Khái niệm về giọng điệu

Một phần của tài liệu Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 145 - 148)

KHAI LUOC CHUNG VE GIONG DIEU VA HANH TRINH SANG TAC CUA BA NHA VAN NU: NGUYEN THI THU

1.1.1. Khái niệm về giọng điệu

Về khái niệm giọng điệu, mỗi tác giả, mỗi nhà nghiên cứu tùy

theo góc độ tiếp cận có một khái niệm khác nhau.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa đưa ra khái niệm: "Giọng

điệu chính là mối quan hệ giữa chủ thê và hiện thực khách quan thể

hiện bằng hành vi ngôn ngữ trong đó bao hàm cả việc định hướng, đánh giá và thói quen cá nhân sử dụng ngôn từ trong những tình huống cụ thé"

Theo 7? điển thuật ngữ Văn học: "Giọng điệu (Tone) là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện thực được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm...".

Trong giáo trình Dân luận Thi pháp học, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: "Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống ta thường chỉ nghe giọng nói là nhận ra con người, thì trong văn học cũng vậy.

Giọng điệu giúp ta tìm ra tác giả, giọng điệu ở đây không giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù đề nhận ra người nói, mà

là giọng điệu mang nội dung, tình cảm, thái độ, ứng xử trước các hiện tượng đời sống".

Tuy mỗi tác giả nhìn giọng điệu ở một góc nhìn khác nhau song đều gặp nhau ở một điểm là coi giọng điệu văn chương là một trong những phương diện cơ bản cầu thành hình thức văn học. Tức là, tất cả đều nhìn giọng điệu bằng quan điểm hệ thống theo tinh

thần thi pháp học.

1.1.2. Cơ sở của giọng điệu

Giọng điệu là một phạm trù thâm mĩ của tác phẩm văn học.

Do đó, nó không tồn tại ngẫu nhiên mà được hình thành trên những cơ

sở nhất định.

Cơ sở chủ quan của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo và vị thế của nhà văn. Cảm hứng chủ đạo đó thể hiện ở lòng say mê lí tưởng, yêu cái đẹp, niềm vui, nỗi đau hay lòng căm giận. Vị thế của nhà văn biểu hiện ở việc nhà văn tự coi mình hoặc thể hiện mình trong vai một ai đó, chẳng hạn như quan tòa, thần dân, người truyền đạo, thư ký... và lúc ấy tác phẩm sẽ có giọng điệu phù hợp với vị thé tương ứng.

Cơ sở khách quan của giọng điệu xuất phát từ chính những đặc tính thâm mĩ cụ thể của đối tượng miêu tả.

Trong hai cơ sở để hình thành giọng điệu thì yếu tố chủ quan quan trọng nhất, vì nó xuất phát từ điệu hồn, cách cảm nhận và đánh giá thế giới của nghệ sĩ. Không thể có giọng điệu nếu tác giả không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa, những trăn trở suy tư trước thân phận con người, không sẻ chia với họ niềm vui và tình yêu cuộc sống

1.1.3. Vai trò của giọng điệu

Giọng điệu nghệ thuật là một trong những vẫn đề phức tạp

nhất của thi pháp học hiện đại. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về giọng

điệu trong tác phẩm văn chương lại cung cấp những trí thức về một phương diện cơ bản cấu thành hình thức nghệ thuật của văn học,

một thước đo không thê thiếu để xác định tài năng và phong cách

độc đáo của người nghệ sĩ.

Nhìn một cách khái quát, giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu của tác giả. Từ đây, giọng điệu có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.

Giọng điệu phải nhất quán với hệ thống mà nó tồn tại và thể hiện lập trường, thái độ của chủ thể trong tác phẩm nghệ thuật.

Cũng từ đây, giọng điệu có vai trò quan trọng đối với mỗi sinh thể

nghệ thuật, bởi nó vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm

cho chúng cùng mang một âm hưởng nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính dé các yếu tổ của tác

phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào

đó, trong chỉnh thể giọng điệu ấy mỗi yếu tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, thậm chí mới mẻ hơn.

1.14. Những phương thức biếu hiện chung của giọng điệu trong văn học

Trước hết, giọng điệu gắn bó mật thiết với chất thể, chủ thể sáng tạo và đối tượng được phản ánh. Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ, lấy ngôn từ làm chat liệu dé xây dựng hình tượng nghệ thuật, tác phâm văn học đã đạt được hiệu quả nghệ thuật lớn lao mà không ngành nghệ thuật nào có thể có được. Chính ở phương diện này, tác phẩm văn học có khả năng khái quát hiện thực một cách toàn diện và triệt để. Cũng xuất phát từ đặc trưng này, tựa vào ngôn từ, văn học thể hiện giọng điệu của chủ thé sang tao theo cach riéng cua minh.

Mặt khác, giọng điệu còn phụ thuộc vào đặc điểm tâm hôn nhà văn. Mỗi nhà văn có sở trường, có cá tính và sở thích riêng, bởi thế họ có cách nhìn, cách cảm và có những ưu thế riêng. Sáng tác của họ, vì thế mà mang những vẻ đẹp không trộn lẫn.

Cuỗi cựng, ứiong điệu cũn phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng được miêu tả. Hiện thực được nói tới trong tác phẩm là sự vật, hiện

tượng nào... có ảnh hưởng và chỉ phối rất lớn tới việc xác lập giọng

điệu cho tác phẩm. Bởi miêu tả và phản ánh đối tượng nào phải có

giọng điệu phù hợp với đối tượng ấy.

Hiểu được phương thức biểu hiện chung của giọng điệu ta sẽ có điều kiện nhìn nhận nhân vật một cách toàn điện hơn giọng điệu trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại nói chung, giọng

điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng

Anh, Nguyễn Ngọc Tư nói riêng.

1.2. Giọng diệu trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại

Tìm hiểu truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại ta thấy có rất nhiều giọng điệu khác nhau, tạo ra sức hấp dẫn và lôi cuốn đặc biệt với người đọc. Và cũng chính thời kỳ nở rộ của truyện ngắn, đa sắc giọng của tác phẩm ta mới có thể nhận thấy những gam màu riêng trong phong cách của từng cây bút nữ.

Một phần của tài liệu Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)