CUA NGUYEN THI THU HUE

Một phần của tài liệu Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 154 - 157)

Như đã trình bày ở chương 1, bên cạnh những điểm tương đồng về giọng điệu, mỗi nhà văn lại có cá tính sáng tạo riêng dẫn đến sự khác biệt về giọng điệu, mang đậm hồn văn của mỗi người nghệ sĩ. Trước tiên, chúng tôi xin đi tìm hiểu về giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.

Dưới đây chúng tôi đi vào trình bày những giọng điệu cơ bản trong truyện ngắn của Thu Huệ. Xin lưu ý, những giọng điệu được

trình bày chỉ mang tính chất tương đối và rất tiêu biểu vì thật ra

trong nhiều truyện ngắn của chị có sự trộn lẫn, đan xen của các kiểu giọng điệu với nhau.

2.1. Giọng điệu phân tích, chiêm nghiệm

Giọng điệu phân tích chiêm nghiệm là giọng điệu thường có ở những người từng trải, từng chịu nhiều va vấp trong cuộc đời. Qua nhiều biến cố nhìn lại tất cả những gì đã xảy ra để đánh giá, lí giải, tìm ra những được - mắt, đúng - sai trong cuộc đời.

Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ thường là những nhân vật có đời sống nội tâm sâu sắc. Thế giới tâm hồn của họ không bao giờ bình lặng mà luôn cồn cào nổi sóng, luôn giằng xé quyết liệt, đấu tranh gay gắt. Trải qua những biến cố lớn lao của cuộc đời, những hạnh phúc, những đớn đau, những niềm vui, những nỗi buồn, các nhân vật của chị thường rất nhạy cảm để suy xét, phân tích, chiêm nghiệm và nhận ra sự thực của cuộc đời.

Những phân tích và chiêm nghiệm thường được rút ra khi sự việc

xảy ra đã có độ lùi thời gian đủ dé con người trầm tĩnh mọi vấn đề

về đúng bản chất của nó nên mọi nhận định đều rất sâu sắc, thấm đẫm tình đời, tình người.

Từ giọng điệu ấy, Thu Huệ đã khai thác triệt dé thế giới nội

tâm với những giằng co, chênh vênh, khắc khoải của nhân vật. Bởi vậy, đọc truyện của chị, người đọc có cảm giác chị luôn làm chủ được từng con chữ, hiểu được đến từng nhịp thở của nhân vật.

2.2. Giọng điệu khinh bạc, xót xa

Giọng điệu khinh bạc, xót xa là chất giọng bề ngoài tưởng như tưng tửng, chua chát, có phần bất cần nhưng thực ra bên trong đó chất chứa biết bao nỗi niềm, sự cảm thông, xa xót, trăn trở của tác giả cho biết bao con người, bao số phận đáng thương trong cuộc đời.

Đây cũng là một giọng điệu rất đặc trưng trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Với giọng điệu này, nữ văn sĩ vừa thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu nỗi đau, sự cô đơn của nhân vật vừa bộc lộ cái nhìn khinh bạc, giễu cợt với những hạng người đã gây đau khổ, bất hạnh cho những con người đáng thương đặc biệt là người phụ nữ.

2.3. Giọng tự vấn kết hợp với giọng giãi bày, tâm sự

Giọng điệu tự vẫn kết hợp với giọng điệu giãi bày, tâm sự là

chất giọng khá đặc trưng trong truyện ngắn đương đại. Chất giọng nay thể hiện sự tự nhìn nhận lại bản thân, tự đưa ra các câu hỏi của cuộc đời dé tự đánh giá lại chính mình.Từ đó mỗi nhân vật lại có xu hướng giãi bày, tâm sự để giải tỏa những ân khuất, những nỗi lòng sâu kín chất chứa trong tâm hồn. Đọc những truyện ngắn như thế

này ta mới hiểu con người hiện đại hay bị chìm đắm trong thế giới

cô đơn rợn ngợp khôn cùng của cõi người.

Thế giới nhân vật của Nguyễn Thị Thu Huệ không phải là những con người hành động mà là những con người thiên về hướng

nội. Họ thường chìm đắm trong thế giới nội tâm để soi xét, phân tích, dẫn vặt, trăn trở, đớn đau trước những câu hỏi lớn về hiện thực cuộc sống về tình yêu, hạnh phúc lòng người. Vì vậy, giọng điệu tự vấn kết hợp với giãi bày, tâm sự được sử dụng khá nhiều trong truyện của Thu Huệ góp phần đây cao những xung đột tâm lí trong tâm hồn mỗi nhân vật.

Ngoài ra, Thu Huệ còn sử dụng linh hoạt rất nhiều loại giọng điệu có lúc tưởng như đối chọi nhau: có lúc châm biếm, hài hước, có lúc trữ tình đằm thắm; lúc bồng bột, say sưa, lúc suy tư, triết lí;

lúc ngây thơ, lúc từng trải lọc lõi; lúc cao ngạo, bất chấp, lúc sám hối, ân hận... Tất cả đã tạo nên sự hấp dẫn trong truyện ngắn của chị trên muôn mặt hiện thực.

Chuong 3

Một phần của tài liệu Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 154 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)