GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN CUA NGUYEN THI THU HUE

Một phần của tài liệu Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 40 - 95)

Như đã trình bày ở chương 1, bên cạnh những điểm tương đồng về giọng điệu, mỗi nhà văn lại có cá tính sáng tạo riêng dẫn đến sự khác biệt về giọng điệu, mang đậm hồn văn của mỗi người nghệ sĩ. Trước tiên, chúng tôi xin đi tìm hiểu về giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.

Ké từ truyện ngắn đầu tiên #ậu thiên đường xuất hiện trên Tạp chí Văn

nghệ Quân đội tháng 9 năm 1993, đến bây giờ gia tài tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ đã có khá nhiều, đủ để người đọc không thể quên được một chân

dung nữ văn sĩ có một giọng điệu khó trộn lẫn. Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt, vừa "bụi bặm" trong đôi chân, vừa trữ tình, dim

thắm, vừa táo tợn, vừa thanh khiết. Một cái gì đó không thuần nhất, không

đơn giản thậm chí đối chọi nhau trong văn Thu Huệ. Và nếu nói "Văn là người" thì Thu Huệ không giấu nỗi mình qua từng con chữ. Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng đã nhận định rất đúng về giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ: "lúc bạo liệt, lúc thật thà, lúc thâm tram, triết lí, lúc

đỏng đảnh, lúc lại dịu dàng đến bất ngờ" [49, tr.92].

Dưới đây chúng tôi đi vào trình bày những giọng điệu co bản trong truyện ngắn của Thu Huệ. Xin lưu ý, những giọng điệu được trình bày chỉ mang tính chất tương đối và rất tiêu biểu vì thật ra trong nhiều truyện ngắn của chị có sự trộn lẫn, đan xen của các kiểu giọng điệu với nhau.

2.1. Giọng điệu phân tích, chiêm nghiệm

Giọng điệu phân tích chiêm nghiệm là giọng điệu thường có ở những người từng trải, từng chịu nhiều va vấp trong cuộc đời. Qua nhiều biến cố nhìn lại tất cả những gì đã xảy ra đề đánh giá, lí giải, tìm ra những được - mắt, đúng - sai trong cuộc đời.

Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ thường là những nhân vật có đời sống nội tâm sâu sắc. Thế giới tâm hồn của họ không bao giờ bình lặng mà luôn cồn cảo nỗi sóng, luôn giằng xé quyết liệt, đấu tranh gay gắt. Trải qua những biến cố lớn lao của cuộc đời, những hạnh phúc, những đớn đau, những niềm vui, những nỗi buồn, các nhân vật của chị thường rất nhạy cảm để suy xét, phân tích, chiêm nghiệm và nhận ra sự thực của cuộc đời. Những phân tích và chiêm nghiệm thường được rút ra khi sự việc xảy ra đã có độ lùi thời gian đủ để con người trầm tĩnh mọi vấn dé về đúng bản chất của nó nên mọi nhận định đều rất sâu sắc, thắm đẫm tình đời, tình TƯỜI.

Ở khoảnh khắc cuối cùng của buổi chia tay để mỗi người đều đi tìm hạnh phúc mới ở những chân trời xa vời vợi, người vợ, người chồng trong

"Tân cảng" đều xót xa nhìn lại những quãng ngày đã qua để rút ra nguyên nhân sự tan vỡ hạnh phúc trong gia đình trước kia rất đầm ấm của họ. Bắt đầu là người chồng, anh tháng thốt nhận ra nguyên nhân khởi nguồn của sự tan vỡ là do mình, do sự quá mải mê kiếm tiền mà không để ý đến những mong

muốn, khát khao rất "đàn bà của vợ": "Ngày trước... khuya lắm anh mới về...

Vẫn nguyên quần áo hội nghị anh pha cho chị một cốc nước giải khát... chị đỡ cốc nước và nhìn vào mắt khẽ thở đài khi anh quay đi ra. Anh không nghe

tiếng thở dài tức ngực của người đàn bà chưa đến bốn mươi, da thịt mát lạnh,

thơm tho của sự đầy đủ, nhàn hạ dần dần đang cần sự yêu chiều ve vuốt. Anh không kịp nhìn thấy chị đợi anh bằng chiếc váy sa tanh bóng mới mua mát lịm như miếng thạch mới mua. Và anh cũng chẳng kịp biết đến một lọ hoa to chị cắm góc phòng đang dịu dàng tỏa hương. Tất cả. Tất cả đầy đủ và hoàn thiện. Chỉ đợi có anh". Nghiêm trọng hơn khi anh nhằm tưởng rằng: "không

gì sướng hơn khi chưa xong việc này đã có việc khác. Để khi về nhà. Đi vào

qua những cánh cửa. Bỏ lại xã hội ngoài đường. Anh có chị. Có hai thằng bé với một căn nhà như thiên đường trên mặt đất. Anh tưởng thế là đủ". Con

người ta chết vì chữ "tưởng". Chữ "tướng" làm cho sai lầm nối đuôi nhau truy đuôi cuộc đời. Cũng vì chữ tưởng "chết người" này mà người chồng đã đánh

mắt hạnh phúc khỏi tầm tay, phái đau đớn rời xa người vợ yêu thương và đứa

con trai lớn ngoan hiền. Mọi thứ đã muộn mẫn. Tới lúc chi ra di, di han anh mới thật sự bừng tỉnh.

Cũng ở thời khắc cuối cùng của sự ra đi (người vợ mang con trai lớn sẽ bay sang Pháp ở với người đàn ông mới của đời mình), chị tìm về ngày hôm qua - cái ngày giờ đã thành quá khứ để nhận biết xem sự giã từ xa xót này bắt đầu từ đâu. Đáp án buồn não nề đã được mở ra. Đó là "Từ hôm chị bay ra Hà

Nội họp. Một hợp đồng ký thành công với đối tác mà chị là người có đóng góp không nhỏ. Đêm liên hoan. Chị uống rượu. Ba ly rượu vang khai vị chua chua. Nhẹ nhàng say lúc nào không biết. Chị lâng lâng tỉnh và thấy mình đang ngồi ghế sau một một ô tô sang trọng. Bên cạnh một người Pháp đẹp trai, lịch

lãm. Vô thức nói. Vô thức cười. Vô thức thấy lòng chộn rộn. Vô thức thấy rạo rực đôi môi. Và tim vô thức đập nhanh. Mọi thứ đều vô thức. Chắc tại một

thứ không vô thức là bản năng và khao khát trỗi dậy bên trong. Gặp rượu vô thức. Gặp trời Hà Nội se lạnh vô thức. Gặp những động chạm thân xác vô thức. Nó bỗng thành ý thức đánh thức chị dậy. Đến khi còn chị và người đàn ông đó, mọi thứ như nổ tung ra.

Căn bệnh "tưởng" ở chồng cộng với một thoáng "vô thức" tai hại ở người vợ là chất xúc tác nhanh chóng đề mái ấm gia đình sụp đô. Thu Huệ rất từng trải và tinh tế khi phát hiện ra vấn đề rất nhạy cảm đó.

Trong Côn lại một vắng trăng lại là những phân tích, chiêm nghiệm, những ăn năn, hối tiếc của một cô gái khi bố đã vĩnh viễn rời xa mình. Ngày đó, cái thuở hai mươi rạo rực yêu đương đó cô còn quá trẻ, cô không nhận ra được sự quan trọng hơn hết của người bố sắp lâm chung, cô chỉ thấy được cái cần nhất trước mắt là cuộc vui và tình yêu. Cô chạy đi theo tiếng gọi của cái

cô cần để lại sau lưng ánh mắt yêu thương, buồn mênh mông của bố. Sau mươi năm, khi đã có gia đình ấm êm - không phải với người yêu ngày ấy -

người mà có lúc, tưởng không có anh cô chết, khi bố đã mãi mãi rời xa cô thì

cô mới ngộ ra một điều rất quan trọng rằng: "tất cả còn hết, chỉ có tôi. Tôi có sống hết cuộc đời. Có hưởng ngàn lần trăng tròn cũng chăng được một lần nhìn thấy bố - chẳng một phút được chăm sóc bố - người yêu thương tôi nhất trong hàng triệu người nườm nượp quanh tôi. Cuộc đời thật ngắn ngủi. Ngày tôi 20 tuổi, tôi có tất cả. Nhưng tôi không có nước mắt để khóc lúc bố chết.

Giờ đây hơn mười năm sau. Tôi luôn tràn nước mắt trên mi thương nhớ bố".

Từ đó, cô nhìn ra sự hạn chế của cô và rất nhiều người khác, đặc biệt là những

người trẻ tuổi, "không ai chịu sống qua kinh nghiệm của người đi trước. Lại cứ thích bằng kinh nghiệm của chính mình. Thích tự mình rút ra điều phải làm. Có khi phải ân hận và trả giá suốt cuộc đời".

Biết bao người trẻ tuổi bắt gặp sự sai lầm của mình trong sự sai lầm của

nhân vật người con khi đã bồng bột đánh đổi chữ "hiếu" và chữ "tình" cho

nhau để rồi phải dằn vặt suốt cuộc đời. Văn Thu Huệ đi vào lòng người đọc chính ở những điểm nhấn yêu thương đó.

Trong Thiếu phụ chưa chồng, Nguyễn Thị Thu Huệ cũng rất thành

công với giọng điệu phân tích, chiêm nghiệm để làm nổi bật những suy tư,

day dứt, trăn trở trong tâm hồn mỗi nhân vật.

Ở My, cô gái cá tính, bồng bột, giành giật anh rẻ từ chị gái bằng mọi

cách để khi chị gái một phần vì bệnh, một phần vì buồn mà mắt, người đàn ông cô muốn đã là độc quyền của cô, nhưng cô vẫn thấy chưa thỏa mãn. Cô

lại một lúc muốn sở hữu hai người đàn ông, một người là bến đỗ bình yên,

một người cuồng nhiệt, mạnh mẽ. Cô quá tham lam nên dường như ở cô không có gì là đủ. Thế nhưng, có phút giây yên tĩnh suy xét mọi thứ đã qua, cô cũng bàng hoàng nghiệm ra rằng: "đời người phần lớn là buồn. Ngày nọ

rồi tới ngày kia. Mỗi người được thêu đệt bởi một nỗi buồn con con đôi khi

vô cớ. Tat cả những phút giây của buổi sáng, buối chiều, đêm về khuya, với con người đều là những gợi nhớ - My cũng vậy. Bỗng dưng chiều nay My thấy lòng mình tan nát một cách vô cớ".

Bên cạnh My là người đàn ông lầm đường - Dương. Vì một giây phút

không tự chủ được bản thân, bản năng đàn ông vượt thoát lí trí anh đã bị cuốn vào sự bồng bột của cô em vợ... Rồi sai lầm nối tiếp sai lầm... Đến khi vợ mất, con trai côi cut, ngơ ngân vì mất mẹ, con của My với anh mới sinh đã bị đị dạng, anh mới đau xót nhìn thắng vào hiện thực: "tại sao con người, ai cũng khô thế nay. Ca anh, em, chị Hảo, thằng cún và đứa con của chúng mình nữa".

Với anh bây giờ tất cả chỉ là nỗi đau, sự tuyệt vọng và hối hận muộn mắn!

Hảo là người phụ nữ đau khô nhất trong truyện, người chị bất lực khi nhìn em cướp trắng chồng, người vợ "ngây dại" đi khi thấy chồng vẫn thanh

thản, bình lặng như không biết, không đề ý tới mọi chuyện xảy ra trong gia

đình. Chị có đủ sự bình tĩnh, tỉnh táo và trải nghiệm khi phân tích hành động bồng bột của em: "Em còn trẻ nên hay nhằm lẫn bởi những ảo tưởng, chị thì khác. Một lúc nào đó, em sẽ thay mọi thứ vô nghĩa hết, chỉ có sức khỏe của mình và người thân là quan trọng thôi. Đàn ông hay đàn bà, che mặt ổi, ai

chẳng giống ai. Đó là thể xác. Họ chỉ khác nhau ở tâm hồn. Có thể do em bị

xúc động nên em nhân lẫn tình cảm". Cay đắng hơn cô đã phải chỉ rõ ra cho em thấy rằng: "Dương thì cũng cao siêu gì. Dương hôn em cũng như từng hôn chị. Em cứ tưởng sống theo ham muốn và lạc thú là sung sướng à? Ngay khi thỏa mãn ham muốn và lạc thú cũng mệt mỏi vì cái lạc thú ấy". Trong lối phân tích đó ta thấy nỗi đau thắt ruột, sự bất lực khôn cùng khi kẻ phá hoại hạnh phúc của chị lại chính là người ruột thịt và thân thiết nhất.

Giọng chiêm nghiệm, phân tích được đặt vào vai của từng nhân vật.

Bằng cách đó, Thu Huệ đã tạo cho mình một vị trí khách quan trong câu

chuyện. Thế nhưng, người đọc vẫn thay thấp thoáng đâu đây gương mặt đăm chiêu và trái tim cảm thông với từng nhân vật của nữ văn sĩ.

Vào năm hai mươi tuổi, người phụ nữ trong Biển ấm nhận được một bức thư của người đàn ông hơn cô mười hai tuổi đã một lần sang sông - mỗi tình đầu tiên rất trong trẻo của cô. Ba ngày ở "địa chỉ" tưởng là cô sẽ được

yêu như bất kỳ một mối tình nào đã từng đọc trong tiểu thuyết khi chỉ có hai

người ở thế giới hoàn toàn tự do. Thế nhưng, mọi chuyện hoàn toàn khác.

Người đàn ông từng trải đã tìm đến tình yêu nơi cô bằng tinh thần chứ hoàn toàn không vì sự cuồng si về thể xác. Rồi mối tình tan vỡ. Cô thành đạt, lấy chồng, có con. Một ngày trở lại địa điểm của tình yêu năm xưa, người phụ nữ đó lại cồn cào nhớ tới người xưa. Cô quay về với những gì đã xảy ra ở quá khứ và thấy rằng: "Càng sống. Càng thấy anh đúng. Những điều ngày xưa tôi oán giận anh, ngày nay tôi làm đúng như vậy. Hóa ra. Con người. Từ lúc sinh ra đến lúc chết đi ai cũng đi chung một con đường. Vừa giống, lại rất khác.

Người may mắn thì ít sa vào 6 ga. Người đen dui thi hay sa xuống hố. Nhưng

sự bắt đầu và kết thúc thì như nhau cả"... Đặc biệt cô đã chiêm nghiệm và tìm

được bản chất của tình yêu mà "anh" đành cho cô: "Anh yêu tôi nhưng không vì tôi mà sống khác. Anh hôn tôi bằng đôi môi của người đàn ông từng trải chứ không thèm khát nhục dục của kẻ mới lớn. Anh. Lúc ở rừng với tôi. Anh

có thể nhẹ nhàng chiếm đoạt, và biến tôi thành nô lệ của anh, vì tôi rất ngây

thơ và tin anh. Nhưng anh không muốn bởi tôi còn cuộc đời của tôi, chắc gì tôi đã yêu anh mãi? Anh giữ cho tôi để anh thành thằng khốn nạn. Với anh, điều đó không quan trọng. Miễn là khi lấy chồng, tôi còn nguyên vẹn cho chồng tôi".

Những suy luận, phân tích thấu đáo, giọng điệu trầm tĩnh đó chỉ có thé

có khi nhân vật đã trải qua biến cố, đã có độ lùi thời gian đủ để nhân vật bình

tĩnh nhìn nhận lại sự việc ở góc độ khách quan. Cách tạo giọng điệu phân

tích, chiêm nghiệm ở những kiểu nhân vật như vậy sẽ tạo được niềm tin vững bền ở người đọc với những vấn đề Nguyễn Thị Thu Huệ đưa ra.

Cũng vẫn với giọng điệu phân tích, chiêm nghiệm tinh tế, Nguyễn Thị Thu Huệ rất cảm thông với sự nhẹ đạ của những người phụ nữ mềm yếu khi đánh giá về "bệnh đa tình" của chị gái: "Chị gái tôi là người đàn bà đẹp và

nhẹ dạ. Đa tình thì đúng hơn. Đa tình cũng chẳng phải lỗi tại đàn bà. Lỗi ở

đàn ông. Vì họ chẳng ra gì nên cứ đắm say ai được một thời gian thì chính chị lại chạy mất. Hóa ra không cô chịu đựng những người đàn ông không ra gì thì thành đàn bà đa tình". Lí giải về sự "nhảy cóc" trong tình yêu của chị gái,

người em thật sắc sảo khi nghĩ rằng: "Đàn bà đẹp lại thông minh thì khổ lắm.

Có một thứ đã khô. Huống hồ chị có cả hai".

Cuộc đời là một chuỗi những bất ngờ. Đàn bà đẹp, thông minh thì phải được hưởng hạnh phúc, đằng này lại gặp bất hạnh - đó là một bất ngờ. Thế nhưng với sự trải đời, với sự nhạy cảm của trái tim người phụ nữ, Nguyễn Thị Thu Huệ hoàn toàn có thể lí giải điều đó, chị cho rằng đó không phải là sự bất

ngờ mà đó là quy luật của tạo hóa, của số phận: "Hồng nhan bạc mệnh", "tài tình chi lắm cho trời đất ghen". Thì ra chữ "ngờ" lại nằm trong quy luật - một quy luật quá nghiệt ngã với những người đàn bà hoàn hảo.

Người lớn và trẻ con có những khoảng cách, sự khác biệt rất lớn có khi

không thể bù đắp được, nhất là đối với những người lớn chỉ biết sống cho riêng mình. Vì thế, đối với trẻ con thì thế giới của người lớn thật khó hiểu, mơ

hỗ và hình như không có gì là nhất quán. Đứa con trong Phủ (hy của Nguyễn

Thị Thu Huệ luôn luôn bị ám ảnh bởi thế giới người lớn, nó hoàn toàn bị bất

ngờ trước hành động ngày và đêm hoàn toàn khác biệt của bố mẹ. Từ đó, nó thấy cuộc sống thật bí ấn và nó đi vào phân tích, suy ngẫm bằng tâm hồn trẻ thơ: "Con người sống như những bóng ma mà không hiểu ngày hay đêm họ hiện nguyên hình? Mẹ là ai? Là người đàn bà xoe xóe chửi chồng mắng con

budi sang, buéi chiều hay người phụ nữ e ấp, dịu dàng như con mèo, à không, con tho trong lòng bố - Bố là ai? Là người đàn ông cục cằn, hơi một tí thì hê

mâm bát và xé số hộ tịch nhưng rất lịch sự và nhẹ nhàng khi ở ngoài nhà. Lôi

thôi, cục tính khi ở trong nhà, hay người đàn ông điềm đạm trang nghiêm nằm ngủ bên mẹ như một pho tượng". Tất cả những phân tích ấy cũng không giúp

nó hiểu và giải thích nối về thế giới người lớn, chỉ có điều nó rút ra được một

kết luận về sự vô lí của họ: "Người lớn. Hình như họ có quyền làm tất cả mọi thứ mà không còn giải thích. Nhưng trẻ con mà làm bất cứ một việc gì ngoài thứ họ quy định thì đều phải trả lời về nó một cách rành mạch. Không thì ăn đòn ngay".

Không ít người lớn đọc đến những dòng suy ngẫm này của nhân vật đều phải giật mình. Thì ra lâu nay không ít người lớn chẳng để ý gì đến tâm hồn con trẻ, sống quá áp đặt, quá ích kỷ. Họ cho rằng mình là người lớn nên muốn làm gì thì làm, con cái đều phái nhất nhất nghe theo. Sử dụng giọng điệu phân tích, suy ngẫm ở tác phẩm này, tác giả đã rung lên một hồi chuông cảnh báo cho những người lớn sống vô trách nhiệm với con trẻ. Đừng để con trẻ nhìn mình như "phủ thủy" mà hãy là điểm tựa yêu thương cho chúng.

Đừng sống quá thờ ơ đề đến lúc con mình rời vào bế tắc, tự nó trải nghiệm trò phù thủy tai hại như đứa con trong tác phẩm này mới hối hận thì đã quá muộn.

Trong Cau thang, giọng điệu suy ngẫm, phân tích lại được đặt vào nhân vật một người đàn ông còn trẻ nhưng đã từng trải, rất thông minh và đặc biệt ngày sống không còn bao lâu tâm sự về cách sống, về tình yêu với một cô gái cùng cơ quan còn khá trẻ, luôn thấy biết bao điều tươi mới về con người và tình yêu. Hơi bi quan nhưng không phái không có lí khi anh cho rằng: "Em

phải thoát ra khỏi cuộc sống này đi. Đời người ngắn ngủi lắm. Em đã không

thích cái gì thì đừng làm mà phí thời gian, phí sức". Đặc biệt, những lời khuyên của anh về lối sống và tình yêu rất sâu sắc: "Em đừng tìm những thứ

Một phần của tài liệu Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 40 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)