Các kiểu danh ngữ chứa định tố động từ

Một phần của tài liệu định tố động từ trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 57 - 64)

2.1.1. Vị trí của định tố động từ trong danh ngữ

2.1.5.2. Các kiểu danh ngữ chứa định tố động từ

Có thể dựa vào loại định tố và lượng định tố để chia những DN chứa ĐTĐT thành các kiểu khác nhau. Tỷ lệ giữa các kiểu này sẽ phản ánh diện mạo của hệ thống DN chứa ĐTĐT trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng.

a) Về các kiểu DN chia theo loại định tố Số lượng từng kiểu và tỷ lệ (336 DN) là:

- DN chỉ có ĐTĐT: 43 chiếm 12,7% tổng DN được khảo sát. Ví dụ: (vào giữa tháng tư vợ ra bên nước tiễn chồng đi chơi lại chính là) ngày ly biệt;

(người mắc) bệnh tương tư; …nơi bến đợi sông chờ; (ví với) cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành; máy điều hòa không khí; ngày chia rẽ mối tơ;

một bông sao rụng;…

- DN có thêm định tố khác: 293, chiếm 87,2% tổng DN được khảo sát.

+ DN có thêm định tố trước ĐTĐT : 232 chiếm 79,2% số DN có thêm định tố. Ví dụ: một chén trà tàu ƣớp trong một bông sen; (gió đập vào) lá cây hoàng lan trồng ở giữa sân; những cái cây mảnh mai yểu điệu mang từng chùm hoa diễm kiều;( nhớ như in) buổi chiều vàng đi thơ thẩn về miền quê,…

+ DN có thêm định tố sau ĐTĐT: 16 chiếm 5,5% DN có thêm định tố. Ví dụ: (êm ái thay) giấc ngủ sáng tháng tƣ có gió mát (đem lại cho ta những giấc mộng thiên thần); (đó cũng là) lời nguyện ƣớc của cô gái còn son nhớ chồng đi lính trong khi cuộc chiến vẫn lan tràn.

+ DN có thêm cả định tố trước và định tố sau ĐTĐT: 45 chiếm 15,3% số DN có thêm định tố. Ví dụ: …bữa cơm thanh đạm dọn vội vàng để mời người khách phương xa ăn đỡ lòng; (không bị chói mắt hay say lòng vì...) những dải khăn “san” khéo biết lựa màu/ bay đùa trước gió như thể tơ trời vậy;

Dựa vào các số liệu trên, chúng tôi có thể nhận xét như sau: phần lớn DN chứa ĐTĐT có thêm định tố khác; trong đó, số thêm định tố trước ĐTĐT chiếm số lượng lớn nhất; tiếp theo là số DN có định tố trước và sau ĐTĐT; chiếm số lượng nhỏ nhất là số có thêm định tố sau ĐTĐT.

56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b) Về kiểu DN chia theo lượng định tố - DN có 1 định tố: 43, chiếm 12,8%.

- DN có 2 định tố: 218, chiếm 64,9%

- DN có 3 định tố trở lên: 75, chiếm 22,3%

Những kết luận có thể rút ra từ các con số này là:

DN chứa ĐTĐT có dạng phổ biến nhất là dạng 2 định tố, thứ đến là dạng 3 định tố trở lên (tức chỉ có ĐTĐT ), ít phổ biến nhất là dạng DN chỉ có 1 định tố. Ở dạng DN có 2 định tố, DN nghiêng về kiểu có thêm định tố trước ĐTĐT.

Như vậy, trên bình diện cấu trúc, chúng tôi nhận thấy, nhà văn Vũ Bằng có sở trường viết những câu văn dài chứa nhiều định tố trong đó có khá nhiều DN chứa ĐTĐT (có câu đến 7 DN với 13 ĐTĐT). Điều đó giúp nhà văn thể hiện cảm xúc, một thứ cảm xúc chất chứa bao nhiêu nỗi đau, niềm tiếc nuối về một thời hạnh phúc bên người vợ tảo tần hiền dịu, một nỗi nhớ vời vợi về miền Bắc thân yêu. Sử dụng nhiều định tố cũng như ĐTĐT trong các câu văn ở Thương nhớ mười hai như vậy đã góp phần thể hiện tính chân thật của cảm xúc được biểu đạt. Đó là những cảm xúc xuất phát từ trái tim con người đang tràn ngập nỗi đau tuyệt vọng khi người vợ quy tiên mà mình không được gặp lần cuối. Qua đó, người đọc càng thấu hiểu, càng thấm thía hơn về nỗi niềm tâm sự ấy của tác giả Thương nhớ mười hai.

2.2. ĐỊNH TỐ ĐỘNG TỪ TRONG THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI CỦA VŨ BẰNG XÉT TRÊN BÌNH DIỆN NGƢ̃ NGHĨA

Trên bình diện ngữ nghĩa, công trình “Định tố tính từ trong tiếng Việt”

đã chỉ rõ ĐTTT có hai chức năng là chức năng hạn định và chức năng miêu tả.

Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu ĐTĐT trên bình diện ngữ nghĩa qua hai chức năng ấy. Tuy nhiên, chức năng hạn định và miêu tả của ĐTĐT trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng có nhiều điểm đáng chú ý. Đó là số lượng ĐTĐT có chức năng hạn định lớn hơn rất nhiều lần so với số lượng ĐTĐT có chức năng miêu tả. Vì vậy, dẫn đến một vấn đề là trên bình diện ngữ nghĩa,

57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐTĐT hạn định giữ vai trò quan trọng hơn hẳn so với ĐTĐT miêu tả trong việc thể hiện nội dung tác phẩm cũng như phong cách tác giả. ĐTĐT miêu tả ít xuất hiện trong tác phẩm bởi vì miêu tả là đặc trưng phổ biến của TT chứ không phải của ĐT (đặc trưng của ĐT là biểu thị hoạt động của người, sự vật). Do vậy, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu ĐTĐT hạn định và chỉ trình bày một cách cô đọng, khái quát những đặc điểm và tác dụng của ĐTĐTMT qua các số liệu khảo sát từ Thương nhớ mười hai.

2.2.1. Định tố động từ hạn định trong “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng

ĐTĐT hạn định (ĐTĐTHĐ) là loại ĐTĐT biểu thị những đặc điểm có tác dụng làm phong phú thê m nội hàm và hạn chế ngoại diên của khái niệm nêu ở DTTrT.

Ví dụ : các ĐTĐT trong các DN sau : (tìm) những quả đa rụng; những người chê trách ve; ngày ly biệt; miếng cá anh vũ nướng vàng;… (kể lại) tình tương tư với người yêu bé nhỏ;(ví tháng ấy với) cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành; những người đi vội vã chán chường, mệt mỏi; những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước…

Rõ ràng nhờ có : rụng, chê trách ve, ly biệt , có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành;….mà sự vật nêu ở : những quả đa , ngày, miếng cá anh vũ , có thêm thuộc tính, hoặc các thuộc tính, và số đối tượng có các thuộc tính ấy giảm đi so với đối tượng là ngoại diên của khái niệm do DN biểu thị khi chưa có

ĐTĐT. Chẳng hạn , cô gái trong cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành chỉ có ngoại diên là những người trẻ tuổi thuộc giới tính nữ mà chưa thể xác định được cụ thể cô gái ấy là cô gái thế nào. Nhưng khi thêm ĐTĐT có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành vào thì phạm vi cô gái đã được cụ thể hóa, giới hạn chi tiết hơn. Đó là cô gái có sắc đẹp phi thường, đẹp kiêu sa, đài các, lộng lẫy đến mức:

58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quay lại nhìn một lần thì làm nghiêng thành người, Quay lại nhìn lần nữa thì làm nghiêng nước người

Như trong bài ca của Lý Diên Niên đời Hán đã ca ngợi, chứ không phải là cô gái xấu xí hay cô gái có vẻ đẹp mộc mạc, chân quê. Hoặc trường hợp miếng cá anh vũ trong miếng cá anh vũ nướng vàng . Nhờ nướng vàng mà người đọc xác định chính xác miếng cá anh vũ ở đây không phải là miếng cá anh vũ nói chung mà là miếng cá anh vũ đã được nướng và có màu vàng rất hấp dẫn. Như vậy ĐTĐT nướng vàng đã giúp người đọc, người nghe xác định được đúng phạm vi của đối tượng cần nói đến.

Có thể thấy, các ĐTĐT ở những ví dụ trên trả lời cho các câu hỏi : (loại) Loại quả gì? Cô gái nào? Ngày gì? Miếng cá gì? Những đám mây nào?

Vậy, ĐTĐTHĐ là loại ĐTĐT có thể trả lời các câu hỏi : “(Loại/ thứ/

hạng) - / nào?”, “thuộc loại/ hạng/ nào?” “nào?”.

Theo khảo sát của chúng tôi , có trong 336 ĐTĐT thì có đến 330 ĐTĐTHĐ chiếm 98,2% Điều này cho thấy , ở bình diện ngữ nghĩa, hạn định là chức năng cơ bản của ĐTĐT trong Thương nhớ mười hai.

Một điều đặc biệt nữa là đại đa số ĐTĐTHĐ trong Thương nhớ mười hai không chỉ có chức năng thu hẹp ngoại diên, làm phong phú nội hàm của khái niệm nêu ở DN mà nó còn có chức năng miêu tả. Chức năng kiêm thêm này được thể hiện qua hàng loạt ngữ liệu mà chúng tôi đã khảo sát: (nhớ) những hoa mận, hoa đào đú đởn múa may trước gió hiu hiu; (yêu) con bướm đa tình bay lƣợn trên giàn thiên lý; (càng yêu) những giọt mưa bé tí ti đọng lại trên nhung mướt; những đám mây hồng tỏa ra thứ ánh sáng trắng như sữa; những bông thóc thơm thơm ngã vào lòng nhau để tìm sự ấm áp trước ngọn gió vàng hiu hắt; những bông hoa nắng rung rinh trong bể nước; (nghe) tiếng nước ở xa xa thì thầm thủ thỉ nhƣ lời ca ân ái; …..

59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những ĐTĐT đú đởn múa may trước gió hiu hiu; bay lượn trên giàn thiên lý; đọng lại trên nhung mướt; tỏa ra thứ ánh sáng trắng như sữa; ngã vào lòng nhau để tìm sự ấm áp trước ngọn gió vàng hiu hắt rung rinh trong bể nước; thì

thầm thủ thỉ như lời ca ân ái;… khi kết hợp với DTTrT không chỉ giúp cho người đọc, người nghe xác định được một cách cụ thể đặc điểm của một loại hoa mận, hoa đào, một loại mây hồng; một loại bông hoa nắng; một loại bông thóc thơm thơm, hay cái tiếng nước ở xa xa mà còn giúp người đọc hình dung ra được hoạt động, trạng thái của những sự vật đó một cách hết sức sống động.

Bằng sự cảm nhận tinh tế về cuộc sống, về thiên nhiên, về con người, tác giả Thương nhớ mười hai đã ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của vạn vật.

Đó là khoảnh khắc của những bông hoa đào, hoa mận đú đởn múa may trong niềm vui sướng, trước làn gió hiu hiu. Bởi nhựa sống lại tràn về sau một mùa đông giá rét. Đó còn là khoảnh khắc của những con bướm đa tình bay lượn để tìm bạn thương trên giàn thiên lý, của những bông thóc thơm thơm ngã vào lòng nhau với ước ao cảm nhận thấy hơi ấm tình yêu thương. Đó còn là xúc cảm trước chuyển động rung rinh của những bông hoa nắng và những lời tâm sự thì thầm thủ thỉ như những lời ca ân ái của tiếng nước ở xa xa vọng lại… Tất cả những hình ảnh ấy thể hiện một thế giới tự nhiên giàu màu sắc dưới lăng kính nhà văn. Dường như vạn vật thiên nhiên đều có tâm hồn, có tình yêu như con người. Đây không phải là những hình ảnh thiên nhiên mà Vũ Bằng nhìn ngắm trước mắt tại Sài Gòn mà là những hình ảnh trong thế giới ký ức của nhà văn.

Vũ Bằng xa miền Bắc đằng đẵng trên dưới chục năm rồi vậy mà ông vẫn còn lưu giữ trong tâm hồn mình những cảnh sắc thiên nhiên và viết về nó một cách có hồn đến vậy. Điều đó giúp người đọc hiểu được tình yêu thiên nhiên thiết tha, nỗi nhớ thương đau đáu với quê hương trong đứa con xa.

Có thể nhận thấy một điều thú vị trong văn Vũ Bằng là bên cạnh việc sử dụng những câu văn dài có chứa ĐTĐT, các dạng biểu hiện, dạng cấu tạo phong phú của ĐTĐT thì tác giả Thương nhớ mười hai còn để cho ĐTĐTHĐ xuất hiện

60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với số lượng lớn, hơn hẳn so với ĐTĐTMT. Đồng thời, tác giả lại vận dụng sáng tạo, linh hoạt hai chức năng miêu tả và hạn định trong cùng một ĐTĐT.

Chính điều đó đã tạo lên một nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà văn. Trên mỗi dòng chữ, tác giả đều được thỏa sức bộc bạch những nỗi nhớ, niềm thường, là nỗi xót xa đau đớn của mình khi nghĩ về quê hương, với con người trong không gian, thời gian đằng đẵng mênh mông. Những nỗi niềm ấy khi thì rất cụ thể, lắng đọng, khi thì lại tuôn chảy dạt dào trên từng câu từng chữ. Và dù trong hoàn cảnh nào thì dòng cảm xúc mà Vũ Bằng thể hiện cũng vô cùng sống động. Bởi dù thời gian xa quê hương khá dài nhưng những hình ảnh của con người, Hà Nội thương thương vẫn luôn ngự trị trong lòng người khách ly hương ấy.

2.2.2. Định tố động từ miêu tả trong “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng

ĐTĐT miêu tả (ĐTĐTMT) là loại ĐTĐT biểu thị những đặc điểm không có tác dụng thu hẹp ngoại diên của đối tượng nêu ở DTTrT.

Trái ngược với ĐTĐTHĐ, ĐTĐTMT trong Thương nhớ mười hai có số lượng không đáng kể. Theo khảo sát của chúng tôi, trong tác phẩm chỉ có 6 ĐTĐTMT, chiếm 1,8% tổng số ĐTĐT được khảo sát. Ví dụ: (nói chuyện với) chồng đương nhấm nhót một ly rượu sen Tây Hồ; trăng thơm môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm; (nói lên) cái đẹp của mùa thu đang chết; (trên) các đường phố Hà Nội thương thương; một bức tranh tàu chấm phá; những cái cây mảnh mai yểu điệu mang từng chùm hoa diễm kiều như thế;

Trong ví dụ (nói chuyện với) chồng đương nhấm nhót một ly rượu sen Tây Hồ, ĐTĐT đương nhấm nhót một ly rượu sen Tây Hồ không dùng để hạn định cho đối tượng được biểu đạt bằng chồng. Bởi cách sử dụng từ chồng mà không có từ đơn vị ở phía trước là cách dùng để biểu thị cá thể đã được xác định. Vậy thì, nhấm nhót không có giá trị hạn định cho DTTrT chồng mà được

61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dùng để miêu tả cách uống từ từ, chậm rãi, vừa uống vừa thưởng thức, cho cái hương vị đậm đà của rượu sen Tây Hồ thấm tận tâm can.

Hay ở: (trăng thơm) môi mời đón của dòng sông chảy êm đềm, ĐTĐT mời đón không dùng để hạn định môi của dòng sông chảy êm đềm. Bởi môi được tác giả đặt trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận với dòng sông, mà dòng sông đã được xác định nên môi theo đó mà cũng đã được xác định. Như vậy, được sử dụng theo lối nhân hóa, ĐTĐT mời đón có chức năng miêu tả dòng sông với mối nồng nhiệt chào đón trăng.

Đặc biệt trong: (trên) các đường phố Hà Nội thương thương, thì Hà Nội đã có giá trị hạn định cho các đường phố. ĐTĐT thương thương đứng sau chỉ có tác dụng bộc lộ tình cảm khó kìm nén của tác giả khi nhắc tới những con đường này.

Trong các DN chứa ĐTĐTMT , chúng tôi đã khảo sát và nhận thấy : các ĐT trả lời cho các câu hỏi có dạng là: /-/ như thế nào?.

Tuy rằng số lượng ĐTĐTMT xuất hiện rất ít trong Thương nhớ mười hai nhưng nó cũng là yếu tố không thể thiếu được trong việc làm nổi bật phong cách độc đáo của văn chương Vũ Bằng. Những ĐTĐT được Vũ Bằng sử dụng trong các ví dụ trên bộc lộ một cái nhìn tinh tế, giàu cảm xúc trước vạn vật thiên nhiên, trước cuộc sống đời thường. Dường như trước mắt nhà văn, thiên nhiên đã trở thành một thực thể sống động, có cảm xúc, có tâm hồn và cuộc sống là một bữa tiệc trần gian đầy hương sắc mà ở đó con người có thể thưởng thức, hưởng thụ từng ngày, từng giờ. Đó là một cái nhìn đầy lạc quan và nhân văn đã được tác giả truyền tới người đọc. Tuy ít xuất hiện, nhưng bằng ấy ĐTĐTMT cũng có tác dụng đáng kể với việc làm toát lên vẻ đẹp sống động của thiên nhiên và bộc lộ tình cảm đằm thắm của nhà văn với thủ đô muôn nhớ ngàn thương. Sự xuất hiện rất hạn chế của ĐTĐTMT trong Thương nhớ mười hai có lẽ cũng là một nét đặc trưng tiêu biểu của ĐTĐT trong tiếng Việt nói chung.

62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu định tố động từ trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)