người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng ngày càngcao, góp phần cải thiện từng bước thu nhập của người lao động tại các đơn vị sự nghiệp.Các đơn vị khi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Quản lý tài chính tạiTrung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn” là trung thực và không cóbất kỳ sự sao chép hay sử dụng đề tài bảo vệ của một học vị nào Tất cả những sự giúp đỡcho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồngốc rõ ràng và được phép công bố
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Học viên Nguyễn Minh Đức
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Đức Hiếu – Giảng viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn thạc
sỹ
Tôi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Viện sau đào tạo Trường Đại Học Thương mại đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin Tôi chân thành cảm ơn Ban giám đốc Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thâp số liệu
Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý
Tôi xin chân thành cám ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề án 1 2 Tổng quan tài liệu về đề tài nghiên cứu 2 3 Mục tiêu nghiên cứu của đề án 5 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5 Phương pháp nghiên cứu 5 6 Ý nghĩa của đề tài 6 7 Kết cấu của luận văn 7
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 8
1.1 Cơ sở lý luận về cơ quan hành chính nhà nước 8
1.1.1 Khái niệm về cơ quan hành chính nhà nước 8
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước 9
1.1.3 Phân loại cơ quan hành chính nhà nước 11
1.1.4 Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước 12
1.2 Quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước 14
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước 14
1.2.2 Nội dung quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước 19
1.2.3 Cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước 30
iv 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước 34
1.3 Kinh nghiệm về công tác quản lý tài chính tại một số cơ quan hành chính nhà nước 36
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại Sở Tài chính 36
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính cho Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ - TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN 41
2.1 Tổng quan về Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 4
1 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 41
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 42
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 44
Trang 52.1.4 Một số kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại Trung tâm ứng dụng công
nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 46
2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 51
2.2.1 Căn cứ pháp lý thực hiện quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 51
2.2.2 Nội dung quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 53
2.2.3 Cơ chế quản lý tài chính đối Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 72
2.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 78
v 2.3 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 80
2.3.1 Những kết quả đạt được 80
2.3.2 Những hạn chế .82
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 84
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ - TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN 86
3.1 Phương hướng và định hướng của Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn trong thời gian tới 86
3.1.1 Phương hướng, nhiệm vụ công tác của Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn trong thời gian tới 86
3.1.2 Định hướng về công tác quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 87
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn 88
3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính 88
3.2.2 Hoàn thiện phương thức quản lý tài chính 90
Trang 63.2.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính 923.2.4 Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý và cán bộ tài chính của trung tâm 943.2.5 Một số giải pháp khác 95 3.3 Kiến nghị 96 3.3.1Kiến nghị với Bộ Tài chính 96 3.3.2 Kiến
nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường 97 KẾT
LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2 6 Cơ cấu nhân sự tại đơn vị 73 Bảng 2.7: Tình hình biên chế tại Trung tâm 74
Bảng 2 8: Kết quả khảo sát về mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh
Trang 72022 Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích tổng hợp, thống
kê và so sánh Luận văn đưa ra cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp cùng với đó đưa ra thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn Qua nghiên cứu thực trạng, quản lý tài chính ở Trung tâm có những kết quả đạt được đáng khích lệ nhưng cùng với đó là những hạn chế đi kèm, từ đó tác giả đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Trung tâm
“nhằm tạo động lực khuyến khích các cơ quan đơn vị tích cực, chủ động tự xác định sốbiên chế cần có, sắp xếp, tổ chức và phân công lao động hợp lý, nâng cao chất lượng côngviệc, sử dụng kinh phí với hiệu quả cao, hạn chế những đòi hỏi về tăng biên chế và chi phíhành chính Thông qua đó, làm cho bộ máy quản lý hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, đápứng nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của các tổ chức và công dân
Thực tế cho thấy, sau hơn 15 năm thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị ĐVSNCL và Nghị định16/2015/NĐ-CP điều chỉnh cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với ĐVSNCL theohướng tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị cóđiều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao; cho thấy việc mở rộng trao quyền tự chủ choĐVSNCL đã góp phần nâng cao số lượng” và chất lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho
Trang 8người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng ngày càngcao, góp phần cải thiện từng bước thu nhập của người lao động tại các đơn vị sự nghiệp.Các đơn vị khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đã chủ động sửdụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) giao hiệu quả hơn đế thực hiện nhiệm vụ;đồng thời, chủ động sử dụng tài sản,“nguồn nhân lực đế phát triến và nâng cao chất lượngdịch vụ, tạo điều kiện tăng nguồn thu
Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn (sau đây gọi tắt làTrung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thườngxuyên, trực thuộc Bộ tài nguyên môi trường Cũng như nhiều ĐVSNCL khác, việc thựchiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ quyđịnh cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã tạo được những thay
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quản lý tài chính tại Trung tâm vẫncòn gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn Cụ thể như: về lập dự toán thu chi ngân sáchvẫn mang tâm lý khi lập dự toán thu chưa phản ánh hết các nguồn thu, hoặc lập dự toánvới số thu thấp hơn số thực thu năm trước, nội dung chi cao hơn để được tăng hỗ trợ từngân sách, lập dự toán chi cao hơn số quyếttoán các“năm trước liền kề nhưng không cóthuyết minh và lý giải vềnguyên nhân tăng; cơ chế phân phối kết quả hoạt động tài chính
và chi tiền lương tăng thêm chưa thỏa đáng; việc sử dụng và khai thác tài sản chưa đúngmục đích được giao, còn lãng phí và chưa đạt hiệu quả.”
Trang 9Thực trạng này đòi hỏi cần thực hiện các biện pháp hoàn thiện quản lý tài chính gópphần nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí
tượng thuỷ văn Đây chính là lý do học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý tài
chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn”
2 Tổng quan tài liệu về đề tài nghiên cứu
Nhận thức được vai trò của các ĐVSN công lập cũng như những bất cập trong quản
lý tài chính của các ĐVSN công lập, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quanlĩnh vực này Cụ thể:
Luận văn “Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục biển
3
và hải đảo Việt Nam” của tác giả Mai Thị Hoa, trường Đại học Kinh Tế, Đại học quốc gia,năm 2017 Tác giả đã hệ thống hóa kiến thức về công tác tài chính đối với các đơn vị sựnghiệp, tuy nhiên tác giả mới phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tácquản lý tài chính đối với ĐVSN công lập thuộc Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam, 1trong 9 lĩnh vực quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường (KTTV, BĐKH, ĐĐBĐ, Đấtđai, Viễn thám, Nước, Biển và Môi trường) cũng như mới đề cập đến công tác tài chínhthực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệpcông lập
Luận văn “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam”của tác giả Nguyễn Xuân Tùng, trường trường Đại học Kinh Tế, Đại học quốc gia, năm
2017 Tác giả chỉ tập trung đi sâu vào công tác quản lý chi và chỉ liên quan đến nguồn kinhphí ngân sách nhà nước tại Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam và đưa ra các giải phápquản lý chi ngân sách nhà nước tại đơn vị
Luận văn “Quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh” của tác giả Phạm VănLong, trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia, năm 2020 Nghiên cứu trình bày nộidung của quản lý tài chính trong bệnh viện và những đổi mới trong cơ chế quản lý tàichính bệnh viện cuả Việt Nam hiện nay Trên nền tảng lý luận đó, luận văn tập chung vàophân tích việc khai thác và sử dụng các nguồn tài chính tại Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh từ đóđánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn trong quản lý tài chính tại Bệnh viện tỉnh
Hà Tĩnh Đề ra các giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực gắn với mụctiêu quản lý tài chính Và chiến lược phát triển bệnh viện trong cơ chế mới Đồng thời luậnvăn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị đối với nhà nước để tạo môi trường thuận lợi cho
Trang 10bệnh viện phát triển và làm tốt công tác quản lý tài chính
Luận văn “Quản lý tài chính tại Sở tài chính tỉnh Lào Cai” của tác giả Lê Xuân Tiến,trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, năm 2020 Hệthống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại các cơ quan nhà nước Trong
đó, chỉ ra được khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung của quản lý tài chính cũng như cơchế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính, đưa ra được các
4
nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính Qua cơ sở thực tiễn đã rút ra những bàihọc kinh nghiệm cho công tác quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Lào Cai Thông quaphân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Lào Cai Đềtài đã chỉ ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Sở trên cácgóc độ về công tác lập dự toán, công tác chấp hành dự toán, công tác quyết toán Đồngthời cũng chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế còn tồn tại Trên cơ sở phân tích nhữngmặt được và mặt chưa được cũng như những nguyên nhân của hạn chế học viên đã đề xuấtmột số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Sở Tài chính tỉnh Lào Cai.Với những giải pháp đề xuất sẽ giúp hoàn thiện công tác quản lý tài chính Sở, giúp Sởthuận lợi hơn trong việc thực hiện tự chủ tài chính và đảm bảo nguồn tài chính của Sở pháttriển theo hướng bền vững
“Việc có một số lượng không nhỏ các đề tài nghiên cứu về công tác quản lý tàichính đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó Tuy nhiên, các đề tài, luận văn nêutrên mới tập trung đánh giá về tình hình quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lậpthực hiện theo cơ chế tự chủ tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịutrách nhiệm của tổ chức khoa học về công nghệ công lập
mà chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về cơ chế quản lý tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp theo cơ chế tự chủ tại Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm
2016 quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sựnghiệp khác tại Bộ TNMT.” Các nghiên cứu trên đã đề cập đến việc quản lý tài chính theoquy định chung của nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau, các địa phương cũng như mới đềcập đến việc quản lý tài chính của một trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tàinguyên và Môi trường Trong khi, hoạt động các ĐVSN thuộc Bộ Tài nguyên và Môitrường có đặc thù riêng, đa lĩnh vực, phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, trang thiết bị, conngười… là những yếu tố tác động lớn đến công tác quản lý tài chính Hiện tại chưa cónghiên cứu về quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng
Trang 11thuỷ văn do vậy, việc nghiên cứu công tác quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng côngnghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn là cần thiết và quan trọng.
5
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề án
- Mục đích nghiên cứu:Từ nghiên cứu thực trạng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện hoạt động quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượngthuỷ văn
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu, luận văn phải tiến hành thực hiện
các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu vấn đề lý luận về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập.+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn
+ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:hoạt động quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công
nghệ- Tổng cục khí tượng thuỷ văn
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn ;
Bộ tài nguyên môi trường
+ Về thời gian: Từ năm 2020 đến năm 2022
+ về nội dung: Đề tài nghiên cứu hoạt động quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận : Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nhìn nhận, phân tích, đánh giá các vấn đềnghiên cứu, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý tài chính tại ĐVSNCL
- Phương pháp nghiên cứu:
+“Phương pháp phân tích tổng hợp: phương pháp được sử dụng trong 3 chương
6
Trang 12của luận văn Tại chương 1, phương pháp được sử dụng để phân tích xem xét các côngtrình nghiên cứu đã được công bố bàn về công tác quản lý tài chính Trên cơ sở đó, kế thừa
và phát huy những vấn đề đã làm được, những vấn đề chưa làm được sẽ tạo ra nhữngkhoảng trống để nghiên cứu thêm
Tại chương 2, phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích tình hình quản lýtài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ- Tổng cục khí tượng thuỷ văn Cụ thể nhưphân tích: Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, chứng từ, sổ sách của Trung tâm ứngdụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn từ năm 2020 - 2022 và các đề tài nghiêncứu, bài báo trên internet được tác giả thu thập, phân tích
Tại chương 3, phương pháp này được sử dụng dể phân tích định hướng phát triểncủa Trung tâm, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tácquản lý tài chính tại trung tâm
+ Phương pháp thống kê, mô tả: phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu,tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổngquát đối tượng nghiên cứu.”
+ Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại chương 2 củaluận văn để thấy được tình hình thực hiện kế hoạch với kế hoạch dự kiến và so sánh việcthực hiện kế hoạch giữa các năm
6 Ý nghĩa của đề tài
Dựa trên lý luận và nghiên cứu thực tế về công tác quản lý tài chính tại Trung tâmứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn, đề tài góp phần:
-“Hệ thống hóa được một số nội dung liên quan đến cơ sở lý luận chung về quản
lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước với các nội dung về công tác lập dự toán, công tác chấp hành dự toán; công tác quyết toán và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính Ngoài ra, luận văn còn làm nổi bật cơ chế tự chủ tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước
- Bằng các phương pháp nghiên cứu định tính truyền thống và các kết quả khảo sát, luận văn đã tiến hành đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn trong giai đoạn 2020 - 2022; từ đó chỉ ra đượcnhững hạn chế, nguyên nhân các hạn chế.”
7
- Trên cơ sở luận giải định hướng quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng côngnghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn; căn cứ đánh giá điểm đạt được, hạn chế và nguyên
Trang 13nhân tại chương 3, luận văn đã đề xuất được hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện quản
lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn
7 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn
8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.1 Cơ sở lý luận về cơ quan hành chính nhà nước
1.1.1 Khái niệm về cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy nhànước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đờisống xã hội
Chức năng của hành chính nhà nước là thực hiện và thực hiện các quyết định của cơquan quyền lực nhà nước; trực tiếp hướng dẫn, kiểm soát các cơ quan, tổ chức, công dân
và thực hiện các hoạt động đó trong đời sống hàng ngày
“Các cơ quan hành chính Nhà nước được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nướcthành lập, hoạt động trên cơ sở của pháp luật, nên luật điều chỉnh các hoạt động của các cơquan hành chính Nhà nước, đó là những luật công Các cơ quan Nhà nước thực hiện cáccông việc trên cơ sở chấp hành các nhiệm vụ được giao, các chỉ đạo theo chủ trương kếhoạch của Nhà nước Các cơ quan này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quanquyền lực của Nhà nước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lựcNhà nước, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó
Các cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục đích chung phục vụ cho lợi ích cộng đồng.”
Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước có thể
do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp toàn bộ hoặc cấp một phần Để duy trì các hoạt độngcho sự tồn tại và phát triển của các cơ quan Nhà nước đòi hỏi phải có các nguồn tài chínhđảm bảo “Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan đơn vị này thực hiện mục đích phục
Trang 14vụ lợi ích công cho xã hội, không đòi hỏi người nhận những dịch vụ và hàng hóa do tổchức mình cung cấp phải trả tiền Do đó, NSNN sẽ phải cấp phát kinh phí để duy trì hoạtđộng của các tổ chức công Hiện nay, các tổ chức công được phép thu một số khoản thunhư phí, lệ phí và các khoản thu khác theo Luật pháp quy định nhằm bổ sung nguồn kinhphí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nướccấp.”
9
Các cơ quan, đơn vị Nhà nước hoạt động theo dự toán được cấp có thẩm quyềngiao, dựa trên nguồn kinh phí do NSNN cấp toàn bộ hoặc một phần và các nguồn khácdựa nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp Cơ quan, đơn vị Nhà nước với nhiều loại hìnhhoạt động đa dạng, phức tạp và hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận
Các cơ quan, đơn vị của Nhà nước phải thực hiện việc lập dự toán thu chi hàng quý,hàng năm căn cứ trên các định mức, chế độ, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định và dựa trênquy chế chi tiêu nội bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với một số khoản chithường xuyên)
“Trong quá trình hoạt động của mình, các cơ quan đơn vị Nhà nước phải tuyệt đốitôn trọng dự toán năm đã được duyệt Trong trường hợp cần điều chỉnh dự toán thì phảiđược cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng không làm thay đổi tổng mức dự toán docấp có thẩm quyền phê duyệt Việc đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên theo đúngchế độ định mức và tiêu chuẩn nhằm mục đích cho các cơ quan, đơn vị Nhà nước hoạtđộng liên tục cũng là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính của tổ chức công
- Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước, được tổ chức vàhoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ Quyền lực nhà nước được thể hiện ở cácđiểm sau: cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, cơ quanhành chính nhà nước hoạt động nhân danh nhà nước
- “Mỗi cơ quan hành chính nhà nước đều có một thẩm quyền nhất định, thẩm quyềnnày do pháp luật quy định, đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyềnlực, được nhà nước trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể: Các cơquan nhà nước tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật; Trong
Trang 15quá trình hoạt động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức
là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt; Được
10
thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quanhành chính nhà nước cấp trên; Được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lựcnhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt động trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp; Cótính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dânchủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng.”
- Về mặt thẩm quyền thì cơ quan hành chính nhà nước được quyền đơn phương banhành văn bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối vớicác đối tượng có liên quan; cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng các biện phápcưỡng chế đối với các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan hành chính nhànước
+ Cơ quan hành chính quốc gia trực thuộc hoặc gián tiếp của cơ quan quyền lực nhànước, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của cơ quan quyền lực nhà nước tương ứng và
có trách nhiệm báo cáo với cơ quan
+ Cơ quan hành chính quốc gia có quyền thành lập cơ quan chuyên môn để giúp
cơ quan hành chính quốc gia hoàn thành nhiệm vụ
-Các cơ quan hành chính quốc gia là một hệ thống thể chế có mối liên hệ chặt chẽ, đối tượng quản lý rất lớn
+ Các tổ chức mới của Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hoạt động quản lý Thành phố Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội
11
Trang 16+ Hoạt động của các cơ quan hành chính quốc gia diễn ra thường xuyên, liên tục vàtương đối ổn định, là cầu nối cho việc thực thi các nguyên tắc, chính sách pháp luật.+ Tất cả các cơ quan hành chính quốc gia đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tức
là quan hệ lên xuống, quan hệ ngang, quan hệ dọc, quan hệ chéo tạo thành một hệ thốngthống nhất với Chính phủ là trung tâm chỉ huy
-Là hệ thống cơ quan có quyền quản lý lớn nhất, trực tiếp, thường xuyên và liêntục nhất đối với cán bộ, công chức Đặc biệt sau khi Luật Cán bộ, công chức được thực thi,lực lượng này sẽ càng lớn mạnh, có nhiều cấp, ngành từ trung ương đến địa phương
- “Các cơ quan hành chính quốc gia căn cứ vào Hiến pháp, luật, quy định và các vănbản khác để ban hành các văn bản quan trọng, văn bản quy phạm pháp luật và văn bản đặcbiệt để thực hiện chức năng quản lý nhà nước dưới ba hình thức Cơ quan hành chính quốcgia cấp trên tuân thủ và thực hiện các văn bản đó Mặt khác, trực tiếp hướng dẫn, điềuhành, kiểm tra hoạt động của các cơ quan hành chính quốc gia và các đơn vị trực thuộcthuộc phạm vi quản lý của mình.”
-Cơ quan hành chính nhà nước là nền tảng và chủ thể quan trọng nhất của pháp luật hành chính Tóm lại, cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận không thể thiếu của bộ máy nhà nước, trực tiếp hoặc gián tiếp với cơ quan quyền lực nhà nước, thực hiện các hoạt động thi hành pháp luật trong phạm vi quyền hạn của mình - chủ yếu là điều hành và tham gia hoạt động quản lý nhà nước
1.1.3 Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
Các cơ quan hành chính nhà nước có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau
Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập
Các cơ quan hành chính mà việc thành lập nó được hiến pháp quy định (cơ quan hiến định):
Các bộ, cơ quan ngang bộ
Các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban thuộc các cơ quan hiến định
Các đơn vị hành chính sự nghiệp cơ sở trong các lĩnh vực văn hoá y tế giáo dục
Trang 17quốc phòng trật tự trị an…
Căn cứ vào địa giới hoạt động
(i) Các cơ quan hành chính nhà nước trung ương: gồm chính phủ, các bộ, các cơquan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác Hoạt động quản lý củacác cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn quốc
(ii) Các cơ quan hành chính nhà nước địa phương gồm uỷ ban nhân dân, các sở,phòng, ban thuộc uỷ ban nhân dân hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phương
Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền
(i) Cơ quan có thẩm quyền chung: gồm chính phủ và uỷ ban nhân các cấp Những cơquan này, theo quy định của hiến pháp, có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề thuộc cácngành, các lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc hoặc trên từng địa phương
(ii) Cơ quan có thẩm quyền riêng: gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, là những cơ quanquản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực tiếp quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặcmột số lĩnh vực trên phạm vi cả nước
Căn cứ theo chế độ lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước gồm: (i) Các cơ quan
được tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể (ii) Các cơ quan được tổ
chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo một thủ trưởng 1.1.4 Hệ thống cơ quan
Trang 18Theo Hiến pháp 2013 hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước gồm có: Cơ quanhành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ (Điều 94 Hiến pháp 2013) Cơ quan hànhchính nhà nước ở Trung ương (các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chínhphủ)
1.1.5 Phân cấp trách nhiệm và kiểm soát tài chính trong đơn vị
Nguồn kinh phí để các cơ quan nhà nước hoạt động, có thể là hoàn toàn từ ngân sáchnhà nước hoặc một phần từ ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước, quỹ tiền tệ tập trunglớn nhất của Nhà nước, lâu nay luôn xảy ra mâu thuẫn giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi Đểgiảm thiểu mâu thuẫn này, cũng đồng thời trao quyền chủ động cho chính quyền địaphương, cho các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã tiến hành phân cấp ngân sách, tạo điềukiện cho địa phương phát huy tính chủ động sáng tạo của mình, góp phần thiết thực trongviệc lành mạnh hóa ngân sách nhà nước Còn đối với các cơ quan nhà nước, Nhà nướcphân cấp trách nhiệm và quyền kiểm soát hoạt động tài chính trong cơ quan, đơn vị chochính cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước Nhà nước giao cho các cơ quan nhànước quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, mỗi cơ quan, đơn vị tự xâydựng Quy chế chi tiêu nội bộ Trong đó, thể hiện rõ quyền tự chịu trách nhiệm của mỗi cơquan, đơn vị đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được cấp để cơ quan thực hiệnnhiệm vụ của mình Chính phủ cũng quy định rất rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chocác cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp Đây được xem là hình thức phân cấp tráchnhiệm và quyền kiểm soát hoạt động tài chính cho cơ quan nhà nước tiên tiến hiện nay củanhà nước, và người chịu trách nhiệm chính là thủ trưởng đơn vị
14
1.2 Quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc lý tài chính tại cơ quan hành chính nhà nước
1.2.1.1 Khái niệm
Quản lý là những hoạt động, nhiệm vụ mà người quản lý phải thực hiện thườngxuyên, từ việc lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch và rà soát tổ chức Hơn nữa, nó cũnghàm ý các mục tiêu, kết quả và hiệu quả hoạt động của tổ chức
Tài chính đại diện cho dòng vốn trong việc tạo ra và sử dụng quỹ tiền tệ của các thực thể xã hội khác nhau, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các thực thể
Tài chính của cơ quan hành chính nhà nước là việc thu, chi tiền mặt của cơ quan nhànước nhằm bảo đảm cho cơ quan nhà nước hoạt động bình thường, đồng thời thực hiệnnhiệm vụ được nhà nước giao
Trang 19“Nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước cóthể do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp toàn bộ hoặc cấp một phần Để duy trì các hoạtđộng cho sự tồn tại và phát triển của các cơ quan hành chính Nhà nước đòi hỏi phải có cácnguồn tài chính đảm bảo Trong khi đó, hoạt động của các cơ quan đơn vị này thực hiệnmục đích phục vụ lợi ích công cho xã hội, không đòi hỏi người nhận những dịch vụ vàhàng hóa do tổ chức mình cung cấp phải trả tiền Do đó, NSNN sẽ phải cấp phát kinh phí
để duy trì hoạt động của các tổ chức công Hiện nay, các tổ
chức công được phép thu một số khoản thu như phí, lệ phí và các khoản thu khác theoLuật pháp quy định nhằm bổ sung nguồn kinh phí hoạt động nhưng xét tổng thể thì nguồnkinh phí hoạt động chủ yếu vẫn do Nhà nước cấp ”
Quản lý tài chính trước hết là quản lý các nguồn tài chính, quản lý các quỹ tiền tệ, quản
lý việc phân phối các nguồn tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổ và sử dụng các quỹtiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả theo các mục đích đã định “Đồng thờiquản lý tài chính cũng chính là thông qua các hoạt động kể trên để tác động có hiệu quảnhất tới việc xử lý các mối quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình phân phốicác nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thểtrong xã hội Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để Nhà nướcđiều hành và quản lý nền kinh tế đất nước, hình thành và đảm bảo các cân đối chủ yếu
và tỷ lệ phát triển của nền kinh tế quốc dân Quản lý tài
15
chính thực chất là sử dụng và phát huy vai trò của hệ thống tài chính thông qua Nhà nước.Điều đó được thể hiện thông qua cơ chế hoạt động và vận động của tài chính phục vụ choquá trình tái sản xuất xã hội và nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước.”
Quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nước là quá trình sử dụng các công cụ,phương pháp quản lý để tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính của cơ quan hành chínhnhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định
Nội dung chủ yếu của quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nước là hoạtđộng tài chính của cơ quan, đơn vị này Đây là những mối quan hệ kinh tế phân phối gắnliền với quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ giữa các cơ quan, đơn vị Cụ thể đó làquản lý nguồn tài chính và chi đầu tư hay chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị
Công tác quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nước sử dụng nhiều phươngpháp, công cụ quản lý khác nhau nhưng mục tiêu quản lý tài chính của cơ quan, đơn vị còn
là hiệu quả, hiệu quả tài chính để đạt được mục tiêu đã đề ra
1.2.1.2 Đặc điểm của quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước
Đối với hoạt động quản lý tài chính của cơ quan hành chính quốc gia, chủ thể quản lý là
Trang 20nhà nước hoặc cơ quan nhà nước được nhà nước chỉ định thực hiện việc tạo và sử dụngquỹ tiền tệ quốc gia Cơ quan chủ yếu trực tiếp quản lý tài chính của cơ quan hành
chính nhà nước là tổ chức tài chính trong hệ thống cơ quan nhà nước.Đối tượng quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nước là hoạt động tài chínhcủa cơ quan hành chính nhà nước Cụ thể hơn, đây là các hoạt động thu, chi tiền mặt, việctạo lập và sử dụng quỹ tài chính công diễn ra trong từng hợp phần Đây cũng là nội dungchủ yếu của quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nước
“Trong quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước, công cụ pháp luật được sử dụng thể hiện dưới các dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý tài chính; các chế độ quản lý tài chính, kế toán, thống kê; các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục NSNN Cùng với pháp luật, hàng loạt công cụ phổ biến khác được sử dụng trong quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước như: các đòn bẩy kinh tế, tài chính; kiểm tra, thanh tra, giám sát; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý tài chính.”
16
1.2.1.3 Vai trò quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước
Quản lý tài chính của nền hành chính nhà nước có vai trò rất lớn đối với nền hànhchính nhà nước và đất nước
Một là, đảm bảo đủ và kịp thời các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của các cơ quan hành chính quốc gia
Trong quá trình hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thường có nhu cầu sửdụng các nguồn tài chính ngắn hạn và dài hạn để duy trì hoạt động bình thường của đơn vị.Vai trò của quản lý tài chính trước hết thể hiện ở việc xác định đúng nhu cầu nguồn tàichính cho hoạt động điều hành trong từng thời kỳ, “từ đó lựa chọn hợp lý phương pháp,hình thức nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động của cơ quan hành chính quốc gia
2 Tiết kiệm và tăng hiệu quả trong quản lý tài chính
Do hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước rất đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnhvực kinh tế, văn hóa, xã hội, không chỉ theo đuổi mục tiêu riêng mà còn phục vụ mục tiêuchung của toàn xã hội nên quản lý tài chính khá phức tạp và thường xuyên bị được quyđịnh cụ thể cho những mục tiêu cụ thể Mọi ngành nghề “Trong điều kiện kinh tế thịtrường, yêu cầu về chất lượng dịch vụ công và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hànhchính quốc gia ngày càng phức tạp.” Ngoài khoản chi ngân sách quốc gia của các cơ quanhành chính quốc gia, các đơn vị này còn có nguồn thu từ người dân chi trả Tốt quản lý tàichính của các cơ quan hành chính quốc gia không chỉ giúp giảm chi tiêu công cho ngânsách quốc gia và khuyến khích cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội với chi phí tiếtkiệm.”
Trang 21Thứ ba, nhà nước có thể giám sát, kiểm tra chặt chẽ mọi mặt hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
Quản lý tài chính là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của bất kỳ tổ chứcnào trong điều kiện kinh tế thị trường Bởi lẽ, tài chính thể hiện cái nhìn tổng thể, toàndiện về hoạt động của đơn vị “Thông qua quản lý tài chính, đơn vị quản lý không chỉ
có thể kiểm soát toàn bộ chu trình hoạt động của đơn vị mà còn đánh giá được chấtlượng hoạt động của đơn vị Tài chính còn thể hiện lợi ích của các đơn vị có liên quanđến đơn vị Thông qua quản lý tài chính, đơn vị quản lý có thể hiệu quả Công tác quản
lý tài chính của hành chính nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng như
17
vậy, thông qua các bảng biểu, số tiền chi tiêu hàng ngày, tình hình tài chính và việc thựchiện các mục tiêu tài chính, lãnh đạo, quản lý nhà nước có thể tiến hành đánh giá, kiểmsoát tổng thể về mọi mặt Nhà nước có thể kịp thời phát hiện những vướng mắc trong hoạtđộng và có quyết định điều chỉnh hoạt động cho phù hợp, phù hợp với tình hình thực tế.”
4 Phòng chống tham nhũng
Việc sử dụng các nguồn tài chính của cơ quan nhà nước liên quan trực tiếp đến hiệuquả kinh tế, xã hội và chi tiêu thanh toán của người dân Vì vậy, nếu tài chính của cơ quanquản lý nhà nước được quản lý, giám sát, kiểm tra tốt sẽ giúp hạn chế, ngăn chặn nhữnghiện tượng không mong muốn, tham nhũng trong phát triển và sử
dụng nguồn tài chính khu vực công, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính nhà nước nguồn tài chính
1.2.1.4 Phân cấp trách nhiệm và kiểm soát tài chính trong đơn vị
Nguồn kinh phí để các cơ quan nhà nước hoạt động, có thể là hoàn toàn từ ngân sáchnhà nước hoặc một phần từ ngân sách nhà nước “Ngân sách nhà nước, quỹ tiền tệ tậptrung lớn nhất của Nhà nước, lâu nay luôn xảy ra mâu thuẫn giữa nguồn thu và nhiệm vụchi Để giảm thiểu mâu thuẫn này, cũng đồng thời trao quyền chủ động cho chính quyềnđịa phương, cho các cơ quan nhà nước, Chính phủ đã tiến hành phân cấp ngân sách, tạođiều kiện cho địa phương phát huy tính chủ động sáng tạo của mình, góp phần thiết thựctrong việc lành mạnh hóa ngân sách nhà nước Còn đối với các cơ quan nhà nước, Nhànước phân cấp trách nhiệm và quyền kiểm soát hoạt động tài chính trong cơ quan, đơn vịcho chính cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước Nhà nước giao cho các cơ quannhà nước quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, mỗi cơ quan, đơn vị tựxây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ Trong đó, thể hiện rõ quyền tự chịu trách nhiệm củamỗi cơ quan, đơn vị đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước được cấp để cơ quanthực hiện nhiệm vụ của mình.” Chính phủ cũng quy định rõ quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập Đây được coi là hình thức phân
Trang 22cấp trách nhiệm và kiểm soát hoạt động tài chính cho các tổ chức nhà nước tiên tiến hiện
có ở trong nước, với người chịu trách nhiệm là người đứng đầu đơn vị
18
1.2.1.5 Nguyên tắc quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước
Việc quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ các nguyêntắc sau:
1 Nguyên tắc hiệu quả
“Đó là nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lý tài chính nói chung và trong quản
lý cơ quan hành chính nhà nước nói riêng Hiệu quả của quản lý tài chính được thể hiệnqua việc so sánh kết quả và chi phí trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội Theonguyên tắc này, nhà nước cần tính đến cả hiệu quả xã hội và lợi ích kinh tế
khi thực hiện quản lý tài chính của cơ quan nhà nước Lợi ích xã hội tuy khó có thể lượng hóa nhưng luôn được đề cập và xem xét nghiêm túc trong quá trình quản lý tài chính công Nhà nước phải cân đối thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu dựa trên lợi ích của toàn xã hội, các mục tiêu chính trị quan trọng cần đạt được trong từng thời kỳ và định mức chi tiêu hợp lý Hiệu quả kinh tế là tiêu chí quan trọng được các cá nhân hoặc cơ quan chức năng cân nhắc khi xem xét các kế hoạch, dự án nghề nghiệp khác nhau.” Hiệu quả xã hội và lợi ích kinh tế là hai yếu tố quan trọng phải được xem xét đồng thời khi đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động dịch vụ công hoặc chính sách chi ngân sách
2 Nguyên tắc thống nhất
Đây là nguyên tắc thống nhất quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nướcthông qua một văn bản pháp luật thống nhất trên phạm vi cả nước “Quản lý thống nhất làviệc tuân theo một khuôn khổ chung về hình thành, sử dụng, kiểm tra, rà soát, giải quyết,
xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện quản lý thu chi, chủ yếu ở
các cơ quan nhà nước” đảm bảo cho các quốc gia khác nhau Sự đối xử công bằng và bìnhđẳng của các cơ quan hành chính, hạn chế các yếu tố tiêu cực và rủi ro trong hoạt động tàichính, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến hoạt động tài chính, cũng như tính chủ quantrong việc xác định thu nhập và chi tiêu
3 Nguyên tắc tập trung và dân chủ
Đây là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính của cơ quan quản lý nhà nước
có sử dụng ngân sách nhà nước “Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý tài chính của
cơ quan quản lý nhà nước bảo đảm các nguồn lực xã hội được sử dụng hợp lý dựa trên quy
mô nền kinh tế quốc dân và quy mô cơ quan quản lý nhà nước
19
Trang 234 Nguyên tắc công khai, minh bạch
Cơ quan hành chính quốc gia là tổ chức công, việc quản lý tài chính của các đơn vịnày phải tuân thủ yêu cầu chung của quản lý tài chính công, đó là huy động và phân bổ cácnguồn lực xã hội, đặc biệt là tính công khai, minh bạch của các nguồn tài chính, bởi vì tàichính công là một Đóng góp vào xã hội.”Thực hiện quản lý công khai, minh bạch sẽ tạođiều kiện cho xã hội giám sát, kiểm soát các quyết định thu, chi tài chính công, hạn chếthất thoát, đảm bảo tính hợp lý trong chi tiêu công
1.2.2 Nội dung quản lý tài chính tại các cơ quan hành chính nhà nước
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý quốcgia, bao gồm lập kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuấtkinh doanh và giám sát thu nhập - Quyết toán chi phí, ngân sách và báo cáo lãnh đạo cáccấp Vì vậy, hiệu quả quản lý tài chính là nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay thất bạicủa nền hành chính quốc gia
“Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chếquản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phươnghướng phát triển đã được hoạch định Cơ quan hành chính nhà nước là các tổ chức do Nhànước có thẩm quyền quyết định và thành lập để thực hiện cung cấp một số dịch vụ công vàhoạt động trên cơ sở nguồn ngân sách do nhà nước cấp không vì mục tiêu lợi nhuận Dovậy, cơ chế quản lý tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước góp phần tạo ra hànhlang pháp lý cho quá trình tạo lập, sử dụng nguồn tài chính trong các cơ quan hành chínhnhà nước.”
Công tác lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính vì nó đảm bảocho việc thu chi tài chính của đơn vị được đảm bảo Lập kế hoạch hàng năm của đơn vịcăn cứ vào quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, hoạt động phi tác nghiệp và các hoạt động kháctrong năm báo cáo Dữ liệu về chi phí nhân công, hành chính, chuyên môn, mua sắm, bảotrì và xây dựng cơ bản cho năm báo cáo được sử dụng làm cơ sở lập dự toán hàng năm.Theo Nghị định số 130/ND-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy địnhquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc sử dụng tiền lương và kinh phí hành chínhcủa cơ quan nhà nước Hàng năm, các đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp vớichức năng, nhiệm vụ, năng lực của đơn vị theo quy định của pháp luật (Chính phủ, 2005)
20
Các cơ quan quản lý quốc gia cùng ngành được tổ chức thành các đơn vị ngân sáchcác cấp theo hệ thống dọc: đơn vị ngân sách cấp một, đơn vị ngân sách cấp hai và đơn vịngân sách cấp ba
Đơn vị dự toán ngân sách cấp một: “Là đơn vị trực tiếp tiếp nhận ngân sách hàng
Trang 24năm do Chính phủ cùng cấp ban hành và chịu trách nhiệm ban hành dự toán ngân sáchhàng năm, quản lý và điều hành ngân sách hàng năm cùng cấp
Đơn vị ngân sách cấp 2: Là đơn vị trực thuộc đơn vị ngân sách cấp 1, có nhiệm vụtiếp nhận dự toán ngân sách từ đơn vị ngân sách cấp 1 và phân bổ dự toán ngân sách chođơn vị ngân sách cấp 3, đồng thời là cơ quan hành chính đơn vị chịu trách nhiệm tổ chứcngân sách cấp này và ngân sách cấp dưới
Đơn vị ngân sách cấp 3: là đơn vị ngân sách sử dụng trực tiếp kinh phí của đơn vịcấp 2 hoặc đơn vị ngân sách cấp 1 không có đơn vị cấp 2, chịu trách nhiệm tổ chức, quản
lý ngân sách của đơn vị mình và các đơn vị ngân sách trực thuộc của nó.”
Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước chủ yếu được ngân sách nhà nướcduy trì và bảo đảm theo nguyên tắc bồi thường không trực tiếp Vì vậy, hoạt động hànhchính nhà nước phải tuân thủ hệ thống quản lý tài chính công Quản lý tài chính là một bộphận, một khâu của quản lý kinh tế - xã hội, là một khâu quản lý toàn diện
“Cơ chế quản lý tài chính theo năm dự toán là cơ chế truyền thống được áp dụngtrước năm 2002 Theo cơ chế quản lý này các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vào chứcnăng, nhiệm vụ được giao và các tiêu chuẩn định mức của Nhà nước các cơ quan quản lýnhà nước lập dự toán thu chi theo năm; tổ chức thực hiện dự toán tuyệt đối tuân thủ cáctiêu chuẩn định mức của Nhà nước trong phạm vi dự toán được duyệt; Quyết toán dự toántheo cơ chế này tuân thủ theo các mục chi của mục lục NSNN tương ứng với từng nộidung chi, các khoản chi không hết phải nộp lại NSNN hoặc giảm trừ dự toán vào năm sautrừ trường hợp đặc biệt
Cơ chế tự chủ tài chính được hình thành trên quan điểm đơn vị sử dụng tài chínhđược điều hành một cách linh hoạt thay thế cho cơ chế quản lý tài chính năm mà lâu naynhà nước áp đạt cho các cơ quan hành chính nhà nước Văn bản đánh dấu sự ra đời của cơchế này là Nghị định đầu tiên được Chính phủ ban hành nghị định số 130/ NĐ-CP ngày 17tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụngbiên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các
21
cơ quan nhà nước,” Nghị định này đã xác định rõ các cơ quan hành chính nhà nước được
tự chủ tài chính, được chủ động bố trí kinh phí để thực hiện nhiệm vụ.(Chính Phủ, 2005)Kinh phí hoạt đồng do NSNN cấp cho các cơ quan hành chính nhà nước có một số đặcđiểm sau:
Thứ nhất, NSNN phải đảm bảo 100% kinh phí để duy trì sự tồn tại và hoạt động
của cơ quan nhà nước
Điều đó xuất phát từ chỗ, hoạt động quản lý nhà nước mang tính chất hàng hóa công
Trang 25cộng thuần túy, không thể xã hội hóa Mọi người được hưởng lợi từ những dịch vụ quản
lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an ninh,quốc phòng
Thứ hai, đo lường hiệu quả của chi NSNN cho quản lý nhà nước là rất khó khăn,
tuy nhiên việc đo lường là có thể
“Các hoạt động quản lý nhà nước có phạm vi rộng, liên quan đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội Doanh nghiệp với mục tiêu thu lợi nhuận tối đa có thể dùng chỉ tiêu lợi suất lợi nhuận, cổ tức, giá cổ phiếu…để đánh giá một cách rõ ràng hiệu quả hoạt động Nhưng đánh giá xem chi NSNN tăng lên hay giảm xuống có tác động như thế nào đến việc điều hành khối kinh tế xã hội trong điều kiện các nhân tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội luôn luôn vận động thì các chỉ tiêu trên không dùng được Hiệu quả kinh tế có tính rõ ràng, nhưng hiệu quả xã hội chưa có thước đo chuẩn mực Giữa đầu vào và đầu ra trong hoạt động quản lý nhà nước không có mối quan hệ
rõ ràng đã gây khó khăn cho việc đánh giá chi tiêu trong lĩnh vực này.” Tuy nhiên, việcđánh giá kết quả công tác của các cơ quan quản lý nhà nước là cần thiết và có thể hoàn thiện dần từng bước Điều này dẫn tới ý tưởng quản lý kinh phí theo kết quả đầu ra.Tuy nhiên, dù thực hiện cơ chế quản lý tài chính nào thì công tác quản lý tài chính ở các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm ba khâu công việc đó là:
- Thứ nhất, lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao hàng năm
- Thứ hai, tổ chức chấp hành dự toán thu, chi tài chính hàng năm theo chế độ, chính sách của Nhà nước
- Thứ ba, quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước
* Ý nghĩa của việc lập dự toán
Dự toán là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình quản lý tài chính của cơ quan hành chính nhà nước Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cụ thể:
Một là, đo lường, đánh giá khả năng và nhu cầu tài chính của cơ quan, đơn vị, từ đónâng cao hiệu quả, giảm bớt những trở ngại trong việc sử dụng kinh phí của cơ quan, đơn
Trang 26vị
Thứ hai, theo nguyên tắc quản lý tài chính, chi phải căn cứ vào thu nhưng thu, chicủa các cơ quan quản lý nhà nước không hoàn toàn giống nhau về thời gian, có khi có chi nhưng không có thu và ngược lại Vì vậy, cần phải có kế hoạch thu chi để nhà quản
lý có thể chủ động quản lý các cơ quan, đơn vị
Thứ ba, dự toán là cơ sở để các cơ quan, đơn vị thực hiện Dự toán là hoạt động thiếtlập các hướng dẫn cho quá trình thực hiện ngân sách Vì vậy, dự toán có vai trò quan trọngtrong hoạt động tổ chức của đơn vị và là cơ sở định hướng quá trình thực hiện dự toán củađơn vị trong tương lai Dự toán còn là tiêu chí đánh giá hiệu quả
chấp hành ngân sách của cơ quan hành chính nhà nước
* Yêu cầu của việc lập dự toán
Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán trong một cơ quan, đơn vị là nhằm phân tích,đánh giá các khoản thu, chi tài chính trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đưa ra các chỉ tiêuthu, chi tài chính sát với thực tế sao cho có hiệu quả nhất
“Điều đó đòi hỏi việc lập dự toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước
- Việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và lĩnh vực chi
- Phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo
23
- Lập dự toán phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian, phải thểhiện đầy đủ các khoản thu chi theo Mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính gửi kịpthời cho các cơ quan chức năng của nhà nước xét duyệt.”
- Dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước
Trang 27- Chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.
- “Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
-xã hội và dự toán ngân sách Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước
- Lập ngân sách phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện ngân sách các năm trước đặc biệt là năm báo cáo
* Các bước lập dự toán
Quá trình lập dự toán được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây: Thông báo
số kiểm tra; Lập dự toán và hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên
- Thông báo số kiểm tra
Hàng năm, để lập dự toán trong các cơ quan nhà nước, cần đòi hỏi phải có công tác hướng dẫn lập dự toán của cơ quan tài chính cấp trên và thông báo số kiểm tra dự toán.”
24
Khi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, ủy ban nhân dân các cấp báo cáo dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp dưới đảm bảo số thu không thấp hơn số kiểm soát tổng
số tiền và cơ cấu chi tiêu phải phù hợp với số kiểm soát
Đối với ngân sách địa phương, quá trình giao số séc cũng diễn ra ở nhiều cấp ngânsách và đơn vị ngân sách các cấp cho đến khi đơn vị ngân sách cấp dưới nhận được số séc
và văn bản hướng dẫn Hướng dẫn Đề xuất Ngân sách được coi là đã hoàn thành bước nàycủa công việc
- Lập dự toán
Đơn vị chi phí cơ sở lập dự toán căn cứ vào số kiểm tra, văn bản hướng dẫn chi phí và báo cáo đơn vị chi phí cấp trên hoặc bộ phận tài chính
“Bước 1: Lập dự toán thu
Dự toán thu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc lập dự toán chi và triển khainhiệm vụ chi đảm bảo chủ động thu, chi trong đơn vị Theo cách phân loại các cơ quanNhà nước, có thể chia việc lập dự toán thu đối với các cơ quan, đơn vị làm 2 cách Đó là:
Trang 28Đối với các đơn vị không có nguồn thu sự nghiệp, trên cơ sở phân bổ và giao dự toán ngânsách năm đối với các đơn vị theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị này tuỳtheo ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình để xây dựng dự toán thu theo đúng quyđịnh của nhà nước Đối với các đơn vị có thêm nguồn thu sự nghiệp thì ngoài việc lập dựtoán thu trên cơ sở phân bổ và giao dự toán ngân sách năm theo quy định của Thủ tướngChính phủ, các đơn vị cần phải lập dự toán đối với các nguồn thu ngoài ngân sách.Bước 2: Lập dự toán chi
Tuy nhiên, đối với mỗi đơn vị, việc lập dự toán chi đòi hỏi phải cụ thể theo nguyên tắc:
+ Các khoản chi phải có nguồn đảm bảo
+ Các khoản chi qua các năm phải tương đối ổn định
+ Các khoản chi thường xuyên, phải gắn chặt với các hoạt động của đơn vị+ Các mức chi phải tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách quy định hiện hành củaNhà nước
25
+ Các khoản chi được lập phải đạt hiệu quả cao với nguồn lực thấp nhất.”
Bước 3: Lập Báo cáo thuy t minh dự toán
Trên cơ sở dự toán thu và dự toán chi, phòng Kế hoạch – Tài chính tiến hành lập Bản Báo cáo thuyết minh dự toán Trên Bản báo cáo thuyết minh dự toán phải chỉ ra được các nội dung sau:
+ Căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán
+ Cơ cấu thu, chi tài chính dự toán có phù hợp với định mức quy định
hay không
+ Sự thay đổi thu chi tài chính dự toán năm kế hoạch so với năm báo cáo như thế nào, nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi đó
+ Các biện pháp cơ bản để thực hiện tốt dự toán
- Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên
“Căn cứ vào dự toán đã được sự chấp thuận của cơ quan hành chính nhà nước cấptrên; cơ quan Tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề nghị cơ quanhành chính Nhà nước cấp trên chính thức phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên chomỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị
Trang 29Khi lập dự toán ngân sách, các các cơ quan quản lý nhà nước phải phản ánh đầy
đủ các khoản thu, chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, kể cả các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ Trong quá trình lập dự toán ngân sách phải lập đúng mẫu biểu, thời gian theo đúng quy định và lập chi tiết theo mục lục NSNN Dự toán ngân sách của các cơ quan quản lý nhà nước được gửi đúng thời hạn đến các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.”
1.2.2.2 Công tác chấp hành dự toán thu, chi
Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hànhchính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiệnthực “Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các cơ quan hành chính nhà nước tổchức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm
vụ thu chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng
mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả Để theo dõi quá trình
ghi nhận đầy đủ, kịp thời và liên tục quá trình chấp hành dự toán đã được xây dựng.+ “Quá trình chấp hành dự toán chi: song song với việc tổ chức khai thác các nguồnthu nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động, các cơ quan hành chính nhà nước phải
có kế hoạch theo dõi việc sử dụng các nguồn kinh phí (thực hiện các khoản chi) đúng mụcđích để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả Trong
cơ chế tự chủ tài chính, thước đo các khoản chi của đơn vị có chấp hành đúng dự toán haykhông chính là quy chế chi tiêu nội bộ Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để Thủ trưởngđơn vị điều hành việc sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động thường xuyên, là cơ sởpháp lý để KBNN kiểm soát chi Những nội dung chi trong quy chế chi tiêu nội bộ đã cótiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì phải thực hiện theo đúng quyđịnh của Nhà nước Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị trongquy chế chi tiêu bộ nhưng Nhà nước chưa ban hành chế độ thì Thủ trưởng đơn vị có thể
Trang 30xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chínhcủa đơn vị.” Do vậy quá trình này, đòi hỏi tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNphải tổ chức vận dụng hệ thống phương pháp kế toán để thu thập, ghi nhận, xử lý và cungcấp thông tin kịp thời các khoản chi theo từng nội dung chi, từng nhóm chi, mục chi vàthường xuyên tổ chức phân tích, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề rabiện pháp tăng cường quản lý chi
1.2.2.3 Công tác quyết toán ngân sách thu, chi
Quyết toán thu chi là khâu cuối cùng của chu trình quản lý tài chính Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện dự toán và là cơ sở để đánh giá,
27
phân tích kết quả chấp hành dự toán thu chi từ đó rút ra kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo
“Nội dung của quyết toán thu chi trong các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm tổnghợp và trình bày toàn diện về tình hình thu chi và cân đối ngân sách; tình hình tiếp nhận và
sử dụng nguồn kinh phí và sự vận động của tài sản sau một kỳ kế
toán chính thức Tức là hoàn thành hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) và báo cáo quyếttoán NSNN BCTC năm của đơn vị dự toán cấp dưới gửi đến đơn vị cấp trên bao gồmBảng cân đối tài khoản năm, Báo cáo thuyết minh quyết toán năm, Báo cáo quyết toánnăm trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt hoặc tổng hợp và phải có xácnhận của KBNN đồng cấp.” Số liệu trên sổ kế toán của đơn vị phải đảm bảo cân đối vàkhớp đúng với số liệu của cơ quan tài chính và KBNN cả về tổng số và chi tiết, sau đó mớitiến hành lập báo cáo quyết toán năm
Như vậy, lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán thu chi ngân sách trong các
cơ quan hành chính nhà nước có quan hệ mật thiết với nhau và là công cụ quản lý giúp cácđơn vị sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính và hoạt động của các đơn vị này
“Quy trình quyết toán ngân sách nhà nước được áp dụng đối với tất cả các khoảnngân sách nhà nước giao dự toán, các khoản thu được để lại chi theo chế độ quy định vàngân sách các cấp chính quyền địa phương
- Quy trình quyết toán tài chính bao gồm các hoạt động sau: Khóa sổ thu chi ngânsách cuối năm; Lập báo cáo quyết toán; Xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán
- Khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm
Đến ngày 31 tháng 12, đơn vị phải xác định chính xác số dư tạm ứng, số dư dự toán còn lại chưa chi, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị để có phương hướng xử lý theo quy định
- Về nguyên tắc, các khoản chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm nào chỉ
Trang 31được chi trong niên độ ngân sách năm đó.
- Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách (kể cả tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản) đốivới các nhiệm vụ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được thực hiệnchậm nhất đến hết ngày 31 tháng 12
28
Hết ngày 31 tháng 12, các khoản tạm ứng (gồm cả tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơbản) trong dự toán theo chế độ, nếu chưa thanh toán thì được tiếp tục thanh toán trong thờigian chỉnh lý quyết toán và hạch toán, quyết toán vào ngân sách năm trước
- Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách: đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau Những nội dung được thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán :
+ Hạch toán tiếp các khoản thu, chi ngân sách đã phát sinh từ ngày 31 tháng 12 trở về trước, nhưng chứng từ đang luân chuyển;
+ Hạch toán chi ngân sách đối với các khoản tạm ứng đã đủ thủ tục thanh toán và các khoản chi được cấp có thẩm quyền quyết định cho chi tiếp
+ Đối chiếu và xử lý những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán;
+ Chi chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau theo quyết định của các cấp có thẩm quyền.”
- Xử lý các khoản tạm ứng:
Sau khi kết thúc thời gian điều chỉnh quyết toán, số tiền trả trước còn lại (gọi là
số dư trả trước) được xử lý như sau:
+ Số dư tạm ứng của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; các đơn vị trực thuộc
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các đơn vị khác có kinh phí xây dựng cơ bản được quyđịnh tại các văn bản pháp luật và được nhận trước theo quy định có chưa thu hồi được,được chuyển vào ngân sách năm sau để thanh toán, nếu tổ chức tài chính không có nhucầu nộp thì có thể xem xét chuyển
- Lập báo cáo quyết toán
Báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tài sản, tình hình thu, sử dụng vốn ngân sách quốc gia; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong kỳ kế toán năm, cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính và chủ yếu dùng để đánhgiá tình hình, tình hình hiện tại của đơn vị
Yêu cầu báo cáo giải quyết
- Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, khách quan và phải
Trang 32được lập dựa trên số liệu sổ kế toán.
29
-Hệ thống báo cáo, quyết toán tài chính phải thống nhất, thống nhất với chỉ tiêu dựkiến năm tài chính và mục lục ngân sách quốc gia, bảo đảm so sánh giữa số liệu thực hiện,
số liệu dự kiến và kỳ kế toán
-Số liệu sổ kế toán đơn vị phải thống nhất với số liệu tổng hợp, chi tiết các văn bản thu chi ngân sách của đơn vị, số liệu của bộ phận tài chính, kho bạc
-Báo cáo ngân sách và quyết toán phải được lập theo mẫu quy định, phản ánh đầy
đủ tiêu chuẩn quy định, phải lập đúng thời hạn, nộp đúng thời hạn và báo cáo đầy đủ đếnnơi nhận từng báo cáo
-Các cơ quan hành chính phải thực hiện thống nhất phương pháp tổng hợp số liệu
và xây dựng các chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán để tạo điều kiện tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình Thực hiện dự toán ngân sách nhà nước của cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước
Xem xét và phê duyệt báo cáo quyết toán
Báo cáo quyết toán cuối cùng phải trải qua thủ tục phê duyệt và xem xét Trình tựlập, giao, rà soát, rà soát quyết toán năm của đơn vị ngân sách như sau:
số liệu, điều chỉnh sai sót hoặc chỉnh sửa báo cáo quyết toán theo yêu cầu
Đơn vị ngân sách cấp dưới có trách nhiệm hoàn thiện các yêu cầu của thông báo phêduyệt quyết toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo phê duyệt quyếttoán Trường hợp đơn vị ngân sách cấp dưới có ý kiến phản đối thông báo phê duyệt quyếttoán của đơn vị ngân sách cấp trên thì phải báo cáo đơn vị ngân sách cấp trên xem xét,quyết định
+ Đánh giá:
30
Trang 33Đơn vị ngân sách cấp trên là đơn vị ngân sách cấp một, phải lập báo cáo quyết toánnăm và báo cáo quyết toán của đơn vị ngân sách cấp dưới gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
1.2.3 Cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước
Cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính Nhà nước có thể được thay đổi qua các thời kỳ và giữa các quốc gia “Hiện nay ở Việt Nam, Cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính Nhà nước là cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính
- Mục tiêu của cơ ch tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên ch và kinh phí quản lý hành chính
- Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động hơn trong việc sử dụng biên chế và kinhphí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành các chức năng và nhiệm vụđược giao
- Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức
- Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị vàcán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật
- Nguyên tắc thực hiện cơ chế
- Bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ trường hợp quyđịnh tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 của Nghị định 130/NĐ – CP ngày 17/10/2005 (ChínhPhủ, 2005)
- Thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức
- Nội dung cơ ch tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên ch và kinh phí quản
Trang 34- Nếu mức sử dụng lương thấp hơn chỉ tiêu lương được giao thì kinh phí hành chính vẫn được đảm bảo theo chỉ tiêu lương được phân bổ.
- Nhận hợp đồng thuê việc, hợp đồng lao động đối với một số vị trí theo quy định của pháp luật trong phạm vi quỹ hành chính được phân bổ
Về chi phí hành chính:
Kinh phí hành chính được phân bổ cho các cơ quan thực hiện hệ thống tự quản được lấy từ các nguồn sau:
- Được ngân sách nhà nước cấp
- Việc thu phí, lệ phí được thực hiện theo hệ thống quy định
- Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
Đối với thu nhập từ chi phí để lại và thu nhập khác: Xác định các khoản chi, phíđược trừ, đảm bảo hoạt động dịch vụ được thực hiện theo đúng hồ sơ do cơ quan có thẩmquyền quy định (trừ các khoản phí, chi còn sót lại từ việc mua sắm tài sản cố định và cácquy định khác nếu có) ; Khác Thu nhập được thu theo quy định của pháp luật
“Các khoản chi kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ trong cơ quan hànhchính gồm: những khoản chi thanh toán cho cá nhân (tiền lương, tiền công, phụ cấplương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi…); Chi thanh toán dịch vụcông cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc; Chihội nghị, công tác phí trong nước, chi đoàn đi công tác và đón các đoàn; Các khoản chinghiệp vụ chuyên môn; Các khoản chi đặc thù của ngành, chi mua sắm trang phục; Chimua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, sửa chữa thường xuyên TSCĐ (ngoạitrừ nguồn kinh phí mua sắm và sửa chữa lớn TSCĐ); các khoản chi có tính chất thườngxuyên khác và những khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định.”
32
Ngoài kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ trên, hàngnăm cơ quan hành chính còn được NSNN bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ nhưngkhông thực hiện chế độ tự chủ như: “Chi mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ; Chi đóng niênliễm, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định với các tổ chức quốc tế; Chi thực hiện cácnhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; Kinh phí thực hiện cácchương trình mục tiêu quốc gia; Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có); Kinh phíđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; Kinh phí nghiên cứu khoa học; Kinh phíđầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh phí thực hiệncác nhiệm vụ không thường xuyên khác.”
- Quản lý và sử dụng kinh phí được giao: