Lịch sử, phân bố và hiện trạng phát triển cây bơ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên (Trang 53 - 57)

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM

1.2.1. Lịch sử, phân bố và hiện trạng phát triển cây bơ ở Việt Nam

Từ tài liệu lưu trữ của USDA/ARS thì các giống Bơ của Florida (Mỹ) đƣợc đƣa sang Việt Nam ngay từ năm 1933 trồng tại Quảng Trị, tên giống là Pollock, nhƣng tại Việt Nam không thấy có tài liệu nào xác nhận sự kiện này.

Bản đồ dưới đây chỉ mang tính chất minh họa về sự phân bố các vùng trồng bơ tại Việt Nam, dựa trên cơ sở một số kết quả điều tra hiện trạng sản xuất bơ tại các tỉnh phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và vùng Đông Nam bộ của Fresh Studio Innovation Asia (Hà Lan, 2006), Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên các năm từ 2006 - 2014 và Viện Nghiên cứu Phát triển Vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ các năm 2011 - 2014 cho thấy có tới 90% diện tích sản xuất bơ tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh Tây Nguyên là Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Lâm Đồng, 9% diện tích trồng bơ tại các tỉnh Đông Nam bộ bao gồm Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, còn lại khoảng 1% diện tích trồng bơ tại các tỉnh phía Bắc và Trung bộ. Nhƣ vậy có thể thấy rằng vùng trồng trọng điểm vẫn là các tỉnh thuộc Tây Nguyên nơi có đặc điểm sinh thái khá thích hợp cho cây bơ sinh trưởng và phát triển tốt.

Theo một số tài liệu trong nước, từ những năm 1940 cây bơ đã được người Pháp đưa vào trồng ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho khả năng sinh trưởng tốt. Đến năm 1958 phái đoàn viện trợ Hoa Kỳ đưa vào khoảng 60.000 hạt giống Bơ thuộc 3 chủng Mexico, Guatemala và West India trồng ở Trung Hình 1.2. Bản đồ minh họa phân bố các vùng sản xuất Bơ tại Việt Nam - Màu xanh: 100 (Vùng Tây Nguyên sản xuất khoảng 10.000 tấn/ năm = 100) - Màu vàng: 10 (Vùng Đông Nam bộ sản xuất khoảng 1.000 tấn/ năm = 10) - Màu đỏ: 1 (Các tỉnh phía Bắc và Trung bộ sản xuất khoảng 100 tấn/ năm = 1)

tâm Thực nghiệm Bảo Lộc - Lâm Đồng, Trung tâm Thực nghiệm Hƣng Lộc - Đồng Nai và Trung tâm Thực nghiệm Eakmat - Đăk Lăk. Từ các tập đoàn giống này đã có những nhận xét, đánh giá ban đầu về sinh trưởng và năng suất cũng nhƣ một số mô tả về đặc điểm quả. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng vào năm 1976, Trạm Giống Cây ăn quả Cao Lộc - Lạng Sơn trồng thử nghiệm tập đoàn giống Bơ nhập từ Cu Ba. Kết quả cho thấy cây sinh trưởng tốt, cho năng suất khá và không có hiện tượng ra quả cách năm (Phan Quốc Sủng, 1986; Trịnh Đức Minh và cộng sự, 2005).

Đối với địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có cao độ trên 500 m một lợi thế cho cây bơ cho sinh trưởng tốt, năng suất khá, một số cây chất lượng khá ngon và đã từng đƣợc xem nhƣ cây đặc sản của vùng. Tuy vậy, cây bơ vẫn chƣa đƣợc chú trọng phát triển bởi một số hạn chế. Ngoài những trở ngại nhƣ cây bơ do trồng bằng hạt, không đƣợc chọn lọc, phân li mạnh hay kỹ thuật chăm sóc chƣa đƣợc chú trọng dẫn đến năng suất thấp, chất lƣợng kém một trong những yếu tố có tính chất quyết định đó là giá cả thị trường tác động đến sản phẩm. Với đặc tính của quả bơ hô hấp bột phát, chủ yếu dùng để ăn tươi, khó bảo quản do vậy nếu thời điểm chín tập trung sẽ làm cho vấn đề tiêu thụ gặp khó khăn dẫn đến giá thấp.

Trong điều kiện Đăk Lăk cây bơ có 2 vụ thu hoạch chính: Mùa chính vụ thu hoạch trong khoảng từ tháng 4 - 7 và vụ muộn vào khoảng từ tháng 9 - 11. Qua quá trình khảo sát thực tế tại các điểm điều tra, các chợ bán lẻ có bán quả bơ và đặc biệt tại 20 điểm thu mua trái cây trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk cho thấy; sản lƣợng tập trung nhiều nhất vào thời điểm tháng 6 - 7 (chính vụ).

Trong thời gian từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7 sản lƣợng tại một điểm thu mua có thể đạt tới 15 - 20 tấn. Một ngày, tại Đăk Lăk có thể đạt đến hơn 100 tấn bơ đƣợc tiêu thụ đi các nơi nhƣ Thành Phố Hồ Chí Minh, Miền Tây Nam Bộ, Đà Nẵng và Hà Nội (Trịnh Đức Minh và cộng sự, 2005).

Tại Buôn Ma Thuột cây bơ đƣợc đƣa vào trồng từ năm 1958 bao gồm cả 3 chủng West India, Guatemala, Mexico và cả giống lai (Vũ Công Hậu, 1996). Diện tích đƣợc trồng tập trung tại Trung tâm Thực nghiệm Nông - Lâm - Súc Eakmat gồm hai vườn với số lượng 290 cây. Từ đó người dân dùng hạt trồng phổ biến tại địa bàn và phát tán ra nhiều vùng khác nhau của địa phương. Theo thời gian và những tác động phát triển ồ ạt của một số cây trồng công nghiệp có giá trị hàng hóa cao nhƣ cà phê, cao su, hồ tiêu,... việc phát triển cây trồng này tại địa bàn đã có nhiều thay đổi.

Qua thực tế điều tra tại 9 huyện và địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh Đăk Lăk, phương thức trồng cây bơ hiện nay được thống kê như sau (Trịnh Đức Minh và cộng sự, 2005); trên 75% được trồng xen vườn, rẫy cà phê; 15% trồng ven bờ rào và rẫy; còn lại khoảng 10% đƣợc trồng xen trong vườn nhà, trồng làm hàng rào chắn gió hoặc rải rác dọc theo các trục đường, cơ quan, trường học,...

Về thị trường tiêu thụ và giá bán, vào thời điểm thu hoạch chính vụ tháng 6 - 7 giá thu mua quả bơ chỉ đạt mức trên dưới 5.000 đ - 10.000 đ/kg.

Đây là thời điểm quả bơ chín tập trung, hàng ngày có đến hàng trăm tấn bơ đƣợc tiêu thụ. Do thời điểm chín tập trung và số lƣợng lớn cộng với điều kiện đi lại trong mùa mưa gặp khó khăn, nhiều nhà vườn đã không thể tiêu thụ đƣợc dẫn đến để rơi rụng và thua thiệt, đây cũng là một lý do hạn chế tình hình sản xuất cây bơ tại vùng điều tra. Càng về cuối vụ khoảng rằm tháng 7 cho đến cuối tháng 9, giá thu mua tăng lên đáng kể gấp 3 - 5 lần so với chính vụ. Có thể thấy rằng ngoài yếu tố thời vụ khan hiếm hàng, còn một vấn đề khác đã làm tăng giá trị hàng hóa của quả bơ đó là chất lƣợng quả của đợt thu hoạch vụ muộn. Điều này có thể giải thích những giống bơ chín muộn quả sẽ có thời gian tích lũy chất khô nhiều hơn trong điều kiện thời tiết thuận lợi của mùa mưa. Trong mấy năm gần đây quả bơ đang chiếm lĩnh thị trường cây ăn

quả trong cả nước, giá bán biến động từ 100.000 - 150.000 đ/1 kg bơ sáp tại Thành phố Hồ Chí Minh và cũng tương tự tại Hà Nội. Hội thảo và kết quả điều tra tháng 8 năm 2006 về Chuỗi giá trị bơ tại Đăk Lăk của Công ty Fresh Studio Innovation Asia (Hà Lan), hiện nay riêng sản xuất bơ trong nước chưa đủ cung cấp cho thị trường trong nước, hàng năm còn thiếu khoảng trên 100 ngàn tấn quả. Đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc đang có nhu cầu rất lớn. Hơn nữa những giống chín sớm và chín muộn có rất ít nên không thể rải vụ quanh năm.

Đối với địa bàn các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ cây bơ đã đƣợc quan tâm chú ý phát triển từ khá lâu, một trong những vùng có điều kiện sinh thái khá phù hợp cho cây bơ sinh trưởng, phát triển tốt và thực tế cũng cho thấy cây bơ phát triển rất tốt, năng suất cao. Tuy nhiên trong sản xuất hầu hết các giống bơ hiện có thường chất lượng rất kém chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó, cũng có một số giống bơ chất lượng tốt chƣa đƣợc bình tuyển, chọn lọc nhằm cung cấp những giống bơ tốt cho sản xuất. Đặc biệt, một trong những vùng có nhiều tỉnh giáp Thành phố Hồ Chí Minh nơi có nhu cầu tiêu thụ lớn về quả bơ. Vì vậy, việc phát triển các giống bơ có chất lƣợng cao là rất thiết thực trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống bơ (Persea americana Miller) thích hợp cho một số tỉnh Tây Nguyên (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)