Văn chương của Vàng Anh là trò chơi nói bằng ngôn ngữ của trò chơi, vì thế mà nó thật". Đóng góp một phần không nhỏ vào sân chơi nghệ thuật rất thú vị đó là giọng điệu. Vàng Anh luôn luôn có ý thức kiến tạo cho các nhân vật của mình một chất giọng rất độc đáo với nhiều sắc thái khác nhau. Với sự phức hợp giữa các giọng điệu, các nhân vật phần lớn rất trẻ của Phan Thị Vàng Anh luôn gây được ấn tượng đậm nét với độc giả ở mọi gương mặt: lúc non nớt "Ấm ớ", lúc suy tư, sâu sắc; lúc điên rồ, ngông cuồng. Ở một chất giọng đặc trưng, Vàng Anh đã hướng cho nhân vật mình cách nhìn đời, nhìn người, nhìn mọi vấn đề trong cuộc sống ở các góc nhìn rất riêng - góc nhìn ở độ tuổi "khi người ta trẻ".
3.1. Giọng triết lí, suy ngẫm sâu xa
Triết lí là một giọng điệu khá phổ biến trong văn xuôi nói
chung và truyện ngắn đương đại nói riêng. Để có được giọng điệu triết lí đặc biệt là những vấn đề triết lí phải mang tính phổ quát, điển hình cao về cuộc sống và con người thì một yêu cầu cao đặt ra cho mỗi nhà văn là phải có sự từng trải, cảm quan tỉnh tế, sự chiêm nghiệm sâu sắc và đặc biệt họ phải có một tâm hồn rộng mở, nhạy cảm để đủ sức kết nạp, chọn lọc và nâng lên thành triết lí các vẫn đề trong cuộc sống.
Tùy từng cá tính sáng tạo, cách nhìn đời, nhìn người bằng con mắt khác nhau mà mỗi nhà văn lựa chọn cho mình hình thức triết lí khác nhau. Chẳng hạn, triết lí của Nguyễn Huy Thiệp thường kèm
theo sắc thái bi quan và khinh bạc, giọng triết lí của Hồ Anh Thái
thường nghiêm trang, đôn hậu... Giọng triết lí của Phan Thị Vàng
Anh duom mau sac tính nữ vừa thông minh, sắc sảo, vừa trữ tình, sâu lắng. Xu hướng triết lí trong truyện ngắn của chị thường là những vấn đề rất gần gũi của đời thường, về tình yêu, về hạnh phúc, về giới tính... Triết lí trong truyện ngắn của chị không chỉ được thê hiện ở những câu triết lí, đoạn triết lí mà đôi khi nó xuyên thắm vào các yếu tố hình thức, nội dung của câu chuyện. Bởi vậy, đọc xong
mỗi câu chuyện với dung lượng rất nhỏ của Vàng Anh mỗi bạn đọc
tự rút ra cho mình những triết lí khác nhau trong cuộc sống. Đó chính là điểm đặc biệt, là đóng góp của Vàng Anh voi dong truyện ngăn đương đại.
Có thê nói rằng, với những truyện ngắn có dung lượng rất nhỏ nhưng bằng giọng điệu triết lí suy ngẫm có tính khái quát cao, Vàng Anh đã chuyển tải đến cho bạn đọc một khối lượng hiện thực cuộc
sống khá lớn. Điều đáng chú ý hơn những lí lẽ, triết lí trong truyện
của Vàng Anh bề ngoài tưởng như lạnh lùng, góc cạnh nhưng thực ra nó không hề khô khan, viễn vông mà thấm đẫm tình đời, tình người. Đằng sau mỗi triết lí là niềm thương yêu, những trăn trở đầy trách nhiệm của nhà văn với cuộc sống, với con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Mặt khác, qua những triết lí về muôn mặt cuộc sống ma tiêu biểu là các vấn đề thuộc về cách sống, về tình yêu, về bản chất con người... Vàng Anh mang tới cho người đọc sự thấu hiểu và đồng cảm với cách nhìn đời, nhìn người rất sắc sảo của thế hệ trẻ hôm nay.
3.2. Giọng điệu thương cảm, xót xa
Trong mỗi tác phẩm của mình, Phan Thị Vàng Anh luôn có ý thức phản ánh thực trạng cuộc sống buồn tẻ, đơn điệu, chán ngắt của một bộ phận thanh niên trẻ trong xã hội hiện đại. Các nhân vật trong truyện của chị thường rất nhạy cảm, nên họ dễ rơi vào tình trạng cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời ngay khi được ở bên những
người thương yêu nhất. Bởi vậy, những nhân vật đó luôn luôn chông chênh giữa hai bờ đối lập vui đấy mà buồn đấy, bất cần đấy mà cũng rất đễ mặc cảm, tin tưởng, song lắm lúc lại hoài nghỉ...
thành ra họ luôn có những giằng xé nội tâm, có quá trình tự nghiệm, tự ý thức.
Cùng với việc phát huy tối đa sức biểu cảm của các từ ngữ, người ta luôn thấy rõ giọng điệu của một tâm trạng uẻ oải, buồn tẻ, nhàm chán. Những nhân vật trong truyện của Vàng Anh thường có đặc điểm rất riêng biệt: làm việc không tập trung, đôi khi thẫn thờ, buông xuôi tất cả; nói nhát gừng, rời rạc, lắm lúc vớ vân; nét mặt luôn đăm chiêu; tâm lí ngốn ngang, khô sở, trống trải bơ vơ, luôn có cảm giác không ai hiểu mình.
Mỗi nhân vật là một tính cách, một mảnh đời, một số phận, nhưng tất cả đều có điểm chung là họ vẫn còn rất trẻ, yếu đuối, nhạy cảm, dễ bị tôn thương. Phan Thị Vàng Anh với sự từng trải, với trái tim da cam của người phụ nữ luôn thấu hiểu, đồng cảm cho những khắc khoải đau đớn, tiếc nuối, dằn vặt của mỗi nhân vật. Giọng điệu buồn thương, xót xa bàng bạc khắp các tác phẩm một phần lột ta thành công thế giới nội tâm của mỗi nhân vật, một phần thể hiện
"tắm tình" của Vàng Anh đối với những người trẻ tuổi trong thế giới
nghệ thuật của mình.
3.3. Giọng điệu hài hước, châm biếm, giễu nhại
Sau năm 1986, văn xuôi Việt Nam nói chung và truyện ngắn nói riêng ngày càng nhạt dần chất sử thi, áp sát và lột tả chân thực hơn cuộc sống thường nhật. Sự mở rộng các phạm trù thẩm mĩ
khiến truyện ngắn gần với đời thường hơn. Cái bi không bị né tránh,
tinh thần hài hước được tăng cường. Ở cái nhìn trực điện cuộc sống khi những chuẩn mực bị lệch pha thì cái hài xuất hiện. Từ đó, điệu hài hước, châm biếm, giễu nhại đã trở nên rất phổ biến trong truyện
ngắn của các cây bút đương đại, trong đó có một khuôn mặt nhà văn nữ tiêu biểu: Phan Thị Vàng Anh.
Là một nhà văn nữ, đặc trưng về giới rất đậm đặc trong ngòi bút nên giọng hài hước, châm biếm của Vàng Anh cũng có sắc thái rất riêng. Tác phẩm của chị không có sự châm biếm, đả kích quyết liệt, không trào lộng châm chích gay gắt mà chỉ châm biếm, hài hước nhẹ nhàng, nhưng không kém phần sâu cay, sắc sảo. Giọng
điệu này một mặt xóa bỏ khoảng cách sử thị, thể hiện cái nhìn hiện thực trong tinh thần dân chủ của người viết, mặt khác nó giúp cho nhà văn lột tả chân thực và thăng thắn nghịch lí trớ trêu của cuộc sống và của chính lòng người.
Ngoài những giọng điệu đặc trưng mà chúng tôi đã trình bày ở các phần trên, trong truyện ngắn của Vàng Anh còn xuất hiện một số giọng điệu khác: giọng giãi bày, tâm sự; giọng phân tích chiêm nghiệm... Sự kết hợp nhuần nhuyễn, sử dụng linh hoạt các sắc thái giọng điệu đã giúp Vàng Anh tạo đựng được một thế giới nghệ thuật phong phú với sự đa dạng của các loại nhân vật, sự chính xác, tỉ mỉ trong bức chân dung tinh thần của mỗi nhân vật.
Chuong 4