Về vai trò của ĐTĐT có chức năng trang trí với việc thể hiện nội dung tác phẩm, phong cách tác giả

Một phần của tài liệu định tố động từ trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 96 - 99)

3.4. CHỨC NĂNG TRANG TRÍ CỦA ĐỊNH TỐ ĐỘNG TỪ TRONG

3.4.3. Về vai trò của ĐTĐT có chức năng trang trí với việc thể hiện nội dung tác phẩm, phong cách tác giả

3.4.3.1. Vai trò với việc thể hiện nội dung tác phẩm

Trong Thương nhớ mười hai, ĐTĐT có chức năng trang trí vừa góp phần làm “đẹp” cho câu văn, vừa thể hiện nội dung tác phẩm một cách phong phú, giàu sức hấp dẫn.

Thương nhớ mười hai là một tập tùy bút ghi lại những ký ức của Vũ Bằng về Hà Nội, về miền Bắc trong những ngày tháng cách xa đằng đẵng. Bởi thế, ĐTĐT có chức năng trang trí đã giúp cho nỗi nhớ niềm thương ấy của nhà văn được bộc lộ một cách dào dạt và những hình ảnh từ ký ức trở nên vô cùng sống động.

Vũ Bằng nhớ về những ngày gian khổ của hai vợ chồng: những ngày đầu chung sống/ thắp một ngọn đèn dầu ở trong màn/ viết một bài truyện lấy năm đồng bạc. Nhà văn bộc lộ sự thương xót với những kiếp người bất hạnh trong cuộc đời (hình ảnh) một người đàn ông mặc áo lá rách,/đội một cái thúng vá

95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên đầu và/xách một cái đèn dầu ở tay,/thỉnh thoảng lại đánh rơi trong đêm khuya một tiếng rao ngái ngủ giò, dầy”...Với cách sử dụng nhiều ĐTĐT trong DN, cùng cách ngắt nhịp tăng tiến 2/8/8 và 4/8/7/15, Vũ Bằng đã tạo được tính nhạc của câu văn, đồng thời cũng thể hiện những cảm xúc thiết tha, chan chứa trong lòng mình.

Những bức tranh phong cảnh giàu sức gợi cảm cũng đã được Vũ Bằng vẽ nên bằng các ĐTĐT có chức năng trang trí. Chẳng hạn: những cánh hoa đào rơi lả tả; những mảnh vườn thơm ngát hương cau nghiêng xuống mé giường xô lệch; những đám mây hồng tỏa ra một thứ ánh sáng trắng nhƣ sữa;....

những ĐTĐT in đậm trên vừa làm “đẹp” cho câu văn vừa thể hiện nét sống động, tình tứ của thế giới thiên nhiên.

3.4.3.2. Vai trò với việc thể hiện phong cách tác giả

Nếu như ĐTTT trang trí thiên về giá trị tạo hình, tạo màu sắc, đường nét cho sự vật được nói đến trong văn cảnh thì ở Thương nhớ mười hai, tác giả lại tập trung khai thác vai trò tạo nhạc tính, nhịp điệu của ĐTĐT trong câu. Điều đặc biệt là Vũ Bằng đã sử dụng rất nhiều ĐTĐT trong một DN, nhằm tạo nhạc điệu trầm bổng, khi chậm rãi, lúc dồn dập như chính tâm trạng của người viết.

Các yếu tố tạo nhạc điệu cho ĐTĐT trong câu như: nhịp, vần, âm hưởng, phép điệp cấu trúc, phép đối được nhà văn khéo léo vận dụng. Chẳng hạn, khi nhớ lại những tháng ngày gian nan, vất vả của cùng người vợ xưa, nhà văn đã thể hiện bằng nhiều ĐTĐT trong một DN, với cách ngắt nhịp tăng tiến 2/8/8. Cách ngắt nhịp này tạo nên nhịp điệu chậm buồn, dàn trải, như vừa kể vừa xót xa. Hay khi miêu tả hình ảnh của những cô gái vùng biên thùy Bắc Việt, trong: (có) mấy cô sơn nữ mặc váy thủy ba,/bịt khăn trắng trên đầu,/đi đu đƣa ven suối, tác giả đã thể hiện vẻ đẹp vui tươi, hồn nhiên của họ qua nhạc điệu rộn ràng của câu nhờ cách ngắt nhịp 4/5/5 và phép điệp cấu trúc ĐT – cụm DT của các ĐTĐT có chức năng trang trí. Hay khi nhớ về những kỷ niệm êm đềm, ngọt ngào bên người vợ bé nhỏ thương yêu, nhà văn đã viết nên câu văn mang nhạc điệu chậm

96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rãi giúp người đọc cảm nhận được nỗi nhớ dường như đang len lỏi vào từng đường gân thớ thịt của người khách ly hương, lan tỏa trên từng câu từng chữ:

(Tiếc không biết bao nhiêu) những đêm lạnh nằm chung một chăn đơn với vợ ăn hạt dẻ,/nói đôi ba câu chuyện buồn vui thế sự;...

Như trên đã nói, trong Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng ưa sử dụng ĐTĐT có chức năng trang trí đa âm tiết, ĐTĐT có chức năng trang trí là từ láy. Các ĐTĐT có chức năng khác trong tác phẩm cũng thường có cấu tạo đa âm tiết, nhưng thường là từ ghép.

Nếu như ĐTTT có cả ĐTTT chuyên trang trí và ĐTTT kiêm trang trí thì ĐTĐT trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng chỉ có ĐTĐT kiêm trang trí.

Bởi có lẽ chỉ riêng chức năng trang trí thôi chưa đủ để nhà thể hiện nỗi nhớ niềm thương lúc nào cũng hiển hiện trong tâm trí của một người khách xa nhà khát khao được trở về nơi cố lý. Tác giả mong muốn bày tỏ tâm trạng ấy với người đọc bằng hình ảnh vừa cụ thể, chi tiết, vừa sâu sắc, sống động.

Lối cảm nhận tình tứ, lãng mạn và phép tu từ so sánh, ẩn dụ độc đáo được Vũ Bằng thể hiện qua ĐTĐT có chức năng trang trí rất sinh động. Để thể hiện vẻ đẹp tháng tám nên thơ, Vũ Bằng đã miêu tả những bông thóc thơm thơm ngã vào lòng nhau để tìm sự ấm áp trước ngọn gió vàng hiu hắt... Hay dưới con mắt phong tình của nhà văn, những trái đào cũng trở nên duyên dáng đầy sức sống với những chỉ đỏ cánh sen ôm lấy một cái hột đỏ cùng màu;... Các ĐTĐT ngã vào lòng nhau, ôm lấy một cái hột đỏ cùng màu được viết nên từ những tình cảm đắm say, nồng nàn của vợ chồng dành cho nhau. Cách cảm nhận ấy của Vũ Bằng giúp cho thế giới tự nhiên trong tác phẩm trở nên sống động, có hồn và giàu sức gợi cảm.

Đó chính là một nét phong cách nghệ thuật độc đáo của Vũ bằng.

Hơn thế nữa, tác giả Thương nhớ mười hai còn sử dụng những hình ảnh mang tính mỹ lệ hóa để thể hiện vẻ đẹp lộng lẫy của thiên nhiên. Chẳng hạn trong: (Anh nhìn lên trời cười thì) những đám mây hồng tỏa ra một thứ ánh sáng trắng nhƣ sữa. Hay trong những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước,

97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐTĐT tỏa ra một thứ ánh sáng trắng như sữa, rung rinh góp phần thể hiện vẻ đẹp sống động, kiêu sa và đầy sức hấp dẫn của những đám mây hồng, của bóng nắng. Có thể thấy, nhờ những hình ảnh mỹ lệ hóa đó mà ĐTĐT góp phần thực hiện chức năng trang trí trong câu.

Có thể nói, ĐTĐT đã được Vũ Bằng vận dụng một cách ý nhị, khéo léo làm tăng giá trị biểu cảm của câu văn, giúp nhà văn thể hiện một cách thành công nỗi niềm nhớ thương miền Bắc. Nỗi niềm ấy hiện lên đa thanh hàm súc với nhiều cung bậc trầm bổng, nhiều hình ảnh khác nhau. Chính việc vận dụng độc đáo ĐTĐT có chức năng trang trí đã khẳng định thêm một lần nữa tài năng nghệ thuật, phong cách ngôn từ gợi cảm, giàu chất thơ, lối cảm nhận tình tứ, và nghệ thuật sử dụng phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ phong phú của tác giả Thương nhớ mười hai. Và vì lẽ đó mà văn chương Vũ Bằng vẫn là ngọn gió diu êm để vỗ về, an ủi cho tâm hồn những người xa quê hương.

Một phần của tài liệu định tố động từ trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)