1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài quá trình môn học quản lý tài chính doanh nghiệp chương 1 giới thiệu về tài chính doanh nghiệp

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giới Thiệu Về Tài Chính Doanh Nghiệp
Tác giả Nguyễn Tường Vân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Uyên
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại bài quá trình
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 85,25 KB

Nội dung

Chính quản lý và điều hành hàng ngày của công ty thường do Ban Giám đốc chịu trách nhiệm, và họ có thể được bổ nhiệm hoặc phê duyệt bởi cổ đông trong các cuộc họp cổ đông hoặc thông qua

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH

BÀI QUÁ TRÌNH MÔN HỌC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tường Vân

Mã số sinh viên: 2256181075

Số điện thoại: 0901450121

TP Hồ Chí Minh , tháng 01 năm 2024

Trang 2

BẢNG TỔNG KẾT BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI ĐÃ LÀM

ĐÃ LÀM

ĐIỂM CỘNG

CHUYÊN CẦN

Lý thuyết Bài tập

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ

Trang 3

Câu 1: Ai sở hữu công ty cổ phần? Hãy trình bày quy trình mà ở đó chủ sở hữu kiểm soát nhà quản trị công ty Đâu là lý do chính để mối quan hệ đại diện tồn tại trong hình thức công ty cổ phần? Trong hoàn cảnh đó, sẽ nảy sinh những vấn đề gì?

* Ai sở hữu công ty cổ phần?

Công ty cổ phần (hay còn gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn) thường được sở hữu bởi các cổ đông thông qua việc mua cổ phiếu của công ty Cổ đông là những người hoặc tổ chức đã đầu tư tiền vào công ty bằng cách mua cổ phiếu của nó Số lượng cổ phiếu mà mỗi cổ đông sở hữu phản ánh mức độ sở hữu của họ trong công ty

Chủ sở hữu của công ty cổ phần là tập hợp các cổ đông, và mỗi cổ đông sở hữu một phần nhỏ của công ty tương ứng với số lượng cổ phiếu họ đã mua Quyền lợi và quyền lực của

cổ đông thường phụ thuộc vào loại cổ phiếu mà họ sở hữu (ví dụ: cổ đông có cổ phiếu ưu đãi có thể có quyền lợi khác nhau so với cổ đông có cổ phiếu thông thường)

Chính quản lý và điều hành hàng ngày của công ty thường do Ban Giám đốc chịu trách nhiệm, và họ có thể được bổ nhiệm hoặc phê duyệt bởi cổ đông trong các cuộc họp cổ đông hoặc thông qua các phương tiện khác nhau theo quy định của công ty

* Hãy trình bày quy trình mà ở đó chủ sở hữu kiểm soát nhà quản trị công ty Đâu là lý

do chính để mối quan hệ đại diện tồn tại trong hình thức công ty cổ phần? Trong hoàn cảnh đó, sẽ nảy sinh những vấn đề gì?

Quy trình chủ sở hữu kiểm soát nhà quản trị công ty:

- Thông thường, các cổ đông kiểm soát sẽ định hướng chiến lược phát triển, các chính sách hoạt động của công ty Các cổ đông sẽ bầu ra một hội đồng quản trị, những người n sau đó sẽ lựa chọn ban quản lí cấp cao cho công ty Các thành viên của ban quản lí cấp cao làm việc như những viên chức của công ty và quản lí hoạt động của công ty sao mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông

- Lý do chính để mối quan hệ đại diện tổn tại trong hình thức công ty cổ phần là vấn đề đại diện và sự kiểm soát công ty Có thể nảy sinh những vấn đề tranh chấp giữa cổ đông

và nhà quản trị trong các công ty cổ phần lớn làm phát sinh chi phí, cần thảo luận cách thức kiểm soát hoặc giảm thiểu chúng

Câu 6: Giả sử bạn sở hữu cổ phiếu của một công ty Giá một cổ phiếu hiện nay là

$25 Một công ty khác vừa thông báo rằng họ muốn mua công ty của bạn và sẽ trả

$35 một cổ phiếu để mua toàn bộ số cổ phiếu đang lưu hành Nhà quản trị của công

ty bạn ngay lập tức tuyên chiến chống lại sự chào mua thù địch này Nhà quản trị

có hành động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông không? Tại sao có và tại sao không?

Nhà quản trị có thể không hoặc có hành động vì lợi ích tốt nhất của cổ đông nhưng còn tùy theo các trường hợp Nếu như công ty đang hoạt động rất tốt, không chỉ vậy, còn có rất nhiều dự án trong tương lai mang lại lợi nhuận cao cho công ty, công ty có tiềm năng phát triển cao thì nhà quản trị vẫn có thể cải thiện lợi nhuận của công ty để giá cổ phiếu

sẽ cao hơn $35 thì việc làm tuyên chiến lại sự chào mùa thù địch kia là hợp lý Tuy nhiên, nếu công ty đang tồn đọng nhiều khoản nợ, không có đủ khả năng thanh toán các

Trang 4

khoản nợ đó, các dự án đầu tư không tốt hay hoạt động quản lý công ty chưa chặt chẽ Từ

đó, nhà quản trị không đảm bảo được việc tăng giá trị của công ty vượt giá dự

thầu và không có giá dự thầu khác nào cao hơn thì việc quản lý không hành động vì lợi ích của cổ đông mà chống lại ưu đãi là Sai

Câu 10: Tại sao mục tiêu của quản trị tài chính là tối đa giá cổ phiếu hiện hành của công ty? Hay nói cách khác, tại sao không phải tối đa giá cổ phiếu trong tương lai?

Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu và nắm vai trò quan trọng nhất trong các mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp Cụ thể ở mục tiêu này các nhà quản trị hướng đến việc tối đa hóa giá trị mà doanh nghiệp sở hữu Đôi khi việc này cũng

có thể hiểu là tối đa hóa giá trị cổ phần của doanh nghiệp Nhờ vậy giúp nâng cao được

số tài sản mà doanh nghiệp sở hữu cũng như góp phần không nhỏ vào việc giúp doanh nghiệp tạo một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Giá trị cổ phiếu hiện hành là nền tảng cho giá cổ phiếu trong tương lai

Trang 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH

BÀI QUÁ TRÌNH MÔN HỌC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DÒNG TIỀN

CHIẾT KHẤU

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tường Vân

Mã số sinh viên: 2256181075

Số điện thoại: 0901450121

TP Hồ Chí Minh , tháng 03 năm 2024

Trang 6

BẢNG TỔNG KẾT BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI ĐÃ LÀM

ĐÃ LÀM

ĐIỂM CỘNG

CHUYÊN CẦN

Lý thuyết Bài tập

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP

ĐỊNH GIÁ DÒNG TIỀN

CHIẾT KHẤU

Trang 7

Câu 1 (Bài tập) (Lãi đơn so với lãi kép): First City Bank chi trả 8 phần trăm lãi đơn cho số dư trên tài khoản tiết kiệm, trong khi Second City Bank trả 8 phần trăm ghép lãi hàng năm Nếu bạn gửi tiết kiệm $5.000 vào mỗi ngân hàng, bạn sẽ kiếm được thêm bao nhiêu tiền từ tài khoản tiết kiệm ở Second City Bank trong 10 năm nữa?

Ta có: r= 8%, PV = $5.000

Áp dụng công thức (1): FVn = PV x (1+r)n

Nếu gửi tiết kiệm $5.000 vào ngân hàng Second City Bank số tiền bạn nhiều được từ tài khoản tiết kiệm sau 10 năm nữa là:

FV10 = PV x (1+r)10 = 5.000 x (1+ 8%)10 = $10.794,6

Câu 2 (Tính giá trị tương lai) Hãy tính giá trị tương lai của $1.000 ghép lãi hàng năm cho:

a) 10 năm với lãi suất 5 phần trăm

b) 10 năm với lãi suất 10 phần trăm

c) 20 năm với lãi suất 5 phần trăm

d) Tại sao tiền lãi kiếm được trong câu c không gấp đôi số tiền kiếm được trong câu a?

Giá trị tương lai của một khoản đầu tư: FVn = PV x (1+r)n

a) T = 10 năm, r = 5%

FV10 = $1.000 x (1+5%)10 = $1.628,89

b) T = 10 năm, r = 10%

FV10 = $1.000 x (1+10%)10 = $2.593,74

c) T = 20 năm, r = 5%

FV20 = $1.000 x (1+5%)20 = $2.653,29

d) Tiền lãi kiếm được trong câu c không gấp đôi số tiền kiếm được trong câu a vì phần lãi trong lãi câu a và câu c khác nhau

Câu 3 (Tính giá trị hiện tại) Hãy tính giá trị hiện tại cho các giá trị bảng sau:

Áp dụng công thức giá trị tương lai của một khoản đầu tư: FVn = PV x (1+r)n (1) a) FV6 = $13.827, r = 7% , T = 6 năm

Áp dụng công thức (1): $13.827 = PV x (1+7%)6

Vậy PV = $9.213,51

Trang 8

b) FV9 = $43.852, r = 15%, T = 9 năm

Áp dụng công thức (1): $43.852 = PV x (1+15%)9

Vậy PV = $12.465,47

c) FV18 = $725.380, r = 11%, T = 18 năm

Áp dụng công thức (1): $725.380 = PV x (1+11%)18

Vậy PV = $110.85,41

d) FV23 = $590.710, r = 18%, T = 23 năm

Áp dụng công thức (1): $590.710 = PV x (1+18%)23

Vậy PV = $13.124,66

Câu 4 (Tính lãi suất): Tìm lãi suất chưa biết trong các câu sau:

Áp dụng công thức giá trị tương lai của một khoản đầu tư: FVn = PV x (1+r)n (1) a) FV4= $307, T = 4 năm, PV4= $242

Áp dụng công thức (1): $307 = $242 x (1+r)4

Vậy r = 6,128%

b) FV8= $896, T = 8 năm, PV8= $410

Áp dụng công thức (1): $896 = $410 x (1+r)8

Vậy r = 10,265%

c) FV16 = $162.181, T = 16 năm, PV16 = $1.700

Áp dụng công thức (1): $162.181 = $51.700 x (1+r)16

Vậy r = 7,41%

d) FV27 = $483.500, T = 27 năm, PV27 = $18.750

Áp dụng công thức (1): $483.500 = $18.750 x (1+r)27

Vậy r = 12,79%

Câu 10 (Ghép lãi liên tục): Hãy tính giá trị tương lai của $1.900 ghép lãi liên tục cho:

a 7 năm với lãi suất công bố theo năm 12 phần trăm

b 5 năm với lãi suất công bố theo năm 10 phần trăm

c 12 năm với lãi suất công bố theo năm 5 phần trăm

d 10 năm với lãi suất công bố theo năm 7 phần trăm

Để tính giá trị tương lai với công thức lãi kép liên tục, chúng ta sử dụng công thức sau: FV = PV x e(r x t) (1) trong đó PV = $1.900

Trang 9

a Ta có: T = 7 năm, r = 12%

Áp dụng công thức (1): FV7 =$1.900 x e12%.7

Vậy FV7 = 4.401,097

b Ta có: T = 5 năm, r = 10%

Áp dụng công thức (1): FV5 = $1.900 x e10%.5

Vậy FV5 = 3.132,570

c Ta có: T = 12 năm, r = 5%

Áp dụng công thức (1) FV12 = $1.900 x e5%.12

Vậy FV12 = $3.462,025

d Ta có: T = 10 năm, r = 7%

Áp dụng công thức (1): FV10 = $1.900 x e7%.10

Vậy FV10 = $3.826,130

Câu 11 (Giá trị hiện tại và dòng tiền nhiều kỳ): Conoly.Co đã xác định một dự án đầu tư có dòng tiền sau đây Nếu lãi suất chiết khấu là 10 phần trăm, giá trị hiện tại của những dòng tiền này là bao nhiêu? Giá trị hiện tại là bao nhiêu với mức lãi suất

18 phần trăm? 24 phần trăm?

Chúng ta sẽ sử dụng công thức tính PVn = FVn/ (1+r)t (1)

a) Trường hợp 1: Nếu r = 10%

Áp dụng công thức (1): PV= $960/ 1.10 + $840/1.102 + $935/ 1.103 + $1350/ 1.104 Vậy PV = $3191.49

b) Trường hợp 2: Nếu r = 18%

Áp dụng công thức (1): PV= $960/ 1.18 + $840/1.182 + $935/ 1.183 + $1350/ 1.184 Vậy PV= $2682.22

c) Trường hợp 3: Nếu r = 24%

Áp dụng công thức (1): PV= $960/ 1.24 + $840/1.242 + $935/ 1.243 + $1350/ 1.244 Vậy PV = $2381.91

Câu 13 (Tính giá trị hiện tại của dòng tiền đều): Một dự án đầu tư đề nghị trả

$4.900 một năm trong 15 năm với kỳ thanh toán đầu tiên bắt đầu từ năm sau Nếu

tỷ suất sinh lợi đòi hỏi là 8 phần trăm, giá trị của dự án đầu tư này là bao nhiêu? Giá trị sẽ là bao nhiêu nếu các kỳ thanh toán sẽ kéo dài trong 40 năm? Trong 75 năm? Mãi mãi?

Trang 10

Dòng tiền đều:

Giá trị của dự án đầu tư này:

+ Trong 15 năm: PV15 = = $41.941,45

+ Trong 40 năm: PV40 = = $58.430,61

+ Trong 74 năm: PV75 = = $61.059,31

Dòng tiền đều vô hạn:

+ Trong mãi mãi: PV = = $61.250

Câu 15 (Tính EAR): Tính EAR cho các trường hợp sau:

Lãi suất công bố (APR) Số lần ghép lãi

Chúng ta sẽ áp dụng công thức như sau: EAR = (1 + APR/n) n – 1 (1)

a) Ta có: APR = 7%, n = 4 (Hàng quý)

Áp dụng công thức (1): EAR = (1 + 7%/4)4 - 1

Vậy EAR = 7,185%

b) Ta có: APR = 16%, n = 12 (Hàng tháng)

Áp dụng công thức (1): EAR = (1+ 16%/12)12 - 1

Vậy EAR = 17,23%

c) Ta có: APR = 11%, n = 365 (Hàng ngày)

Áp dụng công thức (1): EAR = (1+11%/365)365 - 1

Vậy EAR = 11,625%

d) Ta có: APR= 12%

Vì số lần ghép lãi liên tục nên chúng ta áp dụng công thức: EAR = eAPR - 1 = e12% - 1 Vậy EAR = 12,75%

Câu 16 (Tính APR): Tìm APR, hay lãi suất công bố cho các trường hợp sau:

Số lần ghép lãi Lãi suất hiệu dụng (EAR)

Chúng ta sẽ áp dụng công thức như sau: EAR = (1 + APR/n) n – 1 (1)

Trang 11

a) Ta có: EAR = 9,8%, n = 2 (Bán niên)

Áp dụng công thức (1): 9,8% = (1+ APR/2)2 - 1

Vậy APR = 9,57%

b) Ta có: EAR = 19,6%, n = 12 (Hàng tháng)

Áp dụng công thức (1): 19,6% = (1+ APR/12)12 - 1

Vậy APR = 18,032%

c) Ta có EAR = 8,3%, n = 52 (Hàng tuần)

Áp dụng công thức (1): 8,3% = (1+ APR/52)52 - 1

Vậy APR = 9,979%

d) Ta có EAR = 14,2%

Vì số lần ghép lãi liên tục nên chúng ta áp dụng công thức: EAR = eAPR - 1 => 14,2%

= eAPR - 1

Vậy APR = 13,278%

Câu hỏi: Hãy phân tích các phương pháp trích khấu hao hiện đang áp dụng tại Việt Nam

Trước khi đi vào tìm hiểu về các phương pháp trích khấu hao hiện nay, chúng ta sẽ điểm

sơ qua về định nghĩa, đặc điểm và mục đích sử dụng khấu hao

I) Tổng quát về khấu hao

1 Định nghĩa về khấu hao

Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ hợp lý và có hệ thống giá trị của tài sản qua một khoảng thời gian sử dụng, khi các tài sản bị giảm giá trị do hư hỏng, hao mòn, lỗi thời, …

Các tài sản tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thường được tính khấu hao như: Máy

móc, thiết bị, nội thất và một số dụng cụ thiết bị văn phòng khác, Sau quá trình sử dụng, chất lượng của các máy móc sẽ bị giảm sút theo thời gian, do đó các công ty tạo ra quỹ khấu hao để bù đắp sự hao mòn tài sản

2 Ý nghĩa về khấu hao

2 .1 Ý nghĩa kinh tế

Việc sử dụng những vật dụng như thiết bị, máy móc về lâu dài, chúng ta không thể xác định rõ được giá trị của thiết bị đó, khó đánh giá và đưa vào sổ sách kế toán của công ty Xem liệu sản phẩm đó có còn sử dụng được lâu nữa không hay có nên thay thiết bị khác không Vì vậy, khấu hao sẽ giúp chúng ta đánh giá chính xác được giá trị còn lại của trang thiết bị

2.2 Ý nghĩa tài chính

Khi máy móc giảm giá trị, chúng ta sẽ quy nó vào giá thành sản xuất sản phẩm Khi đó, chúng ta có thể cân đo đong đếm được con số chính xác về giá thành của sản phẩm Từ

đó đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp

3 Mục đích sử dụng khấu hao

Trang 12

3.1 Phân bổ chi phí tài sản cố định vào giá thành sản phẩm

- Tài sản cố định có giá trị lớn và được sử dụng trong nhiều năm

- Khấu hao giúp phân bổ chi phí của tài sản cố định vào giá thành sản phẩm theo thời gian sử dụng, đảm bảo tính hợp lý và chính xác

3.2 Tích lũy vốn để tái sản xuất

- Khấu hao giúp doanh nghiệp tích lũy vốn để tái đầu tư vào tài sản cố định khi cần thiết

- Đảm bảo duy trì năng lực sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn

3.3 Phản ánh giá trị thực tế của tài sản cố định

- Giá trị tài sản cố định giảm dần theo thời gian do hao mòn, hư hỏng

- Khấu hao giúp ghi nhận giá trị thực tế của tài sản cố định trên bảng cân đối kế toán

3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Khấu hao là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Giúp doanh nghiệp so sánh chi phí sản xuất với doanh thu để xác định lợi nhuận

3.5 Tuân thủ quy định của pháp luật

- Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác quy định doanh nghiệp phải trích khấu hao tài sản cố định

- Việc trích khấu hao đúng quy định giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và tránh các rủi ro pháp lý

II) Các phương pháp trích khấu hao hiện đang áp dụng tại Việt Nam

Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ của doanh nghiệp:

1 Phương pháp khấu hao đường thẳng

- Là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh

- Doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả kinh tế cao được phép khấu hao nhanh nhưng tối

đa không quá 2 lần mức khấu hao tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng nhằm nhanh chóng đổi mới công nghệ

- Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao nhanh

là các tài sản như máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm

- Khi tiến hành trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo việc kinh doanh là có lãi Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu trên thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ

● Công thức tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

Trang 13

Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản cố định/ Thời gian trích khấu hao

2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

- Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng trong các lĩnh vực công nghệ có sự thay đổi, phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả và thỏa các điều kiện dưới đây:

+ Là tài sản cố định đầu tư mới, chưa từng sử dụng

+ Là những loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

- Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định:

+ Thời gian trích khấu hao bạn phải dựa vào khung quy định

+ Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định X Tỷ lệ khấu hao nhanh

- Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm

sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định

- Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh

- TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);

+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

3 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

- Tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được áp dụng trích khấu hao theo phương pháp này là những loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện dưới đây:

+ Liên quan trực tiếp tới việc sản xuất sản phẩm

+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất được tạo bởi tài sản

cố định

+ Công suất thực tế sử dụng bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 40%% công suất thiết kế

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Ngày đăng: 22/01/2025, 09:47

w