- Tình hình nghiên cứu bức tranh truyện ngắn văn học nói chung và các bài viết về các nữ văn sĩ trẻ sau 1975 nói riêng.
Từ sau 1975, đặc biệt là từ năm 1975 đến nay, đời sống văn
học Việt Nam đã có những bước chuyển rất mạnh mẽ, sôi động.
Trong bức tranh toàn cảnh của đời sống văn học khá mới mẻ đó, truyện ngắn với thế mạnh về thể loại của mình đã nhanh chóng chuyền mình, tiếp cận với xu thế đổi mới góp phần quan trọng tao nên diện mạo cho văn xuôi giai đoạn này. Vì thế truyện ngắn với sự vận động của nó là một trong những tâm điểm của các cuộc tranh luận, các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu có quy mô.
Ngoài các công trình nghiên cứu phải kế đến các công trình nghiên cứu chuyên biệt, mang tính tổng quan về thể loại truyện ngắn như luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bình với đề tai Nhitng doi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975; luận án tiến sĩ của Lê Thị Hường với đề tài Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995; Bình luận truyện ngắn, Máy nhận xét về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của Bùi Việt Thắng... Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết đề cập đến nhiều vấn đề của truyện ngắn
in trên các báo và tạp chí chuyên ngành. Các bài viết này ở nhiều góc độ khác nhau đã đề cập đến thành tựu của truyện ngắn, những đóng góp và thách thức của thể loại này trong đời sống văn học đương đại.
- Các bài viết, nghiên cứu cụ thể về từng tác giả và tác phẩm
của từng cá nhân nhà văn: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư.
* Các bài viết, nghiên cứu cụ thể về tác giả và tác phâm của
Nguyễn Thị Thu Huệ:
Khảo sát những công trình viết về Nguyễn Thị Thu Huệ và tác phẩm của chị, chúng tôi nhận thấy, đã có một số nhà văn, nhà nghiên cứu bàn đến như: Phạm Hoa, Hồ Phương, Kim Dung, Đoàn Hương,
Lý Hoài Thu, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Việt
Hòa...
* Các bài viết, nghiên cứu cụ thể về từng tác giả và tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh:
Nhận xét về tài năng, đặc điểm phong cách truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, đáng chú ý là ý kiến của các tác giả: Huỳnh Phan Anh, Tuyết Ngân, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Chí Hoan...
* Các bài viết, nghiên cứu cụ thể về từng tác giá và tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư:
Hiện nay có rất nhiều ý kiến, bài viết, công trình nghiên cứu,
phê bình xoay quanh truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đăng tải trên các tạp chí (chang han Tap chi Nghiên cứu Văn học, Tạp chí xuân Mậu Tý) hay các báo (Báo Văn nghệ, Báo Cần Tho) và cả trên các diễn đàn trên mạng Internet (đặc biệt là trang website “Văn học và giáo dục” do Trần Hữu Dũng quản lí, trong đó có hẳn “tủ sách Nguyễn Ngọc Tư”). Qua đó, bạn đọc có cái nhìn tổng quan về
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nói chung, về giọng điệu nói riêng.
Với sự bứt phá rõ nét trong nghệ thuật, sự nỗ lực không ngừng trong các sáng tác của mình nên cả ba cây bút Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư đều là tâm điểm chú ý của các nhà phê bình nghiên cứu văn học từ những bài viết nhỏ đến các công trình có quy mô. Qua những bài viết, những công trình đó ta nhận diện được phần nào sự độc đáo, sắc sảo mang bản sắc riêng của mỗi văn sĩ. Thế nhưng, thực sự chưa có một công trình có quy mô lớn nào nghiên cứu một cách có hệ thống giọng điệu của các nhà văn nữ đương đại qua các tác phẩm của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư. Với đề tài: “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư”, chúng tôi hy vọng rằng sẽ mở ra hướng đi mới đề khẳng định tài năng của các nhà văn nữ nói chung, ba nhà văn nữ Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư nói riêng qua giọng điệu trần thuật
trong tác phẩm của các chị.
3. Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng những lý thuyết về giọng điệu để tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư nhằm mục đích nắm bắt được giọng điệu chung, riêng của từng nữ văn sĩ.
- Xem xét giọng điệu như một yếu tô cơ bản hình thành cá tính
sáng tạo của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn trình bày những vấn đề lý thuyết về giọng điệu.
- Chỉ ra chất giọng chung va đặc trưng riêng về giọng điệu của từng nhà văn.
- Qua đó khẳng định: Giọng điệu như một yếu tố cơ bản được
hình thành từ tổ chức văn bản nghệ thuật.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là giọng điệu trong truyện ngắn của ba nhà văn nữ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát toàn bộ truyện ngắn trong các tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư:
- Nguyễn Thị Thu Huệ với các tập: Cá/ đợi (1992), Hậu thiên
đường (1993), Phù thủy ( 1995), Nào ta cùng lãng quên (2003).
- Phan Thị Vàng Anh với các tập: Khi người ta trẻ (1993), Hội chợ (1995).
- Nguyễn Ngọc Tư với các tập: Ngọn đèn không tất (2000),
Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây
trôi (2004), Cánh đồng bắt tận (2005)...
Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thêm một vài những tác phẩm của những nhà văn nữ trước và cùng thời đề so sánh và đối chiếu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu đã được xác định, đề tài sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thông.
- Phương pháp thống kê - phân loại.
- Phương pháp phân tích, so sánh
7. Đóng góp mới của luận văn
Khẳng định những đặc sắc trong giọng điệu chung, riêng của từng nhà văn (trên cơ sở đối sánh với các nhà văn cùng thời và khác thời). Từ đó thấy được những đóng góp về vị trí của từng nhà văn đối với nền văn học Việt Nam đương đại.