Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý (Trang 68 - 71)

Hôn nhân đồng giới có thể cung cấp cho những người trong mối quan hệ đồng giới các dịch vụ liên quan của chính phủ và đưa ra các yêu cầu về tài chính đối với họ tương đương với yêu cầu của những người trong hôn nhân khác giới, đồng thời mang lại cho họ sự bảo vệ pháp lý như quyền thừa kế và quyền thăm bệnh. Hiểu được điều này, các bạn sinh viên chính là một trong những nhân tố quan trọng phổ cập được những kiến thức đúng liên quan tới hôn nhân đồng giới hay cộng đồng LGBT tới những người khác. Đặc biệt, sinh viên Học viện Ngoại giao năng động có thể loại bỏ những suy nghĩ sai lệch và lỗi thời là một điều cần thiết để phát triển nước nhà, cũng như là tự tin đối ngoại cùng các nước lớn trên một phương diện bình đẳng về quan điểm.

Xuất phát từ lý do đó, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể có thu được những kết quả cơ bản như sau:

Thứ nhất, sau khi thực hiện cuộc khảo sát, nhóm thấy được rằng chiến dịch “Tôi đồng ý” có góp phần ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao về hôn nhân đồng giới. Căn cứ vào số liệu, ta thấy được những sinh viên theo dõi Fanpage của chiến dịch dù không cập nhật hay có cập nhật thông tin đều không phản đối hôn nhân đồng giới, và điều này ngược lại với những người không theo dõi Fanpage. Do vậy, nhóm kết luận rằng chiến dịch này có thể chưa có ảnh hưởng to lớn đến sinh viên nhưng cũng đã phần nào giúp cho sinh viên không còn giữ thái độ phản đối của họ đối với hôn nhân đồng giới

Thứ hai, bài nghiên cứu đã phần nào làm rõ được cái khái niệm cơ bản của đề tài, bao gồm khái niệm về hôn nhân đồng giới, cộng đồng LGBT hay

hôn nhân. Bên cạnh đó cũng có một số khái niệm chuyên môn liên quan đến truyền thông như công chúng hay thái độ của công chúng. Nhóm nghiên cứu xác định đây là những nền tảng cần được làm rõ trong bài vì chúng đóng vai trò quan trọng làm nên thành công của bài nghiên cứu. Trước hết, nhóm đã giới thiệu sơ lược về chiến dịch “Tôi đồng ý”, viện nghiên cứu iSEE và tổ chức ICS, đưa ra những điều cơ bản nhất về chiến dịch cũng như các tổ chức liên quan, bao gồm mục tiêu, chủ đề của năm 2022… Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa vào luật hôn nhân và quan điểm của Đảng, nhà nước về vấn đề hôn nhân đồng giới vào trong bài. Mặt khác, các phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu cũng được xác định rõ từ đầu. Dữ liệu sau khi được xử lý bằng phần mềm SPSS cũng được phân tích lại và đưa ra so sánh dựa trên các biến số độc lập.

Thứ ba, về mức độ hiểu biết của các nhóm đối tượng đối với chiến dịch, con số khảo sát đều cho thấy họ đã từng nghe qua nhưng chưa biết quá rõ về chiến dịch này. Sinh viên Học viện đã nắm được mục tiêu của chiến dịch là thu thập đủ chữ ký ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới; tuy nhiên những khía cạnh khác đối với họ vẫn còn mơ hồ, chưa rõ ràng.

Thứ tư, về tần suất thu thập thông tin, có nhiều sinh viên dù biết và có theo dõi Fanpage của chiến dịch nhưng không thu thập thông tin thường xuyên, thậm chí dưới 1 lần/tháng. Điều này có thể suy ra được dù chiến dịch được phổ biến tới họ nhưng những đối tượng này cũng chưa cảm thấy có sự liên kết chặt chẽ để họ có thể theo dõi chiến dịch này hay cập nhật thông tin từ Fanpage thường xuyên hơn.

Thứ năm, như đã có phần tiểu kết bên trên, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu phỏng vấn 400 sinh viên đang theo học tại Học viện Ngoại giao. Nghiên cứu nhận thấy 5 nhân tố: giới tính, ngành, theo dõi Fanpage chiến dịch có ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với hôn nhân đồng giới. Yếu tố còn lại không có sự khác biệt rõ rệt. Trong đó, yếu tố sinh viên theo dõi Fanpage chiến dịch có

ảnh hưởng mạnh nhất khi số lượng người có thái độ phản đối rất thấp. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giả thuyết nhóm nghiên cứu đưa ra là chính xác. Khi xét trên nhiều phương diện, số lượng sinh viên có thái độ ủng hộ hôn nhân đồng giới chiếm phần đông hơn so với sinh viên có thái độ trung lập hay phản đối.

Qua những kết quả đã đạt được, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu chúng tôi đã đặt ra trước đó.

Câu hỏi 1, “Sinh viên Học viện Ngoại giao có thái độ như thế nào đối với hôn nhân đồng giới ở Việt Nam nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung?”. Qua khảo sát, nhìn chung khoảng 71% sinh viên Học viện có thái độ ủng hộ đối với hôn nhân đồng giới, số lượng người giữ lập trường trung lập chiếm 26%, và chỉ khoảng 3% là phản đối. Từ đó có thể suy ra, thái độ của các bạn đối với cộng đồng LGBT có thể sẽ tích cực hơn rất nhiều. Các bạn đưa ra ý kiến chủ yếu thông qua góc nhìn đã từng tiếp xúc với người ở cộng đồng LGBT ở trong trường học và có thể một số có người quen bên ngoài.

Nếu xét rộng ra quy mô ở Việt Nam thì thái độ này có vẻ vẫn là tích cực. Một số bạn thuộc cộng đồng LGBT trong trường không ủng hộ hôn nhân đồng giới mà chỉ đứng trung lập cũng không có sự phản đối với cộng đồng của họ, ngược lại họ cũng đang cố gắng để những người xung quanh chấp nhận họ như một người có giới tính bình thường. Do khảo sát chỉ có thể suy ra quy mô là cộng đồng LGBT ở Việt Nam nên chúng tôi chưa thể trả lời ý sau của câu là thái độ của sinh viên Học viện đối với cộng đồng LGBT nói chung. Nhưng nếu có giả thuyết đặt ra thì chúng tôi nghĩ rằng sinh viên vẫn sẽ giữ thái độ tích cực đối với cộng đồng này.

Câu hỏi 2, “Chiến dịch “Tôi đồng ý” trên mạng xã hội Facebook có tác động đến thái độ sinh viên Học viện Ngoại giao về hôn nhân đồng giới không?”. Qua những phân tích trên, chiến dịch này có một tác động nhất định lên thái độ của các bạn sinh viên, tuy nhiên không lớn. Có thể thấy mức độ

tin từ trang này cũng chỉ ở mức thấp, thường là dưới thỉnh thoảng. Nhưng khi khảo sát thì các bạn vẫn ủng hộ hôn nhân đồng giới, hoặc giữ thái độ trung lập. Tức là không cần theo dõi nhiều bài trên Fanpage thì họ cũng đã có góc nhìn tích cực hơn về hôn nhân đồng giới. Nhưng nếu so sánh với những người không theo dõi chiến dịch thì cũng thấy được rằng, tỷ lệ ủng hộ cao hơn so với những sinh viên đó. Do vậy, một phần chiến dịch cũng đã giúp các bạn có những nhận thức nhất định về hôn nhân đồng giới, từ đó đưa ra thái độ tích cực hơn so với những người chưa theo dõi.

Câu hỏi 3, “Những người không theo dõi chiến dịch “Tôi đồng ý” trên Facebook có thái độ như thế nào về hôn nhân đồng giới?”. Như đã phân tích bên trên, thì có khoảng ⅓ số sinh viên ủng hộ hôn nhân đồng giới dù không theo dõi Fanpage của chiến dịch này. Các bạn có biết qua về chiến tích, nắm được mục tiêu xin được 250,000 chữ ký để hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, nhưng các bạn lựa chọn không theo dõi trên Facebook có thể vì các bạn hưởng ứng chiến dịch qua một nền tảng khác, qua những hoạt động khác hoặc do các bạn đã có thái độ tích cực rồi nên không cần tiếp nhận thông tin từ Fanpage này.

Dựa vào những câu trả lời trên, giả thuyết nghiên cứu nhóm đưa ra ban đầu so với kết quả nghiên cứu đạt được là trùng khớp.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w