Về nội dung: Quản lý tài chính tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường trên Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp về cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong cá
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Phạm Thị Hoa
Mã học viên: 22AM0110012
Khóa: CH28AQLKT.N1
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Trường: Đại học Thương mại
Trang 3Tôi xin cam đoan:
1 Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản lý tài chính tại trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường” là do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Minh Thành
2 Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong đề tài là có thực và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Tác giả luận văn
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Quý Thầy, Côgiáo Phòng quản lý Sau Đại học, Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện tốt nhấtcho em trong quá trình học tập tại trường và thực hiện đề tài này Em xin gửi lời biết ơnsâu sắc đến Thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Đỗ Minh Thành, đã tận tình hướng dẫnnghiên cứu và giúp em hoàn thành đề án tốt nghiệp này
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên, cán bộ, viên chức trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian làm
đề án tốt nghiệp vừa qua
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân và anh, chị, em đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian để em có thể hoàn thành đề án này Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ, thời gian nghiên cứu nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếusót Học viên rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô giáo, các anh/chị và các
bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn Học viên xin chân thành cảm ơn!
Học viên thực hiện
Trang 4Phạm Thị Hoa
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vii
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN viii MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Kết cấu đề án 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 7 1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập 7 1.1.1 Khái niệm, vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập 7 1.1.2 Đặc điểm hoạt động và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 9 1.1.3 Tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập 12 1.2 Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập .15 1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập 15
1.2.2 Nội dung quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập 18 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
23 1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 23 1.3.2 Các nhân tố chủ quan 25 1.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập 26
iv 1.5 Bài học kinh nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập 28
Trang 5KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 30 2.1 Khái
quát về trường Đại học Tài nguyên và Môi trường 30 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.
30 2.1.2 Đặc
điểm tổ chức hoạt động, tổ chức quản lý tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường 35 2.1.3 Tình hình tài chính của trường 40 2.2 Thực trạng quản lý tài chính tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường 44 2.2.1 Xây dựng dự toán kế hoạch tài chính 44 2.2.2 Thực hiện dự toán 49 2.2.3 Chênh lệch thu- chi 56 2.3 Đánh giá
thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
59 2.3.1 Những
kết quả đạt được 59 2.3.2 Những hạn chế, nguyên nhân 61 KẾT LUẬN
CHƯƠNG 2 64 CHƯƠNG 3: CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 65 3.1 Định hướng phát triển và yêu cầu quản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường 65 3.1.1 Định hướng phát triển 65 3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện quản lý tài chính trong Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường 66 3.2 Giải
pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường 67 3.2.1 Giải pháp quản lý nguồn thu tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.67
v
3.2.2 Giải pháp quản lý nguồn chi tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường 70 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán 74 3.2.4 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động quản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường 76 KẾT
LUẬN CHƯƠNG 3 79 ĐỀ
Trang 6XUẤT KIẾN NGHỊ 80 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NSNN Ngân sách nhà nướcQTTC Quản trị tài chínhĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lậpNĐ-CP Nghị định- Chính phủĐHCL Đại học công lập
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 1: Những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển 30 củaTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 30 Bảng 1.Các ngành đào tạo thạc sĩ và đại học tính đến năm 2022 32 Bảng 2: Mứcthu học phí 1 sinh viên/1 tháng từ năm 2026-2017 đến năm học 2020-2021 46Bảng 3: Nguồn thu của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội từ năm 2020-2022 49Bảng 4: Nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp cho Trường Đại học Tài nguyên và Môitrường 51 Bảng 5:Nguồn thu ngoài ngân sách của Đại học Tài nguyên và Môi trường từ năm
2020-2022 52Bảng 6: Cơ cấu chi của Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội từ năm 2020-2022 55Bảng 7: Chi từ nguồn kinh phí ngoài NSNN của Đại học Tài nguyên và Môi trường
từ năm 2020-2022 56 Bảng 8: Chênh lệch thu- chi của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường 57 Bảng 9: Chênh lệch kết quả hoạt động tài chính của Trường Đại học Tài nguyên và
Trang 7Môi trường 57
viii
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN
Đề án Quản lý tài chính tài trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
trình bày các nội dung sau:
Đề án đưa ra và hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về quản lý tài chính tại đơn
vị sự nghiệp sự công lập, bên cạnh đó đề án cũng chỉ ra vai trò, đặc điểm của quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập Ngoài ra đề ấn còn đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính, những kinh nghiệm trong nước và thế giới về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập
Đề án tiến hành phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Tàinguyên và Môi trường từ năm 2020-2022, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế,nguyên nhân của những hạn chế đó
Từ những nguyên nhân dẫn đến hạn chế mà Trường Đại học Tài nguyên và Môitrường gặp phải, đề án đã xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tạiTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường, đồng thời đưa ra những kiến nghị cho côngtác quản lý tài chính tại Trường
1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI khẳng định:“ Phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu, trong đó thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế và thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.”
Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục khẳng định:“ Giáo dục là quốc sách
hàng đầu Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo Phấn đấu đến năm
2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” Như vậy đổi mới quản
Trang 8lý và nâng cao chất lượng giáo dục gắn liền với đổi mới quản lý tài chính là một yếu tố cấpthiết để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
Tài chính là một nguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục,trong đó có giáo dục đại học Quản lý tài chính trong các trường đại học có vai trò quantrọng, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo sinh viên ra trường - nguồn nhân lực phục vụcông hiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Quản lý tài chính trong các trường đại học còn ảnhhưởng trực tiếp đến đời sống cán bộ giảng viên, những người phục vụ trong nhà trường,cũng như ảnh hưởng đến đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy Công tácquản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường trong những năm vừa qua
đã được hoàn thiện, tăng tính chủ
động linh hoạt đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lượng của nhà Trường Qua đó nhà trường
đã mở rộng được quy mô đào tạo và đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy vànghiên cứu Tuy nhiên, quản lý tài chính của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường còn nhiều hạn chế về nguồn kinh phí thường xuyên, chi trả cho đề tài, lương phụcấp cán bộ giảng viên, đầu tư cho trang thiết bị giảng dạy, nguồn thu từ đào tạo Lương cán bộ giảng dạy thấp dẫn tới chất lượng giảng viên
2
thấp, chất lượng giảng viên thấp dẫn tới chất lượng sinh viên ra trường thấp, nhà trườngyếu thế cạnh tranh dẫn tới các nguồn sự nghiệp thấp Từ thực trạng trên cùng với nhữngkiến thức lý luận được tào tạo và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, với mongmuốn đóng góp những đề xuất để hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở nhà trường, tôi
lựa chọn đề tài: “Quản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường” để
làm đề án tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên và Môitrường, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính tại Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa, Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các đơn
vị sự nghiệp công lập
+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Tài
Trang 9nguyên và Môi trường, chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạnchế
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Quản lý tài chính tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.
Về thời gian: Công tác quản lý tài chính tại trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường giai đoạn từ 2020 đến năm 2022
Về nội dung: Quản lý tài chính tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường trên
Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp về cơ sở lý luận và thực tiễn về quản
lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập Các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận
về quản lý tài chính như: Khái niệm, nguyên tắc và các nội dung quản lý tài chính trong
Trang 10các đơn vị sự nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong các đơn vị sựnghiệp công lập, kinh nghiệm quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập trongnước và các nước trên thế giới Nguồn của các dữ liệu thứ
cấp là các giáo trình, luận văn, luận án, báo chí, báo cáo,…
Thu thập dữ liệu thứ cấp những nội dung khái quát về Trường Đại học Tài nguyên
và Môi trường (quá trình hình thành và phát triển của Trường, các ngành đào tạo củatrường, cơ cấu tổ chức, quy mô đào tọa của trường, kết quả đào tạo của trường), cơ cấu tổchức bộ máy quản lý tài chính tại trường Đại học Tài nguyên và
4
Môi trường Dữ liệu thu thập từ các nguồn như các báo cáo hàng năm, các thông tin được cập nhật, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Thu thập dữ liệu thứ cấp phản ánh về thực trạng quản lý tài chính tại Đại học Tài nguyên và Môi trường: (1) Thu thập dữ liệu về nguồn thu trong 3 năm từ 2020 đến 2022 tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Nguồn thu tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường nguồn thu từ ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước Các dữ liệu về nguồn thu tại trường được thu thập thông qua các Báo cáo quyết toán tài chính trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội từ năm 2020 đến năm 2022; (2) Thu thập dự liệu phản ánh các khoản chi tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Các khoản chi tại trường bao gồm một số khoản chính như: Chi quản lí hành chính, Chi cho sự nghiệp Khoa Học Công Nghệ, chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, chi hoạt động kinh tế Cơ cấu các khoản chi trong tổng số chi hàng năm Dữ liệu về các khoản chi được thu thập thông qua quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm của đơn vị và các Báo cáo quyết toán tài chính trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội từ năm 2020 đến năm 2022; (3) Quản lý chênh lệch thu chi tại đơn vị Thu thập thông tin về tổng thu
và tổng chi từ đó xác định được chênh lệch thu – chi tại đơn vị từ năm 2020 đến 2022
b Thu thập dữ liệu sơ cấp
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên sâu Mục tiêu là để đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn chuyên sâu đối với các chuyên viên, cán bộ quản lýtài chính tài tại trường Đại học Tài nguyên và môi trường, số lượng người tham gia phỏngvấn chuyên sâu gồm 10 người thuộc phòng Kế hoạch- Tài chính; nội dung phỏng vấnchuyên sâu như đánh giá của các chuyên viên, cán bộ quản lý về thực trạng quản lý tài
Trang 11chính tại đơn vị, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại trường Đại học Tàinguyên và Môi trường, những kết quả đạt được trong hoạt động quản lý tài chính tại đơn
vị trong những năm qua, những tồn tại, nguyên
a Phương pháp thống kê mô tả
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê: thống kê các hoạt động chủ yếu của đơn
vị, thống kê các ngành đào tạo, quy mô đào tạo của đơn vị qua các năm; Thống kê cáckhoản thu từ ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước và tổng thu từ năm 2020 đến
2022 tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thống kê các khoản chi, nguồn tiền
từ các khoản chi tại đơn vị
Thống kê các ý kiến của các chuyên viên, nhà quản lý về thực trạng quản lý thu chi, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu chi, những kết quả đạt được, những tồn tại
và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động thu chi của đơn vị b Phương pháp
so sánh
So sánh số liệu thu, chi, chênh lệch thu chi qua các năm từ năm 2020 đến 2022 đểtheo dõi xu hướng biến động của các khoản thu, chi và xu hướng chênh lệch thu chi Bêncạnh đó nghiên cứu còn so sánh số thu, chi, chệch lệch thu chi thực tế với kế hoạch thu chi
để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và hiệu quả của quản lý thu chi tại trường Đạihọc Tài nguyên và Môi trường
c Phương pháp phân tích, tổng hợp
Dựa vào dữ liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập được tác giả tiến hành tổng hợp, phân tíchcác dữ liệu thu thập được theo các nội dung về quản lý thu, quản lý chi, quản lý chêch lệchthu chi, các nhân tố ảnh hưởng đến thu chi, các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân
Từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thu chi tạiTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường trong thời gian tới Nghiên cứu sử dụng ứngdụng Excel để tổng hợp các dữ liệu ở các năm, theo các nội dung phục vụ cho việc tổnghợp, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội
6
Trang 125 Kết cấu đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, bảng biểu, tài liệu tham
khảo… đề án tốt nghiệp dự kiến kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Chương 3: Các kiến nghị và giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1 Khái niệm, vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Tại Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 định nghĩa:
“ Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cáchpháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước
Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động ở một số lĩnh vực như: Giáo dục, đào tạo, y tế,nghiên cứu khoa học, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội,thông tin truyền thông và các lĩnh vực sự nghiệp khác được pháp luật quy định.”
Ngoài ra, tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 120/2020/NĐ-CP, đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài được định nghĩa như sau:
“Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc cơ quanthuộc Chính phủ do Cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách phápnhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định pháp luật, trụ sở được đặt ở nước ngoài.Trong đó, để được coi là có tư cách pháp nhân, tổ chức, đơn vị cần phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015:
∙Được thành lập theo đúng quy định của pháp luật;
∙Có cơ cấu tổ chức: Có cơ quan điều hành và các cơ quan khác ∙
Có tài sản độc lập với cá nhân hoặc pháp nhân khác;
Trang 13∙Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
∙Được nhân danh mình một cách độc lập khi tham gia các quan hệ pháp luật…”
Tóm lại, đơn vị sự nghiệp công lập là những tổ chức được thành lập thực hiện các
hoạt động sự nghiệp Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động cung cấp dịch vụ
8
công cho xã hội nhằm duy trì và đảm bảo sự hoạt động bình thường của xã hội Hoạt động
sự nghiệp không trực tiếp tạo ra của cải vật chất nhưng nó tác động trực tiếp tới lực lượngsản xuất và quan hệ sản xuất, có tính quyết định năng suất lao động xã hội Những hoạtđộng sự nghiệp mang tính chất phục vụ là chủ yếu và không nhằm mục tiêu lợi nhuận
1.1.1.2 Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập
Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập là cung cấp các dịch vụ công cộng đến cộngđồng và người dân Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập và vận hành bởi Nhà nước
và có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của người dân trong các lĩnh vực như giáodục, y tế, an ninh, văn hóa, và kinh tế-sản xuất
Đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ các quy định và quy chế của Nhà nước, đảmbảo tính công bằng và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ Ngoài ra, đơn vị cũng cótrách nhiệm quản lý và sử dụng tài nguyên công cộng một cách đúng quy định và tiếtkiệm
Vai trò của đơn vị sự nghiệp công lập là đáng kể trong việc phát triển và quản lý cáclĩnh vực quan trọng của xã hội Chính vì vậy, quản lý và hoạt động của đơn vị sự nghiệpcông lập cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp, trung thực, và phục vụ lợi ích cộngđồng
Trong thời gian qua, các đơn vị sự nghiệp công đã có nhiều đóng góp cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện:
Cung cấp các dịch vụ công về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao có chấtlượng cao cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, góp phần cải thiệnđời sồng vật chất và tinh thần cho nhân dân
Thực hiện các nhiệm vụ chính được giao như: đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực
có chất lượng và trình độ cao, khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân, nghiên cứu vàứng dụng các kết quả khoa học, công nghệ, cung cấp các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
9
Trang 14Đối với từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập đều có vaitrò chủ đạo trong việc tham gia đề xuất và thực hiện các đề án, chương trình lớn phục vụ
sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Thông qua hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước đã góp phần tăngcường nguồn lực, đẩy mạnh đa dạng hóa, xã hội hóa nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của
xã hội Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động sự nghiệp của nhà nước, trong thờigian qua các sự nghiệp ở tất cả các lĩnh vực đã tích cực mở rộng các loại hình, phươngthức hoạt động, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân Đồng thời qua đócũng thực hiện xã hội hóa bằng cách thu hút sự đóng góp của nhân dân đầu tư cho sự pháttriển của hoạt động sự nghiệp
1.1.2 Đặc điểm hoạt động và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.2.1 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập
Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động sự nghiệp cung ứng dịch vụ chonền kinh tế nhưng mục đích chính không phải vì mục tiêu lợi nhuận Nhà nước duy trì, tổchức, tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp dịch vụ cho thị trường trước hếtnhằm thực hiện vai trò của nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện chínhsách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường Nhờ đó, nhà ước hỗ trợ cho cácngành kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí,bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo vàphát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quảcao hơn, đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa và tinh thần củanhân dân
Hoạt động sự nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phốibởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của nhà nước Trong nền kinh tế thịtrường, nhà nước tổ chức, duy trì hoạt động sự nghiệp để đảm bảo thực hiện các nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhất định,trong mỗi thời kỳ, nhà nước có các chủ trương, chính sách, có các chương trình mụctiêu kinh tế xã hội nhất định như: chương trình xóa mù chữ, chương trình xóa đói giảm
nghèo, chương trình dân số- kế hoạch hóa gia đình, chương trình phòng chống
AIDS Các chương trình này chỉ có nhà nước, với vai
10
trò của mình mới có thể thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả Nhà nước duy trì và phát triển các hoạt động sự nghiệp gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước mang lại lợi ích cho người dân
1.1.2.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Trang 15Mức tự bảo đảm chi đầu tư được xác định bao gồm các nguồn sau: Số dự kiến trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong năm kế hoạch hoặc của bình quân 05năm trước liền kề;
Số thu phí được để lại để chi thường xuyên không giao tự chủ theo quy định Đơn
vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ
sự nghiệp công xác định theo cơ chế thị trường, có tính đủ khấu hao tài sản cố định và
có tích lũy dành chi đầu tư
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 2) là đơn vị đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quyđịnh tại Điều 10 Nghị định này bằng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từnguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu phí được để lại chi theo quy địnhcủa pháp luật về phí và lệ phí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của phápluật;
Đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, được Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu
11
cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí (không bao gồm khấu hao tài sản cố định)
Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn
vị nhóm 3) là đơn vị có mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên xác định theo phương
án quy định tại Điều 10 Nghị định này từ 10% đến dưới 100%, được Nhà nước đặt hànghoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí và được phânloại như sau:
- Đơn vị tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên;
Trang 16- Đơn vị tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên;
- Đơn vị tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên
Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là đơn vị nhóm 4) gồm:
Đơn vị sự nghiệp công có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định này dưới 10%; Đơn vị sự nghiệp công không có nguồn thu sự nghiệp
Đơn vị sự nghiệp kinh tế:duy tu, sửa chữa đê điều
12
Đơn vị sự nghiệp khác: các đơn vị nghiên cứu y học, viện nghiên cứu khoa học xãhội, cơ quan quản lý nhà nước
Theo phân cấp quản lý
Cấp trung ương: Bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các Bộ, cơ quanngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp công lập khác do Chính phủquy định
Cấp địa phương: Bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập khác do UBND cấp tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương quy định
Cấp cơ sở: Bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các xã, phường, thịtrấn, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương, các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập khác do UBND cấp xã, phường, thị trấn quy
Trang 17định
Các đơn vị sự nghiệp công lập tại mỗi cấp quản lý sẽ có nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn tương ứng với cấp quản lý đó
1.1.3 Tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.3.1 Khái niệm về tài chính
Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối cácnguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tíchlũy và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội
1.1.3.2 Nội dung tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập
Trong đơn vị sự nghiệp công lập, nội dung tài chính bao gồm các yếu tố sau: Nguồn thu: Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí Đây
là nguồn thu chính của hầu hết các đơn vị sự nghiệp công lập vì chúng hoạt động theo chức năng được phân công của bộ máy tổ chức nhà nước Nguồn thu phí theo pháp luật
về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí)
13
Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật
Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có),gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổchức khoa học công nghệ); kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình, dự
án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết định của cấp có thẩmquyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sự nghiệptheo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được
cơ quan có thẩm quyền giao; Cụ thể đối với các sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực hoạtđộng khác nhau sẽ được ngân sách nhà nước cấp kinh phí khác nhau theo quy định củapháp luật Tùy theo đặc thù từng ngành nghề hoạt động, và năng lực quản lý, quy mô củađơn vị sự nghiệp mà cũng ảnh hưởng tới nguồn kinh phí được cấp Đối với các sự nghiệpcông lập có thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thì có thể nhận được nguồn thu từ cả phíangân sách nhà nước, và các khoản viện trợ (hoàn lại/không hoàn lại) từ dự án, tổ chứcnước ngoài, tốt chức phi chính phủ…Trong một số trường hợp, do bối cảnh thiên tai, rủi
ro sự cố đặc biệt, các đơn vị sự nghiệp công lập cũng có thể được nhận thêm muồn kinhphí hỗ trợ bổ sung khắc phục và giải quyết hậu quả từ các cơ quan có thẩm quyền nhànước, các tổ chức/ cá nhân tài trợ tự nguyện
Trang 18Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
Nội dung chi: Đây là các khoản tiền mà đơn vị sự nghiệp công lập chi ra để thực hiện các hoạt động của mình Nội dung chi bao gồm các khoản tiền chi cho việc mua sắm hàng hóa, trả lương, chi tiền thuê, chi tiền vận chuyển, chi tiền quảng cáo, chi tiền bảo trì, v.v
Cụ thể là, các khoản chi mua sắm thường xuyên, các khoản chi về tiền lương trả cho nhân viên hàng tháng, hoặc theo định kì đã được quy định:… Các khoản chi vận hành hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập như chi tiền vận chuyển, bảo dưỡng, bảotrì trang thiết bị, cơ sở hạ tầng hư hỏng, chi quảng cáo, chi phát sinh phục vụ các sự kiện theo kế hạch có sẵn hoặc chi đột xuất (chi phát sinh ngoài dự toán)…
14
Chênh lệch thu chi: Đây là sự khác biệt giữa tổng số tiền thu và tổng số tiền chi của đơn vị Chênh lệch thu chi có thể dương hoặc âm, tùy thuộc vào việc đơn vị có thu được nhiều hơn hay chi tiêu nhiều hơn so với nguồn thu của mình
Các loại đơn vị sự nghiệp công lập có thể có chênh lệch thu chi từng loại khác nhau.Đơn vị tự chủ chi thường xuyên là đơn vị có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh
và dịch vụ, trong khi đơn vị sự nghiệp tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư có thể cónguồn thu từ cả hoạt động kinh doanh và ngân sách nhà nước
1.1.3.3 Nội dung kiểm soát tài chính
Kiểm soát tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập là việc thực hiện các biện pháp, thủtục, quy trình nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, chính xác, kịp thời, hiệu quả và tiếtkiệm trong việc chấp hành các quy định về quản lý tài chính của đơn vị
Nội dung kiểm soát tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Kiểm soát thu: Kiểm soát việc thực hiện các quy định về lập, chấp hành dự toán thu, kế hoạch thu, kiểm soát việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo quy định
Kiểm soát chi: Kiểm soát việc thực hiện các quy định về lập, chấp hành dự toán chi, kế hoạch chi, kiểm soát việc chi đúng, chi hợp lý, chi tiết kiệm, chi đúng mục đích,đúng đối tượng, đúng thời hạn theo quy định
Kiểm soát tài sản: Kiểm soát việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng tài sảncông, kiểm soát việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu quả, tránh lãng phí,thất thoát
Kiểm soát kế toán: Kiểm soát việc thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán, đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin kế toán
Trang 19Việc kiểm soát tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Tuân thủ pháp luật: Việc kiểm soát tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý tài chính nhà nước, tài chính đơn vị sự nghiệp công lập
15
Tính khách quan, trung thực: Việc kiểm soát tài chính phải được thực hiện một cách khách quan, trung thực, không thiên vị, không có lợi ích cá nhân Tính kịp thời, hiệu quả: Việc kiểm soát tài chính phải được thực hiện kịp thời, hiệu quả, nhằm phát hiện sớm các sai sót, vi phạm để kịp thời xử lý Chủ thể thực hiện kiểm soát tài chính tạiđơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập: Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tự kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị
Cơ quan quản lý trực tiếp: Cơ quan quản lý trực tiếp có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý Cơ quan tài chính nhà nước: Cơ quan tài chính nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.Hình thức kiểm soát tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm: Kiểm tra: Kiểm tra là việc thực hiện các biện pháp, thủ tục nhằm đánh giá, xác định tính đúng đắn, hợp pháp, hợp lý của các hoạt động tài chính Kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ
là việc thực hiện các biện pháp, thủ tục nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, chính xác, kịp thời, hiệu quả và tiết kiệm trong việc chấp hành các quy định về quản lý tài chính của đơn vị Kiểm toán: Kiểm toán là việc kiểm tra, đánh giá tính trung thực, hợp
lý của báo cáo tài chính và các thông tin tài chính khác của đơn vị sự nghiệp công lập Kết quả kiểm soát tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng để: Xử lý các sai sót, vi phạm: Kết quả kiểm soát tài chính được sử dụng để xác định các sai sót, vi phạm trong việc chấp hành các quy định về quản lý tài chính của đơn vị, từ đó có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật
1.2 Quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
1.2.1.1 Khái niệm về quản lý tài chính
Theo học thuyết quản lý tài chính của mình, Era Solomon cho rằng:
16
Trang 20“ Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng tài chính, tà sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó.”
Quản lý là nhu cầu tất yếu để đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của mọi quátrình và hệ thống kinh tế - xã hội: Thực chất của quản lý là thiết lập và thực hiện hệ thốngcác phương pháp và các biện pháp khác nhau, tác động một cách có ý thức tới đối tượngquản lý nhằm đạt đến kết quả nhất định Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu củaquản lý kinh tế - xã hội và là khâu quản lý mang tính chất tổng hợp
Theo nghĩa rộng: Quản lý tài chính được nhìn nhận như là việc sử dụng tài chínhlàm công cụ quản lý nền kinh tế quốc dân thông qua việc sử dụng các chức năng vốn cócủa nó
Theo nghĩa hẹp: Quản lý tài chính được quan niệm như là việc quản lý bản thân hoạt động tài chính của một chủ thể nhất định: như là một ngành, một đơn vị trường học
Sự tác động bên ngoài của tài chính với tư cách là công cụ quản lý và tổ chức bêntrong của nó - quản lý bản thân tài chính, có mối liên hệ mật thiết với nhau Quản lý bảnthân tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu như nó tạo ra được một cơ chế quản lýthích hơp có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế - xã hội theo các phương hướngphát triển đã được hoạch định
Vậy quản lý tài chính trước hết là quản lý các nguồn tài chính, quản lý các quỹ tiền
tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổ và sử dụngcác quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả theo các mục đích đã định Đồngthời quản lý tài chính cũng chính là thông qua các hoạt động kể trên để tác động có hiệuquả nhất tới việc xử lý các mối quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình phân phốicác nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong
xã hội
17
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để Nhà nước điều hành
và quản lý nền kinh tế đất nước, hình thành và đảm bảo các cân đối chủ yếu và tỷ lệ pháttriển của nền kinh tế quốc dân
Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản
lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng
Trang 21phát triển đã được hoạch định Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sựnghiệp công lập có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý,giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trongkhai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng cácnguồn tài chính
Trong đơn vị sự nghiệp công lập, Nhà nước là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý
là tài chính đơn vị sự nghiệp Tài chính đơn vị sự nghiệp bao gồm các hoạt động và quan hệ tài chính liên quan đến quản lý, điều hành của NN trong lĩnh vực sự nghiệp Là chủ thể quản lý, Nhà nước có thể sử dụng tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ để quản lý hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trong những điều kiện
cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định
Tóm lại, quản lý tài chính là quản lý các hoạt động, phân bổ và sử dụng các nguồnlực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp gồm nhiều biện pháp khác nhau đượcthực hiện trên cơ sơ vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế- tài chính một cách phùhợp với điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế đất nước Quản lý tài chính là việc sử dụngcác công cụ quản lý tài chính nhằm phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn
vị, thông qua đó lập kế hoạch quản lý và sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệucủa hoạt động của đơn vị
Trong đơn vị sự nghiệp, Nhà nước là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý là tài chính đơn vị sự nghiệp Tài chính đơn vị sự nghiệp bao gồm các hoạt động và quan hệ tài chính liên quan đến quản lý, điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp Là chủ thể quản lý, Nhà nước có thể sử dụng tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ để quản lý hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trong những điều kiện
cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định
18
1.2.1.2 Nguyên tắc quản lý tài chính
Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của cáctrường được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý Các khoản thu- chi trong nhà trườngphải được bàn bạc thực sự công khai nhằm đáp ứng các mục tiêu vì lợi ích chung của đơn
vị
Nguyên tắc hiệu quả: Nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài chính Hiệu quả trong QLTC được thể hiênh khi thực hiện các khoản chi tiêu Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là hai nội dung quan trọng cần được xem xét đồng thời khi quyết định chính
Trang 22sách tài chính.
Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật là nguyêntắc không thể thiếu trong quản lý tài chính Nguyên tắc này được đảm bảo thực hiện từviệc hình thành, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, quyết toán, xử lý những vướng mắc trongquá trình thực hiện Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ
đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, đảm bảo hiệu quả và hạn chế những tiêu cực, rủi rokhi quyết định các khoản chi tiêu
Nguyên tắc công khai minh bạch: Thực hiện công khai, minh bạch trong QLTC sẽtạo điều kiện kiểm tra giám sát các hoạt động thu- chi của đơn vị, hạn chế những thất thoát,lãng phí và đảm bảo tính hiệu quả của QLTC Gắn trách nhiệm của lãnh đạo nhà trườngđối với tất cả các hoạt động trước cơ quan quản lý cấp trên, đông nghiệp và cán bộ côngchức viên chức nhà trường Tất cả những ai quan tâm đến các thông tin về hoạt động tàichính của nhà trường, đơn cử như: sau 1 năm học nhà trường công khai các báo cáo tàichính theo đúng quy định của Nhà nước về nội dung, thời gian và hính thức công khai
1.2.2 Nội dung quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập Nội dung
quản lý tài chính được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau: Theo nội dung tài chính gồm: Nguồn thu, nguồn chi, quản lý thu- chi; theo quy trình quản lý gồm: xây dựng dự toán kế hoạch tài chính, thực hiện dự toán, quyết toán, kiểm tra giám sát Xuất phát tự mục tiêu nghiên cứu đề án tốt nghiệp kết hợp 2 nội dung tài chính
19
1.2.2.1 Xây dựng dự toán kế hoạch tài chính
Hằng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện về số lượng, khối lượng dịch vụ; tình hìnhthu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các dịch vụ khác của năm hiệnhành; yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượngdịch vụ và dự toán thu, chi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;
Đối với dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng: Hằng năm căn cứ đơn giá, sốlượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công được đặt hàng theo hướng dẫn của bộ, cơ quantrung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị lập dự toán gửi cơ quan quản lý cấp trên.Đối với đơn vị nhóm 3: Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ củanăm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công và dựtoán thu, chi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên
Đối với đơn vị nhóm 4: Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ đượccấp có thẩm quyền giao trong năm kế hoạch, số lượng người làm việc được cấp có thẩm
Trang 23quyền phê duyệt, chế độ chi tiêu hiện hành, đơn vị lập dự toán thu, chi gửi cơ quan quản lýcấp trên
Đơn vị sự nghiệp công lập dự toán thu, chi từ nguồn thu phí được để lại chi theo quyđịnh pháp luật về phí và lệ phí; dự toán chi thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyêntheo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước
Hằng năm, căn cứ vào dự toán thu, chi do đơn vị sự nghiệp công xây dựng, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp
và cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước 1.2.2.2
Thực hiện dự toán
Là quá trình vận dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằmbiến các chỉ tiêu thu, chi tài chính trong dự toán của đơn vị được thực hiện Các đơn vịcăn cứ vào dự toán được giao, triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đểđảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được thu, chi đồng thời có kế hoạch sử dụng kinh phí
ngân sách theo đúng mục đích, chế độ tiết kiệm và hiệu quả
20
Nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách nhà nước (NSNN) để thực hiện nhiệm vụchính trị, chuyên môn được giao Đây là nguồn thu mang tính truyền thống và có vai tròquan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp.Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăng cường tính tự chủ tài chính cho các đơn vị sựnghiệp, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhằm làm giảmbớt gánh nặng đối với NSNN
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN theoquy định của pháp luật, theo chế độ được phép để lại đơn vị Ví dụ trong sự nghiệp y tế, cáckhoản thu sự nghiệp gồm thu viện phí, thu dịch vụ khám chữa bệnh, thu từ thực hiện cácbiện pháp tránh thai, thu bán các sản phẩm vắc xin phòng bệnh…Cùng với việc chuyểnđổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xuhướng ngày càng tăng Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thuhợp pháp này nhằm tăng cường năng lực tài chính của đơn vị
Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngânsách theo chế độ Đây là những khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước đượcchính xác nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán
bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong
Trang 24và ngoài nước theo quy định của pháp luật
Với các nguồn thu như trên, đơn vị sự nghiệp được tự chủ thực hiện nhiệm vụ thu đúng,thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứnhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mứcthu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không đượcvượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định Đối với những hoạt động
dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và
21
ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ Thực hiện dự toán chi: Đối với chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, đơn vị được điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc nhà nước Trong quá trình chấp hành dự toán chi thường xuyên, các đơn vị sự nghiệp công lập cần căn cứ vào định mức chi của từng chi tiêu đã duyệt trong dự toán; khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo; đồng thời dựa vào các chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành Đối với khoản chi không thường xuyên việc điều chỉnh nội dung chi, nhóm mục chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước Bên cạnh đó có một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn
vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước: tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, tiêu chuẩn định mức trang thiết bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điệnthoại di động, chế độ công tác phí nước ngoài, chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam, chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyềngiao,chế độ quản lý sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn NSNN; chế độ quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt Căn cứ vào tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hình thực hiện qua các năm, thủ trưởng đơn vị quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhan, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng Phần kinh phí tiết kiệm được đơn
vị xác định chênh lệch thu chi sử dụng theo chế độ quy định Nhu cầu chi thường xuyên
dự kiến năm kế hoạch phải xác định trong dự toán Đơn vị phải căn cứ vào dự toán kinhphí đã được duyệt để phân bổ và sử dụng các khoản mục chi và hạch toán theo đúng
Trang 25NSNN đã quy định.
1.2.2.3 Quyết toán thu- chi
Quyết toán thu chi là công việc của chu trình quản lý tài chính Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở
22
để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ra những bài học kinh nghiệmcho các kỳ tiếp theo Để có thể tiến hành quyết toán thu chi, các đơn vị phải hoàn tất hệthống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách
Đơn vị sự nghiệp công thực hiện chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và kiểm toánnội bộ theo quy định của pháp luật hiện hành về kiểm toán nội bộ; mở sổ sách kế toán theodõi chi tiết cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo nhiệm vụđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sửdụng ngân sách nhà nước theo nhu cầu xã hội, không sử dụng ngân sách nhà nước.Trường hợp đơn vị nhóm 1 xây dựng đề án quản lý, kế toán theo mô hình doanhnghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp.Đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo tài chính hằng năm gửi cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về kế toán Đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo quyết toán hằng năm đối với nguồn ngân sách nhà nước cấp, nguồn viện trợ, nguồn thu phí được để lại, các nguồn khác được để lại theo quy định gửi cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định của pháp luật về kế toán và ngân sách nhà nước
Căn cứ tình hình thực tế của các đơn vị sự nghiệp công, việc tổ chức bộ máy kế toántại đơn vị do cơ quan có thẩm quyền thành lập đơn vị quyết định đảm bảo phù hợp và đápứng yêu cầu tinh gọn bộ máy kế toán
1.2.2.4 Kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính
Sau mỗi quý năm ngân sách đơn vị lập báo cáo kế toán quý, quyết toán năm gửi cơquan quản lý cấp trên theo quy định Quyết toán thu- chi tài chính là quá trình kiểm tra,tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện dự toán trong kỳ báo cáo và là cơ sở để phân tích,đánh giá kết quả thực hiện dự toán để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm Trong quá trìnhthực hiện chu trình quản lý ngân sách tại đơn vị, việc kiểm tra kiểm soát cần được thựchiện một cách thường xuyên, liên tục trong suốt chu trình ngân sách Kiểm soát chi cácđơn vị sự nghiệp được KBNN thực hiện theo quy
23
Trang 26định hiện hành Nội dung kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm kiểmsoát tiền lương, công; kiểm soát thu nhập tăng thêm, kiểm soát các khoản chi uản lý, chihoạt động nghiệp vụ, kiểm soát chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư; cáckhoản chi phục vụ công tác thu phí, lệ phí và các khoản chi khác Việc kiểm soát đượcthực hiện theo quy định của nhà nước về kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp thựchiện tự chủ, tư chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cùng với sự kiểmsoát KBNN, trong quá trình thực hiện quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, cácđơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tự kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngânsách của mình Công tác kiểm toán, quyết toán các khoản chi thường xuyên đẩm bảo phảilập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo cho các cơ quan cóthẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ quy định; số liệu trong các báo cáo tài chính phảiđảm bảo tính chính xác, trung thực Nội dung các báo cáo phải theo đúng các nội dungghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN đã quy định Báo cáo quyếttoán của năm đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, duyệt quyết toán thu, chingân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm theo dõi các khoản chi thườngxuyên của NSNN
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
Bản thân hoạt động tài chính rất phức tạp Đổi mới quản lý tài chính là một yêu cầucấp thiết phù hợp với thực tiễn của đất nước Hoạt động tài chính vốn đã phức tạp với cácvăn bản quy phạm pháp luật lại liên quan trực tiếp đến các nguồn lực quan trọng tronghoạt động của mỗi tổ chức đứng trước yêu cầu này lại càng phức tạp Vai trò quản lý Nhànước về tài chính trong nền kinh tế chịu sự chi phối của rất nhiều chủ thể trong xã hội cànglàm cho nội hàm về quản lý tài chính phức tạp Quản lý tài chính trong các đơn vị công lậpchịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan:
Chính sách, cơ chế tài chính của Nhà nước: Việc triển khai thực hiện Nghị định 60/2021 trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho các đơn vị được chủ động tổ
24
chức hoạt động chuyên môn, gắn việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính với chất lượng
và hiệu quả hoạt động Theo đó, các trường đại học đã thực hiện việc kiểm soát, chi tiêunội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của lãnh và cán bộ, giảng viên trong nhàtrường; nâng cao kỹ năng quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từng bước giảm dần
sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đối với hoạt động đơn vị
Trang 27Tạo điều kiện phát huy các nguồn lực của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng caocho xã hội, trên cơ sở đó tạo nguồn chi trả tiền lương và thu nhập tăng thêm cho người laođộng
Bên cạnh việc tác động tích cực như trên, với bối cảnh hiện nay cơ chế quản lý tàichính vẫn còn 3 yếu tố bất cập cơ bản ảnh hưởng đến quá trình thực hiện: Thứ nhất, yếu
tố liên quan đến giao quyền tự chủ về tài chính: Việc hỗ trợ từ NSNN đối với cơ vẫn mang tính bình quân theo khả năng của NSNN nên không tạo động lực cạnh tranh nângcao chất lượng và chưa giải quyết tối đa tình trạng khó khăn về đào tạo, tài chính Nội dung phân bổ NSNN chủ yếu dựa vào yếu tố đầu vào nên chưa gắn kết giữa kếtquả sử dụng nguồn lực NSNN với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ Về thu nhậpcủa người lao động: Do chưa có các văn bản quy định tiêu chí cụ thể để đánh giá mức
độ hoàn thiện nhiệm vụ và đánh giá hiệu quả công việc khi được giao quyền tự chủ, vìvậy việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa phát huy tác dụng, phân phối thu nhậpcòn mang tính bình quân, chưa gắn với hiệu quả và chất lượng công việc Mức thunhập của người lao động ở các trường ĐH có nguồn thu lớn cao hơn rất nhiều so vớicác cơ sở không có nguồn thu hoặc nguồn thu hạn hẹp, từ đó tạo sự bất hợp lý về thu
nhập giữa những người lao động trong ngành giáo dục
Thứ hai, yếu tố liên quan đến chế độ tự chủ về tổ chức bộ máy và biên chế Mặc
dù đã có Thông tư liên tịch 07/2009/TTLT-BGĐT-BNV ngày 15/04/2009 của Liên Bộ
GD và ĐT hướng dẫn cụ thể về việc trao đổi quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện tổ chức và biên chế cho các đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng green thực tế một số
cơ sở giáo dục đào tạo chưa được tự chủ đầy đủ trong việc tuyển chọn nhân sự, tổ chức
bộ máy
25
Thứ ba, yếu tố liên quan đến quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực
hiện nhiệm vụ: Đến nay văn bản hướng dẫn vẫn còn chưa đầy đủ, chưa hệ thống 1.3.2
Các nhân tố chủ quan
Quản lý tài chính trong các trường đại học công lập bên cạnh sự ảnh hưởng do cac nhân tố khách quan còn do các nhân tố chủ quan tác động, đó là: Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập
Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chínhxác các quyết định quản lý nói chung và QLTC nói riêng Nếu đội ngũ cán bộ QLTC cónăng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên sâu, có kinh nghiệm sẽ đưa hoạt động
Trang 28QLCT của đơn vị ngày càng đi vào nề nếp, góp phần cho hoạt động của đơn vị ngày cànghiệu quả Ngược lại, đội ngũ cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, hạn chế về chuyên môn sẽdẫn đến hoạt động QLTC lỏng lẻo, dễ thất thoát, lãng phí, đồng thời hoạt động QLTC sẽkhông được chuẩn hóa phù hợp với vai trò và vị trí của đơn vị đó.
Tổ chức bộ máy làm công tác QLTC trong các trường công lập: tổ chức công tác quản
lý tài chính tương đối chặt chẽ, đa số đã ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chấtlượng công tác quản lý tài chính, tuy nhiên nhiều nơi tổ chức bộ máy còn lỏng lẻo,mang tính hình thức nên chưa phát huy được hiệu quả của công tác này
Con người làm công tác quản lý tài chính: Phần đông cán bộ tài chính chăm lo rènluyện đạo đức, tác phong, giữ vững phẩm chất, liêm khiết, gương mẫu Phẩm chất cán bộtài chính thể hiện rõ qua sự tận tụy, không kể ngày đêm, bám sát nguồn lực sao cho thuhút, thu đủ, chi kịp thời, đúng mục đích, có hiệu quả Tuy nhiên, vẫn còn một số bộ phậnnhỏ cán bộ làm công tác quản lý tài chính trình độ còn hạn chế về mặt chuyên môn và có
sự xói mòn về nhân cách, bị lu mờ trước sự cám dỗ của các lợi ích kinh tế và sức mạnh củaquyền lực
Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong các trường đại học công lập Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là quy định, các thủ tục kiểm soát do đơn vị xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và các quy định để
26
kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện sai sót nhằm quản lý và sử dụng các nguồn tàichính của nhà trường một cách có hiệu quả Đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ,hữu hiệu sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính sẽ được thuận lợi, chặt chẽ, giúp đơn vịchấn chỉnh và kịp thời phát hiện sai sót, ngăn chặn hành vi gian lận trong công tác quản lýtại đơn vị
1.4 Kinh nghiệm quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Đại học Đà Nẵng
Đại học Đà Nẵng là đại học khu vực đa cấp, đa ngành, đáp ứng yêu cầu đào tạonguồn nhân lực, thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực miền Trung và TâyNguyên Ngoài nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học, Trường Đại học Đà Nẵng còntích cực, chủ động đào tạo sinh viên hệ cao đẳng, trung cấp và nghề, cung cấp lao độngcho các khu công nghiệp, khu chế xuất đang trên đà phát triển ở thành phố Đà Nẵng và cáctỉnh miền trung
Đại học Đà Nẵng thực hiện quyền hạn và trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản được Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo trang bị, đầu tư hoặc đã nhận bàn giao từ các
Trang 29trường vào Đại học Đà Nẵng, các đơn vị, bộ phận trực thuộc chỉ là đơn vị đầu mối quản
lý, hoặc đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng phần tài sản đang dùng do Đại học Đà Nẵng giao lại, cấp phát bổ sung hoặc điều phối nội bộ
Quản lý nguồn thu từ NSNN phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, tại Đạihọc Đà Nẵng thông qua tổ chức bộ máy quản lý tài chính của trường Đồng thời tuân thủtheo cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý thu tài chính phục vụ giáo dụcđào tạo đại học, tuân thủ nội quy, quy chế quản lý tài chính của Trường Đại học Đà Nẵng.Đại học Đà Nẵng thực hiện quản lý tài chính theo Nghị
định 43/2006/NĐ-CP với nguồn thu khá phong phú
Nguồn thu ngoài NSNN: thu học phí, viên trợ và thu sự nghiệp khác Về chi: tuân thủ những quy định chi tiêu theo Luật ngân sách, đồng thời chấp hành quy định chi tiêu
do Trường xây dựng
Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng hàng năm, công khai trước cán bộ công chức, viên chức, tạo điều kiện cho các đơn vị trong trường chủ động trong chi tiêu, sử dụng kinh phí hợp lý và hiệu quả
27
Quản lý tài chính tuân thủ cơ chế, chính sách và pháp luật của Nhà nước
Trường Đại học Công đoàn
Trường Đại học Công đoàn là trường đại học đa ngành, đa cấp trực thuộc Tổng Liênđoàn Lao động Việt Nam và chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Giáo dục - Đào tạo
Từ khi hoà nhập vào hệ thống giáo dục quốc dân, Nhà trường vừa thực hiện chức năngđào tạo cán bộ cho tổ chức Công đoàn, trung tâm nghiên cứu lý luận của tổ chức Côngđoàn Việt Nam ,vừa góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội Trường đại học Côngđoàn đã thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính
Nguồn NSNN cấp: Nguồn NSNN cấp luôn là nguồn vốn quan trọng nhất đảm bảocho sự hoạt động và phát triển của khu vực hành chính sự nghiệp Nguồn NSNN cấp chithường xuyên cho trường Đại học Công đoàn dựa vào chỉ tiêu học sinh có ngân sách đượcgiao hàng năm
Nguồn ngoài NSNN: Đối với Trường đại học Công đoàn, nguồn ngoài ngân sáchNhà nước bao gồm hai nguồn chính là nguồn ngân sách Công đoàn và nguồn thu tạitrường Trong đó nguồn thu từ ngân sách Công đoàn là một đặc thù riêng của trường Đạihọc Công đoàn Hàng năm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn cấp cho trường Đạihọc Công đoàn nguồn vốn để tổ chức các hoạt động giảng dạy và đào tạo cán bộ về công
Trang 30tác công đoàn
Về chi: Việc sử dụng nguồn tài chính cũng ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷtrọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy và học tập cũng như tăng cường đầu tư chomua sắm sửa chữa trang thiết bị và cơ sở vật chất Nguồn ngân sách Nhà nước chủ yếuđược trường sử dụng cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với quá trình giảngdạy và học tập Trường Đại học Công đoàn đã chủ động nghiên cứu và xây dựng quy chếchi tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của trường Quy chế chi tiêu nội bộ đượcxây dựng hàng năm
Về cơ chế kiểm soát: Nhà trường cũng đã thực hiện công tác kiểm tra tài chính nội
bộ hàng năm, Ban thanh tra đã thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, giúp Ban Giám hiệu pháthiện những thiếu sót trong hoạt động cụ thể của Nhà trường
28
1.5 Bài học kinh nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập Một là, về phía
Nhà nước trao quyền tự chủ tài chính đối với các trường đại học công lập phải có điều kiện và lộ trình, không giao quyền tự chủ một cách đại trà không gắn với những yêu cầu của Nhà nước đối với tình hình thực thế của từng trường đại học công lập Mặt khác, tuy trao quyền tự chủ trong việc huy động nguồn lực và tự quyết trong việc phân
bổ, sử dụng nguồn lực, song Nhà nước không thoái thác trong việc tài trợ nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước sang các trường mà chỉ thay đổi hình thức tài trợ Ngoài
ra, do mở rộng quyền tự chủ, mức học phí sẽ tăng tạo ra gánh nặng cho sinh nghèo, sinh viên thuộc diện chính sách, nhà nước nên có chính sách tài trợ theo những hình thức linh hoạt như hình thành quỹ cho vay thuộc Bộ tài chính quản lý
Hai là, đối với các trường đại học công lập phải chủ động triệt để tận dụng cơ hộiđược trao quyền tự chủ trong việc huy động và bố trí nguồn lực tài chính Trong việc huyđộng nguồn lực nên chú trọng phát huy tiềm năng lợi thế của trường đại học công lập khốikinh tế, không chỉ quan tâm đến hoạt đông thu học phí mà chú trọng đến việc huy động từquỹ hiến tặng, từ nguồn thu kết quả nghiên cứu khoa học
Ba là, một điều quan trọng trong quản lý điều hành của Nhà nước là dù giao tự chủ tàichính hoàn toàn hay một phần, điều quan trọng là giao quyền tự chủ phải gắn với việctăng cường trách nhiệm giải trình của các trường, tăng cường giám sát của nhà nước và
cộng đồng với các trường qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch
29
Trang 31KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm, vai trò, phânloại của đơn vị sự nghiệp công lập; các khái niệm về tài chính, quản lý tài chính, nguyêntắc quản lý tài chính trong sự nghiệp công lập, các nhân tố khách quan, chủ quan ảnhhưởng đến quản lý tài chính; kinh nghiệm quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệpcông lập như: Đại học Đà Nẵng, Đại học Công Đoàn, qua đó rút ra bài học kinh nghiệmquản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập Đây là phần cơ sở lý luận quantrọng làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Trường Đại học Tàinguyên và Môi trường trong chương 2
30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1 Khái quát về trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (tên giao dịch bằng tiếng Anh: HanoiUniversity of Natural Resources and Environment, viết tắt là HUNRE) là cơ sở đào tạocông lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Giáodục và Đào tạo Trường được thành lập theo Quyết định số
1583/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 08 năm 2010, trên cơ sởnâng cấp Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Ngoài cơ sở chính tại HàNội, Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóađươc thành lập theo Quyết định số 189/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ngày
16 tháng 01 năm 2018 trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trườngmiền Trung
Dù được thành lập chưa lâu nhưng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường HàNội đã có 68 năm truyền thống với lịch sử xây dựng và phát triển của nhà trường đượcchia thành nhiều thời kỳ và luôn gắn với các giai đoạn phát triển của đất nước
Trang 32Hình 1: Những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
(Nguồn: Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)
31
Các mốc quan trọng của quá trình hình thành và phát triển:
- Giai đoạn 1955-2005: Trường Cao đẳng Khí tượng thủy văn Hà Nội Ngày 19
tháng 2 năm 2001, Trường Cao đẳng Khí tượng thủy văn Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 721/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quá trình phát triển 50 năm của Trường Cao đẳng Khí tượng thủy văn Hà Nội gắn liền với sự hình thành và phát triển của các đơn vị:
+ Trường Sơ học Khí tượng (1955-1960),
+ Trường Trung cấp Khí tượng (1961-1966),
+ Trường cán bộ khí tượng (1967-1976),
+ Trường cán bộ Khí tượng thủy văn (1976-1994),
+ Trường cán bộ Khí tượng thủy văn Hà Nội (1994-2001),
+ Trường Cao đẳng Khí tượng Thủy văn Hà Nội (2001-2005)
- Giai đoạn 1971 - 2005: Trường Trung học Địa chính Trung ương I Sự phát triển của Trường Trung học Địa chính Trung ương I hơn 30 năm cũng gắn liền với sự hình thành và phát triển của Trường Trung học đo đạc và bản đồ Theo Quyết định số 179/2001/QĐ-TCĐC, ngày 6 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính, Trường Trungcấp Đo đạc và Bản đồ được đổi tên thành Trường Trung học địa chính I , tiền thân là thành lập năm 1971
- Giai đoạn 2005 - 2010:
Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2798/QĐ-BGD&ĐT ngày 1 tháng 6 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở hợp nhất Trường Cao đẳng Khí tượng thủy văn Hà Nội và Trường Trung học địa chính Trung ương I
Trang 33- Ngày 23 tháng 08 năm 2010, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nộiđược thành lập theo Quyết định số 1583/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ - Ngày 9 tháng 4 năm 2018, Thành lập Phân hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa, có địa chỉ tại số 04 - Trần Phú, phường Ba Đình, Thị Xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tính đến thời điểm hiện tại, Trường đang đào tạo 23 ngành hệ đại học, 06 ngành
hệ thạc sỹ với hơn 14.000 sinh viên và học viên
32
Bảng 1 Các ngành đào tạo thạc sĩ và đại học tính đến năm 2022
TT Tên ngành đào tạo Mã
ngành
Số quyết định cho phép đào tạo
Ngày ban hành