Nguồn nguyên liệu hữu cơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ vi sinh đa chức năng đặc chủng cho cây cao su vùng tây bắc từ than bùn và phế phụ phẩm nông nghiệp (Trang 93 - 96)

3.1. Khảo sát tình hình sản xuất cây cao su (diện tích trồng, sử dụng phân bón, sản lượng mủ cao su), điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nguyên liệu hữu cơ tại Sơn La,

3.1.6. Nguồn nguyên liệu hữu cơ

Than bùn được tạo thành từ xác các loài thực vật khác nhau. Xác thực vật tích tụ lại, được đất vùi lấp và chịu tác động của điều kiện ngập nước trong nhiều năm. Với điều kiện phân huỷ yếm khí các xác thực vật được chuyển thành than bùn. Trong than bùn có hàm lượng chất vô cơ khoảng 18 – 24%, phần còn lại là các chất hữu cơ. Theo số liệu điều tra của các nhà khoa học, trên thế giới trữ lượng than bùn có khoảng 300 tỷ tấn, chiếm 1.5% diện tích bề mặt quả đất. Trong nông nghiệp than bùn được sử dụng để làm phân bón và tăng chất hữu cơ cho đất. Than bùn có pH thấp, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn thay đổi tuỳ thuộc vào thành phần các loài thực vật và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ. Than bùn có hợp chất bistumpic rất khó phân giải, nếu bón trực tiếp cho cây không những không có tác dụng mà còn làm giảm năng suất cây trồng. Vì vậy, muốn sử dụng than bùn làm phân bón phải khử hết bistumpic, trong than bùn có axit humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm lượng đạm tổng số trong than bùn cao hơn trong phân chuồng từ 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ thành đạm vô cơ cây mới sử dụng được. Các tỉnh Tây Bắc có trữ lượng than bùn rất lớn (hàng triệu m3)và có chất lượng cao.

* Ở Điện Biên: Than bùn tập trung nhiều nhất ở huyện Mường Ẳng và thành phố Điện Biên Phủ, với trữ lượng khoảng 500.000 m3.

* Ở Lai Châu: Than bùn tập trung nhiều nhất ở huyện Phong Thổ, Mường Tè và Thị xã Lai Châu, với trữ lượng khoảng 425.000 m3.

Bảng 8: Trữ lượng than bùn ở một số mỏ đại diện tại Sơn La Trữ lượng

TT Điểm mỏ Đơn vị

tính Tổng số Cấp I Cấp II

1 Tân Lập – Mộc Châu Tấn 107.060 64.660 42.400

2 Chiềng Ve – Mộc Châu Tấn 105.503 49.790 55.713 3 Mường Chanh - Mai Sơn Tấn 35.979 4.100 31.879

4 Mường Lựm –Yên Châu Tấn 1.463 - 1.463

5 Huy Thượng – Phù Yên Tấn 18.220 - 18.220

Tổng 268.225 118.550 149.675

b) Phế phụ phẩm nông nghiệp

Theo số liệu thống kê từ năm 2009 - 2011 (http://fsiu.mard.gov.vn) về diện tích và năng suất các cây trồng như lúa, ngô, lạc, đậu tương tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La (bảng 9,10,11) cho thấy:

Lai Châu là tỉnh có diện tích trồng lúa thấp nhất nhưng năng suất lúa lại cao nhất trong số 3 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu. Diện tích lúa, ngô, lạc, đậu tương tại Lai Châu tăng dần từ 2009 – 2011. Năm 2011: Diện tích trồng lúa tại Lai Châu là 29,300 ha, năng suất 40,5 tạ/ha; Trồng ngô - 20,000 ha, năng suất 26,4 tạ/ha; Trồng lạc - 1,600 ha, năng suất 10,6 tạ/ha; Trồng đậu tương - 2,600 ha, năng suất 10 tạ/ha.

Đin Biên là tỉnh có diện tích trồng lúa cao nhất nhưng năng suất lúa lại thấp nhất trong số 3 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu. Diện tích lúa, ngô, tăng dần, trong khi đó diện tích lạc, đậu tương duy trì và giảm dần tại Điện Biên từ năm 2009 – 2011.

Năm 2011: Diện tích trồng lúa tại Điện Biên là 47,500 ha, năng suất 32,6 tạ/ha; Trồng ngô - 29,800 ha, năng suất 23,8 tạ/ha; Trồng lạc - 1,600 ha, năng suất 12.5 tạ/ha; Trồng đậu tương - 7,100 ha, năng suất 12,7 tạ/ha.

Sơn La là tỉnh có diện tích trồng và năng suất ngô cao nhất trong số 3 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu. Diện tích lúa, ngô, lạc, đậu tương tại Sơn La không thay đổi nhiều qua các năm từ 2009 – 2011. Năm 2011: Diện tích trồng lúa tại Sơn La là 44.000 ha, năng suất 35,3 tạ/ha; Trồng ngô - 127,600 ha, năng suất 31,5 tạ/ha; Trồng lạc - 1.700 ha, năng suất 10 tạ/ha; Trồng đậu tương - 7,400 ha, năng suất 13,1 tạ/ha.

Nếu tính toán lượng rơm rạ tạo ra từ sản xuất lúa = (diện tích x năng suất x 1,25); lượng thân lá ngô = (diện tích x năng suất x 0,63); lượng thân lá lạc = (diện tích x năng suất x 1,34); lượng thân lá đậu tương = (diện tích x năng suất x 1,25) (các hệ số 1,25; 0,63; 1,34 – để chuyển đổi từ sản lượng cây trồng sang khối lượng phụ phẩm tạo thành) thì lượng phế phụ phẩm nông nghiệp tạo ra từ sản xuất lúa, ngô, lạc, đậu tương là tương đối lớn. Đây là nguồn nguyên liệu quý có thể tận dụng để sản xuất phân bón hữu cơ [32].

Như vậy lượng rơm rạ tạo ra năm 2011 tại Lai Châu là 148,33 nghìn tấn; Điện Biên 193,56 nghìn tấn; Sơn La 194,15 nghìn tấn. Thân lá ngô tại Lai Châu là 33,26 nghìn tấn; Điện Biên 44,68 nghìn tấn; Sơn La 319,14 nghìn tấn. Thân lá lạc tại Lai Châu là 2,27 nghìn tấn; Điện Biên 2,68 nghìn tấn; Sơn La 22.8nghìn tấn. Thân lá đậu

tương tại Lai Châu là 32,5 nghìn tấn; Điện Biên 112,7 nghìn tấn; Sơn La 121,2 nghìn tấn.

Bảng 9: Diện tích, năng suất lúa của tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La (2008 – 2011)

Diện tích (1000 ha)

Năng suất (Tạ/ha) Tỉnh

2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011 Lai Châu 30,6 30,0 30,2 29,3 34,2 36,6 38,3 40,5 Điện Biên 43,2 44,9 46,4 47,5 32,0 31,9 33,3 32,6 Sơn La 45,6 45,9 42,4 44,0 32,6 33,3 34,5 35,3 Nguồn: fsiu.mard.gov.vn

Bảng 10: Diện tích, năng suất ngô của tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La(2008 – 2011) Diện tích

(1000 ha)

Năng suất (Tạ/ha) Tỉnh

2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011 Lai Châu 18,2 18,9 19,0 20,0 22,1 22,2 25,5 26,4 Điện Biên 28,9 29,5 29,1 29,8 22,2 22,8 23,1 23,8 Sơn La 132,3 132,1 132,7 127,6 38,1 39,7 31,5 39,7 Nguồn: fsiu.mard.gov.vn

Bảng 11: Diện tích, năng suất lạc của tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La (2008 – 2011)

Diện tích (1000ha)

Năng suất (Tạ/ha) Tỉnh

2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011

Lai Châu 1,2 1,5 1,5 1,6 8,3 8,7 22,7 10,6

Điện Biên 1,6 1,9 1,6 1,6 10,6 10,5 11,9 12,5

Sơn La 1,4 1,4 1,7 1,7 9,3 10,0 9,4 10,0

Nguồn: fsiu.mard.gov.vn

Bảng 12: Diện tích, năng suất đậu tương của tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La (2008 – 2011)

Diện tích (1000ha)

Năng suất (Tạ/ha) Tỉnh

2008 2009 2010 2011 2008 2009 2010 2011

Lai Châu 2,3 2,4 2,3 2,6 8,5 8,6 9,1 10,0

Điện Biên 10,0 9,2 8,8 7,1 12,0 12,3 13,0 12,7

Sơn La 7,7 7,5 7,7 7,4 12,1 12,5 13,0 13,1

Bảng 13: Số lượng gia cầm của tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La (2007 – 2010) Số lượng gia cầm (1000 con)

Tỉnh

2007 2008 2009 2010

Lai Châu 853 900 953 1,011

Điện Biên 1,417 1,634 1,880 2,020

Sơn La 4,848 5,014 4,496 4,890 Bảng 14: Số lượng gia súc của tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La (2007 – 2010) Số lượng (con) Năm Lai Châu Điện Biên Sơn La

2007 92,378 105,199 162,089

2008 92,378 105,199 162,089

2009 92,378 105,199 162,089

Trâu

2010 92,378 105,199 162,089

2007 12,436 32,198 159,904

2008 12,436 32,198 159,904

2009 12,436 32,198 159,904

2010 12,436 32,198 159,904

2007 160,640 232,304 405,089

2008 160,640 232,304 405,089

2009 160,640 232,304 405,089

Lợn

2010 160,640 232,304 405,089

Nguồn: fsiu.mard.gov.vn

Bên cạnh đó Lai Châu, Điện Biên và Sơn La là 3 tỉnh có ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, số lượng thể hiện ở bảng 13 và 14: Số lượng gia cầm của 3 tỉnh Tây Bắc năm (2010) cho thấy: Lai Châu – 1.011.000 con;

Điện Biên – 2.020.000 con; Sơn La- 4.890.000 con. Số lượng gia súc của Lai Châu - 92,378 con trâu; 12,436 con bò; 160,640 con lợn; Điện Biên – 105,199 con trâu; 32,198 con bò; 232,304 con lợn; Sơn La - 162,089 con trâu; 159,904 con bò; 405,089 con lợn (Theo http:// fsiu.mard.gov.vn). Phế thải chăn nuôi là chất bài tiết của vật nuôi cùng các thức ăn thừa và nước vệ sinh, tồn tại dưới dạng rắn, lỏng hoặc hỗn hợp. Xử lý phế thải chăn nuôi làm phân bón có vai trò tích cực trong sản xuất nông nghiệp do trong phân có chứa hàm lượng cao của thành phần hữu cơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây và đất trồng.

Với diện tích lúa, đậu tương, ngô, lạc và số lượng gia súc, gia cầm rất lớn ở 3 tỉnh Tây Bắc thì sẽ tạo ra một khối lượng lớn phế thải và phụ phẩm. Nguồn hữu cơ này rất quan trọng cho việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh sử dụng cho cây trồng nói chung và cây coa su nói riêng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, sản xuất phân hữu cơ vi sinh đa chức năng đặc chủng cho cây cao su vùng tây bắc từ than bùn và phế phụ phẩm nông nghiệp (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(219 trang)