PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THANH HOÁ
2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế
toán tại Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá.
2.1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.
a. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân.
Tên giao dịch : Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá.
Trụ sở: Núi 1- Đông lĩnh - Đông sơn — Thanh Hoá Điện thoại : 037.820.125 Fax : 037.820.236
Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá tiền thân là Công ty Mặt đường, được thành lập năm 1969. Do tình hình thực tế lúc bấy giờ để lại cho công ty đến năm 1980 một lực lượng lao động quá đông, phương tiện lạc hậu cũ nát, thi công các công trình chủ yếu là thủ công nên năng suất chất lượng kém.
Từ sau những năm 1986, sau khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, bước đầu Công ty đã thích nghi dần với cơ chế. Song do khả năng của cán bộ cũng như phương tiện thi công nên vẫn còn nhiều lúng túng, khó khăn vẫn chồng chất.
Đến năm 1992 Công ty được thành lập lại theo quyết định 1449-TC/ UBTH ngày 31/10/1992 của Uỷ ban nhân dân Thanh Hoá. Công ty đổi tên thành Công ty công trình giao thông 1 Thanh Hoá.
Qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, tập thể cán bộ lãnh đạo công nhân viên ngày càng lớn mạnh. Công ty thường xuyên tham gia dự thầu và thắng thầu nhiều công trình lớn.
Sinh vitn: Bai Thi tu 2ệ tờng Lip DIb KE Foan K2
-47-
Ngày nay trong công cuộc đổi mới Công ty đã tìm ra nhiều biện pháp tích cực như : sắp xếp lại bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất, đầu tư thêm thiết bị và công nghệ. Khắc phục khó khăn, phát huy nội lực đến nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong quá trình hoạt động cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để thích ứng với nền kinh tế thị trường Công ty đã chuyễn đổi phương án kinh doanh từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần vào ngày 30/6/2003 với tên gọi : Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá.
Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 5 tỷ đồng
Trong đó: Vốn Nhà nước (chiếm 11%) 550 triệu đồng Vốn góp cổ đông của công ty (Chiếm 89%) 4.450 triệu đồng Hoạt động chính trên lĩnh vực xây dựng, thi công các công trình giao thông, thuỷ lợi, khảo sát thiết kế. Ngoài ra Công ty còn trực tiếp vào các lĩnh lực sản xuất vật liệu xây dựng.
Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách Nhà nước, vốn kinh doanh ngày càng mở rộng hứa hẹn sự phát triển đi lên của doanh nghiệp.
ứ . Kết quả kinh doanh của một số năm gần đõy:
Theo yêu cầu đổi mới của nền kinh tế thị trường, Công ty chuyển sang cổ phần hoá đã thể hiện được năng lực và vai trò của mình đối với nền kinh tế quốc dân. Cụ thể trong hai năm 2005 và năm 2006 Công ty đã đạt được những thành
tích sau:
Chỉ tiêu Don vi tinh | Nam 2005 Nam 2006
Tong doanh thu déng 26.750.428.197 32.459.235.157
Tổng chỉ phí đồng 25.949.256.981 30.949.511.062
Lãi đồng 801.171.216 1.509.724.095
Nộp ngân sách đồng 643.000.000 825.164.423
Số lao động người 335 người 324người
Thu nhập bình quân đồng/người 788.482 1.012.850
Sinh vitn: Bai Thi tu 2ệ tờng Lip DIb KE Foan K2
- 48 -
Khod Ludnu Fot Nghiép Khoa Kinh t&é QF KD
Qua bảng số liệu trên có thể thấy mức doanh thu mà công ty đạt được là khá cao, số lãi khá tốt và ổn định cho thấy xu hướng sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển tốt. Đời sống người lao động được cải thiện qua số liệu thu thập bình quân năm 2006 tăng.
b.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, nhiệm vụ chính của Công ty là xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi nhằm phục vụ lợi ích cho quốc gia, đồng thời khảo sát thiết kế và lập dự toán xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài tỉnh.
Ngoài ra công ty còn hoạt động trong một số ngành nghề kinh doanh như : + Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư và thiết bị.
+ Tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng giao thông, thuỷ lợi...
Hiện nay công ty tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất xây lắp. Có thể khái quát quy trình đó theo sơ đồ :
Khảo sát - Thiết kế — Lập dự án — Thi công — Ban giao — Thanh quyết toán (trong đó đối với những công trình lớn khâu khảo sát, thiết kế, lập dự án được các cơ quan chuyên doanh khác tiến hành). Sản phẩm của công ty mang những đặc tính chung của sản phẩm xây dựng, do đó yêu cầu của công tác tổ chức sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải phù hợp với những đặc tính đó. Và thực tế công ty đã tổ chức được 6 xí nghiệp xây lắp công trình linh hoạt với cơ chế quản lý rất thích hợp. Đó là cơ chế khoán theo từng khoản mục chỉ phí.
Cụ thể : Khi đã ký kết được hợp đồng xây dựng, Công ty sẽ giao cho các xí nghiệp tổ chức thi công thông qua hợp đồng giao khoán. Việc giám sát về kỹ thuật và chất lượng công trình đựơc Công ty tiến hành. Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá, giao khoán cho các đội xây dựng công trình theo phần trăm giá trị công trình với hình thức khoán mở sổ hạch toán riêng và phân cấp quản lý tài chính. Phần còn lại công ty giữ để trang trãi các khoản chi phí, trích nộp cấp trên và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Việc giao khoán ở công ty đã phát huy được khả năng sẵn có trên nhiều mặt của các xí nghiệp thi công công trình mở rộng quyền tự chủ của các đội thi công
Sinh vitn: Bai Thi tu 2ệ tờng Lip DIb KE Foan K2
-49 -
công trình, gắn với lợi ích vật chất của người lao động buộc người lao động quan tâm đến chất lượng công trình.
Sơ đô2.1 Quy trình công nghệ sản xuất
Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật
Lập mặt bằng thi công
Lập biện pháp thi công, Biện pháp an toàn lao động
Tổ chức thi công
Nghiệm thu công trình
Công tác chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật gồm có :
-_ Cán bộ phòng kỹ thuật và quản lý công trình xem xét thiết kế cũng như yêu cầu kỹ thuật do bên chủ đầu tư ( bên A) cung cấp để lập giá trị dự toán theo từng công trình, hạng mục công trình, từ đó lập hồ sơ dự thầu:
Giá trị dự toán - Giá thành dự toán từng + Lãi định mức công trình, HMCT công trình, HMCT
- Giá trị dự toán cũng chính là giá trị dự thầu.
Sau khi lập dự toán thi công được bên A chấp nhận, Công ty (bên B) sẽ ký hợp đồng. Tiếp theo bên B tiến hành khảo sát và thiết kế mặt bằng thi công.
Lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động.
Tổ chức thi công được thực hiện sau khi bên A chấp nhận hồ sơ thiết kế mặt bằng thi công, biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động.
Sinh vitn: Bai Thi tu 2ệ tờng Lip DIb KE Foan K2
-50-
Xhoá Luan Fét Ughiép Khoa Kinh ti’ QF KD
Sau khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng.
c. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Do đặc điểm chung của hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của sản phẩm xây dựng và đặc điểm riêng của Công ty nên tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau:
Sơ đô 2.2 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng Phòng Phòng Phòng
kế thí tài vụ tổ chức
hoạch nghiệm hành
kỹ vật liệu chính
thuật
XN XN XN XN XN XN
co 4 5 6 7 8
gidi
Đứng đầu bộ máy quản lý là Hội đồng quản trị sau đó là Ban giám đốc.
Hiện nay công ty có 4 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 6 Xí nghiệp xây lắp.
Dưới các xí nghiệp là các tổ sản xuất. Như vậy theo mô hình tổ chức của công ty thì các xí nghiệp trực thuộc được tổ chức có chức năng quyền hạn ngang nhau.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
- Hội đông quản trị : Lầ cơ quan cao nhất quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các công việc khác của công ty. Có trách nhiệm giám sát Ban
Sinh vitn: Bai Thi tu 2ệ tờng Lip DIb KE Foan K2
-51-
giám đốc và những người quản lý khác quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh.
- Ban giám đốc : Điều hành chung toàn bộ hoạt động của công ty về hành chính và tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất, và chịu mọi trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật : Xây dựng các kế hoạch trong tháng, quý, năm và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đó. Lập dự thảo kinh tế với các nhà đầu tư và các chủ nhiệm công trình, lập kế hoạch tiến độ thi công, nhận hồ sơ thiết kế, nghiên cứu, xem xét, phát hiện bổ sung các thiếu sót, quản lý toàn bộ khâu kỹ thuật, giám sát kỹ thuật thi công theo đúng như bản vẽ thiết kế, đảm bảo chất lượng công trình và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo của công ty.
- Phòng Thí nghiệm vật liệu : Thí nghiệm các loại vật liệu xây dựng ( đất, cát, soi...) ở các công trình xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng vật liệu dùng cho công trình theo định mức vật liệu cho thi công các công trình.
- Phòng Tổ chức hành chính : Thực hiện quản lý nhân sự, bao gồm tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều chuyển nhân sự phù hợp với tính chất, yêu cầu công việc và khả năng của mỗi người, theo dõi việc năng bậc lương, đóng bảo hiểm cho lao động (BHXH, BHYT) gián tiếp tại văn phòng công ty. Đồng thời theo dõi, kiểm tra đơn vị trực thuộc thực hiện hợp đồng giao khoán như việc kiểm tra định mức đơn giá khoán nội bộ, tiền lương, tiền thưởng, thực hiện các chế độ đối với người lao động theo bộ luật lao động đồng thời quản lý hành chính các hoạt động của văn phòng công ty.
- Phòng Tài vụ : Có nhiệm theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng việc tổ chức và thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp qua đó phân tích, đánh giá qua việc ghi chép nhằm cung cấp các thông tin kịp thời và chính xác ra thông tin hữu ích cho ban giám đốc trong việc đưa ra các quyết định. Có trách nhiệm về công tác tài chính, phục vụ quản trị nội bộ để ra các quyết định cho doanh nghiệp và cho những người quan tâm khác, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của công ty , xác định tình hình thực hiện nghĩa vụ
Sinh vitn: Bai Thi tu 2ệ tờng Lip DIb KE Foan K2
-52-
Khod Ludnu Fot Nghiép Khoa Kinh t&é QF KD
với Nhà nước. Kiểm tra ngăn chặn những hành vi vi phạm các quy định về tài chính kế toán đang có hiệu lực.
- Các Xí nghiệp xây dựng công trình : Nhiệm vụ chính của các xí nghiệp là trực tiếp thi công công trình xây dựng cơ bản, giao thông thuỷ lợi. Đảm bảo đúng tiến độ thi công và chất lượng công trình.
2.1.2. Đặc điểm công tác kế toán ở Công ty cổ phần công trình giao
thông Thanh Hoá.
a. Tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá là đơn vị thực hiện phân cấp quản lý, do vậy bộ máy kế toán Công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán. Công ty có phòng tài vụ còn dưới các xí nghiệp trực thuộc có các kế toán công trình gọi chung là kế toán đơn vị. Hiện nay Công ty có sử dụng máy vi tính để hổ trợ cho công tác kế toán.
Kế toán tại các xí nghiệp xây dựng có trách nhiệm tập hợp các chứng từ ban đầu vì thế việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp do các đơn vị trực thuộc thực hiện. Bộ máy kế toán Công ty thực hiện ghi chép theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong qúa trình hoạt động tại văn phòng công ty và tổng hợp số liệu từ các đơn vị trực thuộc nộp lên vào cuối kỳ tính giá thành sản phẩm, xác định lỗ lãi cuối cùng toàn Công ty, chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Do tình hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty nên các đơn vị trực thuộc là nơi tập hợp chỉ phí, tổ chức hạch toán ghi chép ban đầu, lập chứng từ ghi sổ theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách khoa học, đúng pháp luật và theo hướng dẫn. Định kỳ kế toán đơn vị tập hợp chứng từ gốc và các chứng từ sổ sách có liên quan từ các chứng từ gốc kế toán lập chứng từ
ghi sổ vào cuối tháng, sau đó lên các sổ cái tài khoản chi phí. Kế toán đơn vị tiến
hành lập và gửi đúng kỳ hạn hoặc khi có yêu cầu các báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê về phòng kế toán Công ty phục vụ cho mục đích đối chiếu, kiểm tra số liệu.
Do đặc thù của doanh nghiệp như vậy nên bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau.
Sinh vitn: Bai Thi tu 2ệ tờng Lip DIb KE Foan K2
-53-
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán quỹ Kế toán tổng Kế toán ngân Kế toán
tiền mặt hợp hàng thuế
Kế toán tại các XN trực thuộc
Hiện nay phòng tài vụ có 4 người :
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ: Có trách nhiệm về công tác tài
chính, phục vụ quản trị nội bộ để ra các quyết định cho doanh nghiệp và cho những người quan tâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật do Nhà nước quy định.
Thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế, tham gia ký duyệt hợp đồng kinh tế, hạch toán và phân tích kế toán trong Công ty. Phòng kế toán Công ty và kế toán các đơn vị được đặt dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng.
Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức kiểm tra, xét duyệt các báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán của đơn vị cấp dưới gửi lên. Mặt khác kế toán trưởng còn kết hợp với các phòng chức năng tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ Công ty và các đơn vị trực thuộc.
Kế toán trưởng có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong Công ty, đơn vị trực thuộc chuyển đầy đủ, kịp thời các tài liệu pháp quy và các tài liệu khác cần thiết cho công tác kế toán và kiểm tra kế toán.
- Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp thu nhận và kiểm
tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tổng hợp số liệu theo dõi chi phí và giá thành của công ty và lập báo cáo tài chính.
Sinh vitn: Bai Thi tu 2ệ tờng Lip DIb KE Foan K2
-54-
Khod Ludnu Fot Nghiép Khoa Kinh t&é QF KD
Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí về vật tư, tiền lương, các khoản trích theo lương các chi phí sản xuất chung khác. Tính giá thành cuối cùng của tất cả các công trình do các đội các xí nghiệp thi công, đồng thời tập hợp từng phần hành kế toán vào sổ tổng hợp và lên Báo cáo tài chính.
Ngoài ra do kế toán tổng hợp tại công ty kiêm luôn kế toán tài sản cố định (TSCĐ) nên kế toán tổng hợp có nhiệm vụ quản lý và sử dụng hợp lý tối đa công suất của TSCĐ, đặt ra công tác hạch toán TSCĐ đầy đủ, kịp thời và chính xác, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc thông nhất của kỳ hạch toán.
- Kế toán quỹ tiên mặt: Thực hiện các khoản thu chỉ bằng tiên mặt, theo dõi công nợ, viết phiếu thu, phiếu chi phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Mở sổ theo dõi thanh toán các khoản phải thu các khoản phải trả.
Đồng thời kế toán thanh toán còn có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và thanh toán các khoản chỉ phí phát sinh tại Công ty.
- Kế toán thuế kiêm kế toán tiên gửi: Chịu trách nhhiệm với doanh nghiệp về các khoản tiền gửi tại ngân hàng là người tính toán và trích nộp các khoản thanh toán với Nhà nước như thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, thuế trên vốn...
Đồng thời kế toán có nhiệm vụ theo dõi thanh toán với ngân hàng.
Ngoài đội ngũ các kế toán viên tại Công ty, bộ máy kế toán còn bao gồm các kế toán viên tại các đơn vị trực thuộc. Những nhân viên kế toán này thực hiện thu thập và ghi chép các chứng từ ban đầu, vào sổ theo dõi chỉ tiết sau đó
lập các chứng từ, sổ cái làm căn cứ để lên Báo cáo tài chính và chuyển về phòng kế toán Công ty để công ty xem xét xác định kết quả kinh doanh.
b.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán.
* Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để chứng minh cho những hoạt động của mình, công ty đã sử dụng rất nhiều loại chứng từ. Tại Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá đang áp dụng hệ thống chứng từ theo Quyết định số 1 141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng I1 năm 1995 của Bộ tài chính.
Sinh vitn: Bai Thi tu 2ệ tờng Lip DIb KE Foan K2
-55-