CÁC BÌNH DIỆN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TỐ ĐỘNG TỪ

Một phần của tài liệu định tố động từ trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 26 - 39)

Để có thể có cái nhìn toàn diện về ĐTĐT, chúng tôi sẽ nghiên cứu đối tượng này trên hai bình diện: bình diện cấu trúc và bình diện chức năng.

1.3.1. Bình diện cấu trúc của định tố động tƣ̀

Cấu trúc là một thuật ngữ để thể hiện hình thức tổ chức nhất định của các yếu tố trong một hệ thống nhằm thực hiện các chức năng của các yếu tố đó. Các yếu tố trong cấu trúc có mối quan hệ liên kết với nhau chặt chẽ.

Bình diện cấu trúc của ĐTĐT bao gồm các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố tạo nên ĐTĐT . Nhưng khi nghiên cứu về ĐTĐT thì chúng tôi không thể

nghiên cứu một cách độc lập mà phải đặt nó trong mố i liên hệ với các yếu tố

25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác trong DN . Tức là cần thấy được mối liên hệ giữa ĐTĐT với các thành tố

trung tâm, các thành phần phụ trước và sau DN . Những vấn đề này có liên quan đến việc nhận diện ĐTĐT và các tiểu loại ĐTĐT trong DN , liên quan đến các chức năng mà ĐTĐT có thể đảm đương.

Khi nghiên cứu ĐTĐT, chúng tôi nghiên cứu qua các mặt: vị trí, số lượng, cấu tạo, các dạng biểu hiện của ĐTĐT trong cấu trúc DN có chứa ĐTĐT.

1.3.2. Bình diện chƣ́c năng của định tố động tƣ̀

1.3.2.1. Khái niệm chức năng và các bình diện chức năng của định tố a) Về khái niệm chức năng

- Theo Từ điển bách khoa quốc tế: Chức năng là “mối quan hệ giữa hình thức ngôn ngữ và các thành phần khác trong câu hay các đơn vị l ớn hơn mà ở đấy nó được sử dụng.” [Dẫn theo TS. Nguyễn Thị Nhung, 44,tr.48].

Như vậy, chức năng của một đơn vị chỉ xuất hiện khi đơn vị đó ở trong câu hay trong các đơn vị lớn hơn, chức vụ ngữ pháp cũng là chức năng – chức năng ngữ pháp.

- Theo Từ điển – bách khoa triết học : “Chức năng là một phương thức hành vi vốn có của khách thể và đảm bảo sự tồn tại của khách thể đó hoặc sự

tồn tại của cái hệ thống mà nó tham gia vớ i tư cách là một yếu tố” [Dẫn theo TS. Nguyễn Thị Nhung, 44,tr.48].

Định nghĩa này đã khẳng định tầm quan trọng của chức năng với mỗi bản thể sự vật: chức năng có liên quan tới sự tồn tại và phát triển của sự vật.

- Nguyễn Tài Cẩn thì khẳng định , chức năng của một đơn vị được thể

hiện qua vai trò của nó trong quan hệ với các đơn vị lớn hơn . Chúng tôi tán thành quan điểm này và dựa vào đó để nghiên cứu ĐTĐT trong mối tương quan với các đơn vị trong hệ thống mà nó tham gia.

- Ý kiến của một số tác giả như : Lê Xuân Thại , Nguyễn Lai cho rằng : Chức năng được hiểu như là vai trò của một đơn vị nào đó trong sự hành chức của nó.

26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Có thể thấy, các tác giả đều có một quan điểm chung cho rằng: chức năng là điều kiện để ĐTĐT tồn tại . Vì thế, nghiên cứu ĐTĐT không thể không quan tâm đến chức năng của nó.

Như vậy, xét ĐTĐT trên bình diện cấu trúc , trước hết là xét vai trò , nhiệm vụ của ĐTĐT trong việc kiến tạo nên DN . Khi DN tham gia vào câu và

ngôn bản, góp phần thực hiện mục đích giao tiếp cụ thể của người nói , người viết. Vậy, xét ĐTĐT trên bình diện chức năng còn là tìm hiểu vai trò , nhiệm vụ

của nó trong các đơn vị giao tiếp, trong việc thực hiện giao tiếp.

b) Các bình diện chức năng của định tố động từ

Theo Đỗ Hữu Châu , chức năng của ngôn ngữ c hia thành hai phạm trù

lớn: chức năng hướng ngoại chức năng hướng nội.

Theo tác giả , “Chức năng hướng ngoại là các chức năng theo đó ngôn ngữ như hệ thống toàn vẹ n phục vụ cho các hệ thống, môi trường lớn hơn đã

sản sinh ra nó, tức là xã hội. Chức năng hướng nội là chức năng của các cấp độ, các yếu tố của hệ thống ngôn ngữ phục vụ cho chính hệ thống ngôn ngữ , nhằm đảm bảo cho sự cân bằng , ổn định tương đối của ngôn ngữ, nhờ sự ổn định, cân bằng tương đối này mà ngôn ngữ mới có thể thực hiện được c ác chức năng hướng ngoại của mình” [44,tr.50]

Các tác giả ngôn ngữ học Mỹ và một số nhà ngôn ngữ học châu Âu theo thuyết ký hiệu học của Ch.w.Morris (1938). Họ cho rằng, ký hiệu học ngôn ngữ gồm kết học, nghĩa học dụng học.

M.Haliday thì xác định mặt nghĩa gồm ba bình diện của mô hình tam phân, đó là: siêu chức năng biểu ý , siêu chức năng liên phân siêu chức năng ngôn bản.

Các nhà ngôn ngữ học ngày nay, trong đó có Cao Xuân Hạo thì cho rằng, các yếu tố thuộc mỗi bình diện trong các tổ chức tam phân này đ ược xác định thành ba bình diện sau : bình diện cú pháp (tiêu chuẩn hình thức thuần túy của

27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những khái niệm), bình diện nghĩa học (sự tình và vai trò của sự tình), bình diện dụng pháp (sử dụng ngôn ngữ vào hoàn cảnh cụ thể).

Như vậy, chức năng trên hai bình diện nghĩa học và dụng pháp tương ứng với chức năng hướng ngoại , còn chức năng ở bình diện cú pháp thì tương ứng với chức năng hướng nội như Đỗ Hữu Châu đã nói đến ở trên.

Các chức năng cần xét của ĐTĐT là những chức năng hướng ngoại, hay đó là chức năng xét trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng bởi bản thân ĐTĐT là một đơn vị từ loại đang thực hiện chức năng cú pháp.

Trong công trình này , chúng tôi nghiên cứu chức năng của ĐTĐT chính là nghiên cứu nó trên bình diện ngữ nghĩa và bình diện ngữ dụng.

1.3.2.2. Nội dung nghiên cƣ́u chƣ́c năng định tố động từ a) Nghiên cứu định tố động từ trên bình diện ngữ nghĩa

Nghiên cứu ĐTĐT trên bình diện này là việc tìm hiểu ĐTĐT trong hoạt động hành chức ở DN . Chức năng của ĐTĐT trên bình diện ngữ nghĩa là chức năng mang tính chấ t ổn định, luôn tiềm tàng ở ĐTĐT trong một số trường hợp sử dụng.

Trong DN, có nhiều ĐTĐT có thể kết hợp với DTTrT để biểu thị một loại hay một sự vật trong chủng loại sự vật nêu ở DTTrT , tức là có vai trò thu hẹp ngoại diên của đối tượng nêu ở DTTrT nên nó có chức năng hạn định.

Ví dụ: phơi khô, cá đóng hộp,… trong các mặt hàng về thịt hun khói, thịt băm… trong các mặt hàng về thịt.

Dù các DN này được đặt trong hoàn cảnh sử dụn g nào thì các chức năng vẫn được duy trì . Như vậy, có thể thấy, chức năng của những ĐTĐT như : phơi (khô), hun (khói), băm…thu hẹp ngoại diên của sự vật, đối tượng nói tới (thịt, )nên đó là chức năng hạn định.

Trong quá trình khảo sát ngữ liệu ở Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, chúng tôi nhận thấy, ĐTĐT thực hiện chức năng miêu tả xuất hiện rất hạn chế.

Bởi, chức năng vốn có của ĐT là biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật nêu ở

28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DT, còn miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật lại là chức năng của TT. Vì vậy, chúng tôi chỉ trình bày khái quát một số đặc điểm của ĐTĐT có chức năng miêu tả và đi sâu phân tích vai trò của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm và phong cách tác giả. Đó là một điểm khác biệt giữa ĐTĐT và ĐTTT.

Như vậy, trên bình diện ngữ nghĩa, ĐTĐT trong Thương nhớ mười haichức năng hạn định chức năng miêu tả.

b) Nghiên cứu định tố động từ trên bình diện ngữ dụng

Nghiên cứu ĐTĐT trên bình diện ngữ dụng là tìm hiểu chức năng của ĐTĐT trong các đơn vị giao tiếp, trong việc thực hiện nhiệm vụ giao tiếp.

Đó là việc đặt ĐTĐT trong quan hệ với câu , ngôn bản, thông qua một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.

Nếu như chức năng của ĐTĐT trên bình diện ngữ nghĩa có tính c hất ổn định, thì chức năng của ĐTĐT trên bình diện ngữ dụng lại mang tính chất lâm thời, được thực hiện hóa trong từng trường hợp sử dụng cụ thể , phụ thuộc vào văn cảnh mà đối tượng xuất hiện.

Cũng như ĐTTT, chúng tôi xét chức năng ngữ dụng của ĐTĐT trên các mặt: chức năng chiếu vật, chức năng biểu đạt thông tin, chức năng biểu thị hàm ý và chức năng trang trí.

Chiếu vật là thuật ngữ để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ . Theo Đỗ Hữu Châu “Miêu tả chiếu vật là ghép các yếu tố phụ vào một tên chung , nhờ các yếu tố phụ này mà tách được sự vật – nghĩa chiếu vật ra khỏi các sự vật khác cùng loại với chúng” [15,tr.67].

DN có ĐTĐT có thể là một phương thức thực hiện hành vi chiếu vật – giúp người nghe “cần biết những gì để câu nói này hay câ u nói kia không mơ hồ nữa” [44,tr.54]. Và “Chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa ngữ cảnh với diễn ngôn” [15,tr.62].

Thứ hai, ĐTĐT có chức năng biểu đạt thông tin.

29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thông tin ở đây là “ tiêu điểm thông báo ”. Đó là “thông tin của câu mà

người nói giả định rằng mình và người nghe không cùng chia sẻ” . Tiêu điểm nằm trong “cấu trúc thông bá o của câu , gồm tiêu điểm và “thông tin tiền giả

đinh” hay tiền giả định dụng học” [44,tr.54].

Tác giả Nguyễn Hồng Cổn phân chia các loại tiêu điểm thành : tiêu điểm hỏi, tiêu điểm khẳng định, tiêu điểm tương phản. Và tác giả Nguyễn Thị Nhung đã gọi các loại tiêu điểm trên là thông tin hỏi , thông tin khẳng định , thông tin tương phản. Chúng tôi theo cách gọi của TS. Nguyễn Thị Nhung để công trình có sự nhất quán trong quá trình nghiên cứu.

Trong công trình Định tố tính từ trong tiếng Việt , tác giả Nguyễn Thị Nhung còn chỉ ra rằng “Với câu đơn thoại , thông tin của câu là phần “cái mới”

với người nghe (đọc)”. Và từ góc độ người nghe (đọc), có thể xác định thông tin hoàn toàn mới và thông tin không hoàn toàn mới.

Từ góc độ người nói (viết) và góc độ ngữ pháp, có thể xác định thông tin chính và thông tin phụ của câu.

Tiền giả định dụng học là “những nhân tố , quy tắc dụng học là m tiền đề

cho một phát ngôn cụ thể nào đó” [15,tr.398].

Thông báo là hoạt động truyền đạt thông tin.

Theo các nhà ngôn ngữ học đi trước thì ĐTĐT tiếng Việt là một trong các thành tố c ó thể biểu đạt thông tin hay tiêu điểm thông báo khi câu ở trong một ngữ cảnh nhất định.

Xét ví dụ sau:

Để trả lời câu hỏi sau: Mẹ tìm những con cá Mòi nào?

Có thể dùng câu có ĐTĐT đóng (hộp), phơi (khô)… như trong:

1. Mẹ tìm những con cá Mòi đóng hộp ấy,…

2. Mẹ tìm những con có Mòi phơi khô đó,…

30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chức năng biểu đạt thông tin như phân tích trên chỉ bộc lộ khi ĐTĐT được xét trong quan hệ với ngữ cảnh và mục đích giao tiếp của người nói . Vì vậy, biểu đạt thông tin là một chức năng ngữ dụng của ĐTĐT.

Ngoài hai chức năng trên, ĐTĐT còn đảm nhiệm một vài chức năng khác như: chức năng biểu thị hàm ý, chức năng trang trí.

Hàm ý là phần thông tin tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ

trong câu nhưng có thể suy ra t ừ những từ ngữ ấy, là phần nằm trong ý định truyền báo của người nói và người nghe c ó năng lực giải đoán được [15,tr.75,91]. Hàm ý bao gồm hàm ngôntiền giả định.

Để làm rõ chức năng trang trí – chức năng “làm đẹp” cho câu thơ , câu văn của ĐTĐT , chúng tôi tìm hiểu giá trị tạo tính nghệ thuật, nhạc điệu , tạo hình của ĐTĐT.

Tính nghệ thuật với nghĩa hẹp “là thuật ngữ được sử dụng nhằm phân biệt với tính tư tưởng… ., tính nghệ thuật thể hiện ở cấu tứ độc đáo , miêu tả sinh động, kết cấu tài tình , ngôn ngữ gợi cảm , gây ấn tượng đặc biệt tạo thành sức thuyết phục và lôi cuốn của tác phẩm” [44,tr.59].

Khả năng tạo tính nghệ thuật của ĐTĐT tập trung vào việc t hể hiện nhạc điệu, hình ảnh trong câu thơ, câu văn để có thể góp phần tạo nên sự gợi cảm của ngôn ngữ. Nhạc điệu là cấu tạo ngữ âm của lời văn nghệ thuật hình thành bởi vật liệu âm thanh của ngôn từ thể hiện đặc sắc củ a văn học như một n ghệ thuật thời gian” [44,tr.59]. Và cái làm nên bản chất của nhạc điệu là sự liên tưởng của tổ chức âm thanh với cảm giác âm nhạc . Cùng với nhạc điệu là khuôn nhịp , nhịp thơ, sự hòa phối âm thanh trầm /bổng, nhanh/chậm, mạnh/yếu, dài/ngắn…

tạo nên “điệu” . Ngoài ra, âm hưởng cũng là một yếu tố tạo nên nhạc tính cho thơ, văn.

Tạo hình nghệ thuật là “các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong nhữ ng tác phẩm nghệ thuật… . Nó làm cho người ta có thể ngắn nghĩa, thưởng ngoạn” [28,tr.99]. Nghệ thuật biểu hiện trong thơ văn là “qua

31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất liệu của mình, nó biểu hiện những cảm nghĩ nhất định của con người, thể hiện cách nhận thức và đánh giá của con người đối diện với cuộc sống” [44,tr.60].

Có thể nói , ĐTĐT tiếng Việt có thể mang chức năng trang trí .Vì vậy , chúng tôi sẽ nghiên cứu bình diện ngữ dụng của ĐTĐT ở các chức năng chiếu vật, biểu đạt thông tin về sự vật, biểu thị hàm ý và trang trí.

1.4. ĐÔI NÉT VỀ VŨ BẰNG VÀ TÁC PHẨM THƯƠNG NHỚ

MƯỜI HAI

1.4.1. Tác giả Vũ Bằng 1.4.1.1. Tiểu sƣ̉ Vũ Bằng

Nhà văn Vũ Bằng sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại Hà Nội và xuất thân trong một gia đình Nho. Quê gốc của ông ở đất Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, nay là Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ngay khi còn nhỏ, ông đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, và liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê. Cha mẹ Vũ Bằng sinh sáu người con, ba trai ba gái. Vũ Bằng được cưng chiều, không bị thiếu thốn, vì vậy việc ông lao vào nghề viết không phải vì mưu sinh. Năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh.

Chính gia đình, quê hương đã trở thành nguồn nuôi dưỡng tâm hồn Vũ Bằng, giúp ông có được những tri thức về phong tục, tập quán, lối sống của người dân quê, của những con người trên đất ngàn năm văn vật . Để sau đó, ông đưa những hình ảnh con người, cảnh vật của quê hương vào trong tác phẩm của mình như một sự khẳng định tình yêu nồng nàn với quê hương đất Việt, với gia đình, nhất là với người vợ thân yêu xưa. Qua đó khẳng định tài năng nghệ sĩ của Vũ Bằng.

Cuối năm 1946, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư ra vùng kháng chiến. Cuối năm 1948, trở về Hà Nội, ông bắt đầu tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn, để lại vợ và con trai ở Hà Nội (năm 1967, bà Quỳ qua đời) và tiếp tục hoạt động cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Thời gian này, Vũ Bằng đã hoàn thành Thương

Một phần của tài liệu định tố động từ trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)