Về vai trò của ĐTĐT có chức năng biểu đạt thông tin với việc thể hiện nội dung tác phẩm, phong cách tác giả

Một phần của tài liệu định tố động từ trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 81 - 85)

3.2. CHỨC NĂNG BIỂU ĐẠT THÔNG TIN CỦA ĐỊNH TỐ ĐỘNG

3.2.3. Về vai trò của ĐTĐT có chức năng biểu đạt thông tin với việc thể hiện nội dung tác phẩm, phong cách tác giả

3.2.3.1. Vai trò với việc thể hiện nội dung tác phẩm

Thông thường, thông tin của câu được biểu đạt ở thành phần ngữ vị ngữ.

Tuy nhiên, với những tác giả có tâm hồn tinh tế và khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện thì định tố cũng có thể là phương tiện biểu đạt nhiều thông tin quan trọng. Trong Thương nhớ mười hai, ĐTĐT có chức năng biểu đạt thông tin có vai trò không kém phần quan trọng đối với việc mang lại cho người đọc những thông báo của câu. Đó là những thông tin về cảnh sắc quê hương, về nét văn hóa đặc sắc của dân tộc và về những tình cảm của nhà văn đối với gia đình, với quê hương.

Cảnh sắc Hà Nội được nhà văn miêu tả thật đẹp và nên thơ: Đó là những cây liễu xanh mơn mởn nằm nghiêng trên mặt nước; những ngày bàng bạc màu chì có mƣa bóng mây,/ có gió lạnh,/ có tiếng sếu điều hiu (về thay thế);...là

80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một buổi chiều nào đó, đôi tình nhân cùng nhau đi trên con đường mà (dẫm lên) những cánh hoa sấu rụng....Nhà văn còn thể hiện sinh động và sâu sắc những nét độc đáo trong văn hóa truyền thống của người dân đất Bắc như: những hội thi thổi cơm; ngày rằm xá tội vong nhân (ai cũng như ai, không nói ra nhưng đều thấy lòng nặng trĩu) một bầu trời thương cảm; những tiếng hát trống quân vào đêm rằm tháng tám;....

Không chỉ vậy, Vũ Bằng còn nhờ những ĐTĐT có chức năng biểu đạt thông tin để thể hiện tình cảm với quê nhà, với người vợ thương yêu. Đó là nỗi nhớ (không bao giờ quên được) những ngày tản cƣ ở cái lòng đồng chiêm giữa chợ Keo và chợ Ngăm; là sự tiếc nuối những đêm lạnh nằm chung một chăn đơn với vợ ăn hạt dẻ, nói đôi ba câu chuyện buồn vui thế sự. ĐTĐT nằm chung một chăn đơn với vợ ăn hạt dẻ, nói đôi ba câu chuyện buồn vui thế sự giữ vai trò là thông tin chính của câu. Bởi điều chính làm nên sự tiếc nuối của người chồng ở đây không phải là những đêm lạnh mà là cái đẹp thân thương trong những đêm lạnh đó khi được gần gũi, giao hòa cả về tâm hồn và thể xác với người vợ yêu xưa.

3.2.3.2. Vai trò với việc thể hiện phong cách tác giả

ĐTĐT có chức năng biểu đạt thông tin còn là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ thể hiện phong cách nghệ thuật của Vũ Bằng trong Thương nhớ mười hai.

Trước hết, qua ĐTĐT, người đọc thấy được những thông báo trong câu mang đậm cái nhìn chủ quan của người viết. Trong văn Vũ Bằng, mọi vật của thế giới tự nhiên và cuộc sống con người luôn có màu sắc riêng, có tình cảm, cảm xúc riêng biệt. Đó là lối cảm nhận tình tứ, lãng mạn, là cách sử dụng ngôn từ giàu chất thơ, với những hình ảnh mang tính mỹ lệ hóa và còn là việc sử dụng các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa độc đáo. Chẳng hạn, khi nói về thiên nhiên, nhà văn viết: (nhớ) những hoa mận, hoa đào đú đởn múa may trước gió hiu hiu; (trăng thơm) môi mời đón của những dòng sông chảy êm đềm.... Những

81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐTĐT đú đởn múa may, mời đón, được viết nên từ cái nhìn rộng mở, từ một tâm hồn phong phú, khả năng liên tưởng độc đáo của người nghệ sĩ tài hoa yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Vũ Bằng đã miêu tả tâm trạng vui tươi, rộn ràng của hoa đào, hoa mận khi xuân về, miêu tả sự nồng nhiệt của dòng sông đối với trăng thơ trăng mộng qua nghệ thuật nhân hóa, khiến hoa đào, hoa mận, dòng sông vô cùng sinh động và có hồn như con người. Phải chăng, qua những ĐTĐT có chức năng biểu đạt thông tin đó, nhà văn muốn bộc lộ một tiếng lòng hạnh phúc, hân hoan mỗi khi mùa xuân trở lại, cảm nhận sự trỗi dậy của mầm sống trên khắp miền Bắc thân yêu.

Những thông tin cảm xúc được nhà văn thể hiện tập trung qua ĐTĐT kiêm thông tin. Đó là những ĐTĐT vừa có chức năng chiếu vật chính bản thân Vũ Bằng vừa bộc lộ nỗi lòng cô đơn và niềm nhớ thương cồn cào với miền Bắc khi tác giả lạc lõng giữa Sài Gòn nắng nóng mà chúng tôi đã phân tích ở mục 3.1.3.1. (ĐTĐT có chức năng chiếu vật). Vũ Bằng rất ưa sử dụng những ĐTĐT có chức năng biểu đạt thông tin thể hiện những cảm nhận tình tứ lãng mạn.

Chẳng hạn trong: (là tiếng ân tình nhỏ bé của) những bông thóc thơm thơm ngã vào lòng nhau để tìm sự ấm áp trước ngọn gió vàng hiu hắt; hay (trong ruột đào, bật lên một màu hồng có) những chỉ đỏ cánh sen ôm lấy một cái hột đỏ

cùng màu ... những ĐTĐT ngã vào lòng nhau để tìm sự ấm áp trước ngọn gió vàng hiu hắt; ôm lấy một cái hột đỏ cùng màu đã giúp nhà văn bộc lộ tinh tế, kín đáo tâm trạng nhớ thương tha thiết đối với người vợ bé nhỏ, hiền thảo. Nếu như Xuân Diệu giãi bày niềm khát khao sống, khát khao yêu đương bằng những ĐT mạnh: ôm, riết, say, thâu... thì Vũ Bằng lại nói về niềm khát khao ấy bằng những ĐTĐT biểu thị trạng thái của sự vật có phần nhẹ nhàng, khẽ khàng hơn nhưng không hề kém phần say đắm.

Có thể nói, thế giới tâm hồn của tác giả Thương nhớ mười hai vô cùng phong phú. Những hình ảnh, cảnh tượng vốn không có trong hiện thực nhờ những phép tu từ ẩn dụ nhân hóa trở nên sống động, có hồn hơn. Đó là: tiếng

82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nước ở xa xa thì thầm thủ thỉ nhƣ lời ca ân ái; tiếng trăng thủ thỉ thì thầm;

cái đẹp của mùa thu đang chết;... Khi miêu tả tiếng nước bằng ĐTĐT thì thầm thủ thỉ như lời ca ân ái, nhà văn đã thể hiện cảm nhận tinh tế về thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, trong thực tế tiếng nước ở xa xa thì thầm thủ thỉ như lời ca ân ái, vẫn có thể được nhiều người cảm thấy. Nhưng nói tiếng trăng thủ thỉ thì

thầm, thì thật là đặc biệt. Bởi tiếng nước chảy xa xa có thể tác động gợi liên tưởng đến tiếng thổ lộ tình cảm thong thả, nhỏ nhẹ. Còn trăng thì đâu có tạo ra âm thanh. Vậy mà Vũ Bằng vẫn nghe được từ trăng tiếng thủ thỉ thì thầm. Điều đó khẳng định một điều rằng: phải là một con người có tình yêu thiên nhiên sâu nặng, phải là một nghệ sĩ tài hoa mới có thể có những cảm nhận lãng mạn đó.

Và đó là một tác dụng không nhỏ của ĐTĐT có chức năng biểu đạt thông tin trong việc thể hiện phong cách của tác giả Thương nhớ mười hai.

Nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Vũ Bằng còn thể hiện qua nghệ thuật kết hợp ĐTĐT mới lạ, có ý nghĩa trừu tượng trong các câu văn. Khi lên án, tố cáo những kẻ xâm lược tàn bạo muốn đồng hóa, loại bỏ nền văn hóa của dân tộc ta, Vũ Bằng đã sử dụng ĐTĐT muốn cắt ngọn trong (nhớ đến bao nhiêu phong tục của nước ta đã tạo nên một nền văn hóa oai hùng mà) bao nhiêu ngoại nhân muốn cắt ngọn đều tỏ ra bất lực. ĐTĐT ấy là một kết hợp mới. Bởi khi muốn thể hiện nội dung trên, người viết có thể dùng: bao nhiêu kẻ thù xâm lược muốn tiêu diệt/đồng hóa/loại bỏ/ đều tỏ ra bất lực. Tuy nhiên, với cách dùng từ của Vũ Bằng, người đọc hiểu sâu sắc về tội ác của kẻ thù: chúng không muốn cho nền văn hóa của dân tộc ta có thể phát triển tươi sắc thơm hương, đơm hoa kết trái. Hay, khi Vũ Bằng viết về người vợ tần tảo, dịu hiền với một niềm hãnh diện: (nhớ) người vợ tấm mẳn có đôi má hây hây màu cốm giót. Lâu nay, để tả người phụ nữ đẹp, người ta thường nói đến đôi má hây hây đỏ. Riêng với Vũ Bằng, đôi má người đẹp thân thương lại màu cốm giót. Đây cũng là cách dùng từ ngữ hết sức mới lạ của nhà văn, góp phần làm tăng tính đặc sắc của phong cách văn chương Vũ Bằng.

83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc sử dụng ĐTĐT thông tin trong Thương nhớ mười hai giúp người đọc có cái nhìn đa diện về phong cách nghệ thuật đặc sắc của Vũ Bằng. Đó là cách miêu tả hiện thực mang đậm màu sắc chủ quan, là nghệ thuật sử dụng hệ thống từ ngữ mới lạ, độc đáo đòi hỏi người đọc phải suy nghĩ để tìm ra thông tin, tạo sự hấp dẫn lôi cuốn khi đọc tác phẩm. ĐTĐT có chức năng biểu đạt thông tin còn mang lại cho người đọc những thông tin cảm xúc, những thông tin là sản phẩm sáng tạo của riêng nhà văn khi nhớ về đất Bắc thân yêu.

Một phần của tài liệu định tố động từ trong thương nhớ mười hai của vũ bằng (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)