Sản lượng mủ cao su

Một phần của tài liệu nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ vi sinh đa chức năng đặc chủng cho cây cao su vùng tây bắc từ than bùn và phế phụ phẩm nông nghiệp (Trang 101 - 106)

3.1. Khảo sát tình hình sản xuất cây cao su (diện tích trồng, sử dụng phân bón, sản lượng mủ cao su), điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nguyên liệu hữu cơ tại Sơn La,

3.1.11. Sản lượng mủ cao su

Hiện nay, diện tích cao su trên địa bàn Tây Bắc phần lớn đang trong giai đoạn trồng mới. Trong giai đọan này, chú trọng tới quy trình kỹ thuật sản xuất cây giống,

trồng mới và chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản. Đến thời điểm này, hầu hết các vườn cây cao su sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống khá cao. Theo ước đoán năng suất cao su Tây Bắc có thể đạt 1,6 tấn mủ/ha. Năng suất bình quân của Tập đoàn CN Cao su Việt Nam đạt 1,7 tấn/ha trong đó có 78.000 ha đạt năng suất ≥ 2 tấn/ha (2005).

3.2. Phân tích thành phần sinh học (vi sinh vật tổng số), lý học (dung trọng, tỉ trọng, độ xốp), hóa học (pH, OM, CEC, các chất đa, trung và vi lượng) đất trồng cao su.

3.2.1. Phân tích thành phn sinh hc, lý hc và hóa hc đất

Cho đến nay chưa có nghiên cứu về đánh giá sử dụng đất đối với cây cao su trồng ở Tây Bắc nói chung và Sơn La, Điện Biên, Lai Châu nói riêng. Mặt khác với điều kiện khí hậu đặc thù của Miền Bắc là có mùa đông lạnh, gió bão thường xuyên xảy ra thì việc phát triển cây cao su là vấn đề không đơn giản. Phát triển trồng cao su cần phải có quy hoạch sử dụng đất, nghiên cứu các đặc điểm của đất để làm cơ sở lựa chọn vùng trồng cao su thích hợp. Hiện nay, việc áp dụng quy trình trồng, chăm sóc cao su tiên tiến đã có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 7 – 9 năm mới có thể cạo mủ xuống còn 5 năm. Tuy nhiên tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, cao su 8 năm vẫn chưa khai thác mủ.

Đề tài đã tiến hành thu 75 mẫu đất từ các vườn cao su (giai đoạn vườn ươm, KTCB từ 1 năm tuổi đến 8 năm tuổi tại Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và 7 mẫu đất từ vườn cao su kinh doanh trên 10 năm tuổi tại Phú Thọ. Kết quả phân tích cho thấy: Điện Biên: Đất đỏ nâu trên đá vôi; Sơn La, Lai Châu: Đất vàng đỏ trên trên đá macma axit.

Kết quả phân tích thành phần sinh học, lý học và hóa học trong các mẫu đất trồng cao su thu thập được thể hiện ở các bảng 15; 16; 17; 18; 19 và 20 (phn ph lc):

Số liệu ở bảng 15 cho thấy: Dung trọng: Các mẫu đất của Sơn La đều có dung trọng trung bình, với giá trị dung trọng dao động trong khoảng từ 1,12 -1,37 g/cm3. Dung trọng của các mẫu đất của Điện Biên dao động trong khoảng 0,81 – 1,58 g/cm3, có thể thấy các vùng đất khác nhau của tỉnh Điện Biên có sự chênh lệch rất lớn, có vùng thì có dung trọng rất thấp, có vùng thì có dung trọng trung bình có vùng thì có dung trọng cao. Dung trọng của các mẫu đất của Lai Châu cũng có sự dao động rất lớn và nằm trong khoảng 0,81 – 1,58 g/cm3, đa số các mẫu có dung trọng trung bình trong đó một mẫu có dung trọng rất thấp và một mẫu có dung trọng cao.

Tỷ trọng: Giá trị tỷ trọng của tất cả các mẫu đất đều cho thấy đây là các loại đất nghèo mùn hoặc các tầng dưới chứa nhiều khoáng chất.

Độ xốp: độ xốp của các mẫu đất dao động trong khoảng 50,4 – 75,1% , trong đó đa số các mẫu đất đều có độ xốp đạt yêu cầu canh tác (50-55%), ngoài ra còn có những vùng canh tác rất tốt.

pH: độ chua của các mẫu đất của Mai Sơn và Mường La - Sơn La thuộc loại chua nhẹ; Ẳng Tở và Mường Mươn – Điện Biên thuộc loại gần trung tính; Phong Thổ - Lai Châu thuộc loại trung tính; Sìn Hồ - Lai Châu thuộc loại gần trung tính và trung tính; Phú Hộ-Phú Thọ thuộc loại chua vừa. Qua đây cho thấy các mẫu đất của các tỉnh khác nhau có độ chua khác nhau và giữa các mẫu trong cùng một tỉnh cũng có sự khác nhau tuy rất nhỏ.

Trong các mẫu đất thì các mẫu đất của Mai Sơn - Sơn La có hàm lượng chất hữu cơ thuộc loại trung bình và giàu, còn ở Mường La – Sơn La thuộc loài nghèo và trung

bình, ở Điện Biên thì hàm lượng hữu cơ thuộc loại trung bình. Các mẫu đất của Phong Thổ - Lai Châu thuộc loại trung bình còn các mẫu của Sìn Hồ vào loại giàu chất hữu cơ. Còn các mẫu đất của tỉnh Phú Thọ thì đa số đều có hàm lượng hữu cơ nghèo.

Trong các mẫu đất thì chỉ có mẫu đất của Phú Hộ - Phú Thọ có hàm lượng nitơ tổng số vào loại nghèo. Còn hàm lượng nitơ tổng số của các mẫu đất còn lại đều thuộc loại trung bình.

Trong các mẫu đất thì chỉ có mẫu đất của Sơn La có hàm lượng lân tổng số vào loại giàu; các mẫu đất còn lại đều thuộc loại nghèo. Theo kết quả ở bảng 15 thì hàm lượng lân dễ tiêu của tất cả các mẫu đất đều thuộc loại nghèo. Các mẫu đất tại Sơn La và Phú Thọ đều có hàm lượng kali tổng số thuộc loại nghèo, còn các mẫu đất của Điện Biên và Lai Châu đều thuộc loại trung bình. Hàm lượng kali dễ tiêu của tất cả các mẫu đều thuộc loại nghèo. Dung lượng hấp thu (CEC) của các mẫu ở tỉnh Lai Châu thuộc loại cao, các mẫu còn lại đều thuộc loại trung bình.

Số liệu ở bảng 16 cho thấy: Trong các mẫu thì chỉ có mẫu đất ở Phong Thổ - Lai Châu là có dung trọng thuộc loại cao, đất có hàm lượng hữu cơ khá; Dung trọng của các mẫu đất còn lại đều vào loại trung bình, là đất hơi chặt.

Giá trị tỷ trọng của các mẫu đất dao động trong khoảng 2,42– 2,76 g/cm3, kết quả này cho thấy đây là các loại đất nghèo mùn hoặc các tầng dưới chứa nhiều khoáng chất. Trong các mẫu đất thì độ xốp của các mẫu đất đều thuộc loại đất đạt yêu cầu với tầng canh tác. pH của các mẫu đất ở Mai Sơn – Sơn La thuộc loại hơi kiềm. pH của các mẫu đất của Mường La – Sơn La và Phú Hộ - Phú Thọ thuộc loại rất kiềm. Còn các mẫu ở Điện Biên và Lai Châu thuộc loại chua vừa.

Trong tất cả các mẫu thì chỉ có các mẫu đất của Sìn Hồ - Lai Châu có hàm lượng chất hữu cơ thuộc loại giàu. Các mẫu của Mường La – Sơn La và Phú Hộ - Phú Thọ có hàm lượng chất hữu cơ thuộc loại nghèo, các mẫu còn lại đều thuộc loại trung bình.

Hàm lượng nitơ tổng số của đa số các mẫu đất đều thuộc loại trung bình, chỉ có các mẫu đất thu được tại Phú Hộ - Phú Thọ thuộc loại nghèo. Hàm lượng lân tổng số của đa số các mẫu đất đều thuộc loại trung bình, chỉ có các mẫu đất của tỉnh Sơn La thuộc loại giàu. Hàm lượng lân dễ tiêu của tất cả các mẫu đều thuộc loại đất nghèo. Hàm lượng kali tổng số của các mẫu đất tại Sơn La và Sìn Hồ - Lai Châu đều thuộc loại trung bình.

Còn các mẫu đất của Điện Biên và Phong Thổ - Lai Châu đều thuộc loại đất có hàm lượng kali tổng số vào loại giàu. Riêng chỉ có hàm lượng kali tổng số của đất Phú Thọ là thuộc loại nghèo. Hàm lượng kali dễ tiêu của tất cả các mẫu đất thuộc loại nghèo.

Dung lượng hấp thu (CEC) của các mẫu ở tỉnh Phú Thọ thuộc loại thấp, còn dung lượng hấp thụ (CEC) của tỉnh Điện Biên thuộc loại cao. Còn các mẫu đất của Lai Châu thuộc loại trung bình.

Số liệu ở bảng 17 cho thấy: Trong các mẫu đất thì đa số các mẫu đều có dung trọng trung bình, đất hơi chặt. Chỉ có các mẫu đất của tỉnh Điện Biên có dung trọng cao, đất điển hình cho tầng đế cày. Giá trị tỷ trọng của tất cả các mẫu đất dao động trong khoảng 2,45 -2,77 g/cm3, kết quả này cho thấy đây là các loại đất nghèo mùn hoặc các tầng dưới chứa nhiều khoáng chất. Độ xốp của các mẫu đất dao động trong khoảng 50,5 – 75,3%, cho thấy các mẫu đều thuộc loại đất canh tác hoặc đạt yêu cầu với tầng canh tác. Trong các mẫu đất thì chỉ có các mẫu của Mai Sơn – Sơn La có pH

thuộc loại kiềm, các mẫu đất của Mường La – Sơn La và Phú Hộ - Phú Thọ có pH vào loại rất chua. Các mẫu đất còn lại đều thuộc loại gần trung tính. Trong tất cả các mẫu thì hàm lượng chất hữu cơ ở Sìn Hồ - Lai Châu vào loại giàu, các mẫu đất của Mường La – Sơn La và Phú Hộ - Phú Thọ có hàm lượng chất hữu cơ thuộc loại nghèo. Các mẫu còn lại đều có hàm lượng cơ chất hữu cơ vào loại trung bình. Hàm lượng nitơ tổng số của đa số các mẫu đất đều thuộc loại trung bình, chỉ có một số mẫu có hàm lượng nitơ tổng số thuộc loại nghèo. Trong các mẫu đất thì chỉ có các mẫu ở Sơn La có hàm lượng lân tổng số thuộc loại giàu, các mẫu đất còn lại đều thuộc loại trung bình. Hàm lượng lân dễ tiêu của tất cả các mẫu đều thuộc loại nghèo. Hàm lượng kali tổng số của Sơn La và Phú Thọ thuộc loại nghèo, của Sìn Hồ - Lai Châu thuộc loại trung bình. Các mẫu còn lại đều có hàm lượng kali tổng số thuộc loại giàu. Hàm lượng kali dễ tiêu của tất cả các mẫu đều thuộc loại nghèo. Dung lượng hấp thu (CEC) của đa số các mẫu đều thuộc loại trung bình, chỉ có các mẫu đất ở Phú Thọ có dung lượng hấp thu (CEC) thuộc loại thấp.

3.2.2. Kết qu phân tích thành phn vi sinh vt đất

Các mẫu đất sau khi thu về được xử lý, hòa tan và tiến hành pha loãng đến nồng độ thích hợp (khi cấy lên môi trường có thể thu được các khuẩn lạc riêng biệt), trang lên môi trường đặc hiệu dành riêng cho từng loài, nuôi ở nhiệt độ 25-300C trong 2-7 ngày, đếm số lượng khuẩn lạc. Kết quả cho thấy:

Vi khuẩn tổng số trong các mẫu đất có sự chênh lệch không đáng kể, dao động trong khoảng từ 106 – 107 CFU/g đất, trong đó đa số các mẫu đều có số luợng vi khuẩn tổng số nằm trong khoảng 105 –106 CFU/g đất. Nấm tổng số trong các mẫu đất là khá lớn, dao động trong khoảng 102 - 104 CFU/g đất. Mật độ tế bào vi nấm có trong đất cao như vậy có thể do đất ở các vùng trồng cao su có pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài nấm (pH 4-6). Xạ khuẩn tổng số trong các mẫu đất nằm trong khoảng 102 –104 CFU/g đất. Nếu so với mật độ xạ khuẩn tổng số ở các vùng đất khác thì mật độ xạ khuẩn ở các vùng đất trồng cao su thuộc loại trung bình. Mật độ các loài vi sinh vật hữu ích như phân giải lân, phân giải xenlulô, cố định nitơ tự do cũng có mật độ đều đạt từ 102 –103 CFU/g đất.

3.2.3. Đề xut phương án b sung cht dinh dưỡng cho cây cao su

Đất trồng là kho dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây và là môi trường trung gian để đưa các chất dinh dưỡng vào cây. Chất dinh dưỡng trong đất thường ở 2 dạng hữu cơ và vô cơ. Theo sự tính toán của các nhà Sinh lí thực vật, phân bón quyết định 50% năng suất cây trồng. Trong khi đó hệ số sử dụng phân của cây cao su là: 40-60% N; 40-50%

K2O; <30% P2O5. Vì vậy, việc xác định được lượng phân bón hợp lí cho cây cao su là vấn đề hết sức quan trọng. Căn cứ vào thành phần các chất dinh dưỡng trong đất và nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn cây cao su, đề tài đã đưa ra phương án bổ sung các chất dinh dưỡng vào phân bón cho từng thời kỳ cây cao su.

3.2.3.1. Phương án b sung cht dinh dưỡng cho cây cao su thi k vườn ươm

Nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn cao su vườn ươm không nhiều, do vậy việc bổ sung các chất khoáng sẽ theo nhu cầu dinh dưỡng mà cây cần trong giai đoạn này.

Khuyến cáo chung cho vườn ươm loại bịch nylông 2,5 kg đất như sau:

Lúc trồng vào bịch: Bón 20g P2O5/bịch

Sau trồng 1 tháng: Bón 0,6g N + 1g P2O5+ 0,5g K2O + 0,15g MgO/bịch Sau trồng 2 tháng: Bón 1,3g N + 2,0g P2O5+ 1,0g K2O + 0,3g MgO/bịch Sau trồng 3 tháng: Bón 1,3g N + 2,0g P2O5+ 1,0g K2O + 0,3g MgO/bịch Sau trồng 4 tháng: Bón 2,0g N + 3,3g P2O5+ 1,5g K2O + 0,4g MgO/bịch Sau trồng 5 – 5 ẵ thỏng: Bún 1,3g N + 2,0g P2O5+ 1,0g K2O + 0,3g MgO/bịch 3.2.3.2. Phương án b sung cht dinh dưỡng cho cây cao su thi k kiến thiết cơ bn

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây cao su phát triển thân lá mạnh để bước vào giai đoạn khai thác mủ. Vì vậy, nhu cầu phân khá lớn, nhiều chất, đặc biệt là NPK, Ca, Mg và các vi lượng. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, bước đầu đã xác định được lượng chất dinh dưỡng cần bổ sung cho cây cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản (bng 21- ph lc).

Theo kết quả điều tra cho thấy, hàm lượng các chất dinh dưỡng ở các vùng đất trồng cao su tại Điện Biên, Sơn La, Lai Châu khác nhau, tuy nhiên sự chênh lệch không nhiều nên trong quá trình bổ sung sẽ có khoảng dao động sao cho phù hợp nhất với các vùng nghiên cứu. Trong quá trình đánh giá nếu có sự khác nhau nhiều thì sẽ thay đổi liều lượng bổ sung (sẽ sản xuất 3 loại phân bón cho mỗi giai đoạn cây trồng). Hàm lượng Nitơ cần bổ sung cho các vùng đất trồng cao su chênh lệch không nhiều dao động trong khoảng từ 74,10 – 77,60 kg/ha/năm. Hàm lượng P2O5 cần bổ sung cũng có chênh lệch giữa các vùng và dao động trong khoảng từ 20,53 - 23,50 kg/ha/năm. Trong khi đó hàm lượng K2O cần bổ sung ở các vùng đất khác nhau có sự chênh lệch lớn nhất và dao động trong khoảng từ 8,00 – 73,75 kg. Lượng dinh dưỡng cần bổ sung cho cây nên chia thành nhiều đợt bón trong năm và nên bón thành 2-3 đợt vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Từ năm thứ nhất - năm thứ tư bón bằng cách cuốc rãnh hình vành khăn theo hình chiếu tán, bón phân. Từ năm thứ năm trở đi cây cao su đã giao tán thì nên làm sạch cỏ, rải phân thành băng rộng 1m giữa 2 hàng cây, xới nhẹ lấp phân, tránh đứt rễ.

3.2.3.3. Phương án b sung cht dinh dưỡng cho cây cao su thi k kinh doanh Trong 5 - 6 năm đầu do chưa khai thác nên cây đã tích lũy được một lượng lớn các vật chất sinh trưởng và các nguyên tố dinh dưỡng cố định trong cây. Tuy nhiên, từ năm thứ 5 cây bắt đầu có sự luân chuyển một lượng lớn các phần sinh trưởng và trong đó có các nguyên tố dinh dưỡng qua việc rụng lá. Từ năm thứ 6 một lượng dinh dưỡng nữa đã đi vào nhựa mủ.

Do đó, việc xác định được hàm lượng dinh dưỡng cho cây cao su sinh trưởng, phát triển và cho mủ là việc làm rất cần thiết. Bước đầu đã xác định được hàm lượng một số chất dinh dưỡng cần bổ sung cho cây cao su ở thời kỳ kinh doanh. Kết qủa được tổng hợp ở bảng 22 và cho thấy: Trong 3 chất dinh dưỡng bổ sung thì hàm lượng nitơ cần bổ sung cho cây là cao nhất, với hàm lượng cần bổ sung dao động từ 65,93 - 74,26 kg/ha/năm. Hàm lượng P2O5 cần bổ sung cho các vùng đất khác nhau dao động từ 19,76 – 22,24 kg/ha/năm, trong đó hàm lượng P2O5 của vùng Phú Hộ - Phú Thọ cần bổ sung nhiều nhất là 22,24 kg/ha/năm; vùng cần bổ sung P2O5 thấp nhất là vùng Mai Sơn – Sơn La với lượng là 19,76 kg/ha/năm. Còn hàm lượng K2O cần bổ sung cho các vùng đất khác nhau có sự chênh lệch rất lớn từ 10,82- 72,97 kg/ha/năm. Vùng đất cần bổ sung K O nhiều nhất là Phú Hộ - Phú Thọ với lượng là 72,97 kg/ha/năm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ vi sinh đa chức năng đặc chủng cho cây cao su vùng tây bắc từ than bùn và phế phụ phẩm nông nghiệp (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)