1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý tài chính của tập Đoàn hoá chất việt nam

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Tài Chính Của Tập Đoàn Hóa Chất Việt Nam
Tác giả Phùng Quang Cường
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hoàng Việt
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Đề Án Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 225,33 KB

Nội dung

Thứ hai, đề án đã trình bày thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Công ty mẹ đốivới các công ty thành viên giai đoạn 2020-2022 trong đó đề cập đến: Xây dựng kế hoạchquản lý tài chính;

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Trang 3

TÁC GIẢ ĐỀ ÁN

Phùng Quang Cường

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Thương mại

và các thầy cô khoa Sau đại học đã hết sức tạo điều kiện cho tôi cũng như các học viênkhác có một môi trường học tập tốt, được truyền đạt nhiều kiến thức hữu ích trong quátrình học tập và nghiên cứu tại trường

Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Hoàng Việt đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này

Bên cạnh đó tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ viên chức tại Tập đoànHóa chất Việt Nam đã tạo điều kiện và hỗ trợ nhiệt tình trong việc cung cấp các thông tincần thiết phục vụ cho đề tài luận văn của tôi

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii

TÓM TẮT .…… 1

PHẦN MỞ ĐẦU 3 1 Tính cấp thiết của đề tài 3 2 Mục tiêu nghiên cứu 4 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4 Phương pháp nghiên cứu 5 5 Kết cấu của đề án 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TĐKT 6 1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý tài chính của TĐKT 6 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TĐKT 6 1.1.2 Khái niệm quản lý tài chính 8 1.1.3 Khái niệm quản lý tài chính của TĐKT 8 1.1.4 Mục tiêu quản lý tài chính 10 1.2 Nội dung quản lý tài chính của TĐKT 11 1.2.1 Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính 11 1.2.2 Thực thi kế hoạch quản lý tài chính 14 1.2.3 Thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi các kế hoạch quản lý tài chính 25 1.2.4 Rà soát và điều chỉnh các kế hoạch quản lý tài chính 30 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính .31 1.3.1 Các nhân tố khách quan .31 1.3.2 Các nhân tố chủ quan 34

iv 1.4 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính và bài học cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam .35 1.4.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số doanh nghiệp 35 1.4.2 Bài học cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 40 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM 43 2.1 Khái quát về tình hình và yếu tố ảnh hưởng đến Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 4

Trang 5

3 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tập đoàn Hóa chất VN 43

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 45

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh .46

2.1.4 Cơ cấu tổ chức/ Mô hình hoạt động của tập đoàn 48 2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 51 2.2.1 Tình hình tài sản, nguồn vốn của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 51 2.2.2 Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính 51 2.2.3 Thực thi kế hoạch quản lý tài chính 54 2.2.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi các kế hoạch quản lý tài chính 85 2.2.5 Rà soát và điều chỉnh các kế hoạch quản lý tài chính 90 2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý tài chính tại Tập đoàn hóa chất Việt Nam 9

2 2.3.1 Những kết quả đạt được 92

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 94

CHƯƠNG 3 CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM 105 3.1 Mục tiêu và định hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Tập Đoàn Hóa chất Việt Nam 105

3.1.1 Mục tiêu phát triển của Tập Đoàn Hóa chất Việt Nam 105

3.1.2 Định hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 106 v 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện uản lý tài chính tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

107 3.2.1 Giải pháp xây dựng kế hoạch quản lý tài chính 107

3.2.2 Giải pháp thực thi kế hoạch quản lý tài chính 109 3.2.3 Giải pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi các kế hoạch quản lý tài chính 121

3.3 Kiến nghị 126

З.3.1 Kiến nghị với Nhà nước 126

З.3.2 Kiến nghị với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 128

KẾT LUẬN 131

TÀI LIỆU THAM KHẢO 133

vi

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn 49Bảng 2.1 Tình hình tài sản, nguồn vốn của Tập đoàn 51Bảng 2.2: Bảng chỉ tiêu kế hoạch tài chính các năm 2021, 2022 của Công ty mẹ - Tậpđoàn 53 Bảng2.3: Kết cấu và sự biến động tài sản của Tập đoàn năm 2020- 2022 55 Bảng 2.4:Tình hình tăng giảm tài sản dài hạn 59 Bảng 2.5:Phân tích tình hình nguồn vốn của Tập đoàn qua hai năm 63 Bảng 2.6: Tỷsuất tự tài trợ của Tập đoàn giai đoạn 2020 - 2022 68 Bảng 2.7: Doanhthu, chi phí, lợi nhuận của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 73 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ phânphối lợi nhuận của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam 79 Bảng 2.8: Chi tiết doanhthu của Tập đoàn năm 2020 - 2022 82 Bảng 2.9: Tổng hợp chi phícủa Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giai đoạn 2020 –

Trang 7

Với mục đích nghiên cứu thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Công ty mẹ đối với các công ty thành viên trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Chương 2 của đề án đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, đề án đã khái quát quá trình hình thành, phát triển của Tập đoàn, phân tíchđặc điểm hoạt động và tổ chức của Tập đoàn ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính củaCông ty mẹ đối với các công ty thành viên

Thứ hai, đề án đã trình bày thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Công ty mẹ đốivới các công ty thành viên giai đoạn 2020-2022 trong đó đề cập đến: Xây dựng kế hoạchquản lý tài chính; Thực thi kế hoạch quản lý tài chính; Thanh tra, kiểm tra, giám sát thựcthi các kế hoạch quản lý tài chính; Rà soát và điều chỉnh các kế hoạch quản lý tài chính.Thứ ba, đề án đã tập trung phân tích và đánh giá những kết quả đạt được và hạn chếcủa cơ chế quản lý tài chính tại Tập đoàn giai đoạn 2020-2022, những nguyên nhân cơ bảncủa hạn chế đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện cơ chế quản

lý tài chính tại Tập đoàn trong Chương 3

Trên cơ sở bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước và định hướng chiến lược phát triểncủa ngành công nghiệp hóa chất, đề án đã phân tích cơ hội và thách thức đối với Tập đoànCông nghiệp hóa chất Việt Nam trong thời kỳ mới và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện

cơ chế quản lý tài chính của Công ty mẹ đối với các công ty

2

thành viên của Tập đoàn, bao gồm: Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính; Thực thi kế

Trang 8

hoạch quản lý tài chính; Thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi các kế hoạch quản lý tàichính; Rà soát và điều chỉnh các kế hoạch quản lý tài chính Đồng thời, đề án cũng đề xuấtmột số kiến nghị đối với Nhà nước và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệpnhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tậpđoàn Hóa chất Việt Nam.

3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới và sắp xếp lại Tập đoàn nhà nước, một sốTập đoàn Nhà nước đã được chọn là thí điểm chuyển sang hoạt động theo mô hìnhTĐKT Cho đến nay, các TĐKT đã có những đóng góp nhất định trong cung ứng việclàm, tạo nguồn thu ngân sách, tăng trưởng GDP, đồng thời được xem xét như là mộtcông cụ quan trọng để nhà nước giữ sự ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết các vấn đề ansinh xã hội, góp phần đảm bảo an ninh, hóa chất

Tập đoàn Hóa chất Việt hoạt động với quy mô lớn và đa ngành nghề trong đó tậptrung vào lĩnh vực phân bón, hóa chất cơ bản và hóa chất công nghiệp Sản phẩm của Tậpđoàn nói riêng và của ngành công nghiệp hóa chất nói chung ngày càng đóng vai trò quantrọng đối với nền kinh tế; là nguyên liệu và sản phẩm đầu vào phục vụ cho nhiều ngànhsản xuất; là sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người (mĩ phẩm, da giầy, xà phòng ); cácsản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giúp nâng cao năng suất nông nghiệp; các sảnphẩm hóa dược được bào chế phục vụ cho ngành y tế, chăm sóc sức khỏe con người…Trong thời gian qua, trên cơ sở Nghị định 69/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt độngcủa các TĐKT Nhà nước, Nghị định 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào quản

lý Tập đoàn và quản lý tài chính đối với Tập đoàn Nhà nước., Tập đoàn Hóa chất ViệtNam thông qua Công ty mẹ của Tập đoàn đã bước đầu xây dựng và triển khai áp dụngquản lý tài chính tại Tập đoàn Giai đoạn 2020 - 2022, Tập đoàn đã từng bước vượt quakhó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, tham gia đáp ứng các cân đối lớncủa nền kinh tế, đặc biệt là bảo đảm cân đối phân bón cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp.Sản xuất công nghiệp tăng khá về giá trị, doanh thu, lợi nhuận; vốn chủ sở hữu được bảotoàn và tăng trưởng tốt; ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động Tuy nhiên, tronggiai đoạn 2020 – 2022, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Tập đoàn chưa đạt kế hoạch

đề ra; quản lý tài chính còn một số bất cập như công tác huy động, quản lý đầu tư vốn cònhạn chế,

Trang 9

mối quan hệ tài chính giữa Tập đoàn và các công ty thành viên còn tồn tại vướng mắc, cảntrở sự phát triển của các công ty thành viên và của cả Tập đoàn Hơn nữa, trong bối cảnhhội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng thì việc phải hoàn thiện quản lý tàichính tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh và

sự phát triển bền vững của tập đoàn trong thời gian tới là một tất yếu khách quan Chính vì

vậy, Học viên đã lựa chọn “Quản lý tài chính của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam” làm đề

tài đề án của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề án là đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đối với đề án là:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý tài chính của Tập đoàn

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Tập đoàn Hóa chất Việt Namgiai đoạn 2020-2022, trên cơ sở đó chỉ rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân củanhững hạn chế đó

- Đề xuất phương hướng và các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong thời gian tới, góp phần nâng cao năng lực

cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề án là quản lý tài chính tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

* Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về quản lý tài chính của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

5

Về thời gian: Các tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập thời gian từ

2020 đến 2022, giải pháp, kiến nghị đề xuất có giá trị ứng dụng đến năm 2025 và các nămtiếp theo

Trang 10

Về không gian: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Phương pháp phân tích, thống

kê, so sánh, tổng hợp để xem xét, phân tích đánh giá các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiêncứu

Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong đề án bao gồm các số liệu thứ cấp được tácgiả sử dụng qua một số kênh như: Báo cáo tài chính của Tập đoàn hóa chất Việt Nam, báocáo của Bộ Tài chính, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp…

6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

CỦA CÁC TĐKT

1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý tài chính của TĐKT

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của TĐKT

Căn cứ theo quy định tại Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tập đoànkinh tế như sau:

“Điều 194 Tập đoàn kinh tế, tổng công ty

1 Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.

2 Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công

ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác vàtập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách

Trang 11

pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.

Khái niệm “TĐKT” đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đưa ra từ nhiềugóc độ khác nhau

Theo Nguyễn Đình Phan (1996), Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ởViệt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia: “Tập đoàn kinh doanh là một tổ hợp các Tập đoànhoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau trong phạm vi một nước hoặcnhiều nước trong đó có một “Tập đoàn mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của

“Tập đoàn con” về mặt tài chính và chiến lược phát triển Tập

7

đoàn kinh doanh là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năngliên kết kinh tế nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợinhuận” [6]

Theo Nguyễn Thị Diễm Châu, Nguyễn Ngọc Thanh (2012), Mô hình TĐKT trongcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia: “TĐKT là một cơ cấu sở hữu, tổchức và kinh doanh đa dạng, có quy mô lớn, nó vừa có chức năng sản xuất- kinh doanh,vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhấtcác nguồn lực ban đầu (vốn, sức lao động, công nghệ, v.v ) để tăng khả năng cạnh tranhtrên thị trường và tối đa hóa lợi nhuận Trong đó các TĐKT là tổ hợp các công ty thànhviên (Công ty con) do Tập đoàn (Công ty mẹ) nắm quyền lãnh đạo chi phối về nguồn lựcban đầu, chiến lược phát triển và hoạt động nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nhiều vùnglãnh thổ khác nhau” [5]

Trong đề tài nghiên cứu về TĐKT của Bộ tài chính (2004) đưa ra khái niệm:

“TĐKT là tổ hợp các Tập đoàn hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vực khác nhau, ởphạm vi một nước hay nhiều nước; trong đó có một Tập đoàn (Công ty mẹ) nắm quyềnlãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty khác (Công ty con) về mặt tài chính và chiếnlược phát triển TĐKT là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chứcnăng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh vàtối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh.” Những khái niệm trên đượcđưa ra trên khía cạnh kinh tế học Các khái niệm miêu tả khá đầy đủ và chính xác mô hìnhTĐKT vì vừa hàm chứa đặc điểm về kinh tế, vừa hàm chứa một số đặc điểm về pháp luật.Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng đưa ra khái niệm về TĐKT với nhiều nội dung tươngđồng đó là: một phương thức tổ chức kinh doanh, quy mô lớn, có sự liên kết, hoạt độngtheo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, hoạt động vì mục đích kinh tế, lợi nhuận Đây lànhững điểm chung cơ bản, để tác giả luận án xây dựng một khái niệm về TĐKT [4]

Trang 12

Về khái niệm dưới góc độ pháp lý, theo Nguyễn Đình Phan (1996), Tập đoàn: tổchức và điều hành: “Tập đoàn là tên gọi để chỉ một nhóm công ty kết nối với nhau bằngvốn hay bằng quyền biểu quyết Mỗi công ty trong tập đoàn là một pháp

8

nhân độc lập, tức là có quyền đi kiện và bị kiện, và có tài sản để thực hiện quyền đó Tậpđoàn không phải là một khái niệm pháp lý vì trong luật không có khái niệm trách nhiệmtập thể” [6]

Quan niệm của tác giả Nguyễn Đình Phan (1996) chỉ coi TĐKT là một tên gọi chưaphản ánh đầy đủ bản chất của mô hình TĐKT Tuy nhiên, đây vẫn là khái niệm có giá trịtham khảo tốt với nghiên cứu sinh trong quá trình xây dựng khái niệm pháp lý về TĐKT

1.1.2 Khái niệm quản lý tài chính

Trong Tập đoàn sản xuất – bán hàng, sự kết nối tiền – hàng – tiền thoạt nhìn thấy có

vẻ đơn giản song với những Tập đoàn quy mô lớn, mối quan hệ nhìn thì giản đơn đấynhưng để quản lý nó đạt kết quả tốt và mang lại lợi nhuận lại là bài toán nan giải, thậm chínếu như kiểm soát xấu khiến nhiều Tập đoàn ngấp nghé bên bờ vực phá sản

Bên cạnh khái niệm là quản lý dòng hàng thì việc Quản lý tài chính [dòng tiền]được định nghĩa là: việc quản lý các nghiệp vụ tài chính phát sinh trong quá trình tạo rasản phẩm và kinh doanh của Tập đoàn Hay có khả năng nói rằng, quản trị tài chính giúptối ưu hóa lợi nhuận của tổ chức dựa vào việc quản trị nguồn vốn có hiệu quả

1.1.3 Khái niệm quản lý tài chính của TĐKT

Quản lý tài chính TĐKT là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạngtài chính của một Tập đoàn để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạchkinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trongtương lại nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông

Quản lý tài chính là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của Tậpđoàn Nó được thể hiện thông quá các quyết định khác về tài chính của các cán bộ quản lýtài chính nhằm mục tiêu tối đa hoá tài sản cho chủ Tập đoàn, hạn chế rủi ro trong kinhdoanh Quản lý tài chính luôn gắn liền với khái niệm cơ chế quản lý tài chính TĐKT Cơchế tài chính Tập đoàn được hiểu là một tổng thể các phương pháp, các hình thức và công

cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài

9

chính của Tập đoàn trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất

Trang 13

Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn,đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của Tập đoàn Đây là công việc rất quantrọng đối với tất cả các Tập đoàn bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mànhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh

* Vai trò của quản lý tài chính TĐKT

Quản lý tài chính luôn giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của Tập đoàn Nóquyết định khả năng cạnh tranh, sự thành bại của Tập đoàn trong quá trình kinh doanh.Đặc biệt trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn rakhốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, quản lý tài chính trở lên quan trọng hơn bao giờ hết.Bất kỳ ai liên kết, hợp tác với Tập đoàn cũng sẽ được hưởng lợi nếu như quản lý tài chínhcủa Tập đoàn có hiệu quả; ngược lại họ sẽ bị thua thiệt khi quản lý tài chính kém hiệu quả.Quản lý tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động kháccủa Tập đoàn Quản lý tài chính tốt có thể khắc phục được những khiếm khuyết trong cáclĩnh vực khác Một quyết định tài chính không được cân nhắc, hoạch định kỹ lưỡng cóthể gây nên tổn thất khôn lường cho Tập đoàn và cho nền kinh tế Hơn nữa, do Tập đoànhoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển Bởi vậy, quản lý tàichính TĐKT tốt có vài trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chínhquốc gia Quản lý tài chính TĐKT có những vai trò chủ yếu sau:

- Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh củaTập đoàn Điều này trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầy vốn cần thiếtcho hoạt động của Tập đoàn trong từng thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp

và hình thức thích hợp huy động vốn từ bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời các nhucầu vốn cho hoạt động của Tập đoàn

- Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả Việc huy động vốn

đó nâng cao năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tậpđoàn

Trang 14

- Giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Tập đoàn Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thựchiện các chỉ tiêu tài chính, lãnh đạo và các nhà quản lý Tập đoàn có thể đánh giá tổng hợp

và kiểm soát được các mặt hoạt động của Tập đoàn, phát hiện được kịp thời những tồn tạihay khó khăn vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đưa ra các quyết định để điềuchỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế

kinh doanh

1.1.4 Mục tiêu quản lý tài chính

Quản lý tài chính nói chung liên quan đến việc mua sắm, phân bổ và kiểm soát cácnguồn tài chính của một mối quan tâm Các mục tiêu có thể đảm bảo cung cấp thườngxuyên và đầy đủ vốn cho các đối tượng

+ Đảm bảo lợi nhuận đầy đủ cho cổ đông phụ thuộc vào khả năng thu nhập, giá thị trường của cổ phiếu, kỳ vọng của cổ đông

+ Để đảm bảo sử dụng quỹ tối ưu Một khi các khoản tiền được mua sắm, chúng phải được sử dụng theo cách tối đa có thể với chi phí ít nhất + Để đảm bảo an toàn khi đầu tư, tức là, các quỹ nên được đầu tư vào các dự án mạo hiểm an toàn để có thể đạt được tỷ suất sinh lợi phù hợp + Lập kế hoạch cơ cấu vốn hợp lý – cần có cơ cấu vốn hợp lý và hợp lý để duy trì sự cân bằng giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu

Tối đa hóa giá trị của Tập đoàn: Là mục tiêu quan trọng nhất Nhờ tối đa hóa giá trị mà Tập đoàn nâng cao được mức tài sản và đứng vững trên thị trường cạnh

11

tranh đầy sóng gió Nhà quản trị tài chính cần có cái nhìn đúng đắn giữa việc tối đa hóagiá trị và tối đa hóa lợi nhuận để đánh giá những lợi ích thực mà Tập đoàn đạt được chứ không phải chỉ trên giấy tờ sổ sách Vì có những trường hợp Tập đoàn sinh lời khi bán được hàng, nhưng khách hàng vẫn đang nợ lại

Tối đa hóa lợi nhuận của Tập đoàn: Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà Tập đoànkinh doanh nào cũng hướng tới Các Tập đoàn cần kết hợp giữa giá cả và lượng bán ra đểhoàn thành tốt mục tiêu sinh lời Mức lợi nhuận thu được sẽ phản ánh rõ Tập đoàn cóđang đi đúng hướng hay không Vì vậy, nó được xem là một trong những yếu tố quantrọng của quản trị tài chính Tuy nhiên, lợi nhuận không thể hiện chính xác nguồn tiền màTập đoàn thu vào cũng như giá trị thực mà Tập đoàn đạt được Vì vậy, nhà quản trị cầndựa vào mức lợi nhuận trên vốn cổ phần để đánh giá mức độ kinh doanh của Tập đoàn

1.2 Nội dung quản lý tài chính của TĐKT

Trang 15

1.2.1 Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính

Các hoạt động tài chính của đơn vị cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính Có kế hoạch tài chính tốt thì đơn vị mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của đơn vị Kế hoạch tài chính là một bộ phận quan trọng của kế hoạch hoạt động nhằm trình bày có hệ thống các dự kiến về nhucầu kinh phí, tổ chức nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động chuyên môn nhằm đạt được những kết quả trong tương lai

Kế hoạch tài chính là một công cụ bảo đảm cho sự hoạt động thành công của đơn

vị Việc lập kế hoạch tài chính giúp cho người quản lý xác định rõ mục tiêu cần đạt tới;

từ đó cân nhắc, xem xét tính khả thi, tính hiệu quả của các quyết định Kế hoạch tài chính là công cụ giúp cho người quản lý thực hiện tốt việc điều hành hoạt động chung của đơn vị, hoạt động tài chính và hơn thế nữa là chủ động ứng phó với những biến động thực tế so với dự kiến; từ đó điều chỉnh kịp thời các hoạt động để đạt mục tiêu đề ra

Thực chất kế hoạch tài chính của đơn vị là xác định nhu cầu kinh phí và huy độngđầy đủ kinh phí cho các hoạt động trong từng thời kỳ cụ thể Do vậy, việc

mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng tư 3 đến 5 năm - Kế hoạch tài

- Kế hoạch tài chính dài hạn hay kế hoạch tài chính chiến lược

Các Tập đoàn thường sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ cho khoảng thời gian tư 3đến 5 năm Vấn đề khó khăn đặt ra là làm sao có thể dự đoán hết được những biến động sẽxảy ra với Tập đoàn trong vòng mấy năm sắp tới Các nhà quản lý thường áp dụng quy

Trang 16

trình sau:

Xác lập tốc độ tăng trưởng mong muốn mà Tập đoàn có thể đạt được Tính toánmức vốn cần thiết để trang trải các khoản tồn kho, trang thiết bị, nhà xưởng và nhu cầunhân sự cần thiết để đạt được tốc độ tăng doanh thu Nhà quản lý phải dự tính được chínhxác và kịp thời nhu cầu vốn để có kế hoạch thu hút vốn bên ngoài trong trường hợp ngânquỹ từ lợi nhuận không chia không đủ đáp ứng Có 2 nguồn vốn trang trải cho nhu cầu vốn

để tăng trưởng là: Lợi nhuận và vay nợ Nếu Tập đoàn không có đủ vốn để tài trợ chochương trình mở rộng công việc kinh doanh thông qua tồn kho, đổi mới trang thiết bị vàtài sản cố định và tăng chi phí điều hành Tập đoàn thì sự phát triển của Tập đoàn sẽ bịchậm lại hoặc dừng lại hẳn do Tập đoàn không thanh toán được khoản nợ hết hạn Đểtránh tình trạng này, nhà quản lý phải tích cực kế hoạch tài chính để kiểm soát được tốc độtăng trưởng Muốn thế phải xác định được chính xác các nhu cầu của Tập đoàn trongtương lai

13

bằng cách sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ trong vòng từ 3 đến 5 năm Trong trường hợp lợi nhuận làm cho không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dự báo của Tập đoàn,người quản lý phải bố trị vay nợ bên ngoài hoặc giảm tộc độ tăng trưởng để mức lợi nhuận làm ra có thể theo kịp nhu cầu tăng trưởng và mở rộng Do việc thu hút vốn đầu

tư và vay nợ mất rất nhiều thời gian nên đòi hỏi nhà quản lý phải dự báo chính xác và kịp thời để tránh tình trạng gián đoạn công việc kinh doanh

Để có thể lập và thực hiện các kế hoạch tài chính dài hạn có hiệu quả, các nhà quản lý nên tiến hành theo các bước sau:

- Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi nhuận trên vốn đầu tư và hướng

mở rộng phát triển Tập đoàn Những mục tiêu này phải được thể hiện bằng các con số cụthể

- Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị cần tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu của Tập đoàn và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra Đồng thời phải phát triển các chiến lược dựa trên kết quả phân tích các yếu tố có liên quan (chiến lược giá; tiềm năng về thị trường; cạnh tranh; so sánh chi phí sử dụng vốn đi vay và vốn tự có …) để có thể đưa ra hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển của Tập đoàn

- Chú ý tới nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầng cần thiết đểhoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách đưa ra những dự báo về doanh số, chi phí và lợinhuận không chia cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm

Trang 17

- Trau dồi phương pháp điều hành hoạt động Tập đoàn, nắm bắt các cơ hội về thị trường và phát triển sản phẩm mới để có thể tìm ra biện pháp tốt nhất nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của Tập đoàn.

- Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của Tập đoàn Thường xuyên so sánh kết quả tài chính Tập đoàn thu được với các số liệu hoạt động của Tập đoàn trong cùng ngành để biết được vị trí trong ngành Tìm ra và khắc phục điểm yếu của Tập đoàn Không ngại thay đổi kế hoạch tài chính nếu mục tiêu đề

ra quá thụ động hoặc vượt qua khả năng

Việc quản lý tài sản ngắn hạn tập trung trên ba nội dung sau đây:

Thứ nhất, quản lý dự trữ, tồn kho

Trong quá trình luân chuyển của tài sản ngắn hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanhthì việc dự trữ vật tư, hàng hoá là nhu cầu cần thiết cho quá trình hoạt động bình thườngcủa Tập đoàn Hàng hoá tồn kho có ba loại: Nguyên liệu thô phục vụ cho quá trình sảnxuất kinh doanh, sản phẩm dơ dang và thành phẩm Trong nền kinh tế thị trường, các Tậpđoàn không thể sản xuất đến đâu mua nguyên liệu đến đó mà cần phải có nguyên vật liêu

dự trữ Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vài trò rất lớn

để cho quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành được bình thường Dự trữ hàng hóa thànhphẩm nhằm đảm bảo quá trình phân phối hàng hoá cho khách hàng đều đặn Nếu Tậpđoàn dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn Còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quátrình sản xuất kinh doanh bị

gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo

Thứ hai, quản lý tiền mặt và các chứng chỉ có giá trị tương đương tiền Quản lý tiền

Trang 18

mặt là quản lý tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển Trong kinhdoanh, Tập đoàn cần một lượng tiền mặt và phải dùng nó để trả cho các khoản thanhtoán thường xuyên Trong thực tiễn của các Tập đoàn, rất hiếm khi mà lượng tiền vào,

ra của Tập đoàn lại đều đặn Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh

tế học đã đưa ra mức dự kiến tiền mặt dự kiến dao động

Thứ ba, quản lý các khoản phải thu

Trong mỗi Tập đoàn, các khoản phải thu bao gồm: Phải thu từ khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu tạm ứng và phải thu khác Phải thu từ khách hàng là những khoản nợ có nguồn gốc từ việc bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ, các khoản chiết khấu thanh toán…

Phải thu nội bộ là các khoản phải thu giữa các đơn vị nội bộ Tập đoàn Để thắng lợitrong cạnh tranh trên thị trường, các Tập đoàn có thể sử dụng chiến lược về chất lượngsản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, về dịch vụ giao hàng và các dịch vụ sau khi muahàng là một việc không thể thiếu Tín dụng thương mại có thể được sử dụng như mộtphương thức Phương thức này làm cho Tập đoàn kinh doanh có hiệu quả, ổn định vàphát triển, đứng vững trên thị trường nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro lớn chohoạt động kinh doanh của Tập đoàn Điều đó được thể hiện trên những nét cơ bản sau:i) tín dụng thương mại tác động đến doanh thu bán hàng Do được trả tiền chậm nên sẽ

có nhiều người mua hàng hoá của Tập đoàn hơn từ đó làm doanh thu tăng Khi cấp tíndụng thương mại cho khách hàng thì tất nhiên Tập đoàn bị chậm trễ trong việc trả tiềncho nhà cung cấp, ảnh hưởng đến việc định giá bán hàng hóa dịch vụ; ii) tín dụngthương mại làm giảm được chi phí tồn kho của hàng hóa; iii) tín dụng thương mại làmcho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và hạn chế phần nào về hao mòn vô

Trang 19

hình; iv)16

khi cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có thể làm tăng chi phí trong hoạt động kinhdoanh của Tập đoàn; v) tín dụng thương mại làm tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả chonguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ Thời hạn cấp tín dụng càng dài thì chi phíròng càng lớn

Xác suất không trả tiền của người mua làm cho lợi nhuận bị giảm nếu thời hạn cấp tín dụng càng dài thì rủi ro càng lớn

Với những tác động nêu trên buộc các nhà quản lý phải so sánh giữa thu nhập và chiphí tăng thêm từ đó để quyết định có nên áp dụng tín dụng thương mại đối với khách hànghay không

Để quản lý tốt công nợ đòi hỏi Tập đoàn phải có các quy định cụ thể về quản lý công

nợ, quy định về thanh toán, đối chiếu thường xuyên giữa các bộ phận có phát sinh công

nợ trong Tập đoàn Đồng thời phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện tại đơn vị

+ Quản lý tài sản cố định và quỹ khấu hao tài sản cố định:

* Quản lý tài sản cố định:

Để nghiên cứu đầy đủ bản chất kinh tế và vị trí của tài sản cố định của Tập đoàn, cầnđặt nó trong mối quan hệ với tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất gồm có hai bộ phận cấuthành là tư liệu lao động và đối tượng lao động Tài sản cố định là một bộ phận của tư liệulao động; còn đối tượng lao động là những vật thể hay các yếu tố vật chất chịu tác độngcủa lao động bao gồm các nguyên, nhiên vật liệu… được sử dụng trong quá trình sảnxuất

Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ:

TSCĐ là những tài sản hữu hình hoặc vô hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệthống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một

số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào đó thì cả hệ thống không thểhoạt động được Hiện nay, tài sản nếu thoả mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thìđược coi là tài sản cố định: i) chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sửdụng tài sản đó; ii) nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; iii) cóthời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; iv) có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trởlên [4]

17

Việc phân loại tư liệu lao động thành tài sản cố định và công cụ lao động là rất cầnthiết trong cơ chế quản lý tài chính Việc xác định một tư liệu lao động thuộc tài sản cố

Trang 20

định hay tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ kế toán chi phí và báo cáotài chính của Tập đoàn

* Quản lý khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình sử dụng, xét về mặt hình thái vật chất và về giá trị, các TSCĐ bị haomòn dần Sự suy giảm năng lực sản xuất và hiệu năng hoạt động là một quy luật hoàn toàn

tự nhiên Việc TSCĐ bị giảm sút giá trị như vậy được gọi là hao mòn TSCĐ

Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ Do vậy, để thu hồi lại giá trị của tSCĐ do sự hao mòn trên cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng, khấu hao TSCĐ, Thông tư 23/2023/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho Tập đoàn quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại Tập đoàn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 25/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có nêu: Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian Tập đoàn dự tính sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất, kinh doanhhoặc xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng TSCĐ theo quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường phù hợp với các thông

số kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ [4]

Một số phương pháp khấu hao TSCĐ gồm: phương pháp khấu hao đường thẳng;phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; phương pháp khấu hao theo

số lượng, khối lượng sản phẩm

18

Theo quy định hiện hành, phương pháp khấu hao đường thẳng cho phép các Tậpđoàn hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2lần mức khấu hao quy định để nhanh chóng đổi mới công nghệ

Việc áp dụng phương pháp và thời gian khấu hao có quan hệ trực tiếp đến hạch toán

và xác định thu nhập Tập đoàn Trong một thời kỳ xác định, nếu thời gian khấu hao nhanh

sẽ dẫn đến tăng tương đối chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận trước thuế Do vậy, mỗi Tậpđoàn căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh, khả năng về

Trang 21

tài chính để lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp và phải đăng ký với cơ quanthuế quản lý trực tiếp về phương pháp khấu hao, thời gian khấu hao TSCĐ Phương phápkhấu hao áp dụng cho từng TSCĐ mà Tập đoàn đã lựa chọn phải được đăng ký thực hiệnnhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ đó

Quá trình thực hiện khấu hao TSCĐ, số tiền khấu hao được cộng dồn lại gọi là sốkhấu hao luỹ kế, số khấu hao lũy kế hình thành quỹ khấu hao của Tập đoàn

Đối với mỗi loại hình kinh doanh, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn bao gồm các bộ phận chủ yếu: i) vốn góp ban đầu; ii) lợi nhuận không chia, (thặng dư vốn cổ phần); iii) tăng vốn góp bằng phát hành cổ phiếu mới

+ Vốn vay (Nợ phải trả): Để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất – kinh doanh, Tậpđoàn có thể sử dụng vay nợ từ các nguồn: tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, thuêmua tài chính và vay thông qua phát hành trái phiếu

Tuỳ theo loại hình Tập đoàn và đặc điểm cụ thể về nhu cầu vốn và tình hình thịtrường vốn, mỗi Tập đoàn có thể lựa chọn các phương thức huy động vốn khác nhau.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của Tập đoànđược đa dạng hoá nhằm khai thác mọi nguồn tài trợ trong nền kinh tế

19

Trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, với sự phát triển của thịtrường tài chính, các Tập đoàn có thể khai thác những nguồn vốn vay khá đa dạng nhưsau: i) vay vốn từ các ngân hàng thương mại (thường gọi là tín dụng ngân hàng); ii) vốnvay của các tổ chức phi ngân hàng như: các Tập đoàn tài chính, tín dụng thuê mua, vaynước ngoài, vay của cán bộ nhân viên trong Tập đoàn; iii) vốn huy động thông qua hìnhthức tín dụng thương mại, tức là nợ thương mại giữa các Tập đoàn, các Tập đoàn; iv)nhận góp vốn liên doanh, liên kết

Trong các nguồn vốn kể trên, nguồn vốn tín dụng ngân hàng giữ vị trí quan trọng nhất Tính đa dạng, mức độ an toàn, thuận lợi và hiệu quả cao đã làm cho nguồn vốn tíndụng ngân hàng chiếm vị trí quan trọng nhất đối với các Tập đoàn ở Việt Nam hiện nay

Trang 22

Ngoài ra các Tập đoàn khó vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất, thường khaithác nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp Nguồnvốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm.Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các Tập đoàn

mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế

Nguồn vốn thuê mua (leasing) cũng đang được nhiều Tập đoàn lựa chọn trong việc tài trợ cho các nhu cầu vốn đầu tư thiết bị, máy móc

Riêng nguồn vốn bán trái phiếu chỉ có thể tiếp cận đối với các Tập đoàn lớn, hoạt động có uy tín và thủ tục phức tạp hơn

Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn thể hiện qua lãi suất (hoặc chi phí) củakhoản vốn nhận được Đó là chi phí lãi vay và các chi phí giao dịch được tính vào giáthành sản phẩm hay dịch vụ Khi mua bán hàng hóa trả chậm, chi phí này có thể “ẩn” dướihình thức thay đổi mức giá tuỳ thuộc quan hệ và thoả thuận cụ thể

giữa các bên Trong xu hướng hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các hình thức tín dụng ngày càng được đa dạng hóa và linh hoạt hơn; do đó các Tập đoàn cũng

có nhiều cơ hội để lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của Tập đoàn

1.2.2.3 QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ PHÂN PHỐI LỢI

NHUẬN - Cơ chế quản lý doanh thu

20

Doanh thu là chỉ tiêu tài chính phản ánh giá trị bằng tiền của hàng hóa, dịch vụ tiêuthụ trong kỳ kinh doanh Nó được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: từ hoạt độngkinh doanh của Tập đoàn; từ hoạt động đầu tư tài chính và từ các hoạt động bất thườngkhác Vai trò to lớn của doanh thu đối với quá trình hoạt động Tập đoàn

thể hiện ở chỗ nó là nguồn chủ yếu, quan trọng nhất để trang trải các khoản chi phí phátsinh trong kỳ kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sánh của Nhà nước, tái sảnxuất và tái sản xuất mở rộng của Tập đoàn trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo

Trong quản lý tài chính, việc xác định rõ vai trò của doanh thu có ý nghĩa quantrọng, tạo điều kiện cho các Tập đoàn luôn phấn đấu, sử dụng các biện pháp tăng doanhthu Việc sử dụng biện pháp nào để tăng doanh thu còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế củaTập đoàn và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của Tập đoàn

Xác định cơ chế quản lý doanh thu chính là cách thức xác định doanh thu như thếnào để đúng các quy định, đạt hiệu quả quản lý Hiện nay các Tập đoàn đang quản lýdoanh thu theo ba cách thức chủ yếu sau:

+ Doanh thu của TĐKT được xác định là tổng doanh thu của từng đơn vị thành

Trang 23

viên Quá trình nghiệp vụ tổng hợp các doanh thu riêng của từng đơn vị thành viên tạothành tổng doanh thu của Tập đoàn chỉ có ý nghĩa nhất định khi sử dụng chỉ tiêu này đểxác định quy mô của Tập đoàn, hoặc hoạch định chính sách của Chính phủ Cách xác địnhdoanh thu này được áp dụng trong các Tập đoàn có mối liên kết không chặt về vốn vàquyền sở hữu

+ Tập đoàn không xác định doanh thu riêng đối với từng đơn vị thành viên mà thựchiện việc quản lý một cách chặt chẽ mọi khoản doanh thu phát sinh từ các đơn vị thànhviên để tính doanh thu của cả Tập đoàn Cách thức quản lý này thường được áp dụng ởcác Tập đoàn được xây dựng trên cơ sở mối liên kết chặt về vốn và quyền sở hữu.+ Kết hợp cả hai cách thức trên, Tập đoàn thực hiện việc phân cấp, phân quyền chocác đơn vị thành viên thực hiện việc quản lý doanh thu phát sinh Khi đó, doanh thu sẽ baogồm doanh thu riêng tại đơn vị thành viên và doanh thu đơn vị phải thu hộ cho Tập đoàn

21

Cho dù áp dụng cách thức nào để quản lý doanh thu thì yêu cầu chặt chẽ, đúngnguyên tắc vẫn phải được đặt lên hàng đầu Tất cả các khoản doanh thu phải được thểhiện trên các hóa đơn chứng từ có liên quan, phản ánh đầy đủ vào các bộ sổ sách kế toántheo đúng chế độ quy định hiện hành

- Cơ chế quản lý chi phí

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để tạo ra doanh thu, Tập đoàn phải bỏ ra mộtlượng chi phí nhất định Đó là các khoản chi phí như: vật tư, hao mòn thiết bị, nguyên vậtliệu, chi phí sức lao động, các dịch vụ kèm theo Từ đó cho thấy, chi phí sản xuất kinhdoanh của Tập đoàn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí lao động vật hóa và laođộng sống cần thiết mà Tập đoàn bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh Vềthực chất chi phí kinh doanh của Tập đoàn là sự chuyển dịch vốn của Tập đoàn vào đốitượng tính giá thành là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cụ thể Bởi thế, quản lý chi phí cóvai trò rất quan trọng trong quản lý tài chính của Tập đoàn Các nghiệp vụ quản lý chi phí

sẽ giúp cho các Tập đoàn tính toán, xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ một cách chínhxác, làm cơ sở cho việc thiết kế mức giá bán sản phẩm dịch vụ phù hợp, xác định doanhthu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ

Trong quản lý chi phí, để đạt hiệu quả, các Tập đoàn thường phân chia chi phí thànhtừng loại để áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp: Gồm các cách phân loại theo yếu tố,phân loại theo khoản mục giá thành, phân loại chi phí sản xuất thành chi phí cố định và chiphí biến đổi Ngoài ra, hiện nay trong quản lý tài chính của các Tập đoàn có thể phân chiphí sản xuất thành: (1) chi phí sản xuất kinh doanh, (2) chi phí đầu tư tài chính, (3) chi phí

Trang 24

hoạt động bất thường

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh gồm các khoản chi phí có liên quan đến quá

trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Các khoản chi phí này bao gồm: nguyên nhiên

vật liệu, khấu hao tài sản, tiền lương và các khoản có tính chất lương của người lao động,

các khoản trích nộp Nhà nước theo quy định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Chi phí đầu tư tài chính là những khoản chi phí đầu tư ra bên ngoài Tập đoàn

22

như: Chi phí liên doanh, chi phí cho thuê tài chính, chi phí mua, ban trái phiếu, tín phiếu,

cổ phiếu kể cả các khoản tổn thất đầu tư nếu có, chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán,

các chi phí khác liên quan đến đầu tư ra bên ngoài Tập đoàn

Chi phí cho những hoạt động bất thường là những khoản chi phí không thường

xuyên trong hoạt động của Tập đoàn như chi phí cho việc nhượng, bán thanh lý tài sản cố

định, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa và các khoản chi bất thường khác cho

những hoạt động đã được hoạch định trước

Trong quản lý, dù chi phí phát sinh thuộc nhóm nào, Tập đoàn đều phải quản lý

chặt chẽ mọi khoản chi phí, tính toán đúng, đủ các khoản chi phí này - Cơ chế quản lý

Hình thức 1: Cơ chế quản lý lợi nhuận tại Tập đoàn theo hình thức phân tán

Theo hình thức này, lợi nhuận của Tập đoàn được quản lý theo khả năng của từng

thành viên trong Tập đoàn, mô hình này thường được áp dụng cho những Tập đoàn có

mối liên kết lỏng lẻo và là những Tập đoàn kinh doanh đa ngành, song những sản phẩm

mà Tập đoàn sản xuất ra ít có tác động lẫn nhau Vì vậy, các Tập đoàn hoạt động theo hình

thức này chỉ đóng vai trò là người điều tiết chung về nguồn vốn trong Tập đoàn thông qua

thị trường tài chính hay thực hiện các mục tiêu phát triển mang tính chiến lược của các

Tập đoàn

Hình thức 2: Cơ chế quản lý lợi nhuận tại Tập đoàn theo hình thức tập trung

Trong chiến lược phát triển của mình, các Tập đoàn đã không ngừng xây dựng cho

mình một cơ chế quản lý lợi nhuận mà Tập đoàn có được sau một chu kỳ kinh doanh

Việc quản lý lợi nhuận được thực hiện thông qua cơ chế đó có vai trò quan trọng nó tạo

tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn Một số Tập đoàn đã sử dụng biện pháp

Trang 25

quản lý và hạch toán tập trung lợi nhuận, nghĩa là, Tập đoàn

dùng quyền lực của mình tiến hành tổ chức hạch toán tập trung lợi nhuận cho toàn

Hình thức 3: Cơ chế quản lý lợi nhuận lại Tập đoàn theo hình thức hỗn hợp Trong giai

đoạn hiện nay, các Tập đoàn ngày càng cạnh tranh khốc liệt trong việc mở rộng vàchiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước, từng bước hình thành các Tập đoàn đaquốc gia nhằm nâng cao vị thế của Tập đoàn trên thị trường quốc tế Để đạt được điều

đó, hiện nay đa số các Tập đoàn đã xây dựng cho mình những cơ chế quản lý lợi nhuậnphù hợp với trình độ và khả năng của Tập đoàn trong từng giai đoạn cụ thể Các Tậpđoàn hiện nay đều áp dụng cơ chế quản lý lợi nhuận theo hình thức hỗn hợp, tức là Tậpđoàn vừa quản lý lợi nhuận tập trung vừa phân tán, hình thức quản lý này cho thấy cónhững thành viên hạch toán độc lập chỉ phụ thuộc một cách tương đối vào sự kiểm soátcủa Tập đoàn về mối quan hệ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh Mặt khác, cónhững thành viên trong Tập đoàn có mối quan hệ chặt chẽ với Tập đoàn và chịu sựkiểm soát của Tập đoàn theo nguyên tắc quản lý và thực hiện việc hạch toán tập trungtoàn bộ hay một phần kết quả kinh doanh (lợi nhuận) của mình Bên cạnh đó nhữngđơn vị thành viên trong Tập đoàn cũng cần phải xây dựng cho mình biện pháp quản lý

và hạch toán phần lợi nhuận còn lại của đơn vị mình và thực hiện việc phân phối kếtquả đạt được từ phần lợi nhuận đó Việc phân chia lợi nhuận trong Tập đoàn căn cứ vàomức độ sở hữu về vốn của Tập đoàn mẹ và các Tập đoàn thành viên Việc phân chia lợi

nhuận do chủ sở24

hữu quyết định Đối với các Tập đoàn thành viên việc phân phối lợi nhuận cũng tuân

Trang 26

thủ căn cứ phân chia theo tỷ lệ góp vốn của các chủ thể tham gia vào Tập đoàn (kể cả Tập đoàn mẹ cũng là một chủ thể).

* Nguyên tắc phân phối lợi nhuận:

Để đảm bảo cho việc phân phối lợi nhuận có hiệu quả đảm bảo sự phát triển bềnvững của Tập đoàn trên cơ sở tính đến lợi ích của các Tập đoàn thành viên, việc phân phốilợi nhuận của Tập đoàn phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc lợi nhuận thực hiện: theo đó lợi nhuận được dùng để phân phối phải là

lợi nhuận thực tế đã làm ra chứ không dựa vào lợi nhuận kế toán hay lợi nhuận dự tính.Điều này để tránh trường hợp gặp phải những rủi ro bất thường trong kinh doanh dẫn đến

“thất hứa” hoặc phải lấy vốn để chia lợi nhuận

- Nguyên tắc lợi nhuận ròng: theo đó phần lợi nhuận dùng để chia cho các chủ sở

hữu - các nhà đầu tư góp vốn - là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã hoàn thành nghĩa

vụ nộp thuế thu nhập Tập đoàn với Nhà nước

- Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán: theo đó trước khi nghĩ đến việc

phân chia lợi nhuận thì phải chắc chắn đảm bảo duy trì khả năng thanh toán nợ đến hạncủa Tập đoàn (CTM và đơn vị thành viên) Điều này đòi hỏi nhà quản trị tài chính phảicân đối được dòng tiền vào và dòng tiền ra để duy trì sự lành mạnh về tài chính - đảm bảokhả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính (nợ phải trả) đến hạn

- Nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể: như chủ nợ, chủ sở hữu, các

đơn vị thành viên, Nhà nước, người lao động Để hạn chế sự xung đột, góp phần tạo độnglực cho sự phát triển ổn định và lâu dài

- Nguyên tắc hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài của Tập đoàn: việc phân phối lợi

nhuận của Tập đoàn vừa phải tính đến sự phát triển chung của Tập đoàn trong tương lai,vừa phải coi trọng lợi ích của các đơn vị thành viên Điều này đòi hỏi phải dành ra phần lợinhuận thích đáng cho việc thực hiện các dự án đầu tư của Tập đoàn đã được phê duyệt,các chiến lược kinh doanh dài hạn đã vạch ra cho Tập đoàn

Trang 27

Công tác kiểm tra tài chính ở Tập đoàn có tác dụng thúc đẩy thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tăng trưởng Tập đoàn, thực hành tiết kiệm, giảm chi phí…, đồng thời thúc đẩy Tập đoàn tôn trọng các chính sách, chế độ, pháp luật về tài chính của nhà nước.

Công tác kiểm tra tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc:

- Nguyên tắc tuân thủ theo pháp luật: Việc kiểm tra tài chính phải tuân thủ pháp luật để đảm bảo tính độc lập và đề cao trách nhiệm của chủ thể kiểm tra, phát huy hiệu lực của công tác kiểm tra tài chính, ngăn chặn tình trạng can thiệp trái pháp luật nhằm

vô hiệu hoá hoạt động kiểm tra tài chính

- Nguyên tắc chính xác - khách quan - công khai - thường xuyên và phổ cập Đây lànguyên tắc quan trọng để tổ chức kiểm tra tài chính Nguyên tắc kiểm tra tài chính trướchết phải chính xác Có như vậy mới cho phép đánh giá đúng thực trạng của tình hình, xử

lý sai phạm đúng pháp luật, đúng người, đúng việc và đem lại hiệu quả kiểm tra cao Tínhkhách quan đảm bảo phản ánh đúng sự thật, vô tư không thiên lệch Tính công khai thểhiện sự minh bạch của tài chính để mọi người được biết Tính thường xuyên yêu cầucông tác kiêm tra phải tiến hành đều đặn, định kỳ sau một khoảng thời gian nhất định.Tính phổ biến có nghĩa là việc kiểm tra được tiến hành ở mọi đơn vị, kiểm tra mọi mặthoạt động của tài chính

- Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức kiểm tra tài chính: Kết quản của kiểmtra không chỉ dừng ở phát hiện những thiếu sót, những vi phạm kỷ luật tài chình mà conphải nêu được đề nghị để chấn chỉnh, sủa chữa sai phạm ở Tập đoàn, đưa ra các vấn đềcần giải quyết đối với các cấp có thẩm quyền… và phải tiếp tục kiểm tra việc thực hiệnnhững kiến nghị đã nêu Tính hiệu lực của kiểm tra tài chính

26

gắn liên với tính hiệu quả của nó Tính hiệu quả có nghĩa là công tác kiểm tra tài chínhphải có tác dụng phòng ngừa thiếu sót, vi phạm và vạch được những khả năng tiềm tàngnâng cao chất lượng cảu Tập đoàn được kiểm tra

- Nguyên tắc động viên đông đảo quần chúng lao động tham gia kiểm tra: Nguyêntắc này phù hợp với việc phát huy quyền làm chủ của người lao động trong quản lý tàichính

b Giám sát

Giám sát tài chính có thể được hiểu là là hoạt động theo dõi, kiểm tra các hoạt độngtài chính, các quan hệ tài chính của các chủ thể giám sát nhằm nắm bắt được thực trạng

Trang 28

hoạt động và tình hình tài chính của đối tượng giám sát, qua đó đưa ra các hoạt động điềuchỉnh cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động tài chính, các quan hệ tài chính được triển

khai hiệu quả, an toàn, lành mạnh, phù hợp với các mục tiêu hoạt động đề ra Cơ chế kiểm

tra, giám sát tài chính trong TĐKT là tổng hợp các yếu tố cấu thành, các phương thức, cách thức và biện pháp để tổ chức triển khai hoạt động giám sát tài chính của chủ thể giám sát đối với các quan hệ tài chính, hoạt động tài chính của TĐKT.

Nội dung giám sát tài chính tại TĐKT rất rộng, bao gồm nhiều yếu tố cấu thành vàmối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau để tạo ra sự vận hành thông suốt của cơ chế

Theo cấu trúc tổ chức và quản trị của TĐKT, hoạt động giám sát tài chính tại TĐKT có

thể bao gồm hoạt động giám sát của nhà nước đối với Công ty mẹ và các Công ty thành viên, giám sát của Công ty mẹ đối với các Công ty thành viên tập đoàn; giám sát của bản thân công ty thành viên; nhà đầu tư, góp vốn, người cho vay và người lao động trong các công ty thành viên với tư cách là người đồng sở hữu, người chủ nợ và người được giao quyền trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản tiền vốn để kinh doanh và có lợi ích từ kết quả kinh doanh của các công ty thành viên.Tuy nhiên, ở đây nội dung của cơ chế kiểm tra,

giám sát tài chính tại TĐKT được đề cập dưới góc độ cơ chế giám sát tài chính của Công

ty mẹ đối với các Công ty thành viên:

27

Thứ nhất là về chủ thể giám sát

Trong cấu trúc của TĐKT, Tập đoàn có phạm vi giám sát tài chính rộng lớn nhất bởi

lẽ họ không chỉ giám sát tài chính trong nội bộ Công ty mẹ mà còn giám sát tài chính củanhững đơn vị mà Công ty mẹ đầu tư vốn, nắm giữ cổ phần chi phối Phạm vi và khả nănggiám sát tài chính của Công ty mẹ đối với các đơn vị thành viên phụ thuộc quan hệ tàichính giữa Công ty mẹ với các Công ty thành viên của Tập đoàn

Chủ thể giám sát tài chính ở mỗi Tập đoàn thường do cấu trúc quản trị của Tập đoàn

đó quyết định Thông thường chủ thể giám sát tài chính tại Công ty mẹ các TĐKT thườngbao gồm: Hội đồng thành viên/hội đồng quản trị; bộ phận chức năng giúp việc cho hộiđồng thành viên/hội đồng quản trị (bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm soát viên hay ngườiđại diện phần vốn của Công ty mẹ ở Công ty con, Tập đoàn liên kết và Tập đoàn khác);ban điều hành Tập đoàn (tổng giám đốc/giám đốc); bộ phận chức năng giúp việc cho banđiều hành Tập đoàn (bộ phận kiểm toán nội bộ, trưởng phòng tài chính, kế toán trưởng)

Thứ hai là về đối tượng giám sát

Đối tượng giám sát tài chính của Công ty mẹ đối với các Công ty thành viên chính

là hoạt động tài chính của các Công ty thành viên Việc giám sát các hoạt động tài chính

Trang 29

của các Công ty thành viên bao gồm các nội dung chủ yếu như: Giám sát các hoạt độngtạo lập và huy động vốn; giám sát việc đầu tư, sử dụng vốn, luân chuyển vốn kinh doanh;giám sát hoạt động phân phối lợi nhuận; giám sát cơ cấu tài chính, cơ cấu tài sản và khảnăng thanh toán, hiệu quả kinh doanh của từng Công ty thành viên của TĐKT…

Thứ ba là về phương thức giám sát

Phương thức giám sát tài chính là cách thức thực hiện giám sát tài chính của chủ thểgiám sát tài chính đối với đối tượng giám sát có thể thực hiện theo nhiều phương thứcnhư: giám sát trước, trong, sau các hoạt động tài chính; giám sát định kỳ, giám sát độtxuất; giám sát trực tiếp thông qua việc kiểm tra, theo dõi quan sát các nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh, giám sát gián tiếp thông qua phân tích

28

đánh giá các báo cáo; giám sát trọng điểm hoặc giám sát toàn diện hoạt động tài chính củatập đoàn, giám sát tài chính thông qua thực hiện quy chế công khai tài chính trong tậpđoàn

Thứ tư là về căn cứ giám sát

Căn cứ giám sát tài chính là các cơ sở hay chuẩn mực kế toán, phù hợp với thông lệ,chuẩn mực chung hoặc chuẩn mực do chủ thể giám sát đưa ra và các số liệu được phảnánh trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của các Công ty thành viên, chế độ kê khai,quyết toán tài chính của các Công ty, của Công ty mẹ với các Công ty thành viên.Các chuẩn mực chung trong giám sát tài chính trước hết là những quy định pháp lýliên quan như các Luật Tập đoàn, quy chế tài chính, những chuẩn mực khoa học và thựctiễn rộng rãi trong phân tích, đánh giá hoạt động tài chính Tập đoàn Chẳng hạn, chuẩnmực chung trong đánh giá khả năng thanh toán là nếu hệ số thanh toán lớn hơn hoặc bằng

1 thì khẳng định Tập đoàn đảm bảo khả năng thanh toán và ngược lại

Để nâng cao chất lượng giám sát tài chính tại các TĐKT đòi hỏi phải hoàn thiện hệthống kế toán, thống kê; hệ thống kiểm toán nội bộ tại Công ty mẹ và các Công ty thànhviên của Tập đoàn

Hệ thống kế toán bao gồm hệ thống sổ sách kế toán, cùng với các phương pháp vàcác quy trình ghi chép, báo cáo nhằm ghi chép và cung cấp các thông tin về tình hình tàichính của Tập đoàn Đối với các tập đoàn, do tính chất đa dạng về lĩnh vực hoạt động cũngnhư địa bàn hoạt động nên hệ thống kế toán áp dụng cho các Công ty thành viên cũng rất

đa dạng Các thành viên hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau hoặc các quốc gia khácnhau có thể vận dụng các nguyên tắc khác nhau trong hạch toán Chính vì vậy, đối với các

Trang 30

tập đoàn việc kiểm soát quy trình ghi chép của hệ thống kế toán trong các Công ty thànhviên thường rất phức tạp Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất và đáp ứng yêu cầu kiểmtra, giám sát tài chính, các Tập đoàn hướng tới việc sử dụng một quy trình lập và sử dụng

Thứ năm là về nội dung giám sát.

Tập đoàn mẹ sở hữu các mức độ, tỷ lệ cổ phần, vốn góp khác nhau trong các Công

ty thành viên Tập đoàn Chính mức độ sở hữu khác nhau đó quyết định đến tính chất vàmức độ chi phối khác nhau của Công ty mẹ đối với các các Công ty thành viên trong việcquyết định chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển dài hạn hoặc hàng năm của các Tậpđoàn Sự chi phối của Công ty mẹ đối với các Công ty

thành viên sẽ quyết định phạm vi, mức độ và nội dung giám sát tài chính của Công ty

mẹ đối với các công ty thành viên

Thông thường, Công ty mẹ thực hiện giám sát tài chính đối với các Công ty thành viên ở một số nội dung sau:

- Về tổ chức hoạt động kinh doanh, tổ chức công tác quản lý và thực hiện nhiệm

vụ, quyền hạn của người quản lý, điều hành Tập đoàn

- Về thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn của Tập đoàn

- Về việc chấp hành của Tập đoàn, người quản lý điều hành của Tập đoàn đối vớicác nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, điều lệ Tập đoàn; đánh giáhiệu quả các nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu liên quan đến quyền của chủ sở hữuđối với hoạt động của Tập đoàn

- Về kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là tình hình thực hiện các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn, khả

Trang 31

năng bảo toàn vốn đầu tư của chủ sở hữu, khả năng thanh toán nợ nói chung và thanh toán

nợ đến hạn nói riêng, tình hình phân phối lợi nhuận sau thuế để bổ sung vốn, trích lập và

sử dụng các quỹ khen thưởng, phúc lợi và các quỹ khác theo quy định của pháp luật vàcủa Tập đoàn mẹ

1.2.4 à soát và điều ch nh các kế hoạch quản lý tài chính

Để nâng cao chất lượng giám sát tài chính TĐKT đòi hỏi phải tăng cường Rà soát

và điều chỉnh các kế hoạch quản lý tài chính, hoàn thiện hệ thống kế toán, thống kê, kiểmtoán nội bộ doanh nghiệp và tập đoàn; Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập;Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát tài chính Hoạt động kếtoán, kiểm toán, thống kê của các doanh nghiệp và tập đoàn phải có cơ sở pháp lý rõ ràng,dựa trên các chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế vớiđội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp trong thực thinhiệm vụ giám sát tài chính TĐKT

Các Tập đoàn cần xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quản lýqua đó có thể quản lý, giám sát mọi hoạt động của Tập đoàn, từ đó giúp lãnh đạoTập đoàn

có thể điều hành, chỉ đạo và đưa ra những quyết định, những giải pháp điều chỉnh kịp thời

để đạt được mục tiêu cao nhất của mình là tối đa hóa lợi nhuận và nâng cao giá trị của Tậpđoàn

Các TĐKT cũng cần xây dựng cho mình một hệ thống các chỉ tiêu, các tiêu chí kiểmtra, giám sát hoạt động tài chính của TĐKT một cách chặt chẽ, đảm bảo giám sát toàn bộquá trình tạo lập vốn, đầu tư sử dụng vốn, phân chia sử dụng lợi nhuận trong tập đoàn,đảm bảo việc thực hiện các chiến lược kinh doanh và chiến lược tài chính của tập đoàntrong mỗi thời kỳ và giai đoạn

Tuỳ theo mô hình cấu trúc Tập đoàn hay quan hệ sở hữu trong TĐKT thì việc xáclập cơ chế Kiểm tra, giám sát tài chính trong tập đoàn cũng không giống nhau Tuy nhiên,trong mọi trường hợp thì chủ sở hữu tập đoàn chính là chủ thể của quá trình kiểm tra,giám sát tài chính trong TĐKT

31

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính

1.3.1 Các nhân tố khách quan

Thứ nhất, môi trường pháp lý.

Ngày đăng: 06/01/2025, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn...................................................................49 Bảng 2.1 - Quản lý tài chính của tập Đoàn hoá chất việt nam
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn...................................................................49 Bảng 2.1 (Trang 6)
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn - Quản lý tài chính của tập Đoàn hoá chất việt nam
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn (Trang 46)
Bảng 2.2: Bảng chỉ tiêu kế hoạch tài chính các năm 2021, 2022 của Công ty mẹ - Tập đoàn - Quản lý tài chính của tập Đoàn hoá chất việt nam
Bảng 2.2 Bảng chỉ tiêu kế hoạch tài chính các năm 2021, 2022 của Công ty mẹ - Tập đoàn (Trang 49)
Bảng 2.3: Kết cấu và sự biến động tài sản của Tập đoàn năm 2020- 2022 - Quản lý tài chính của tập Đoàn hoá chất việt nam
Bảng 2.3 Kết cấu và sự biến động tài sản của Tập đoàn năm 2020- 2022 (Trang 50)
Hình như: quyền sử dụng đất có thời hạn; lợi thế thương mại; chi phí xây  dựng cơ bản dở - Quản lý tài chính của tập Đoàn hoá chất việt nam
Hình nh ư: quyền sử dụng đất có thời hạn; lợi thế thương mại; chi phí xây dựng cơ bản dở (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w