“Thuật ngữ chiếu vật (refernce) được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát ra một biểu thức ngôn ngữ , với biểu thức n ày người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào , đặc tính nào, quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” [15, tr.61]. Có thể khẳng định, chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa ngữ cảnh với diễn ngôn.
ĐTĐT trong quan hệ với DTTrT cũng chính là yếu tố phụ trong quan hệ
với “một cái tên chung” theo quan niệm về miêu tả chiếu vật của Đỗ Hữu Châu. Vì thế, DN có ĐTĐT cũng có thể là biểu thức miêu tả – một phương thức chiếu vật.
Ví dụ (1): Trong tác phẩm Thương nhớ mười hai, khi viết về tháng Ba, tác giả Vũ Bằng đã đưa vào đó những thú vui hết sức thanh tao của mặc khách mà tác giả gọi là “mấy cái thú ở đời” như sau: (lúc ấy thèm) cái thú tắm suối của một ngày xa xôi ở xứ Mường vùng Việt Bắc, (thèm không biết thế nào mà nói).
Ở đây, ĐTĐT tắm suối là một yếu tố phụ để ghép với cái tên chung cái thú nhằm phân biệt cái thú mà tác giả định nói tới với cái thú đi chơi, cái thú uống rƣợu hoàng hoa mùa thu và cái thú ngâm thơ Bạch Tuyết mùa đông mà tác giả đã kể ra trước đó. Và như vậy, ĐTĐT tắm suối đã thực hiện hành vi chiếu vật. ĐTĐT này được gọi là ĐTĐT có chức năng chiếu vật.
Nếu như ĐTTT qua sự phân tích trong Định tố tính từ trong tiếng Việt có nhóm chỉ mang chức năng duy nhất là chiếu vật thì ĐTĐT trong Thương nhớ mười hai không có nhóm đó. Nghĩa là, các ĐTĐT có chức năng chiếu vật
65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thường có thêm chức năng khác. Vì vậy, ở đây, chúng tôi không xác định được một loại định tố gọi là ĐTĐT chiếu vật (thuần túy chiếu vật) mà chỉ xác định được những định tố có chức năng chiếu vật bên cạnh những chức năng khác.
Nên, trong công trình này, chúng tôi chỉ nói tới ĐTĐT có chức năng chiếu vật.
ĐTĐT có chức năng chiếu vật là những ĐTĐT có thực hiện hoặc góp phần thực hiện hành vi chiếu vật trong một ngữ cảnh cụ thể.
Vai trò của ĐTĐT có chức năng chiếu vật trong phát ngô n vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Bởi nếu lược bỏ nó , người đọc, người nghe sẽ
không thể hiểu được trọn vẹn nội dung mà phát ngôn muốn thể hiện.
Chẳng hạn, trong ví dụ nêu trên nếu như lược bỏ ĐTĐT có chức năng chiếu vật tắm suối thì người đọc người nghe chỉ biết đó là một thú nào đó nói chung và khi ấy, nội dung của phát ngôn không còn trọn vẹn, phát ngôn trở nên mơ hồ, không cụ thể, khiến người nghe, người đọc dễ hiểu sai ý nghĩa. Câu văn sẽ là: … (lúc ấy thèm) cái thú của một ngày xa xôi của xứ Mường vùng Việt Bắc, (thèm không biết thế nào mà nói). Có thể thấy, một ngữ cảnh ngôn ngữ thuận lợi cho quá trình giao tiếp phải là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó người nói sản sinh ra lời nói, còn người nghe căn cứ vào đó để lĩnh hội lời nói. Nhưng khi đọc câu văn trên thì người nghe sẽ không lĩnh hội được thông tin nào cụ thể bởi những thành phần làm rõ nghĩa của câu đã bị lược bỏ.
Theo thống kê của chúng tôi , số DN chứa ĐTĐT có chức năng chiếu vật là 218, chiếm 64,9% tổng số 336 ĐTĐT được khảo sát.
3.1.2. Đặc điểm của định tố động từ có chức năng chiếu vật trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng
3.1.2.1. Về phương tiện hạn định
Chỉ ĐTĐTHĐ mới được sử dụng để chiếu vật. Do đó, hầu hết các ĐTĐT trong Thương nhớ mười hai đều có thể chiếu vật, vì chỉ có một bộ phận không đáng kể ĐTĐTMT xuất hiện trên những trang văn của Vũ Bằng.
a) Đặc điểm về nghĩa
66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nếu trong mảng hiện thực mà người nói đề cập đến có nhiều sự vật cùng loại thì ĐTĐT phải nêu được đặc điểm có thể giúp phân biệt sự vật hoặc các sự vật được nói tới với những sự vật còn lại. Chẳng hạn trong ví dụ (2):
(Đêm mưa sườn sượt nghe thấy) tiếng van xin của những người ăn mày ở đàng xa vọng tới,… thì van xin có chức năng chiếu vật để nhận diện âm thanh vọng tới tai của người viết. Tiếng van xin phân biệt với nhiều tiếng (âm thanh) khác mà tác giả nghe thấy trong đêm mưa như: tiếng guốc lê sền sệt trên đường, tiếng rao buồn muốn chết của những người đi bán hàng khuya chưa về với gia đình. Qua đó thể hiện niềm cảm thương, chia sẻ của nhà văn đối với những con người đau khổ trong không gian bốn bề mưa rơi lạnh lẽo.
Hay ví dụ: (ấy là) những kẻ vào sông ra bể,/ đem thân chôn giấp vào lòng kình nghê;…thì vào sông ra bể,/ đem thân chôn giấp vào lòng kình nghê có chức năng chiếu vật để nhận diện nỗi khốn khổ của bao người đã khuất.
Những kẻ vào sông ra bể đem thân chôn giấp vào lòng kình nghê phân biệt với nhiều kẻ khác cùng một hoàn cảnh: những kẻ mắc đoàn tù rạc,/ gửi mình vào chiếu xác một manh; những người gieo giếng thắt dây…
Hai ví dụ trên cho thấy, ĐTĐT có chức năng chiếu vật giúp người đọc (nghe) phân biệt được sự vật cần nói đến với những sự vật khác trong văn cảnh.
- Đặc điểm (của sự vật) được biểu thị ở ĐTĐT là đặc điểm mà người nghe (đọc) đã biết qua tiếp xúc, qua phần tiền văn hay qua vốn sống của mình.
Chẳng hạn: tắm suối trong ví dụ nêu trên: trở thành “cái đã biết” với người đọc nhờ ở trong tác phẩm cái thú ấy đã được nói đến ở tiền văn (khi tác giả so sánh cái thú tắm suối cũng thú vị như cái thú uống rƣợu hoàng hoa mùa thu và cái thú ngâm thơ Bạch Tuyết mùa đông).
Còn trong các câu chứa DN là biểu thức dẫn nhập thì ĐTĐT thành đơn vị chỉ “cái đã biết” là nhờ vốn sống, vốn hiểu biết trong mỗi người đọc. Ví dụ
Ví dụ trong Thương nhớ mười hai, có đoạn tác giả viết về tháng tư với câu chuyện về cái nghiệp du ca của loài ve. Có câu: Thường khi chưa tới giữa
67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mùa hạ ve đã “từ bỏ cái nghiệp du ca”, buông chân bám vào cành cây rớt xuống đất “kim thiền thoát xác” giúp cho con sâu cái kiến có một thực phẩm tích trữ ăn dần trong mùa đông tháng giá. Ai cũng biết rằng, khi hạ về, loài ve thường bay lượn khắp các vườn cây và tấu lên những bản nhạc rộn ràng của mùa hè. du ca có thể hiểu là du ngoạn và hát ca. Vậy, dùng ĐTĐT du ca để biểu thị cái nghiệp của loài ve thì ai cũng hiểu cái được biểu đạt đó là gì. Khi con ve từ bỏ cái nghiệp du ca thì nó không còn có thể du ngoạn và hát ca được nữa mà
“kim thiền thoát xác” làm món ăn cho con sâu cái kiến.
Qua hiểu biết, qua vốn sống của mình, người đọc có thể hiểu được du ca đối với con ve là gì và vì thế mà người viết mới có thể dùng ĐTĐT này để chiếu vật về nghiệp của loài ve.
- Ở đơn thoại, đặc điểm dễ nhận biết chính là những đặc điểm có liên quan tới các đối tượng đã biết.
Ví dụ trong ngữ liệu sau: (Đứng xem trai gái tung) những quả còn tròn bọc vải ngũ sắc có đính cái đuôi dài lên những cái vòng tròn cạp giấy hồng điều… Trong câu này, đối tượng trai gái đã được xác định là những chàng trai, cô gái người Thái, ở miền thượng du, kéo nhau đi chơi mùa “hoa bướm” từ tháng giêng. Đó là những thông tin được tác giả nói đến ở tiền văn. Vì vậy, đến đây DN những quả còn tròn bọc vải ngũ sắc có đính cái đuôi dài lên những cái vòng tròn cạp giấy hồng điều cũng nhờ đó mà được xác định. Những quả còn này được làm theo phong tục của người Thái, được các chàng trai, cô gái người Thái làm ra và sử dụng trong ngày hội của dân tộc mình. Đó là nét đặc sắc trong văn hóa của dân tộc Thái đã được Vũ Bằng ghi lại qua dòng hồi tưởng của mình một cách sinh động.
Trong Thương nhớ mười hai có trường hợp chiếu vật các khái niệm trừu tượng, ĐTĐT thường biểu thị những đặc tính lặn này bởi ngay đối tượng cần chiếu vật ở đây cũng không mang tính vật chất, không dễ nhận bằng các giác quan. Ví dụ (6): (người mắc) bệnh tương tư uống thêm một ly rượu thật đầy,
68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cho thật sau, rồi lên giường nằm thiu thiu giấc hoặc (7) (nấu lấy) một thứ chè
ao ƣớc để mình thưởng thức; ….
Tương tư, ao ước là những ĐTĐT có chức năng chiếu vật mang ý nghĩa trừu tượng là những ĐT chỉ trạng thái cảm xúc bên trong tâm hồn con người.
Do đó, người đọc (nghe) không dễ dàng nhận thấy bằng các giác quan.
- ĐTĐT có thể biểu thị đặc tính bền vững (cái thú uống rƣợu hoàng hoa mùa thu; cái thú ngâm thơ Bạch Tuyết mùa đông) hoặc ít bền vững (những kẻ vào sông ra bể, những người gieo giếng thắt dây…) của sự vật được chiếu vật.
Theo M.Haliday thì “thuộc tính của sự vật càng bền vững bao nhiêu, thì khả năng xác định nó trong một hoàn cảnh cụ thể càng ít hơn bấy nhiêu” [44,tr.135].
b) Đặc điểm cấu tạo
- ĐTĐT mang chức năng chiếu vật có thể là cụm từ chính phụ; là từ, cũng có thể là cụm từ đẳng lập. ĐTĐT còn có dạng được cấu tạo từ hai cụm chính phụ quan hệ với nhau theo kiểu đẳng lập. Cũng có khi, một DTTrT có cả ĐTĐT là cụm chính phụ và ĐTĐT là cụm đẳng lập. Trong Thương nhớ mười hai ĐTĐT có chức năng chiếu vật dạng cụm từ chiếm ưu thế hơn ĐTĐT có chức năng chiếu vật dạng là từ:
Ví dụ:
+ những bóng dáng phong lưu in vào tròng con mắt,/(có) những câu nói hữu tình đẩy đƣa những con mắt hữu tình; cái anh chàng mê mùa thu xanh ấy; (gửi) mối tương tư hoa vàng; cái thú uống rượu hoàng hoa mùa thu, cái thú ngâm thơ Bạch Tuyết mùa đông… (ĐTĐT có chức năng chiếu vật cấu tạo là cụm chính phụ).
+ (…và nói thế nào cho hết được) những cái mê say, cảm phục của tôi hồi đó; những người đàn hát/ múa may đó; cái không khí yêu thương/ ưu ái đó; … (ĐTĐT có chức năng chiếu vật cấu tạo là cụm đẳng lập).
+ (hoặc là chim sống mãi) cuộc đời lang thang,/ mộng làm chuyện lớn lao,/ không nghĩ đến gia đình; (nhất là) những u hồn lang thang khe suối gốc
69
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cây,/ vất vưởng nơi cầu sương điếm cỏ; những người đàn bà thủ tiết chờ chồng và/ than khóc một mình; (có) một cái gì đó làm cho ta bứt rứt,/ làm cho ta tấm tức; … (các cụm từ chính phụ quan hệ với nhau theo kiểu đẳng lập)
+ (mất cả) hy vọng được trở về nơi cố lý,/ uống lại chén trà thủy tiên,/
nhìn những người thân mến cũ và ngâm với khúc mạc ai. (trong DN có 3 ĐTĐT có chức năng chiếu vật, trong đó có 2 cụm ĐTĐT ở đầu có cấu tạo là cụm từ chính phụ và một cụm thứ ba có cấu tạo là cụm từ đẳng lập).
3.1.2.2. Về cách sử dụng
- ĐTĐT có thể độc lập thực hiện chức năng chiếu vật hoặc kết hợp cùng các loại ĐT khác để thực hiện chức năng này. Ví dụ trong: cái anh chàng mê mùa thu xanh ấy… thì ấy là định tố đại từ để trỏ đã góp phần cùng ĐTĐT mê mùa thu xanh xác định đích xác đối tượng được nói bằng cái anh chàng. Hay trong ví dụ: (thèm) một chén trà tàu ƣớp trong một bông sen thì tàu cùng ướp trong một bông sen đã chỉ đích xác đối tượng được nói tới ở chén trà.
- Các ĐTĐT có thể chiếu vật theo hướng hồi chiếu hoặc khứ chiếu.
ĐTĐT có chức năng chiếu vật hồi chiếu là ĐTĐT cùng DN chứa nó làm yếu tố được giải thích nhờ liên kết với các yếu tố giải thích ở phần trước của ngôn bản mà có chức năng chiếu vật. ĐTĐT có chức năng chiếu vật khứ chiếu là ĐTĐT làm yếu tố được giải thích xuất hiện trước ngôn bản như ở ví dụ:
- (… nhưng tôi lại yêu hơn) cái thú la cà chậm rãi của người Bắc Việt xƣa cũ, đi hát thì phải đi hát cô đầu, uống trà thì phải đủ lệ bộ, quân, tống đâu ra đó…
- (những cô hồn vô định côi cút ấy đành là chỉ còn biết trông vào) những người có đôi chút từ tâm, ngày rằm mồng một thí bỏ cho bát cháo nắm xôi hay đốt cho thoi vàng manh áo…
Trong hai ví dụ này, những người có đôi chút từ tâm và cái thú la cà, chậm rãi của người Bắc Việt xưa cũ là yếu tố được giải thích; còn đi hát thì phải đi hát cô đầu, uống trà thì phải đủ lệ bộ, quân, tống đâu ra đó và ngày rằm
70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mồng một thí bỏ cho bát cháo nắm xôi hay đốt cho thoi vàng manh áo là các yếu tố giải thích.
Các biểu thức chứa yếu tố được giải thích có thể là biểu thức dẫn nhập như ở hai ví dụ này. Vì vậy, biểu thức dẫn nhập có thể không là biểu thức ngoại chỉ, tức là không làm nhiệm vụ đưa sự vật từ thế giới ngoài ngôn bản vào thế giới ngôn bản mà làm nhiệm vụ qui chiếu với biểu thức chiếu vật cụ thể hơn, xuất hiện sau nó để thực hiện nhiệm vụ chiếu vật.
3.1.3. Về vai trò của ĐTĐT có chức năng chiếu vật với việc thể hiện nội dung tác phẩm, phong cách tác giả
3.1.3.1. Vai trò với việc thể hiện nội dung tác phẩm
ĐTĐT trong Thương nhớ mười hai có thể chiếu vật nội chỉ hoặc chiếu vật ngoại chỉ. Chiếu vật nội chỉ là việc ĐTĐT xác lập quan hệ giữa DN chứa nó trong phát ngôn với sự vật đã/sẽ được phản ánh trong cùng ngôn bản. Chiếu vật ngoại chỉ là việc ĐTĐT xác lập quan hệ giữa DN chứa nó trong ngôn bản với sự vật cụ thể bên ngoài ngôn bản.
Dựa vào mối quan hệ với đối tượng được chiếu vật, có thể xác định rằng, ĐTĐT cũng giống như các biểu thức miêu tả chiếu vật khác được thể hiện ở chỗ: nó có thể được sử dụng để chiếu vật cá thể, chiếu vật một số, chiếu vật tập hợp hoặc chiếu vật loại.
Ví dụ: (ăn ngon gấp bội) cá mòi đóng hộp; một cách tuyên truyền hùng hồn nhất; những kẻ vào sông ra bể; những kẻ chìm sông lạc suối;...
ĐTĐT có thể được sử dụng để chiếu vật, hay nói khác đi là để xác định chính xác đối tượng nào người nói định nói tới. ĐTĐT có chức năng chiếu vật được Vũ Bằng sử dụng trong tác phẩm của mình để thay thế cho đại từ, góp phần làm tăng thêm sức thuyết phục, bộc lộ cảm xúc trào dâng trên từng câu chữ của tác giả.
Như vậy, trong Thương nhớ mười hai, ĐTĐT có chức năng chiếu vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm rõ đối tượng cần nói đến. Bởi các
71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đối tượng trong tác phẩm rất cần được chiếu vật. Do các đối tượng đó hết sức phong phú lại được tồn tại trong những thời gian khác nhau ở những nơi chốn, những phong cảnh, những tình cảm khác nhau.
Vũ Bằng đã viết Thương nhớ mười hai trong thời gian mười năm kể từ tháng giêng năm 1960. Trong khoảng thời gian ấy, nhà văn đã hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp về quãng thời gian gần hai mươi hai năm sống ở miền Bắc thân thương. Đó là bức tranh phong cảnh vẽ vài gốc sầu đâu vươn lên như ngạo nghễ khoe với trời cao ngất ngất những chùm bông phơn phớt màu hoa cà êm êm ở Xuân Trường, Hải Hậu; là những cái lá nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ƣơng đứng cạnh, là những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước;
những ngày xuân có mƣa riêu riêu, gió lành lạnh; những ngày hè có tiếng ve kêu rền rền trên các cây me, cây xoan... Đó còn là nét đẹp văn hóa của cái thú tắm suối của một ngày xa xôi của xứ Mường Việt Bắc; là hình ảnh những trai thanh gái lịch người Thái vận đủ các màu chói lọi trên người, (đi tung còn để bói quẻ đầu năm) trên miền Tây Bắc. Đặc biệt, Vũ Bằng nhớ đến người vợ tấm mẳn có đôi má hây hây màu cốm giót; nhớ đến cái cảnh vợ nói chuyện với chồng đương nhấm nhót một ly rượu sen Tây Hồ. Và đó cũng là những đêm lạnh nằm chung một chăn đơn với vợ ăn hạt dẻ, nói đôi ba câu chuyện buồn vui thế sự... Rõ ràng, nhờ những ĐTĐT in đậm ở trên mà các sự vật nói tới ở DTTrT được xác định một cách đích xác trong thời gian không gian của nó.
Đồng thời những nét đẹp về phong cảnh, về văn hóa, về thế giới cảm xúc con người – những chủ đề chính của tác phẩm – cũng được bộc lộ.
Đặc biệt, qua ĐTĐT có chức năng chiếu vật, nỗi nhớ miền Bắc đau đáu thường trực trong lòng nhà văn được thể hiện hết sức rõ nét.
Thông thường, trong tác phẩm văn chương, khi chiếu vật về nhân vật, hay một đối tượng nào đó, thì người Việt thường sử dụng định tố chiếu vật là tính từ. Tuy nhiên, trong Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng lại sử dụng hàng loạt ĐTĐT để chiếu vật bản thân nhằm bộc lộ một cách sâu sắc và hàm súc tâm