Nghiên cứu, xây dựng quy trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh đa chức năng cho cây cao su (3 giai đoạn)

Một phần của tài liệu nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ vi sinh đa chức năng đặc chủng cho cây cao su vùng tây bắc từ than bùn và phế phụ phẩm nông nghiệp (Trang 172 - 179)

3.6.1. Đánh giá hiu qu ca phân hu cơ vi sinh đa chc năng 4.6.1.1. Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh với cao su vườn ươm

Thí nghiệm được triển khai tại vườn ươm cây giống cao su GT1 – Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Kết quả trình bày trong bảng 109; 110; 111; 112.

™ Vườn stump trn

Bảng 109: Ảnh hưởng của phân HCVS đến sinh trưởng chiều cao và đường kính của cây cao su vườn ươm (vườn stump trần)

Cao cây (cm) Đường kính gốc (mm)

Công

thức T8 T9 T10

Tăng chiều cao

Tăng so với

đ/c (%) T8 T9 T10 Tăng đường

kính

Tăng so với đ/c (%) CT1 83,66 90,33 96,40 12,74 - 5,4 7,3 8,9 3,5 - CT2 94,86 103,68 114,74 19,89 56,12 6,1 8,1 10,4 4,3 22,85 CT3 87,44 92,53 103,74 16,30 27,94 5,6 7,5 9,4 3,8 8,57 CT4 96,04 103,96 113,31 17,27 35,56 5,9 7,9 10,0 4,1 17,14 LSD0,05 10,54 12,61 8,22 4,14 0,01 0,28 0,41 0,38

CV% 5,8 6,5 3,8 12,5 0,9 2,1 2,5 5,5

CT1: Công thức đối chứng: Bón phân theo quy trình của Tập đoàn CN cao su Việt nam CT2, CT3 và CT4: Công thức bón phân HCVSĐCN đặc chủng theo quy trình của đề tài

™ Vườn stump bu

Số liệu ở bảng 109 và 110 cho thấy: Bón phân hữu cơ vi sinh loại 1, 2 và 3 đều có các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính chồi ghép cao hơn ở mức có ý nghĩa so với phân bón NPK. Trong 3 loại phân bón hữu cơ vi sinh, loại 1 và loại 3 có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt hơn.

Bảng 110. Ảnh hưởng của phân HCVS đến sinh trưởng của gốc ghép và chồi ghép cao su vườn ươm (vườn stump bầu)

Đường kính gốc ghép (mm) Đường kính chồi ghép (mm) CT Tháng

8

Tháng 9

Tháng 10

Tăng đường

kính

Tăng so với đ/c (%)

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tăng đường

kính

Tăng so với đ/c (%) CT1 9,2 9,5 10,3 1,1 - 1,5 2,4 3,3 1,8 - CT2 10 11,2 12,3 2,3 42,9 1,9 2,6 4,1 2,2 22,2 CT3 9,3 10,1 10,9 1,6 21,4 1,5 2,5 3,4 1,9 5,6 CT4 8,7 9,5 11,4 2,7 35,7 2,0 2,7 4,0 2,0 11,1 LSD0

,05 0,9 1,04 0,95 0,2 0,3 0,2 0,3 0,73 CV% 5,1 5,2 4,3 4,6 8 3,6 4,2 1,9

* Mc độ bnh hi

Do thời gian theo dõi ngắn nên chưa đánh giá được mức độ gây hại của các bệnh hại cây cao su giai đoạn vườn ươm. Từ tháng 7 đến tháng 11 chỉ ghi nhận thấy 3 loại bệnh gây hại ở mức độ rất nhẹ trên tất cả các công thức thí nghiệm. Tuy nhiên không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cao su.

Bảng 111. Kết quả ảnh hưởng của các công thức bón phân đến bệnh hại trên vườn ươm

TT Công thức Bệnh chết lại Bệnh phấn trắng Bệnh thối rễ, thối cổ rễ

1 CT1 1 2 1

2 CT2 1 1 1

3 CT3 2 1 1

4 CT4 2 1 1

Ghi chú: Cấp đánh giá mức độ nhiễm bệnh: Cấp 0: không bệnh; 1: rất nhẹ; 2: nhẹ Kết quả theo dõi sự phát triển về chiều cao, số tầng lá, đường kính gốc và thân của cây được trình bày trong bảng 112.

Kết quả đánh giá được tổng hợp trong bảng 112 cho thấy, việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh đa chức năng đặc chủng cho cây cao su vườn ươm đã giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Qua phân tích thống kê số liệu cho thấy: Cây ở thời điểm bón phân (thời điểm ban đầu) hoàn toàn đồng nhất về các đặc tính sinh trưởng (cao cây, số tầng lá, đường kính thân).

Bảng 112. Tác động của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su vườn ươm

Chỉ tiêu quan sát Tỷ lệ cây bị bệnh

(%)

Cao cây

(cm) Số tầng lá Đường kính thân (mm) Sau bón

phân (ngày)

CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT2 CT1 CT2

Ban đầu 0 0 20,38 20,35 1,0 1,0 4,37 4,36

30 0 0 29,81 31,96 2,0 2,7 6,05 6,46

60 0 0 35,93 42,57 2,6 4,4 7,47 8,33

90 0 0 41,30 52,59 3,1 4,8 7,89 9,31

Công thức 1: Bón phân theo quy trình của Tập đoàn CN cao su Việt nam Công thức 2: Bón phân HCVSĐCN đặc chủng theo quy trình của đề tài

Tuy nhiên, chỉ sau bón phân 30 ngày đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cao cây, số tầng lá/cây và đường kính thân cây giữa 2 công thức (p <0,05). Sự khác biệt này ngày càng thể hiện rõ. Tại thời điểm 90 ngày sau bón phân, chiều cao cây ở công thức CT2 bình quân đạt 52,59cm (tăng 32cm), trong khi đó ở CT1 chỉ đạt 41,30cm (tăng 20,92cm). Cùng với sự tăng về chiều cao, số tầng lá/cây và đường kính thân cây cũng tăng. Sau bón phân 90 ngày, số tầng lá/cây và đường kính thân của cây ở CT2 lần lượt bình quân đạt 4,8/cây và 9,31mm, tăng rõ nét so với CT1 (bình quân chỉ đạt 3,1 tầng lá/cây và đường kính thân là 7,89mm).

3.6.1.2. Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh với cao su KTCB

Để đánh giá chính xác ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh vật đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, đề tài đã tiến hành thử nghiệm phân bón hữu cơ vi sinh đa chức năng trên cây cao su 4 năm tuổi, (giống cao su VNg 77-2) thí nghiệm được bố trí thành 5 công thức như đã nêu tại phần phương pháp.

Kết quả tổng hợp tại các bảng 113; 114.

Bảng 113. Sự tăng trưởng đường kính thân cây cao su trong thời gian thí nghiệm Đường kính gốc (mm) Đường kính ngọn (mm) Công

thức Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm

1 28,76 32,18 16,84 21,16 2 32,70 36,14 16,92 20,74 3 32,16 35,66 18,52 21,70 4 29,22 32,60 15,22 19,14

LSD 5% 2,25 2,95 2,50 2,39

CV% 5,6 6,5 11,4 8,9

Số liệu ở bảng 113 cho thấy, đường kính gốc và đường kính ngọn của cây cao su sau thí nghiệm đều tăng cao hơn so với trước thí nghiệm, sự tăng trưởng của đường kính gốc và đường kính ngọn sau thí nghiệm trong các công thức khác nhau cũng khác nhau, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức.

Bảng 114. Sự ảnh hưởng của phân bón đến số tầng lá và chiều cao cây cao su Số tầng lá (tầng) Chiều cao cây (cm) Công

thức Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm

1 6,4 7,4 277,5 315,3

2 6,4 7,2 263,8 310,3 3 6,2 7,2 256,0 295,4 4 6,4 7,6 251,0 294,8 LSD

5% 0,7 0,7 38,5 33,7

CV% 8,1 6,6 10,9 8,3

Số liệu ở bảng 114 cho thấy, tổng số tầng lá của các công thức sau thí nghiệm đều tăng, các nghiệm thức không có khác biệt với đối chứng. Chiều cao cây ở các nghiệm thức đều gia tăng sau thí nghiệm, các nghiệm thức không có khác biệt với đối

chứng. Như vậy, bón phân HCVSĐCN cho cây cao su giai đoạn KTCB đã có ảnh hưởng có lợi đến sinh trưởng, phát triển cây cao su so với công thức không bón phân.

Tốc độ sinh trưởng (khả năng tăng vanh thân qua các năm) là yếu tố quyết định thời gian kiến thiết cơ bản của vườn cây ngắn hay dài. Tốc độ tăng trưởng vanh thân phụ thuộc rất lớn vào bản chất di truyền giống mặt khác còn phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật canh tác, đặc biệt là khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây cao su. Nếu cung cấp dinh dưỡng đầy đủ thì cây sinh trưởng và phát triển tốt và ngược lại. Kết quả bảng 115 (phn ph lc) cho thấy, bón phân hữu cơ vi sinh đa chức năng đã có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng vanh thân của cây cao su ở cả 3 tỉnh với mức có ý nghĩa i). Ti Lai Châu

So với đối chứng (bón phân NPK), bón phân HCVS loại 1, 2 và 3 cho mức tăng vanh thân cao hơn. Các công thức bón phân HCVS đa chức năng có mức tăng trưởng vanh thân tương đương nhau và dao động trong khoảng (4,04-4,60cm). Tuy nhiên, CT3 (bón phân HCVS loại 2) mức tăng trưởng vanh thân cao nhất đạt 4,60 cm (tăng 31,43

% so với đối chứng);

ii). Ti Đin Biên

Các công thức thí nghiệm có mức tăng trưởng vanh thân từ 3,96-5,08cm. So với đối chứng (bón phân NPK) các công thức phân HCVS đa chức năng cho cây cao su có mức tăng trưởng vanh thân cao hơn chắc chắn ở độ tin cậy 95 %. Trong đó, CT4 và CT2 có mức tăng trưởng vanh thân tương đương nhau và lớn nhất đạt 5,06-5,08cm (tăng 27,78-28,28% so với đối chứng); tiếp theo là CT3 tăng trưởng vanh thân 4,92cm.

iii. Ti Sơn La

Các công thức bón phân HCVS đa chức năng cho cây cao su có mức tăng trưởng vanh thân dao động 4,36-4,58cm cao hơn đối chứng (bón phân NPK) một cách chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Mức tăng trưởng vanh thân ở CT2 (phân loại 1) cao nhất đạt 4,58cm.

Mc độ bnh hi

Qua theo dõi tại các điểm thí nghiệm cho thấy cây cao su đều nhiễm bệnh phấn trắng, bệnh thối rễ. Tuy nhiên ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng đến sinh trường phát triển cao su.

3.6.1.3. Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh với cao su KD

Bảng 116. Ảnh hưởng của phân HCVS đến sinh trưởng vanh thân và năng suất mủ của cây cao su giai đoạn kinh doanh tại Phú Thọ

Năng suất mủ Tháng 10 CT Vanh thân

(cm) Tháng 9

(tấn/ha/tháng) tấn/ha/tháng Tăng so với ĐC (%)

CT1 (đ/c) 47,05 0,50 0,67 -

CT2 47,55 0,65 0,98 46,27

CT3 49,15 0,61 0,88 31,34

CT4 51,48 0,63 0,93 38,81

LSD0,05 6,32 0,15 0,19

CV% 9,3 18,4 16,2

Đến thời điểm hiện tại, vùng miền núi phía Bắc vẫn chưa có cao su ở giai đoạn kinh doanh. Diện tích trồng sớm nhất mới bắt đầu từ năm 2006 (Lai Châu). Thí nghiệm phân bón được tiến hành trên vườn quan trắc (QTPH 97) tại Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc. Các công thức bón phân được bố theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại trên giống GT1. Số liệu ở bảng 116 cho thấy:

Vanh thân của các công thức bón phân thí nghiệm không có sự sai khác đáng kể so với công thức đối chứng.

Về năng suất mủ: Tháng 9: Năng suất mủ ở các công thức bón phân tương đương nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Tháng 10: Công thức bón phân hữu cơ vi sinh làm năng suất mủ khác nhau (P<0.05). So với đối chứng (bón phân NPK), các công thức bón phân HCVS đa chức năng có năng suất mủ cao hơn. Trong đó CT2, bón phân HCVS loại 1 năng suất mủ cao nhất đạt 0,93 tấn/ha/năm.

Mc độ bnh hi

Tại các điểm thí nghiệm, đều phát hiện thấy cây cao su bị nhiễm bệnh chết lại, bệnh cháy lá và bệnh thối cổ rễ. Tuy nhiên, ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cao su.

Năng suất mủ cao su phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, điều kiện sinh thái nơi trồng, kỹ thuật chăm sóc và đặc biệt là hàm lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng cung cấp theo yêu cầu sinh trưởng, phát triển của giống.

Các kết quả nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tiễn cho thấy trong khoảng vài năm đầu của chu kỳ khai thác, lượng phân tồn dư ở thời kỳ KTCB có ảnh hưởng lớn đến sản lượng mủ. Vì vậy nếu thời kỳ KTCB được bón phân và chăm sóc cẩn thận thì vài năm đầu của TKKD nhu cầu phân bón không đòi hỏi khắt khe như các năm về sau.

Thực tiễn cho thấy trong TKKD, lượng phân bón và tỷ lệ bón có sự khác biệt với thời kỳ KTKB. Đề tài đã tiến hành thử nghiệm phân bón vi sinh vật đa chức năng trên cây cao su – giống GT1 ở năm khai thác thứ 3. Phân được bón trên các hố tích mùn được bố trí so le giữa các hàng cao su. Mỗi hố có kích thước (80 x 40 x 40cm), trên hàng bốn cây đào một hố. Khi bón phân kết hợp với các loại thân lá có sẵn trên vườn. Kết quả thể hiện ở bảng 117.

Bảng 117. Ảnh hưởng của phân HCVS đến sinh trưởng vanh thân và năng suất mủ cao su kinh doanh (năm 2011)

Năng suất mủ Tháng 10

CT Vanh thân

(cm) Tháng 9

(tấn/ha/tháng) tấn/ha/tháng Tăng so với đối chứng (%)

CT1 - ĐC 48,05 0,55 0,70 -

CT2- bón phân

HCVSĐCN 51,48 0,63 0,93 32,86

LSD0,05 4,12 0,10 0,19

CV% 8,5 16,4 16,2

Số liệu ở bảng 117 cho thấy:

Vanh thân của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác đáng kể so với công thức đối chứng.

Về năng suất mủ: Tháng 9: Năng suất mủ ở các công thức bón phân tương đương nhau ở mức độ tin cậy 95%.

Tháng 10: Công thức bón phân hữu cơ vi sinh làm năng suất mủ khác nhau (P<0.05). So với đối chứng (bón phân NPK), các công thức bón phân HCVS đa chức năng có năng suất mủ cao hơn. Công thức bón phân hữu cơ vi sinh đã làm tăng năng suất mủ so đối chứng là 32,68%.

Như vậy trên vườn ươm: Bón phân hữu cơ vi sinh loại 1, 2 và 3 đều có các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính chồi ghép sai khác có ý nghĩa so với phân bón NPK. Trong đó bón phân hữu cơ vi sinh loại 1 và loại 3 có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt nhất. Vì vy, đã chn phân loi 1 (V1) để tiến hành đánh giá trên mô hình.

Trên cao su KTCB tuổi 4, phân hữu cơ vi sinh đa chức năng và phân NPK có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng vanh thân của cao su. Mức độ ảnh hưởng tùy theo vùng thí nghiệm và loại phân bón: Tại Lai châu bón phân HCVS loại 1 cho mức sinh trưởng vanh thân tốt nhất (4,6 cm); tại Điện Biên Phân HCVS loại 1 và loại 3 ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng của cao su; tại Sơn La, phân HCVS loại 1 ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng vanh thân cao su (4,58 cm). Vì vy, đã chn phân loi 1 (KT1) để tiến hành đánh giá trên mô hình.

Trên cao su kinh doanh năm thứ 3: chỉ tiêu tăng trưởng vanh thân chưa thấy có sự sai khác giữa 3 loại phân hữu cơ vi sinh với phân NPK .Cần tiếp tục đánh giá chỉ tiêu này trên các công thức trong thời gian tới. Trong tháng 9 mức độ ảnh hưởng của các loại phân đến năng suất mủ chưa rõ ràng. Tuy nhiên, đến tháng 10 cả 3 loại phân hữu cơ vi sinh đều cho năng suất mủ cao hơn so với phân NPK. Công thức 2 (phân hữu cơ vi sinh loại 1) cho năng suất mủ cao nhất (0,98 tấn/ha). Vì vy, đã chn phân loi 1 (KD1) để tiến hành đánh giá trên mô hình.

3.6.2. Quy trình hướng dẫn sử dụng phân bón HCVS đa chức năng cho cao su giai đoạn vườn uơm, KTCB và KD

3.6.2.1. Quy trình hướng dẫn sử dụng phân bón HCVS đa chức năng cho cao su giai đoạn vườn uơm (Quy trình kèm theo)

Đối với vườn ươm stump trần

Lô đối chứng: bón phân theo Quy trình của Tập đoàn CN cao su Việt Nam Lần bón (g/bầu)

Loại phân

Lần 1 (g/bầu)

Lần 2 (g/bầu)

Lần 3 (g/bầu)

Lần 4 (g/bầu)

Cộng (g)

Urê 2 4 4 2 12

Lân nung chảy 4 4 4 - 12

KCl 1,5 1,5 2 2 7

Thời gian bón: bón lần thứ nhất khi cây đạt hai tầng lá ổn định, các lần bón sau cách nhau 30 ngày. Lần bón phân cuối cùng trước khi ghép ít nhất một tháng. Thí nghiệm phân bón được tiến hành khi stump được trồng sau 10 ngày.

Lô thí nghiệm: Bón phân hữu cơ vi sinh V1: 6 tấn/ha (tương đương 75g/bầu- bón 2 lần) và phân lân nung chảy 1 tấn/ha (tương đương 12,5g/bầu).

Đối với vườn ươm stump bầu

Mật độ thiết kế vườn ươm stump bầu có tầng lá là 120.000 bầu/ha. Mô hình 0,1 ha với số lượng bầu ươm: 12.000 cây được chia làm 2 công thức: Công thức 1 (CT1):

bón phân theo quy trình của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Công thức 2 (CT2): bón phân hữu cơ vi sinh đa chức năng V1 theo quy trình của đề tài. Mô hình 0.1ha tại Công ty Ít Ong, Mường La, Sơn La. Lượng và cách bón phân tương tự như vườn ươm stumpp trần.

3.6.2.2. Quy trình hướng dẫn sử dụng phân bón HCVS đa chức năng cho cao su giai đoạn KTCB (Quy trình kèm theo)

- Liều lượng: bón 4,5 kg phân hữu cơ vi sinh đa chức năng KT1 cùng với 180 g phân lân nung chảy/hố.

- Hố có kích thước dài 70 cm, rộng 50 cm, sâu 60 cm, đáy hố rộng 50 x 50 cm.

Trên đất dốc > 150 khi khai hoang thủ công cần tạo mặt bằng trước khi đào hố, dùng phần đất mặt ở taluy dương để trộn phân và lấp hố. Đào hố để ải trước khi bón phân và lấp hố khoảng 15 ngày. Có thể sử dụng cơ giới để đào hố với kích thước hố bằng hoặc lớn hơn. Tâm hố cách taluy âm tối thiểu 1 m.

- Trộn phân lấp hố được thực hiện trước khi trồng ít nhất 15 ngày. Lấy lớp đất mặt lấp khoảng nửa hố, sau đó trộn đều phân hữu cơ, phân lân với lớp đất mặt xung quanh để lấp đầy hố. Cắm cọc ở giữa tâm hố để đánh dấu điểm trồng. Điểm trồng cách taluy dương 50 cm.

- Thời gian và cách bón: từ năm thứ 2 đến năm thứ 3, phân hữu cơ được bón vào hố dọc hai bên hàng cao su theo hình chiếu của tán lá, sau đó vùi đất lấp phân. Bón một lần vào đầu mùa mưa.

3.6.2.3. Quy trình hướng dẫn sử dụng phân bón HCVS đa chức năng cho cao su giai đoạn KD (Quy trình kèm theo)

Mô hình 1 đối chứng: Bón phân NPK theo quy trình của Tập đoàn CN cao su Việt Nam: bón 186 kg urea, 230kg lân nung chảy, 165kg KCl/ha

Mô hình 2 thí nghiệm: bón 2.250kg phân hữu cơ vi sinh đa chức năng đặc chủng KD1 và 50 kg KCl/ha.

- Thời gian và cách bón: từ năm thứ 2 đến năm thứ 3, phân hữu cơ được bón vào hố dọc hai bên hàng cao su theo hình chiếu của tán lá, sau đó vùi đất lấp phân. Bón một lần vào đầu mùa mưa.

Chú ý:

- Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn và mưa tập trung; Tránh bón trực tiếp vào gốc; Phân bón nên để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp; Khi bón phân nên đeo khẩu trang và các đồ bảo hộ lao động khác; Nếu dính vào mắt dùng nước sạch rửa nhẹ; vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng sản phẩm; sản phẩm chỉ dùng bón cho cây trồng, tránh xa tầm tay trẻ em.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ vi sinh đa chức năng đặc chủng cho cây cao su vùng tây bắc từ than bùn và phế phụ phẩm nông nghiệp (Trang 172 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)