Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý (Trang 61 - 68)

2.1. Các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu 2.1.1. Quá trình lấy mẫu

Mặc dù số mẫu ban đầu đặt ra là ít nhất 364 mẫu, và số sinh viên điền form khảo sát là 419, nhưng quá trình lấy mẫu tồn tại một số khó khăn.

Đầu tiên, thời gian làm bài nghiên cứu không quá dài, chỉ trong vòng 1 tháng, do vậy quá trình cho các mẫu điền form khảo sát chỉ có 1 tuần.

Thứ hai, giai đoạn điền form từ 02/12/2022 đến 09/12/2022 rơi vào khoảng thời gian một tuần trước khi bước vào thi cuối kì. Do vậy, sinh viên dành nhiều thời gian để ôn thi, thay vì cập nhật các thông tin về việc điền form. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhóm nghiên cứu truyền thông khác thực hiện khảo sát qua form cũng như là phỏng vấn sâu, nên xảy ra trường hợp một bạn phải điền nhiều form hoặc phải trả lời nhiều bài phỏng vấn sâu, từ đó khiến các bạn không tiếp nhận điền form của nhóm nghiên cứu.

Đối tượng nhóm nghiên cứu hướng đến là 4 khóa: K46, K47, K48, K49. Đối với K47 trở xuống, các anh chị/các bạn vẫn dành thời gian điền khảo sát; tuy nhiên đối với K46, một số anh chị đang trong thời gian làm khóa luận và phải thực tập, đi làm ở nhiều nơi nên không thể liên lạc trực tiếp trên trường để tiến hành khảo sát.

Mặc dù gặp nhiều trường hợp khó lấy mẫu, nhóm nghiên cứu vẫn cố gắng để phần khảo sát được đa dạng nhất có thể. Đối với nhiều bạn phải điền nhiều form, các bạn không quá khó chịu khi thực hiện khảo sát do form của nhóm chúng tôi không quá dài, đủ để các bạn hiểu qua về vấn đề chúng tôi muốn hỏi và các bạn không mất quá nhiều thời gian điền. Ngoài ra, bằng việc tận dụng các mối quan hệ có sẵn ở các câu lạc bộ, hội nhóm, chúng tôi tiến hành gửi form vào các nhóm chat để mọi người trong câu lạc bộ có thể tiếp cận và điền đơn. Đối với K46, chúng tôi cũng tận dụng các mối quan hệ có

sẵn để nhờ các anh chị truyền nhau form; từ đó phần khảo sát khóa trở nên đa dạng hơn, không chỉ giới hạn ở K48, K49 mà còn các anh chị khóa trên.

2.1.2. Chất lượng của mẫu

Bên cạnh quá trình lấy mẫu, quá trình khảo sát 419 sinh viên không thể tránh khỏi những sai sót, trong đó là chất lượng mẫu.

Thứ nhất, khảo sát đã gặp những trường hợp không muốn điền form, hoặc điền nhưng không đọc kĩ các câu hỏi/ đáp án hay vì một số lí do khác.

Do vậy, dẫn đến những thông tin bị mâu thuẫn với nhau. Có thể lấy ví dụ, một số người rất thường xuyên theo dõi chiến dịch “Tôi đồng ý” trên Fanpage, nhưng họ vẫn có thái độ phản đối hôn nhân đồng giới. Ban đầu, dữ liệu này một phần gây nhiễu trong quá trình xử lý, nên nhóm có hỏi lại nhóm đối tượng đó và họ cho biết thái độ với hôn nhân đồng giới đã có từ trước nên dù có cập nhật thông tin thường xuyên của chiến dịch thì họ dường như vẫn chưa nghĩ đến việc thay đổi quan điểm về vấn đề này.

Thứ hai, trong 2 ngày đầu chỉ có những người thuộc giới tính nam và nữ tiến hành khảo sát. Do quan hệ mở rộng nên nhóm có biết những bạn thuộc nhóm giới tính khác ngại công khai quan điểm của mình về vấn đề này.

Mặc dù các bạn ấy đồng ý điền khảo sát nhưng phần giới tính bị thay đổi theo giới tính sinh học. Sau khi hỏi lại kĩ chúng tôi nhận ra rằng, một số bạn sợ đơn khảo sát sẽ bị công khai, dẫn tới những thông tin, quan điểm các bạn chia sẻ cho nhóm nghiên cứu cũng sẽ được mọi người biết đến. Nhóm chúng tôi đã trò chuyện và làm rõ một vấn đề là form khảo sát thực hiện ẩn danh, do vậy các bạn sẽ không thể biết được ai điền gì và câu trả lời như thế nào, nhờ vậy các bạn đồng ý điền lại form lần nữa. Cũng vì vấn đề này, phần khảo sát sẽ có những câu trả lời không đúng và bị lọc ra.

Trên đây là hai vấn đề về chất lượng mẫu nhóm nhận thấy có ảnh hưởng tới quá trình nghiên cứu của nhóm. Chúng tôi cũng nhận thức rõ sẽ còn tồn đọng những vấn đề bên lề gây ảnh hưởng đến việc nghiên cứu, tuy nhiên dù là những vấn đề nào chúng tôi cũng sẽ cố gắng tìm ra giải pháp tốt nhất để giúp hạn chế tối đa nhất ảnh hưởng của nó lên kết quả nghiên cứu nhóm đưa ra.

2.1.3. Quá trình phân tích dữ liệu

Sau khi kết thúc khảo sát, chúng tôi đã sử dụng phần mềm SPSS để phân tích những số liệu đã thu thập được, cụ thể là đối chiếu chéo kết quả của hai câu hỏi khảo sát với nhau. Tuy nhiên, do lần đầu sử dụng phần mềm này nên gặp không ít khó khăn trong các khâu thao tác như chuyển dữ liệu từ Excel sang SPSS hay sử dụng các lệnh và hàm ở SPSS. Ngoài ra, việc hướng dẫn sử dụng ứng dụng SPSS để xử lý dữ liệu cũng chỉ được gói gọn trong một buổi, do vậy mà các thành viên trong nhóm chưa có cơ hội để thực hành trực tiếp ứng dụng trên lớp, cũng như được giảng viên hướng dẫn chi tiết hơn.

Vì gặp sự cố với việc sử dụng ứng dụng xử lý dữ liệu, nhóm phải dành thêm thời gian để nghiên cứu cách cài đặt cũng như cách đưa câu trả lời khảo sát vào máy.

Ngoài ra, trước khi dữ liệu được đưa vào phân tích, có một số câu trả lời bị nhiễu do các bạn điền khảo sát lo sợ bị công khai quan điểm về vấn đề hôn nhân đồng giới. Một số kết quả bị mâu thuẫn nhau dẫn đến quá trình phân tích gặp một chút khó khăn. Nhóm nghiên cứu cũng đã phân công cho 2 bạn cùng lọc thông tin kĩ hơn để tránh làm nhiễu kết quả nhiều nhất có thể.

2.2. Các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu 2.2.1. Sơ lược về môi trường lấy mẫu

Học viện Ngoại giao (Tên tiếng Anh: Diplomatic Academy of Vietnam), được thành lập vào năm 1959 với tên gọi Trường Đại học Ngoại giao và đến năm 2008 đã chính thức đổi tên thành Học viện Ngoại giao. Cho đến nay, học viện đã trải qua 60 năm lịch sử và là cái nôi đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao, cán bộ làm công tác đối ngoại của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, và cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế tại các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước.

Trong 60 năm qua, Học viện đã trực tiếp thực hiện và tham gia thực hiện hàng trăm đề tài/chuyên đề nghiên cứu khoa học các cấp. Chỉ tính riêng từ 2008 đến nay, Học viện đã chủ trì và tham gia 03 đề tài cấp Nhà nước, 82 đề tài cấp Bộ và 26 đề tài cấp Cơ sở. Các thế hệ cán bộ của Học viện cũng đã tham gia hàng trăm chuyên đề nghiên cứu ứng dụng, các tài liệu phục vụ xây dựng nhiều chủ trương, chính sách, văn kiện lớn của Đảng và Nhà nước như Văn kiện Đại hội XI, XII và XIII; Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về Hội nhập Quốc tế... Ngoài ra, Học viện cũng phối hợp với nhiều cơ quan nghiên cứu trong nước thực hiện các đề tài chung. Nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có bài đăng quốc tế, nhiều trong số đó là trên các ấn phẩm khoa học có uy tín của khu vực và thế giới.

Hàng năm Học viện đón và làm việc với khoảng 60 đoàn học giả, chính khách quốc tế, tham gia khoảng 60 Hội thảo quốc tế. Phòng Hợp tác Quốc tế thuộc Văn phòng Học viện Ngoại giao thực hiện chức năng là đầu mối của Học viện trong hợp tác đào tạo, nghiên cứu, học thuật với các trường đại học, học viện, viện, trung tâm nghiên cứu và các tổ chức liên Chính phủ, phi Chính phủ trong và ngoài nước. Cán bộ của Học viện thường xuyên tham gia các cuộc tọa đàm, hội thảo, hội nghị quốc tế được tổ chức ở nước ngoài. Trong suốt quá trình hoạt động, Học viện cũng đã đạt được rất nhiều danh hiệu thi

2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường lên các mẫu nghiên cứu

Nhìn chung, học viện ngoại giao là một cơ sở giáo dục trực thuộc bộ ngoại giao nên đây là một môi trường có sự cởi mở và giao thoa giữa nền văn hóa của rất nhiều quốc gia khác nhau. Nền văn hóa phương Tây cũng không phải là một ngoại lệ. Tại đây, những tư tưởng cởi mở như bình đẳng giới, hôn nhân đồng giới, cái nhìn về cộng đồng LGBT cũng rất được đón nhận với một thái độ không hề có sự đánh giá. Chưa kể, các ngành học của học viện như Truyền thông và Văn hóa đối ngoại hay Chính trị quốc tế và Ngoại giao cũng luôn đặt sinh viên vào một môi trường liên tục học hỏi và tiếp thu những điều mới mẻ. Chính vì vậy mà tại đây, những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu hay sự kỳ thị là vô cùng hiếm gặp và ít nhiều cũng được ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ mới của những con người nơi đây.

Vậy nên khi lấy mẫu, đa phần các mẫu nghiên cứu trong khảo sát đều có thái độ ủng hộ hoặc rất ủng hộ tới vấn đề hôn nhân đồng giới, kể cả với những người không theo dõi chiến dịch “Tôi đồng ý”. Các mẫu có thái độ ủng hộ cũng đến từ tất cả các khoá và các ngành học chứ không tập chung ở một ngành học cụ thể nào, dù cho số lượng có một chút chênh lệch nhau. Với phần còn lại của các mẫu nghiên cứu, những người giữ quan điểm trung lập cũng chiếm phần nhiều hơn và những người phản đối chiếm số lượng rất ít.

Tuy nhiên, môi trường này cũng có những mặt hạn chế nhất định. Thứ nhất là do bài nghiên cứu là sản phẩm cuối kỳ của một môn học. Một vài mẫu có thể không nghĩ rằng đây là một đề tài nghiêm túc và thực hiện khảo sát nghiên cứu với thái độ hời hợt hoặc không nghiêm túc. Thứ hai, do ảnh hưởng của tư tưởng cởi mở quá lớn nên những người trả lời khảo sát có thể chỉ đơn thuần thuận theo số đông chứ không thật sự bày tỏ quan điểm của mình. Thứ ba, việc đa số đều đồng ý, kể cả những người không biết tới chiến dịch có thể khiến cho việc phân tích hiệu quả của chiến dịch gặp khó khăn hơn.

Những ảnh hưởng trên cũng chỉ đơn thuần là ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình nghiên cứu và tuy có thể gây ra một vài sai số hay trở ngại nhất định thì vẫn là vô cùng nhỏ. Yếu tố chính quyết định kết quả nghiên cứu vẫn là những yếu tố trực tiếp từ các dữ liệu thu thập được.

2.2.3. Chiến dịch “Tôi đồng ý”

Sau khi phân tích dữ liệu và đưa ra nhận xét tương ứng, nhóm nghiên cứu đúc kết lại, yếu tố gián tiếp cuối cùng nhóm nghiên cứu muốn đề cập đến, nhưng góp phần không nhỏ vào việc thay đổi kết quả của cuộc khảo sát là bản thân chiến dịch “Tôi đồng ý”.

Cụ thể, dựa theo tần suất tiếp nhận thông tin, những đối tượng cập nhật dưới 1 lần/1 tháng có tỷ lệ ủng hộ rơi vào khoảng 70 phần trăm, trong khi tỷ lệ đó là 90 phần trăm với những người cập nhật nhiều hơn. Hay với hiểu biết sơ qua, tỷ lệ người ủng hộ chỉ tầm 60 phần trăm, còn nếu biết rõ hoặc hơn, tỷ lệ đó là trên 90 phần trăm.

Mặc dù các con số tỷ lệ không tăng đều, không nhất quán với một xu hướng, cũng có lẽ không nói lên được mức độ ủng hộ chính xác, nhưng khó có thể phủ nhận tầm quan trọng trong việc công tác tư tưởng và thay đổi thái độ của người theo dõi của chiến dịch “Tôi đồng ý” nói riêng và có thể của cả các chiến dịch liên quan đến hôn nhân đồng giới và cộng đồng LGBT khác nói chung.

Tiểu kết chương III

Như vậy có thể thấy rằng, các yếu tố về: giới tính, ngành, có theo dõi Fanpage chiến dịch “Tôi đồng ý”, mức độ hiểu biết về chiến dịch và tần suất tiếp nhận thông tin qua Fanpage là những yếu tố ảnh hưởng tới thái độ của sinh viên Học viện Ngoại giao đối với hôn nhân đồng giới. Trong đó yếu tố sinh viên có theo dõi chiến dịch “Tôi đồng ý” có ảnh hưởng lên thái độ phản

không phản đối chiến dịch. Ngoài ra, yếu tố về giới tính cũng góp phần làm thái độ của sinh viên Học viện tích cực hơn khi các bạn ở giới tính khác không một ai phản đối hôn nhân đồng giới cả.

Quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi những vấn đề, nhưng nhóm nghiên cứu đã cố gắng tìm ra giải pháp để hạn chế tối đa nhất những ảnh hưởng của nó tới kết quả nghiên cứu. Đây cũng chính là những bài học để các bài nghiên cứu sau này được trau chuốt hơn và có cách xử lý những tình huống tương tự.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu về thái Độ của sinh viên học viện ngoại giao Đối với hôn nhân Đồng giới thông qua chiến dịch tôi Đồng Ý (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w