tác với cácnhững người tham gia vào quá trình truyền thông để tạo ra ý nghĩa cho cácthông điệp hay văn bàn ấy Như vậy, trường phái này quan tâm đến các yếu tổmôi trường văn hóa trong đó các thông điệp năm vai trò quan trọng Chính vì

lẽ đó, theo quan điểm của trường phái này, việc hiệu quả truyền thông khôngnhư ý không hoàn toàn bắt nguồn từ các hậu quả sai lệch của Các khâu trongquá trình truyền thông mà bắt nguồn từ những khác biệt về văn hóa giữangười truyền tin và người nhận tin Vì vây trường phái này xem nghiên cứutruyền thông là nghiên cứu về văn hóa và nghiên cứu văn bản truyền thông

Ngoài hai hướng nghiên cứu chính như trên, nghiên cứu truyền thôngcòn tập trung vào phân tích mối liên hệ giữa truyền thông xã hội thông quacác hướng chính như sau:

- Nghiên cứu công chúng truyền thông;

- Nghiên cứu thông điệp truyền thông;

- Nghiên cứu tổ chức truyền thông và các nhà truyền thông;

- Nghiên cứu hiệu quả của truyền thông đại chúng

Trang 29

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và đặc biệt là sựphát triển vũ bão của công nghệ 4.0 và mạng internet, nghiên cứu truyềnthông cũng đã có những bước phát triển mới để phù hợp với quá trình pháttriển của công nghệ Nghiên cứu truyền thông số trong thời đại phát triển củaInternet và mạng xã hội cũng là một trong những hướng nghiên cứu truyềnthông trong giai đoạn hiện nay

1.5 Nghiên cứu về thái độ của công chúng

1.5.1 Khái niệm về công chúng

Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ khái niệm về công chúng Theo TS

Vũ Tuấn Anh, công chúng là một cộng đồng người, nhóm người mà phươngtiện truyền thông đại chúng hướng tới và chịu ảnh hưởng của truyền thông đạichúng

Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, công chúng là “đông đảo nhữngngười đọc, xem, nghe trong quan hệ tới tác giả, diễn viên…’ Vậy nên vềnghĩa đen thì công chúng có thể được hiểu đơn giản là một nhóm người tậptrung lại để thưởng thức một buổi trình diễn Nhưng khi nói đến công chúngtrong truyền thông, ta sẽ hiểu từ này theo hướng tất cả những người tiếp nhận

từ mọi tầng lớp, địa điểm và độ tuổi khác nhau Những người này không nhấtthiết phải tụ tập một chỗ mà chỉ cần cùng là đối tượng tiếp nhận công cụtruyền thông (ví dụ: những độc giả của một tờ báo hoặc khán giả của mộtchương trình truyền hình trên khắp cả nước)

Theo các nhà xã hội học, công chúng truyền thông có những tính chấtđặc trưng bao gồm: tính quảng đại (đông đảo), do công chúng có thể bao gồmtất cả những người tiếp nhận phương tiện truyền thông nên số lượng có thể vôcùng lớn; tính không đồng nhất: công chúng sẽ bao gồm tất cả những ngườithuộc mọi thành phần xã hội bất kể địa vị, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tầnglớp xã hội; tính nặc danh: các thành viên của công chúng thường cô lập nhau

Trang 30

về mặt không gian và không có sự tương tác hay những mối quan hệ gắn bóvới nhau.

Nói cách khác, công chúng không phải là một tập thể hay một cộngđồng và không có cơ cấu tổ chức cũng như người chỉ huy và đặc biệt là không

có ý thức rằng mình là một người trong nhóm công chúng

Tuy nhiên, mỗi người trong từng nhóm công chúng đều có liên hệ xãhội mật thiết đến một người khác cùng nhóm công chúng hoặc một ngườitrong nhóm công chúng khác Như vậy khi nghiên cứu công chúng, ta cầnphải đặt độc giả hay khán giả trong bối cảnh điều kiện sống cũng như các mốiquan hệ xã hội của họ

1.5.2 Nghiên cứu thái độ của công chúng

Nghiên cứu công chúng hay nghiên cứu công chúng truyền thông làmột khái niệm đặc thù trong ngành truyền thông, trong đó đối tượng nghiêncứu là công chúng, thông qua các phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằmđạt hiểu biết về công chúng, qua đó nâng cao hiệu quả truyền thông

Ở đây, nghiên cứu thái độ của công chúng là nghiên cứu các phản hồi,nhận xét và phản ứng chung của một nhóm công chúng đến một chiến dịchtruyền thông Từ đó đưa ra kết luận về hiệu quả của chiến dịch truyền thôngcũng như cải thiện và bổ sung cho các chiến dịch truyền thông khác

Trong nghiên cứu, ta sẽ sử dụng các dữ liệu thu thập được từ một nhómcông chúng nhất định Bằng cách thống kê lại các thông tin từ các đối tượngkhác nhau và tiến hành phân tích các dữ liệu thu thập được, ta có thể biếtđược cách mà công chúng đón nhận chiến dịch truyền thông như thế nào, mức

độ ủng hộ, phản đối hay những hậu quả khác nằm ngoài dự tính

Trang 31

2 Các khái niệm liên quan đến đề tài

2.1 LGBT

LGBT là tên viết tắt của đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay),song tính (Bisexual) và chuyển giới (Transgender) Những thuật ngữ trêndùng để mô tả xu hướng tính dục của một người, tức là họ có sự hấp dẫn tìnhyêu và tình dục khác với những người dị tính (những người bị hấp dẫn bởingười thuộc giới tính trái ngược với mình)

Người đồng tính nữ (Lesbian) mô tả một người phụ nữ bị thu hút bởinhững người cùng giới

Người đồng tính nam (Gay) mô tả một người nam bị thu hút bởi nhữngngười cùng giới

Người song tính (Bisexual) mô tả một người (nam hoặc nữ) bị thu hútbởi cả hai giới

Người chuyển giới (Transgender) mô tả một người có bản dạng giớikhác với giới tính sinh học Họ là những người có biểu hiện sinh học trên cơthể thuộc giới này nhưng lại luôn cảm thấy mình giống giới tính còn lại Họ

có thể là nam hoặc nữ và đã hoặc chưa thực hiện chuyển giới

2.2 Hôn nhân

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, khái niệmhôn nhân được hiểu là: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kếthôn

Trên cơ sở khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình hiện hành, hôn nhân đượcxem là kết quả của tình yêu, là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi làchồng và một người phụ nữ được gọi là vợ Đây là sự kết hợp giữa nam và nữ

Trang 32

về tình cảm, xã hội, giới tính, tôn giáo một cách hợp pháp Hôn nhân điềuchỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và phụ nữ, cho phép nam nữ sốngchung với nhau đồng thời đặt ra các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của vợchồng với nhau Trên thực tế, lễ cưới hỏi thường được xem là sự kiện đánhdấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân Tuy nhiên, về mặt luật pháp, hônnhân bắt đầu từ việc đăng ký kết hôn, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợchồng với nhau theo quy định pháp luật khi đủ điều kiện kết hôn và đăng kýkết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Đồng thời, theo quy định Điều 36 Hiến pháp 2013, hôn nhân dựa trênnguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, là chế độ một vợ một chồng, vợ chồng bìnhđẳng và tôn trọng lẫn nhau Mục đích cơ bản nhất và quan trọng nhất của hônnhân là việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái của vợ chồng Hônnhân góp phần duy trì nòi giống, đảm bảo tương lai tồn tại của cả một dân tộc

2.3 Hôn nhân đồng giới

Hôn nhân đồng giới là việc những người cùng giới tính kết hôn vớinhau xuất phát từ tình yêu giữa những người cùng giới, họ cảm mến nhau vàmuốn về sống chung một nhà Sau khi kết hôn, họ chung sống với nhau như

vợ chồng, có thể là hai người đồng tính nam hoặc hai người đồng tính nữ

Vào năm 2014, theo Luật hôn nhân và gia đình mới nhất, Nhà nước đãxóa bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính Theo đó tạikhoản 2 Điều 8 đã có quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữanhững người cùng giới tính”

Đây là một bước tiến quan trọng đối với cộng đồng đồng tính, pháp luật

đã thay đổi cách nhìn, không còn quy định cấm như trước đây mà chỉ làkhông thừa nhận hôn nhân giữa họ Theo đó, những người đồng tính có thể tổchức đám cưới, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng việc kết hôn của họ

Trang 33

không được pháp luật công nhân, có nghĩa là không được đăng ký kết hôn tại

cơ quan nhà nước có thẩm quyền Như vậy, việc kết hôn đồng giới chỉ có ýnghĩa về mặt thực tế nhưng không có ý nghĩa về mặt pháp lý Nếu Nhà nướckhông thừa nhận thì cuộc hôn nhân đó sẽ không được pháp luật bảo vệ vềquan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

Về nhân thân: họ sẽ không có bất kỳ ràng buộc pháp lý nào Quan hệ

giữa họ không phải quan hệ vợ chồng nên việc sẽ không phát sinh quyền vànghĩa vụ giữa vợ và chồng Họ cũng không được cơ quan nhà nước cấp Giấyđăng ký kết hôn

Về quan hệ tài sản: tài sản của họ trong thời kỳ hôn nhân sẽ không

được pháp luật bảo vệ, không có chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân Chính

vì vậy, nếu có vấn đề phát sinh liên quan đến tài sản của họ sẽ được xử lýtheo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015

2.4 Thái độ về hôn nhân đồng giới

Thái độ của người tham gia nghiên cứu được đánh giá trên 3 nấc:

1 - Ủng hộ: Thái độ thấu hiểu, chia sẻ với các vấn đề của người LGBT

và cho rằng cần hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính để đảm bảo quyền của cáccặp đôi đồng giới

2 - Trung lập (không ủng hộ nhưng cũng không phản đối): Thái độ bìnhthường với người LGBT và không cảm thấy hôn nhân đồng giới ảnh hưởngtới bản thân mình

3 - Phản đối: Có thái độ không thiện cảm với người LGBT và phản đốihôn nhân đồng giới

Trang 34

3 Tổng quan về iSEE, ICS, chiến dịch “Tôi đồng ý”

3.1 iSEE

Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) là một tổ chứckhoa học và công nghệ phi chính phủ ở Việt Nam Tổ chức hoạt động vìquyền của các nhóm thiểu số trong xã hội, nhằm hướng đến một xã hội côngbằng, tự do và khoan dung, nơi các giá trị nhân bản được tôn trọng iSEE ủng

hộ sự khoan dung và tôn trọng sự đa dạng iSEE mong muốn xây dựng mộtViệt Nam khoan dung dựa trên nền tảng công nhận và tôn trọng các văn hóa,dân tộc, xu hướng tính dục, nhận diện giới, ngôn ngữ, tôn giáo và niềm tin

Một số hoạt động tiêu biểu của iSEE bao gồm các nghiên cứu nền tảng,tiên phong trong quá trình vận động chính sách, nâng cao năng lực và vị thếcho cộng đồng LGBT và thay đổi nhận thức xã hội thông qua các tập huấn và

sự kiện mở; các nghiên cứu phát triển và nghiên cứu khảo tả các cộng đồngdân tộc thiểu số để tập huấn các kỹ năng để họ tự nói lên các vấn đề của mình,thúc đẩy vận động chính sách cấp chính phủ và tham vấn cho các sáng kiếncủa cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ; những dự án tập trung vàocông lý và bình đẳng giới, ứng dụng những phương pháp mới để thúc đẩy cácphong trào xã hội nhằm thay đổi diễn ngôn về giới và tác động của nhữngdiễn ngôn đó vào cuộc sống của cá nhân và cộng đồng; nâng cao năng lực và

hỗ trợ các cá nhân, nhóm và cộng đồng thực hành quyền đồng thời kiến tạokhông gian và thúc đẩy đối thoại mở nhằm hướng tới liên kết bền chặt giữacác cộng đồng…

3.2 ICS

Trung tâm ICS là tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT(người đồng tính, song tính, chuyển giới và đa dạng giới) tại Việt Nam có sứmệnh liên kết và xây dựng cộng đồng LGBT sống tích cực, vận động và bảo

Trang 35

vệ quyền của cộng đồng LGBT Vào tháng 11 năm 2008, nhóm ICS ra đờinhư một dự án hướng đến hình ảnh tích cực về Người đồng tính nữ, đồng tínhnam, song tính và chuyển giới (LGBT) tại Việt Nam của Viện Nghiên cứu Xãhội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) Đại diện của các diễn đàn phổ biến trongcộng đồng LGBT vào lúc đó đã được tập hợp lại để nâng cao năng lực của họthông qua các hoạt động chia sẻ, tập huấn Dự án cũng đã tổ chức tập huấn,tham vấn cho các nhà báo về các vấn đề LGBT Kể từ đó, nhận ra tầm quantrọng của việc có một tổ chức được quản lý bởi cộng đồng, nhóm ICS đãđược phát triển thành Trung tâm ICS vào năm 2011 Trung tâm ICS chú trọngvào việc thay đổi nhận thức xã hội thông qua tác động truyền thông Bên cạnh

đó là các hoạt động đa dạng như tập huấn, hội thảo, tổ chức sự kiện, cung cấpdịch vụ tư vấn, các khóa học nâng cao năng lực và tăng quyền của các cộngđồng LGBT tại Việt Nam, Trung tâm ICS mong muốn có thể trao quyền chocộng đồng có thể nói lên tiếng nói của mình, và vận động cho những quyềncon người chính đáng của mình

3.3 Chiến dịch “Tôi đồng ý”

Chiến dịch Tôi Đồng Ý là một chiến dịch xã hội khởi xướng bởi các tổchức hoạt động vì quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới(LGBT) tại Việt Nam, hướng tới việc kêu gọi sự ủng hộ của xã hội và ngườidân Việt Nam với hôn nhân cùng giới Mỗi bức ảnh cùng biểu tượng của TôiĐồng Ý, mỗi video clip giải thích lý do Tôi Đồng Ý, mỗi lời chia sẻ về lý doTôi Đồng Ý là một lá phiếu dành cho hôn nhân bình đẳng

Chiến dịch lần đầu tiên được thực hiện từ 13 đến 27/10/2013, đã tạo tácđộng trước thềm kỳ họp Quốc hội khóa XIII và dẫn tới sự thay đổi trong LuậtHôn nhân và gia đình năm 2014, bỏ điều cấm kết hôn cùng giới, thay bằngquy định không thừa nhận hôn nhân giữa hai người cùng giới

Trang 36

Năm 2022, chiến dịch Tôi Đồng Ý chính thức quay trở lại, với chủ đề

“Hôn nhân không khuôn mẫu”, với mục tiêu thu thập 250.000 chữ ký, tạo tiền

đề cho sự ủng hộ của xã hội khi Quốc hội thảo luận sửa đổi Luật Hôn nhân vàgia đình năm 2024-2025

4 Quan điểm của Đảng và Nhà nước, các quy định pháp luật về vấn

đề nghiên cứu

Trước đây, nếu theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì việc kết hôngiữa những người đồng giới bị cấm Từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đìnhsửa đổi năm 2014 có hiệu lực Quốc hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều

8, khoản 2 là: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùnggiới tính” Mặc dù Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn đồnggiới, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định “cấm kết hôngiữa những người cùng giới tính” từ ngày 1 tháng 1 năm 2015 Tuy nhiên,Luật 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùnggiới tính" (khoản 2 Điều 8) Theo báo Tuổi Trẻ, những người đồng giới tínhvẫn có thể chung sống, nhưng pháp luật sẽ không xử lý khi giữa họ có tranhchấp xảy ra

Không thừa nhận có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồnggiới đăng ký kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coinhư vợ - chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng

Như vậy, theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm.Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng dưới conmắt pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng ký kết hônvới cơ quan nhà nước

Trang 37

Đây là kết quả của quá trình vận động và thảo luận xã hội trong suốtnhững năm qua, dẫn đến việc các nhà làm luật đã nhìn nhận tích cực hơn vềquyền kết hôn, bình đẳng của người đồng tính và các cặp đôi cùng giới.

5 Mô tả mẫu khảo sát

Nghiên cứu tiến hành điều tra khảo sát thực trạng bằng phiếu khảo sáttrực tuyến khoảng 400 sinh viên Học viện Ngoại giao về thái độ của họ đốivới hôn nhân đồng giới thông qua các bài đăng trên Facebook của chiến dịch

“Tôi đồng ý”

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, phântheo các nhóm giới tính, độ tuổi và thái độ của họ đối với hôn nhân đồng giới:

So sánh phụ thuộc vào biến độc lập: theo giới tính, theo ngành học

Thời gian khảo sát: 1 tuần (bắt đầu từ 02/12/2022 đến 09/12/2022)

Xác định quy mô mẫu theo công thức:

=> Số mẫu cần khảo sát: n = 1+4000 ×(0.05)4000 2 = 364 (mẫu)

Như vậy, số người cần điền form khảo sát phải đạt ít nhất 364 người

Tiểu kết chương I

Chương I đã làm rõ các cơ sở lý thuyết chung về truyền thông, truyềnthông đại chúng cũng như đưa ra các khái niệm có liên quan đến đề tài nhưcộng đồng LGBT, hôn nhân và hôn nhân đồng giới

Trang 38

Dựa trên những lý thuyết này, nhóm sẽ tiến hành nghiên cứu khái quát

về thái độ chung của sinh viên Học viện Ngoại giao về hôn nhân đồng giớithông qua chiến dịch “Tôi đồng ý” để đi đến những yếu tố ảnh hưởng đến thái

độ của họ Từ đó, nhóm nghiên cứu mong rằng qua kết quả nghiên cứu thuđược sẽ cho ra những số liệu, biểu đồ để phân tích rõ hơn về thái độ sinh viênxét trên nhiều khía cạnh

Trang 39

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dưới đây là kết quả khảo sát 419 sinh viên Học viện Ngoại giao:

Biểu đồ 1: Phần trăm thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn

Ngày đăng: 13/03/2025, 22:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Anh, Đ., (2021) Tổng Quan VỀ DAV/ infographic. Học Viện Ngoại Giao Việt Nam. https://dav.edu.vn/tong-quan-ve-dav-infographic/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng Quan VỀ DAV/ infographic
Tác giả: Đồng Anh
Nhà XB: Học Viện Ngoại Giao Việt Nam
Năm: 2021
2. Hoàng, L. (2021), Việt Nam đã cho phép hôn nhân đồng giới chưa?https://luatminhkhue.vn/viet-nam-da-cho-phep-hon-nhan-dong-gioi-chua-.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam đã cho phép hôn nhân đồng giới chưa
Tác giả: Hoàng, L
Năm: 2021
3. PGS. TS. Đặng Nguyên Anh, et al. (2013), Kết quà trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân cùng giới, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quà trưng cầu ý kiến người dân về hôn nhân cùng giới
Tác giả: PGS. TS. Đặng Nguyên Anh
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2013
4. Tôi đồng ý (2022), Hôn nhân không khuôn mẫu: Tôi đồng ý.https://toidongy.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn nhân không khuôn mẫu: Tôi đồng ý
Tác giả: Tôi đồng ý
Năm: 2022
5. TS. Bùi Thu Hương (2017), Thiết kế nghiên cứu – Một số vấn đề cơ bản, NXB Thế giới, 287 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế nghiên cứu – Một số vấn đề cơ bản
Tác giả: TS. Bùi Thu Hương
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2017
6. TS. Vũ Tuấn Anh (2020), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Truyền Thông, NXB Khoa học Xã hội, 252 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu TruyềnThông
Tác giả: TS. Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2020

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng giới - Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý
Bảng 1 Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng giới (Trang 39)
Bảng 2: Sinh viên Học viện Ngoại giao có sẵn sàng đóng góp chữ ký hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới của chiến dịch “Tôi đồng ý” hay không - Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý
Bảng 2 Sinh viên Học viện Ngoại giao có sẵn sàng đóng góp chữ ký hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới của chiến dịch “Tôi đồng ý” hay không (Trang 46)
Bảng 3: Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng - Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý
Bảng 3 Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng (Trang 54)
Bảng 4: Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng - Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý
Bảng 4 Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng (Trang 55)
Bảng 5: Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân - Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý
Bảng 5 Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân (Trang 56)
Bảng 7: Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng giới dựa trên yếu tố tần suất cập nhật thông tin về chiến dịch “Tôi đồng ý” - Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý
Bảng 7 Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng giới dựa trên yếu tố tần suất cập nhật thông tin về chiến dịch “Tôi đồng ý” (Trang 59)
Bảng 8: Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao về hôn nhân đồng giới dựa trên yếu tố mức độ hiểu biết về chiến dịch “Tôi đồng ý” - Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý
Bảng 8 Thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao về hôn nhân đồng giới dựa trên yếu tố mức độ hiểu biết về chiến dịch “Tôi đồng ý” (Trang 60)
Phụ lục 6: Bảng khảo sát - Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý
hu ̣ lục 6: Bảng khảo sát (Trang 77)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w