3.3.1. Điều tra, đánh giá hiện trạng một số bệnh cây cao su
Kết quả điều tra tình hình bệnh hại cao su năm 2010 tại Sơn La (Mai Sơn, Mường La), Điện Biên (Mường Ẳng, Mường Chà), Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ) cho thấy, chủ yếu là các bệnh phấn trắng do nấm Oidium hevea gây ra (chiếm 5 – 8 % số cây điều tra) thường gây hại nặng vào giai đoạn cây ra lá mới, làm lá rụng hàng loạt nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù; Bệnh chết lại do nấm Botryodiplodia theobromae Pat gây ra (chiếm 3 - 5 %) xuất hiện chủ yếu trên cây cao su trồng mới và KTCB ít tuổi, bệnh hại trên chồi non và lá non, làm cho cây chậm phát triển, rụng lá, đôi khi gây chết cây; bệnh thối rễ do Fusarium sp. gây ra (2 – 3 %), tác nhân gây bệnh tồn tại trong đất, trên tàn dư thực vật, xâm nhập qua rễ và làm thối rễ, thối cổ rễ, gây hại cho cây.
Bảng 23: Tình hình bệnh hại cao su tại tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La Mức độ nhiễm bệnh (%) STT Loại bệnh
Sơn La Điện Biên Lai Châu 1 Phấn trắng do nấm Oidium hevea 7- 8 5 - 6 5 -6
2 Bệnh chết lại 4 - 5 2-3 3-4
3 Bệnh thối rễ do Fusarium sp. 2-3 2 - 3 2-3 3.3.2. Thu mẫu, phân lập các chủng vi sinh vật gây bệnh và tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng
3.3.2.1. Thu mẫu, phân lập các chủng nấm gây bệnh
Khác với nhiều loại cây trồng khác hầu hết các loại bệnh quan trọng trên cây cao su đều do nấm bệnh gây ra. Đã thu mẫu đất, mẫu bệnh cây và phân lập được 03 chủng nấm gây bệnh thuộc các loại (Fusarium sp.- gây bệnh thối rễ và Botryodiplodia theobromae Pat – gây bệnh chết lại cao su; nấm Oidium heveae Stein gây bệnh phấn trắng).
Bảng 24: Đặc điểm hình thái của các chủng nấm bệnh phân lập trên cao su vùng Tây Bắc
TT Ký hiệu chủng
Nguồn gốc phân lập
Đặc điểm khuẩn lạc, bào tử (trên môi trường PDA)
Triệu chứng bệnh B2 Khổng Lào-Phong
Thổ-Lai Châu
Sợi màu trắng, khi về già có màu nâu, bào tử hình ovan khi về già có lớp vách kép chia đôi bào tử
Chết lại
B4 Sìn Hồ - Lai Châu Sợi màu trắng mảnh khi về già màu xám nhạt, đỉnh bào tử đầy lên
Phấn trắng
B5 Mường Mươn-
Điện Biên
Sợi màu trắng, khi về già hơi có màu hồng, bào tử dạng liềm, 3 vách rõ rệt
Thối rễ, thối cổ rễ
Các chủng nấm bệnh sau khi được nuôi cấy trên môi trường czapeck sau 5-7 ngày ở nhiệt độ 28-300C tiến hành dịch hóa bào tử bằng dung dịch Tween 20 nồng độ 0,1% và tiến hành lây nhiễm nhân tạo trên cây cao su như phần phương pháp đã trình bày. Sau 14 ngày theo dõi các chủng nấm bệnh đều thể hiện các triệu chứng bệnh như đã mô tả, kết quả tái nhiễm được thể hiện ở hình 1 cho thấy, tất cả các chủng nấm đều có khả năng gây bệnh trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo sau 21 ngày theo dõi.
3.3.2.2. Tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng
Từ các mẫu đất trồng cao su thuộc các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… đã phân lập và tuyển chọn những chủng vi khuẩn đối kháng nấm bệnh cây cao su. Kết quả đã phân lập được 43 chủng vi khuẩn có một số đặc điểm của vi khuẩn đối kháng.
Bảng 25. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của các chủng vi khuẩn
Đặc điểm hình thái khuẩn lạc Trên môi trường King B STT Ký hiệu
chủng
Nguồn
gốc Xuất sứ
Hình dạng Kích cỡ Màu sắc
1 NA1 Gấp nếp Trung bình Trắng đục
2 NA2 Nhày Trung bình Trắng đục
3 NA3 Hơi tròn Lớn Trắng
4 NA4 Chảy Trung bình Vàng nhạt
5 NA5 Đặc Nhỏ Vàng đậm
6 NA6 Phẳng, nhẵn Trung bình Xanh nhạt
7 NA7 Phẳng, nhẵn Trung bình Vàng kem
8 NA8 Chảy Lớn Vàng
9 NA9 Phẳng, nhẵn Trung bình Trắng đục
10 NA10 Nhăn Lớn Trắng đục
11 NA11 Đặc Lớn Trắng
12 NA12 Phẳng, nhẵn Nhỏ Vàng sẫm
13 NA13 Chảy Trung bình Vàng
14 NA14 Chảy Trung bình Trắng
15 NA15
Đất trồng cao su
Ảng Tở Điện Biên
Đặc Nhỏ Trắng kem Hình 2: Hình thái khuẩn lạc và bào tử của
các chủng nấm bệnh Hình 1. Đánh giá khả năng lây nhiễm nấm
bệnh nhân tạo
16 NA16 Chảy Trung bình Trắng
17 SH1 Đặc Trung bình Vàng
18 SH2 Đặc Nhỏ Vàng
19 SH3 Đặc Trung bình Vàng
20 SH4 Đặc, nhăn Lớn Vàng sẫm
21 SH5 Đặc, nhăn Trung bình Trắng kem
22 SH6 Phẳng, nhãn Trung bình Trắng đục
23 SH7 Phẳng, nhãn Trung bình Trắng
24 SH8 Chảy Trung bình Vàng nhạt
25 SH9 Chảy Trung bình Xanh
26 SH10 Chảy, nhày Trung bình Trắng kem
27 SH11
Sìn Hồ Lai Châu
Tròn, nhẵn Nhỏ Hơi vàng
28 MS1 Chảy Trung bình Trắng
29 MS2 Phẳng, nhẵn Trung bình Vàng sẫm
30 MS3 Đặc Trung bình Trắng sữa
31 MS4 Chảy, nhày Trung bình Trắng
32 MS5 Nhăn Trung bình Vàng
33 MS6 Đặc Trung bình Vàng
34 MS7 Chảy, mỏng Trung bình Trắng trong
35 MS8 Phẳng, đặc Trung bình Trắng đục
36 MS9 Nhăn, phẳng Nhỏ Trắng
37 MS10 Nhăn, khô Lớn Trắng đục
38 MS11 Đặc Nhỏ Vàng nhạt
39 MS12 Chảy, nhày To Trắng đục
40 MS13 Chuẩn mực Trung bình Vàng nhạt
41 MS14 Đặc, nhẵn Trung bình Vàng sẫm
42 MS15 Đặc, lồi Trung bình Xanh nhạt
43 MS17
Đất trồng cao su
Mai Sơn Sơn La
Nhăn, xù xì Lớn Hơi xám Để tuyển chọn chính xác được những chủng có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh thì sau khi phân lập và làm thuần, 43 chủng vi khuẩn đã được thử tương tác với các chủng nấm bệnh B2, B4, B5, (như ở phần phương pháp).
3.3.2.3. Đánh giá hoạt lực đối kháng của các chủng vi khuẩn
Sau khi đánh giá hoạt lực đối kháng của 43 chủng vi khuẩn đã xác định được 8 chủng có khả năng đối kháng với các chủng nấm gây bệnh được thể hiện ở bảng 26.
Bảng 26. Hoạt lực đối kháng của các chủng vi khuẩn với các nấm bệnh Đường kính vòng ức chế tạo ra bởi các chủng vi
khuẩn đối kháng trên thảm nấm bệnh (cm) STT Vi khuẩn đối
kháng
B2 B4 B5
1 NA3 1,0 1,4 1,2
2 NA5 0,3 0 0
3 SH3 0 0,5 0
4 SH11 1,0 1,6 1,4
5 MS2 1,0 0,4 0,6
6 MS9 0,4 0 0,4
7 MS11 1,0 0,6 0,4
8 MS17 2,0 1,6 1,2
Số liệu ở bảng 26 và hình 3 cho thấy, 8 chủng NA3, NA5, SH3, SH11, MS2, MS9, MS11 và MS17 đều có tính đối kháng với hầu hết tất cả các chủng nấm. Trong đó các chủng NA3, SH11 và MS17 là những chủng vi khuẩn có hoạt tính đối kháng cao với tất cả các chủng nấm bệnh và kích thước đường kính vòng ức chế là lớn nhất 2,0cm
÷ 2,2cm. Như vậy, phổ ức chế của các chủng vi khuẩn đối kháng là rất rộng, trên nhiều chủng nấm bệnh. Đây có thể là các chủng vi khuẩn đối kháng tiềm năng để sản xuất các chế phẩm đối kháng cho cây cao su sau này. Để dễ dàng tiến hành các nghiên cứu tiếp theo chúng tôi đặt lại tên các chủng vi khuẩn đối kháng NA3, SH11 và MS17 lần lượt là ĐK1, ĐK2 và ĐK3.