Giọng trữ tình đầm thắm

Một phần của tài liệu Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 148 - 154)

KHAI LUOC CHUNG VE GIONG DIEU VA HANH TRINH SANG TAC CUA BA NHA VAN NU: NGUYEN THI THU

1.2.1. Giọng trữ tình đầm thắm

Khuynh hướng trữ tình là một dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long...

và gần đây là các cây bút như: Nguyễn Bảng, Nguyễn Quang

Thiều... kế thừa và phát triển chất trữ tình từ các cây bút đàn anh, các cây bút nữ đương đại như: Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Nguyễn

Ngọc Tư, Võ Thị Hảo,... đã làm nên một chất giọng trữ tình giàu

màu sắc nữ tính trên văn đàn. Chính nhờ chất giọng này mà truyện

ngắn nữ đương đại đậm chất thơ và có chiều sâu cảm xúc.

Như vậy, cùng với xu thế đổi mới chung của văn học thời kỳ đổi mới, truyện ngắn nữ có những cách tân táo bạo về nghệ thuật nhằm phản ánh con người và xã hội trong thời kỳ sôi động và phức tạp. Thế nhưng, ngay cả khi lột tả guồng quay mạnh mẽ cúa hiện thực đời sống cũng như thế giới con người thì văn phong của phái nữ vẫn uyên chuyển, mềm mại với chất giọng trữ tình mượt mà. Đó là điểm khu biệt giữa truyện ngắn của nữ văn sĩ với các cây bút nam cùng thời.

1.2.2. Giọng triết lí

Triết lí là một giọng điệu đặc trưng của văn xuôi thời kỳ đôi mới, đặc biệt là trong truyện ngắn và tiểu thuyết. Bằng cảm quan nhạy cảm của tâm hồn giàu tính nữ, các cây bút nữ đương đại đã biết nâng những cái hàng ngày nhỏ bé, tưởng chừng rất vụn vặt thành những triết lí mang tầm khái quát. Triết lí của các nhà văn nữ mang một sắc màu riêng: Triết lí về những vấn đề đời thường gần gũi, đặc biệt là về mặt trái của cuộc sống đời thường và tình yêu song vẫn giàu ý nghĩa nhân sinh. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt của cây bút nữ với các cây bút nam bởi thông thường các cây bút nam hay triết lí về những vấn đề to lớn, mang tính thời đại.

Song không thể nhìn vào sự lớn nhỏ của vấn đề triết lí để đánh giá

tầm vóc mà phải dựa vào cách triết lí để khăng định vị trí và tài năng của mỗi nhà văn.

1.2.3. Giọng chua chát, xót xa

Để góp phần đắc lực hơn cho việc phê phán cái xấu, cái ác truyện ngắn nữ đương đại sử dụng đắc lực giọng điệu chua xót, ngậm ngùi. Ở mỗi một nhà văn, giọng điệu này được thể hiện với

những sắc điệu khác nhau. Xét một cách toàn diện, trần thuật bằng giọng điệu chua chát, ngậm ngùi vừa thể hiện được không khí dân chủ, bình đẳng giữa nhân vật và người ké chuyện, cho phép bộc lộ mọi cảm nhận mong manh trong tâm lí con người. Nhân vật có thể biểu hiện thái độ, suy nghĩ của mình một cách chân thật nhất.

Truyện ngắn nữ hôm nay vượt ra khỏi giọng điệu ca ngợi chủ

đạo của truyện ngắn trước 1975 để trở thành đa giọng điệu. Không khí dân chủ, đổi mới của thời đổi mới cho phép các nhà văn sử dung

nhiều giọng điệu khác nhau để khám phá đời sống muôn mặt và những cung bậc tình cảm của con người. Cũng chính ở điểm này, các tác giả nữ đã có dịp thể hiện mình trên trang viết theo "tạng"

riêng của tác giả.

1.3. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của ba nhà văn nữ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư

1.3.1. Truyện ngắn trong hành trình sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ

Nhắc đến Nguyễn Thị Thu Huệ (1966), công chúng biết đến chị với hai vai trò vừa là nhà văn, vừa là nhà biên kịch của hãng

phim truyền hình Việt Nam. Thế nhưng, có lẽ văn chương là mảng

chị đam mê và tâm huyết và gửi gắm vào đó nhiều trăn trở, vui buồn nhất.

Có lẽ cái duyên với văn chương đã gắn với chị ngay từ thuở lọt lòng và nó theo sát chị trong suốt các chặng đường của cuộc đời dẫu có lúc chị đã nghĩ rằng mình sẽ không theo đuổi nghiệp cằm bút.

Vừa tốt nghiệp khoa Văn - Đại học Tổng hợp, chị giấu bố mẹ đăng hai truyện ngắn Ä#ưa trái mùa và Mùa hoa sấu rụng trên Báo Văn nghệ, khiến văn đàn xôn xao một thời. Nhưng con đường trở

thành nhà văn bị ngất quãng bởi đám cưới sớm hơn dự định khi còn quá trẻ.

Sau một thời gian gián đoạn do công việc gia đình chị cho ra đời một loạt truyện ngắn xuất sắc: Hậu thiên đường, Cối mê, Phù thúy, Cát đợi. Bắt đầu từ đây tên tuôi của Nguyễn Thị Thu Huệ đã trở nên nồi bật và được nhiều bạn đọc biết đến.

Cho đến nay, gia tài văn học Nguyễn Thị Thu Huệ đã có 6 tập truyện ngắn được xuất bản, nhận được phản hồi tốt và sự đón nhận

nồng nhiệt từ bạn đọc, đồng nghiệp cũng như các nhà phê bình,

nghiên cứu: I. Cá/ đợi (1992); 2. Hậu thiên đường (1993); 3. 21 truyện ngắn (2001); 4. Nào ta cùng lãng quên (2003); 5. 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010); 6. Thành phó đi vắng (2012) - tập truyện mới nhất. Chị đã từng đoạt giải A trong cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn Hà Nội, giải thưởng tác phẩm Tuổi xanh của Báo Tiền phong.

Với sự ra đời lần lượt của những đứa con tinh thần khá sắc sảo đó, có thể khẳng định rằng truyện ngắn chính là thé loại đem đến thành công lớn nhất trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Thị Thu Huệ.

1.3.2. Truyện ngắn trong hành trình sáng tác cúa Phan Thị Vàng Anh

Phan Thị Vàng Anh (1968), là con gái của nhà thơ Chế Lan Viên và nhà văn Vũ Thị Thường. Tuy đã tốt nghiệp Đại học Y khoa

Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng có lẽ dòng máu văn nghệ sĩ của bố

mẹ đã quyện hòa trong tâm hôn chị từ nhỏ nên cuộc đời của chị vẫn gắn liền với nghiệp văn như một định mệnh.

Con người Vàng Anh tồn tại nhiều mặt tính cách. Vàng Anh của thơ, của truyện, của kịch bản phim, biên tập sách, của tạp bút,

tiểu phẩm... và gần đây nhất là Vàng Anh trong phim tài liệu hiện

đại. Nhưng trong gương mặt đa năng ấy, Vàng Anh của truyện ngắn là Vàng Anh là cho bạn đọc ấn tượng hơn cả. Mới chỉ xuất bản được hai tập truyện ngắn: Ki người ta trẻ và Hội chợ, nhưng Vàng Anh đã tạo nên một phong cách truyện ngắn rất đặc trưng: ngắn gọn, súc tích mà sắc sảo, thâm thúy không lẫn vào đâu được.

Với những đóng góp xuất sắc góp phần đổi mới văn đàn dân tộc, Vàng Anh đã được tặng Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1993 cho tập truyện K”i người ta trẻ, giải Nhất truyện ngắn Tạp chí Thế giới Mới cho tác phẩm Hoa muộn năm 1995. Đặc biệt tập Khi người ta trẻ còn được dịch và xuất bản ở Pháp tạo được ấn tượng tốt với bạn đọc ở đây.

1.3.3. Truyện ngắn trong hành trình sáng tác cia Nguyễn Ngọc Tư

Nguyễn Ngọc Tư (1976) là một nhà văn trẻ có khối lượng tác phẩm xuất bản khá lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Với những gì đã thể hiện, Ngọc Tư đã tạc vào nền văn học đương đại một phong

cách nghệ thuật đậm đặc chất Nam Bộ, tạo nên một dấu ấn khó phai

trong lòng độc giả.

Nguyễn Ngọc Tư sinh ra trong một gia đình nghèo ở Cà Mau.

Tuy cuộc sống vất vả nhưng chưa lúc nào chị ngừng ước mơ được sáng tác. Với chị, viết là lẽ sống và viết lách làm tăng sức sống trong chị.

Vào năm 1995, chị gửi tập truyện đầu tiên đến Tạp chí Văn học và Nghệ thuật Cà Mau. Trong năm 1997, bài viết của chị về

nông dân bị mất đất đai và nhà cửa do bão ở Khánh Hòa đã được

nhận giải Ba Giải thưởng báo chí tỉnh Cà Mau. Các truyện ngắn đầu tay của chị bao gồm: Mỗi buôn rất lạ, Chuyện của Điệp, Ngọn đèn

không tắt đã được nhiều báo và tạp chí đăng tải ở cả Cà Mau và

Thành phó Hồ Chí Minh, tạo ra một sự quan tâm lớn nơi bạn đọc.

Tính từ tác phẩm đầu tay đến nay, Nguyễn Ngọc Tư đã có một khối lượng tác phẩm truyện ngắn khá lớn bao gồm 6 tập truyện ngắn: 1. Ngọn đèn không tắt (2000), 2. Biển người mênh mông (2003), 3. Giao thừa (2003), 4. Nước chảy mây trôi (Truyện ngắn và

ký, 2004), 5. Cánh đồng bắt tận (2005), 6. Khói trời lộng lẫy

(2010).

Có thê nói rằng, ước mơ sáng tác đã không chỉ giúp Nguyễn Ngọc Tư thoát khỏi đói nghèo, mà còn giúp Nguyễn Ngọc Tư tạo dựng được tên tuổi của mình trên văn đàn, trở thành một "quả sầu riêng Nam Bộ" đặc sản trong nền văn học đương đại.

Chuong 2

Một phần của tài liệu Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn của các nhà văn nữ đương đại Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư (Trang 148 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)