CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ - TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂNTÂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ - TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ vănnghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn
2.2.1. Căn cứ pháp lý thực hiện quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn
- “Công tác quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn được thực hiện bởi văn bản pháp lý cao nhất là Luật NSNN số
83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chỉnh phủ và các Chỉ thị, Quyết định.
Các Chỉ thị, Quyết định và Thông tư hướng dẫn xây dựng và điều hành kế hoạch và dự toán NSNN hàng năm.
Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác Quyết định số 1990/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý
nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
52
Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số
141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.”
Thông tư số 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường
Quyết định số 2539/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Quyết định số 2536/QĐ- BTNMT ngày ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế quản lý nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quyết định số 2537/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế kiểm tra, nghiệm thu nhiệm vụ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
“Quyết định số 2537/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế quản lý và sử dụng vốn tài trợ nước ngoài thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quyết định số 2646/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về tiêu chuẩn, mức chi công tác phí và chi hội nghị trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.”
Thông tư số 02/2014/TT-BTC và Thông tư số 136/2017/TT-BTC có nội dung chi lương phụ nhưng các văn bản về chính sách tiền lương không có định nghĩa lương phụ cũng như cách tính làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động nên Bộ TNMT cần có giải pháp phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong thời gian chờ sửa đổi 02 Thông tư nêu trên.
53
2.2.2. Nội dung quản lý tài chính tại Trung tâm ứng dụng công nghệ - Tổng cục khí tượng thuỷ văn
2.2.2.1. Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước
Lập dự toán, phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, quyết toán ngân sách nhà nước đối với các ĐVSN đã được Bộ TNMT quy định trong Quy chế quản lý tài chính.
Hiện tại“việc quản lý các nguồn kinh phí của Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện theo các cơ chế chính sách chung của Nhà nước là Nghị định số 60/2021/NĐ- CP của Chính phủ ngày 21/6/2021 Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 56/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 16/09/2022 Hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cùng với 02 quy chế quản lý riêng của Bộ Tài nguyên và Môi trường là Quyết định số số 2539/QĐ- BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quyết định số 2536/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế quản lý nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.”Theo đó việc quản lý các Nguồn NSNN của Bộ được thực hiện theo đúng quy trình ngân sách nhà nước từ lập dự toán, phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, quyết toán ngân sách nhà nước.
Căn cứ để lập dự toán NSNN hàng năm là:
+ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN hàng năm; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách và các văn bản hướng dẫn của Bộ TNMT; Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; kế hoạch tài chính 05 năm; kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm và nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch.
+ Các quy định của pháp luật về thuế, chế độ thu, chi, phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định; Số kiểm tra về dự toán ngân sách do Bộ TNMT thông báo; Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và dự toán ngân sách năm trước và một số năm gần kề; “Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá hiện hành theo từng lĩnh vực chuyên ngành được cấp có thẩm quyền ban hành.
54
Dự toán ngân sách năm kế hoạch của các đơn vị được lập và gửi về Bộ qua Vụ Kế hoạch - Tài chính để thẩm tra, tổng hợp thành kế hoạch của Bộ TNMT trình lãnh đạo Bộ TNMT phê duyệt và gửi Bộ Tài chính thẩm định. Khi lập kế hoạch dự toán cho năm tiếp theo:
Dự toán thu NSNN được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu
theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạt động dịch vụ (nếu có) và các khoản thu hợp pháp khác theo chế độ hiện hành.
Đối với phí, lệ phí: căn cứ số thực hiện thu năm trước, ước thực hiện thu năm hiện tại, những yếu tố dự kiến tác động đến thu NSNN năm tiếp theo để xây dựng dự toán thu cho phù hợp và mang tính tích cực, vững chắc, có tính khả thi cao, phấn đấu dự toán thu năm sau cao hơn năm trước.”
Đối với khoản thu từ hoạt động dịch vụ và thu sự nghiệp khác không thuộc nguồn thu NSNN: các đơn vị lập dự toán thành khoản thu riêng (không tổng hợp vào dự toán thu phí, lệ phí).
Đối với chi thường xuyên dự toán NSNN được xác định trên cơ sở định mức phân bổ ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, số biên chế được giao, quỹ tiền lương.
Đối với chi nhiệm vụ không thường xuyên:
- Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ
Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định (bao gồm: mua xe ô tô phục vụ công tác;
sửa chữa lớn trụ sở, mua sắm tài sản cố định; trang thiết bị và phương tiện làm việc theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt); vốn đối ứng; hội nghị, hội thảo quốc tế và các nhiệm vụ chi khác phát sinh theo yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch được Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
“Chi thực hiện nhiệm vụ KHCN chi tiết đến từng đề tài, nhiệm vụ, trong đó ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho các đề tài, nhiệm vụ chuyển tiếp phải kết thúc trong năm kế hoạch theo số kiểm tra và khả năng cân đối NSNN.
- Đối với chi bảo vệ môi trường và các hoạt động kinh tế 55
+ Chi mua sắm tài sản cố định: chi tiết đến từng danh mục tài sản, phải căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có thuyết minh nhu cầu mua sắm tài sản.
+ Chi sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ tài sản cố định: chi tiết đến từng danh mục bộ phận tài sản sửa chữa, phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng và hiện trạng tài sản (gồm nguyên giá, giá trị còn lại, số năm đã sử dụng, số lần duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa trong quá trình sử dụng), đáp ứng các tiêu chí về sửa chữa lớn tài sản cố định. (Sửa chữa lớn tài sản cố định là việc sửa chữa, thay thế, bảo trì những bộ phận quan trọng của tài sản bị hư hỏng nhằm phục hồi hoặc kéo dài thời gian sử dụng của tài sản hoặc nhằm nâng cao công năng sử dụng của tài sản).”
+ Chi nhiệm vụ đặc thù các lĩnh vực chi tiết đến từng nhiệm vụ; Các trạm quan trắc;
giám sát tài nguyên và môi trường; các trạm thu vệ tinh, GPS phát sinh trong năm kế hoạch (bắt đầu đưa vào hoạt động) phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề cương, dự toán; Các nhiệm vụ mới phát sinh so với năm trước như: khảo sát định kỳ; thanh tra, kiểm tra đột xuất; kiểm tra, giám sát chuyên đề theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền;
tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng và pháp luật về tài nguyên và môi trường; hoạt động tầu đo đạc, nghiên cứu biển; khảo sát, điều tra, thu thập và tổng hợp số liệu phục vụ xây dựng văn bản pháp luật, phải được Lãnh đạo Bộ phê duyệt danh mục.
+ Chi vốn đối ứng: chi tiết đến từng dự án và phải đảm bảo đủ số vốn đối ứng của phía Việt Nam theo cam kết trong điều ước quốc tế hoặc văn kiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Chi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn:“chi tiết đến từng nhiệm vụ, trong đó trong đó ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho các nhiệm vụ chuyển tiếp phải kết thúc, nhiệm vụ cấp bách, quan trọng theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các nhiệm vụ chuyển tiếp và nhiệm vụ mở mới đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt danh mục căn cứ theo số kiểm tra và khả năng cân đối NSNN.
+ Chi nhiệm vụ sử dụng kinh phí từ nguồn vốn vay, viện trợ nước ngoài: chi tiết đến từng dự án theo cam kết trong điều ước quốc tế hoặc văn kiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
Tình hình thực hiện dự toán thu phí, lệ phí, viện trợ, vay nợ, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được thống kê qua bảng 2.1 và 2.2
56
Bảng 2. 1. Tình hình lập dự toán chi
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Kế hoạch (KH) 562.965 527.242 549.211
Dự toán giao (DTG) 517.004 439.369 484.913
% DTG/KH 92 83 88
(Nguồn: Văn phòng) Bảng 2. 2. Tình hình thực hiện dự toán thu phí, lệ phí, viện trợ, vay nợ,
hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: Triệu đồng TT Nội
dung nguồn
thu
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Dự toán (DT)
Thực hiện
thực% hiện/
DT
Dự toán (DT)
Thực hiện
thực% hiện/
DT
Dự toán (DT)
Thực hiện
thực% hiện/
DT I Số thu
phí, lệ phí
1.200 1.360 113 600 719 120 1.250 1.005 80
II Nguồn thu vốn viện trợ, vay nợ
772.676 179.685 38 325.615 26.973 8 243.501 173.071 71
1 Kinh phí sự nghiệp
kinh tế
195.67
6 22.377 11 105.58
1 11.12
8 11 19.179 46.311 241
2 Kinh phí sự nghiệp
môi trườn g
277.00
0 157.30
8 57 220.03
4 15.84
5 7 224.32
2 126.76
0 57
III Nguồn thu hoạt động
78.104 85.258 109 93.784 94.445 101 103.890 97.647 94
57
sản xuất kinh doanh
(Nguồn: Văn phòng)
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 2539/QĐ- BTNMT ngày 10/8/2018, các đơn vị đã thực hiện đúng quy định, cụ thể:
“Lập dự toán thu: đơn vị căn cứ số thu phí, lệ phí năm trước, ước thực hiện của năm hiện tại, lập dự toán thu tương đối sát với thực tế, các năm có số thu thực tế cao hơn dự toán từ 10-20%.
Lập dự toán chi: việc xây dựng dự toán đảm bảo thực hiện đúng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính đồng thời bám sát các Chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực, chú trọng việc quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực. Việc lập dự toán được các đơn vị dự toán cấp II thẩm định, tổng hợp gửi đơn vị dự toán cấp I trên cơ sở đề nghị của các ĐVSN nên dự toán đã bám sát vào đặc thù của các ĐVSN, vừa đảm bảo nhu cầu kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, vừa tăng tính tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị.”
Việc mở mới nhiều nhiệm vụ, dự án trong những năm gần đây trong khi các dự án chuyển tiếp vẫn chưa được cấp đủ vốn theo tiến độ nên công tác xây dựng dự toán thường cao hơn nhiều so với số ngân sách nhà nước cân đối hàng năm.
Ngoài ra, một số lĩnh vực vẫn chưa có đầy đủ Định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá còn hạn chế dẫn đến việc khó khăn trong việc hướng dẫn các đơn vị lập dự toán.
2.2.2.2. Thực trạng công tác chấp hành dự toán thu chi
Căn cứ vào Quyết định giao kế hoạch của Bộ TNMT, đơn vị thực hiện dự toán thu, chi trong phạm vi dự toán ngân sách được giao, sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành; chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định của pháp luật.
“Đối với các nhiệm vụ chưa có định mức đơn giá, Bộ TNMT đã hướng dẫn đơn vị thực hiện thực thanh thực chi theo quy định, không sử dụng để trích lập các quỹ.
58
Để quản lý việc chi tiêu và nâng cao tính tự chủ của các ĐVSN, Bộ TNMT đã ban hành các văn bản phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự toán các nhiệm vụ chuyên môn, mua sắm sửa chữa cho các đơn vị dự toán cấp II và cấp III thuộc Bộ TNMT như Quyết định số 2539/QĐ-BTNMT ngày 10/8/2018 ban hành quy chế quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định số 2540/QĐ-BTNMT ngày 10/8/2018 ban hành quy chế quản lý dự án đầu tư công của Bộ Tài nguyên và Môi trường Trong phạm vi được ủy quyền,” Thủ trưởng đơn vị được ủy quyền phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về
tài chính, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng về quyết định phê duyệt của
mình.
a. Thực trạng phân bổ và giao dự toán
Sau khi nhận được chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách được Chính Phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính giao, Bộ TNMT lập dự kiến phân khai chỉ tiêu nhiệm vụ và dự toán kinh phí cho các ĐVSN thuộc Bộ TNMT sau đó thông báo cho các đơn vị dự toán cấp II và cấp III thuộc Bộ TNMT (Đơn vị dự toán cấp II có trách nhiệm thông báo tiếp đến các đơn vị dự toán cấp III của mình). “Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định giao dự toán và gửi Bộ Tài chính. Bộ TNMT ban hành Quyết định giao chính thức chỉ tiêu nhiệm vụ và dự toán ngân sách cho các đơn vị thuộc Bộ TNMT trước ngày 31/12 năm trước.
Đúng về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi so với dự toán ngân sách được giao; phân bổ đủ vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nhà tài trợ nước ngoài theo cam kết.
Thực hiện Luật ngân sách năm 2015, từ năm 2017, các đơn vị dự toán cấp I giao dự toán cho đơn vị dự toán trực thuộc báo cáo Bộ Tài chính, không phải như trước đây phải gửi Bộ Tài chính thẩm định trước khi giao dự toán nên việc phân bổ, giao dự toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm bảo thời gian theo quy định.”
Trong năm thực hiện việc phân bổ và giao dự toán nhiều lần do đến thời điểm phân bổ cán bộ kế hoạch - tài chính của Bộ chưa kiểm soát hết nhiệm vụ, dự án, đề tài khoa học công nghệ chưa được phê duyệt dự toán, phát sinh nội dung chi như khắc phục bão lũ, tinh giản biên chế, nhiệm vụ do Chính phủ giao…
b. Thực trạng chấp hành dự toán thu 59
Nguồn thu của đơn vị được hình thành từ các nguồn như: NSNN cấp, thu phí và lệ phí, thu từ hoạt động dịch vụ, thu từ vay nợ, viện trợ, thu hoạt động sự nghiệp khác (lãi ngân hàng, thanh lý TSCĐ…). Trong đó,
- “NSNN cấp, gồm: Nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định); kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án, đề án khác; vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế, vốn đầu tư XDCB, kinh phí đầu tư ban đầu, mua sắm trang thiết bị, các nhiệm vụ được giao đột xuất khác.”
Nguồn thu chính của đơn vị là nguồn NSNN cấp, chiếm từ khoảng 60% đến 69%
tổng nguồn thu (năm 2020: 61,47%, năm 2021: 68,82% và 2022: 61,89% (theo số liệu tại Bảng 2.1 và 2.2), trong đó: