3.1. Khảo sát tình hình sản xuất cây cao su (diện tích trồng, sử dụng phân bón, sản lượng mủ cao su), điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nguyên liệu hữu cơ tại Sơn La,
3.1.1. Về diện tích trồng cao su
Tổng diện tích cao su Tây Bắc chiếm khoảng 92,2% diện tích cao su MNPB, bình quân từ 2008 - 2011 mỗi năm trồng trên 5.000 ha, tuy nhiên sau 02 đợt rét đậm rét hại diện tích cao su toàn vùng tính đến 1/1/2012 có 17.713 ha, trong đó Lai Châu: 7.853 ha, Sơn La: 6.285 ha, Điện Biên: 3.578 ha.
Bảng 5: Diện tích trồng mới cao su ở các tỉnh vùng Tây Bắc đến năm 2011 Diện tích theo năm trồng (ha)
Địa phương/
Công ty Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010 Năm 2011 Cộng (ha)
Sơn La 70 2.112 1.724 1.365 1.015 6.285
Điện Biên 0 747 1.326 1.050 455 3.578
Lai Châu 0 767 2.042 2.554 2.491 7.853
Tổng 4.392 7.133 7.523 4.021 17.713
Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Tỉnh Sơn La:
Phát triển cây cao su vùng Tây Bắc là một chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ;
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã thống nhất với tỉnh Sơn La áp dụng mô hình “cá nhân hộ gia đình góp một phần giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh trồng cây cao su và trở thành cổ đông hưởng cổ tức”.
Sơn La là một tỉnh miền núi được xếp vào diện đặc biệt khó khăn, kinh tế chưa phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém, đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng cao, vùng biên giới còn rất khó khăn. Cây cao su mới đưa vào trồng tại Sơn La từ năm 2007, nhưng với những gì nhìn thấy qua sự phát triển cây cao su tại Sơn La thật ấn tượng. Năm 2007, Sơn La đưa vào trồng thử 70 ha, nay những cây cao su đã phát triển rất tốt cả về chiều cao và độ lớn, tỷ lệ sống đạt trên 90%. Cây cao su vừa có giá trị kinh tế cao, vừa là những cánh rừng phòng hộ bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bảo vệ đất, chống xói mòn. Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam: Cây cao su trồng ở Sơn La phát triển tương đương với cao su trồng ở Đông Nam bộ, mặc dù độ dày tầng đất ở Sơn La thấp hơn nhiều. Hiện nay chưa có công bố chính thức của các nghiên cứu khoa học, nhưng có thể do ở vùng rừng núi phía Bắc có sương, tạo độ ẩm kích thích sự phát triển của cây cao su. Theo Dự án trồng rừng của tỉnh, năm 2007 - 2009 trồng 3.000 ha cao su. Kết quả đến hết tháng 6/2009 đã trồng được 1.700 ha đạt gần 60% diện tích kế hoạch. Trong 6 năm đầu, khi chưa thu hoạch mủ, người dân được trồng xen canh các loại cây ngắn ngày, như ngô, đậu, cỏ... để có thêm thu nhập và chăn nuôi.
Trong quy hoạch lại rừng ở Tây Bắc, cây cao su được xem là một lợi thế, giải pháp quan trọng tạo việc làm, nâng cao đời sống cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng. Phát triển cây cao su ở tỉnh được thực hiện theo mô hình người nông dân góp quyền sử dụng đất, nông dân được làm công nhân. Với mô hình này không chỉ giúp người dân ổn định việc làm, thu nhập mà bên cạnh đó còn gắn trách nhiệm của họ là người chủ cùng Công ty chăm lo phát triển cây cao su. Tính đến nay Công ty cổ phần
cao su Sơn La có 4.157 lao động, chủ yếu là người dân địa phương, trong đó gần 1.700 người đã được ký hợp động lao động. Đồng thời, các huyện đã tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính đến nay toàn tỉnh đã cấp 4.825 giấy cho các hộ tham gia góp đất trồng cao su.
Năm 2011 là năm thứ 5 Sơn La triển khai chương trình phát triển cây cao su.
Năm 2007 chỉ có 70 ha cây cao su đầu tiên được trồng tại huyện Mường La, đến nay, toàn tỉnh đã trồng được 6.300 ha tại địa bàn 6 huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Yên Châu, Mai Sơn, Mộc Châu. Địa bàn trọng điểm trồng cây cao su năm 2011 được xác định là xã Xuân Nha (Mộc Châu). Kết thúc vụ trồng cao su năm nay toàn tỉnh đã trồng mới 1.036 ha cây cao su, trong đó 3 bản (Nà An, Mường An và bản Thín) của xã Xuân Nha đã trồng 480 ha.
- Diện tích trồng đến hết năm 2011 là: 6.285ha.
- Để phát triển diện tích cây cao su trên toàn tỉnh và đảm bảo cho vụ trồng cây cao su năm 2012, tỉnh đã tập trung rà soát tổng diện tích trên 4.000 ha, thuộc 14 xã, 66 bản của 7 huyện: Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Quỳnh Nhai, Mường La, Sông Mã, Mộc Châu. Kế hoạch trồng mới 2.500 ha, khả năng thực hiện được 1.000 ha, do chưa ban hành được văn bản về góp đất giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với tỉnh.
- Trên địa bàn toàn tỉnh đưa vào sản xuất 15 giống cây cao su bao gồm: GT1, PB260, RRIC 121, RRIM 600, RRIM 712, RRIV1, RRIV 106, RRIV 124, SL1, SL2, VNg 77-4, VNg 77-2, IAN 873, RRIV 3, VNC (Báo cáo Hội nghị đánh giá tình hình phát triển cao su ở miền núi phía Bắc thời gian qua và giải pháp phát triển thời gian tới- Sơn La, tháng 6 năm 2012)[2].
Tỉnh Điện Biên:
Điện Biên là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc tổ quốc, có tổng diện tích tự nhiên là 956.290 ha, trong đó có 394.067 ha đất trống đồi trọc chưa sử dụng, chiếm 41% tổng diện tích tự nhiên; Địa hình và khí hậu khá phù hợp với sinh lý của cây cao su. Dân số năm 2010 của tỉnh Điện Biên là 504 nghìn người, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn khá dồi dào và chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp theo thời vụ; Vì vậy lực lượng lao động này có thể huy động vào việc phát triển cây cao su.
Thực hiện Chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đầu tư phát triển Cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc, cho đến nay tình hình phát triển cây Cao su ở tỉnh Điên Biện đã đạt được một số kết quả sau.
- Năm 2008: Diện tích đất thu hồi, tạm giao cho Công ty cổ phần cao su Điện Biên là 2.800,25 ha, Công ty đã tổ chức khai hoang và trồng được 747,03 ha/1000 ha kế hoạch giao thuộc 02 xã Thanh Nưa và Mường Mươn (huyện Điện Biên); (đạt 74,7% kế hoạch được giao).
- Năm 2009: Diện tích đất thu hồi, tạm giao cho Công ty cổ phần cao su Điện Biên là 6.028,0 ha, Công ty đã tổ chức khai hoang và trồng được 1.474,79 ha/2.500 ha kế hoạch giao; Thuộc các Xã Thanh Minh (Tp. Điện Biên Phủ), xã Ẳng Tở (huyện Mường Ảng), xã Na Sang, xã Mường Mươn, Thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà), xã Mường Nhé, xã Mường Toong (huyện Mường Nhé); (đạt 59% kế hoạch được giao).
- Năm 2010: Diện tích đất thu hồi, tạm giao cho Công ty cổ phần cao su Điện Biên là 1.518,0 ha, Công ty đã tổ chức khai hoang và trồng được 1.111,32 ha/2.100 ha kế hoạch giao (Đạt 52,9% kế hoạch được giao); Thuộc các huyện H. Mường Nhé, H.
Mường Chà, H. Mường Ảng, H. Tuần Giáo, H. Điện Biên và TP. Điện Biên Phủ. Trong đó, diện tích được phép thanh lí là: 61,31 ha.
- Năm 2011: Đến 31/8/2011 toàn tỉnh đã trồng mới được: 454,76 ha đạt 75,8% so với kế hoạch và trồng lại trên diện tích đã được thanh lý là: 47,68 ha.
- Năm 2012: Tính đến thời điểm này, chưa có diện tích trồng mới. Tuy nhiên theo kế hoạch trồng mới dự kiến là khoảng 650 ha trên 5 huyện (Điện Biên: 50 ha; Mường Chà: 200 ha; Mường Nhé: 100 ha; Tuần Giáo: 200 ha; Mường Lay: 100 ha). Với cơ cấu giống GT1, RRIM600, RRIC121, IAN873, VNg77-4, RRIV1, RRIV124, RRIM712.
Tổng diện tích đã trồng dưới cao trình 600 (theo hướng dẫn tại thông tư 58/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) là: 1.834,60 ha; Diện tích trồng từ cao trình 600 đến 700 là: 1.506,00 ha. Độ cao trên 700m so với mực nước biển (397,41ha).
Như vậy cho đến nay (tháng 4 năm 2012), diện tích trồng cao su toàn tỉnh sau khi trừ phần chết rét còn lại là: 3.608,53 ha. Trong đó:
Huyện Điện Biên: 1.003,29 ha; TP. Điện Biên Phủ: 83,40 ha; Huyện Mường Chà:
1.079,04 ha; Huyện Tuần Giáo: 596,40 ha; Huyện Mường Ẳng: 188,80 ha; Huyện Mường Nhé: 867,76 ha.
Cơ cấu giống cao su trồng trên địa bàn tỉnh gồm: GT1, PB 260, RRIM 600, RRIV1, RRIV3, RRIC 121, LH 83/85, LH 83/29, VNg77-4, HL 90/952, IAN 873, RRIM 712 và một số giống do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam trồng thử nghiệm.
Năm 2011, được sự nhất trí của Cục Trồng trọt Bộ NN & PTNT Công ty CP Cao su Điện Biên đã nhập khẩu 200.000 cành tháp cao su giống VNg77- 4 từ Lào để làm mắt ghép phục vụ cho trồng Cao su tại tỉnh Điện Biên và cung ứng 400.000 giống cho các Công ty bạn trong khu vực Tây Bắc. Đến nay Công ty đã xây dựng được 2,5 ha vườn nhân trên địa bàn các huyện Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên, chủ yếu là các giống do Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam.
Nhìn chung, về công tác sản xuất giống cao su hiện hàng năm chủ yếu là nhập từ các đơn vị từ miền Đông Nam Bộ đưa ra, dâm ươm sau đó xuất trồng. Mật độ trồng 512 cây/ha (khoảng cách hàng cách hàng 7,8m, cây cách cây 2,5m).
Lai Châu:
Về diện tích gieo trồng, diện tích trồng mới cao su các năm từ khi triển khai thực hiện trên địa bàn đến năm 2011 và kế hoạch trồng mới năm 2012
a) Tổng diện tích: 8.066,05 ha, trong đó: Năm 2008: 867,05 ha; Năm 2009:
2.239,6 ha; Năm 2010: 2.690,9 ha; Năm 2011: 2.268,5 ha. Chủ yếu tập trung ở các huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ và Mường Tè.
b) Kế hoạch trồng mới năm 2012: 2.500 ha tại các huyện: Sìn Hồ: 2.150 ha, Phong Thổ: 150 ha và Mường Tè: 200 ha.
- Thực hiện Chương trình phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh đã sử dụng bộ giống đa dạng, gồm nhiều giống khác nhau, trong đó các giống cao su chịu lạnh, có triển vọng phát triển trên địa bàn tỉnh gồm: RRIV 124 = 10,71%, RRIV 106 = 1,26%, RRIV 121 = 11,94%, RRIM 600 = 15,25%, RRIM 712 = 6,48%, GT1 = 15,28%,
RRIV1 = 10,26%, RRIV 104 = 2,05%, PB 255 = 1,56%, VNg 77-4 = 1,06%, IAN 873
= 0,17%, RRIV 114 = 0,27%, PB 260 = 3,03%, RRIC 121 = 15,79, VNg 77-2 = 0,12 và các giống khác 4,77%.
- Kỹ thuật canh tác đã áp dụng trong điều kiện đất dốc và ảnh hưởng của điều kiện lạnh áp dụng quy trình kỹ thuật trồng cao su vùng núi phía Bắc của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam; Khai hoang và thiết kế theo đường đồng mức, trồng xen cây ngắn ngày, trồng các giống chịu lạnh, trồng các giống cây kháng bệnh ở vùng cao và các vùng có nhiệt độ thấp; Áp dụng phương thức chăm sóc bón phân nặng đầu nhẹ cuối.
Sau hơn 4 năm thực hiện, cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt, bước đầu khẳng định sự đúng đắn của chủ trương phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt đánh giá sau đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2010, đầu năm 2011 cây cao su tại tỉnh Lai Châu bị ảnh hưởng không đáng kể.
Các biện pháp khắc phục: Phòng ngừa rét vào đầu mùa khô như bón thúc, tủ gốc cho vườn cây; bón phân theo phương thức nặng đầu nhẹ cuối trong năm, ... Mặt khác, quy hoạch trồng cây cao su tránh các khu vực gần núi đá và khu vực có luồng không khí lạnh từ Đông Bắc và trồng giống chịu lạnh đối với vùng có khí hậu lạnh kéo dài.
Sơ bộ đánh giá sinh trưởng cây cao su theo tuổi một số giống chủ lực thuộc một số vùng trồng tập trung, dự kiến thời gian khai thác mủ: Giống năng suất: RRIV 106, RRIV 124. Giống chống chịu: RRIM 600, RRIM 712, VNg 77-2, VNg 77-4, IAN 873, RRIC 121, RRIV 1 là những giống có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu tại khu vực. Dự kiến thời gian khai thác mủ sau 7 năm trồng, chăm sóc, thời gian bắt đầu khai thác mủ vào năm 2015.