CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN
1. Một số khái niệm về truyền thông
Truyền thông là một hiện tượng xã hội phổ biến. Sự ra đời và phát triển của truyền thông gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Tất cả các cá nhân, nhóm người và cộng đồng trong xã hội đều được tác động bởi truyền thông. Chính vì vậy mà truyền thông sẽ có những định nghĩa khác nhau tùy theo quan niệm và góc nhìn của từng người.
Về nguồn gốc của từ “truyền thông”. Theo TS Vũ Tuấn Anh, từ này bắt nguồn từ từ tiếng La-tinh “communicare”, nghĩa là biến nó thành cái thông thường, chia sẻ, truyền tải thông tin. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa những cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng xã hội
Trong tiếng Anh, truyền thông có nghĩa là là “communication”. Theo từ điển Merriam Webster, truyền thông được định nghĩa là: “a process by which information is exchanged between individuals through a common system of symbols, signs, or behavior”, tạm dịch là “quá trình trao đổi thông tin giữa các bên qua một hệ thống biểu tượng, kí hiệu, hay hành vi chung.” Còn theo từ điển Oxford, định nghĩa của từ này là “the activity or process of expressing ideas and feelings or of giving people information”, tức “hành động hoặc quá trình truyền tải ý tưởng, cảm xúc hoặc thông tin đến người khác”.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông, theo nhà truyền thông học Dean C. Barnlund (1964), truyền thông là quá trình liên tục nhằm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dũng “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm..., chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm, cộng đồng, xã hội”.
Mỗi nhà nghiên cứu đều có quan niệm khác nhau về truyền thông, song tất cả các nhà nghiên cứu đều có chung quan điểm rằng đây là quá trình trao đổi thông tin giữa các bên. Theo Trần Hữu Quang (2015), “truyền thông là quá trình truyền đại tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người. Nói cách khác, truyền thông tự nó bao hàm ý niệm tương giao xã hội (social interaction).
Từ những định nghĩa khác nhau về truyền thông, TS Vũ Tuấn Anh đã đưa ra những kết luận:
“Truyền thông là một quá trình - có nghĩa nó không phải là một việc làm nhất thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà là một việc diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Quá trình này mang tính liên tục vì nó không thể kết thúc ngay sau khi ta chuyển tải nội dung cần thiết, mà tiếp diễn sau đó. Đó là quá trình trao đổi và chia sẻ, có nghĩa là ít nhất phải có hai thực thể và không chỉ có một bên cho và một bên nhận, mà cả hai bên, đều cho và nhận. Truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với mục tiêu và hiệu quả của truyền thông. Và cuối cùng, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu không mỗi việc làm trong quá trình truyền thông sẽ trở nên vô nghĩa”.
1.2. Khái niệm về truyền thông đại chúng
Cũng giống như truyền thông, truyền thông đại chúng (mass communication) là một hiện tượng xã hội phổ biến, tác động ngày càng sâu rộng đến các quá trình và lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo (PGS. TS.) Trần Hữu Quang, truyền thông đại chúng là quá trình truyền đạt thông tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình.
Thực chất, truyền thông đại chúng chỉ là một phương thức biểu hiện mới
của hoạt động truyền thông trong xã hội. Nói đến truyền thông đại chúng, trước hết là nói đến đối tượng tham gia là các nhóm, các cộng đồng xã hội rộng rãi. Tức là truyền thông đại chúng đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu giao tiếp mang tính phổ biến và tạo ra hiệu quả ở quy mô và phạm vi xã hội rộng lớn (Tạ Ngọc Tấn, 2001).
Từ điển Lexico (Từ điển tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha của Oxford) định nghĩa nghĩa truyền thông đại chúng là: “the imparting or exchanging of information on a large scale to a wide range of people”, tức truyền thông đại chúng là sự truyền đạt hoặc trao đổi thông tin trên quy mô lớn cho nhiều người.
Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Dững và PGS. TS. Đỗ Thị Thu Hằng (2018), sau khi xem xét từ các bình diện khác nhau như bình diện phạm vi giao tiếp, bình diện kênh truyền, bình diện tính chất thông điệp,... thì truyền thông đại chúng có thể được hiểu là “hệ thống (hay mạng lưới) các kênh truyền thông hướng tác động vào đông đảo công chúng xã hội, vào các nhóm xã hội lớn (các giai cấp, tầng lớp nhân dân các vùng miền, cả nước, khu vực hay cộng đồng quốc tế) nhằm thuyết phục, lôi kéo và tập hợp, giáo dục thuyết
phục và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra ở thời điểm hiện tại.”
Theo TS. Vũ Tuấn Anh (2020), truyền thông đại chúng là “hoạt động truyền thông - giao tiếp xã hội trên phạm vi rộng lớn được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông”.
Ngoài các khái niệm nêu trên, còn rất nhiều quan niệm khác nhau tùy theo sự cảm nhận và góc độ tiếp cận về thuật ngữ truyền thông đại chúng.
Nhưng có thể định nghĩa một cách chung nhất và đơn giản nhất từ các định nghĩa, quan niệm nêu trên rằng: Truyền thông đại chúng là quá trình truyền tải thông tin một cách rộng rãi ra công chúng thông qua các phương tiện kỹ thuật và công nghệ truyền thông nhằm gây ảnh hưởng đến quần chúng để đạt được nhận thức chung về một vấn đề nào đó”.
1.3. Các mô hình, cơ chế và phương thức tác động của truyền thông đại chúng
Với quá trình hình thành và phát triển của truyền thông đại chúng, nhiều mô hình truyền thông khác nhau đã ra đời như mô hình một chiều của H. Lasswell, mô hình hai chiều của C. Shannon, mô hình tuyến tính của Shannon và Weaver, mô hình kinh nghiệm của W.Schramm, mô hình truyền thông về truyền tải thông tin SMCR (Sender - Message - Channel - Receiver) của D. Berlo, mô hình hội tụ của L. Kinkaid, mô hình tiếp thị xã hội của Phillip Cotler và gần đây nhất là mô hình 4C về truyền thông trực tuyến của S. Livingstone. Điểm chung của những mô hình này là đều liên quan tới thông điệp và người nhận thông điệp và điểm khác nhau là mức độ thụ động của công chúng đang dần giảm bớt ở mô hình hai chiều.
Nhìn chung, các mô hình truyền thông đều có mục đích đạt được hiệu quả thông qua truyền phát thông điệp. Việc nghiên cứu hiệu quả của truyền
thông đại chúng có vai trò vô cùng quan trọng. Những phản ứng của công chúng sau khi tiếp nhận các sản phẩm truyền thông sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hoạt động truyền thông tiếp theo.
Về cơ chế tác động, cơ chế tác động của truyền thông đại chúng sẽ thông qua mô hình:
Trong đó, theo phân tích của GS.TS Tạ Ngọc Tấn thì chủ thể xây dựng các thông điệp hàm chứa nội dung thông tin để thông qua các phương tiện truyền thông truyền tải đến công chúng. Thông tin thông qua các phương tiện tác động vào ý thức xã hội, hình thành tri thức, thái độ mới hay thay đổi nhận thức, thái độ cũ. Sự thay đổi ý thức xã hội sẽ dẫn đến hành vi xã hội và sau đó tạo ra hiệu quả xã hội.
Về phương thức, phương thức tác động của truyền thông đại chúng là thông qua các thông điệp và thông tin trong phương tiện truyền thông để thay đổi nhận thức của xã hội về một chủ đề hoặc ý kiến. Qua đó, từ nhận thức sẽ dần thay đổi ý thức của xã hội và từ ý thức sẽ thay đổi hành vi của xã hội. Khi đã đạt được mục đích ban đầu của mình (hoạt động truyền thông luôn có khuynh hướng chính trị, có tính toán) thì truyền thông đại chúng đã tạo ra hiệu quả xã hội.
1.4. Khái niệm về nghiên cứu và nghiên cứu truyền thông 1.4.1. Nghiên cứu
Trong quá trình phát triển, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Trong quá trình đó, khả năng nghiên cứu là một kĩ năng vô cùng quan trọng cần thiết cho xã hội để trả lời những câu hỏi về thế giới xung quanh. Các câu hỏi như là: Con người đến từ đâu và quá trình phát
triển của con người như thế nào? Con người sẽ đi về đâu? Có nền văn minh nào ngoài trái đất không? Trái đất có phải là nền văn minh duy nhất trong vũ trụ?
Có rất nhiều câu hỏi như thể trong cuộc sống và cần có những công trình nghiên cứu nghiêm túc để trả lời những câu hỏi nêu trên. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nghiên cứu. Từ điển trực tuyến Merriam - Webster cung cấp các thông tin vê nghiên cứu như sau: Nghiên cứu là tìm hiểu hay khảo sát cẩn thận; khảo sát hay thực nghiệm nhằm phát hiện và diễn giải sự kiện; thay đổi những lý thuyết hay định luật đã có dựa trên những dữ kiện mới, hoặc áp dụng những lý thuyết hay định luật đã được thay đổi vào thực tiễn, trong tiếng La-tinh, nghiên cứu được ghép từ hai thành tố re (lại) và cercier (tìm kiếm),
Martyn Shuttleworth cho rǎng: “Theo nghĩa rộng nhất, định nghĩa của nghiên cứu bao hàm bất cứ sự thu thập dữ liệu, thông tin, và dữ kiện nhằm thúc đẩy sự phát triển của tri thức".
Học giả John W. Creswell định nghĩa: “Nghiên cứu là một quá trình có các bước thu thập và phân tích thông tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn để.
Khi các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu một vấn để, họ sẽ phải đặt ra những câu hỏi sau:
- Mục đích của việc thực hiện nghiên cứu này là gì?
- Đâu là vấn đề cần nghiên cứu?
- Ai có những thông tin chúng ta cân?
- Làm thế nào để đặt câu hỏi một cách tốt nhất?
- Cần phải sử dụng phương pháp nghiên cứu nào cho tình huống này?
- Làm thế nào để thu thập được dữ liệu?ã
- Xử lý dữ liệu như thế nào?
- Các dữ liệu dữ liệu này có ý nghĩa gì?
- Làm thế nào để chuyển kết quả này thành báo cáo một cách tốt nhất?
Và rất nhiều câu hỏi khác nữa.
Tóm lại, nghiên cứu là quá trình thu thập và phân tích thông tin nhằm phát hiện hay diễn giải một sự kiện, hoặc ứng dụng những lý thuật mới hoặc ứng dụng những lý thuyết mới hoặc định luật mới vào trong thực tiễn đời sống.
1.4.2. Nghiên cứu truyền thông
Nghiên cứu truyền thông là một ngành trong khoa học xã hội, nghiên cứu về bản chất và hiệu quả của truyền thông đối với cá nhân và xã hội, cũng như phân tích những nội dung truyền thông trong thực tế. Với tư cách là một bộ môn khoa học liên ngành, nghiên cứu truyền thông sử dụng các phương pháp và lý thuyết của các ngành khoa học khác như xã hội học, nghiên cứu văn hóa, tâm lý học, lý thuyết nghệ thuật, lý thuyết thông tin và kinh tế học.
Một định nghĩa khác về nghiên cứu truyền thông là một ngành khoa học liên quan đến quy trình giao tiếp của con người. Có ba dạng giao tiếp cơ bản: giao tiếp lời nói liên quan đến vấn đề nghe người khác để hiểu ý nghĩa thông điệp, giao tiếp bằng cách viết ra mà trong đó thông điệp được đọc và giao tiếp phi ngôn ngữ bằng cách quan sát một người và tự suy ra thông điệp.
Nghiên cứu truyền thông là nghiên cứu cả quá trình bao gồm loạt chủ đề, từ đối thoại trực tiếp tới các phương tiện truyền thông đại chúng như phát sóng truyền hình. Nghiên cứu truyền thông cũng kiểm tra việc thông điệp được truyền tải qua chính trị, và hóa, kinh tế, ký hiệu học, thông diễn học và xã hội trong bối cảnh của chúng.
Hai trường phái chính trong nghiên cứu truyên thông là:
Trường phái quá trình (process school hoặc transmission school): Đặc điểm của trường phái này là xem truyền thông như một sự truyền đi của các
thông điệp. Chính vì vậy, truyền thông liên quan đến việc làm thế nào để liên kết các yếu tố như người nhận, người gửi, cách mã hóa và cách giải mã, các kênh và các phương tiện truyền thông nhằm đảm bảo cho tính chính xác và hiệu quá của quá trình truyên thông. Truyền thông đỡ đây được hiểu là quá trình theo đó một người ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của một người khác. Nếu quá trình ảnh hưởng này không như mong đợi, những người theo trường phái này sẽ đi tìm câu trả lời ở các khâu khác nhau của quá trình truyền thông. Khi tiến hành nghiên cứu về mô hình truyên thông, các nhà nghiên cứu đang thực hiện các thao tác nghiên cứu theo trường phái này.
Trường phái ký hiệu học (semiotics school): Trường phái này xem truyền thông như một quá trình sản xuất và trao đổi các. ý nghia. Trường phái này quan tâm đến việc làm thể nào các thông điệp (văn bản) tương tác với các những người tham gia vào quá trình truyền thông để tạo ra ý nghĩa cho các thông điệp hay văn bàn ấy. Như vậy, trường phái này quan tâm đến các yếu tổ môi trường văn hóa trong đó các thông điệp năm vai trò quan trọng. Chính vì lẽ đó, theo quan điểm của trường phái này, việc hiệu quả truyền thông không như ý không hoàn toàn bắt nguồn từ các hậu quả sai lệch của. Các khâu trong quá trình truyền thông mà bắt nguồn từ những khác biệt về văn hóa giữa người truyền tin và người nhận tin. Vì vây trường phái này xem nghiên cứu truyền thông là nghiên cứu về văn hóa và nghiên cứu văn bản truyền thông.
Ngoài hai hướng nghiên cứu chính như trên, nghiên cứu truyền thông còn tập trung vào phân tích mối liên hệ giữa truyền thông xã hội thông qua các hướng chính như sau:
- Nghiên cứu công chúng truyền thông;
- Nghiên cứu thông điệp truyền thông;
- Nghiên cứu tổ chức truyền thông và các nhà truyền thông;
- Nghiên cứu hiệu quả của truyền thông đại chúng.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ và đặc biệt là sự phát triển vũ bão của công nghệ 4.0 và mạng internet, nghiên cứu truyền thông cũng đã có những bước phát triển mới để phù hợp với quá trình phát triển của công nghệ. Nghiên cứu truyền thông số trong thời đại phát triển của Internet và mạng xã hội cũng là một trong những hướng nghiên cứu truyền thông trong giai đoạn hiện nay.
1.5. Nghiên cứu về thái độ của công chúng 1.5.1. Khái niệm về công chúng
Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ khái niệm về công chúng. Theo TS.
Vũ Tuấn Anh, công chúng là một cộng đồng người, nhóm người mà phương tiện truyền thông đại chúng hướng tới và chịu ảnh hưởng của truyền thông đại chúng.
Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt, công chúng là “đông đảo những người đọc, xem, nghe trong quan hệ tới tác giả, diễn viên…’. Vậy nên về nghĩa đen thì công chúng có thể được hiểu đơn giản là một nhóm người tập trung lại để thưởng thức một buổi trình diễn. Nhưng khi nói đến công chúng trong truyền thông, ta sẽ hiểu từ này theo hướng tất cả những người tiếp nhận từ mọi tầng lớp, địa điểm và độ tuổi khác nhau. Những người này không nhất thiết phải tụ tập một chỗ mà chỉ cần cùng là đối tượng tiếp nhận công cụ truyền thông (ví dụ: những độc giả của một tờ báo hoặc khán giả của một chương trình truyền hình trên khắp cả nước).
Theo các nhà xã hội học, công chúng truyền thông có những tính chất đặc trưng bao gồm: tính quảng đại (đông đảo), do công chúng có thể bao gồm tất cả những người tiếp nhận phương tiện truyền thông nên số lượng có thể vô cùng lớn; tính không đồng nhất: công chúng sẽ bao gồm tất cả những người thuộc mọi thành phần xã hội bất kể địa vị, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tầng lớp xã hội; tính nặc danh: các thành viên của công chúng thường cô lập nhau